Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì Tần Thủy Hoàng là một ông vua tàn bạo, bóc lột nhân dân
Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm 248 ở Thanh Hóa, chống ách đô hộ của nhà Ngô là đỉnh cao của phong trào chống xâm lược của nhân dân ta thế kỷ II-III. Khởi nghĩa nổ ra trong lúc bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh đã củng cố được ách thống trị trên đất nước ta và đang đẩy mạnh dã tâm đồng hoá dân tộc ta.
Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em ruột của Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở Quân An, quận Cửu Chân (huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa). Năm 19 tuổi, bà cùng anh tập hợp nghĩa sĩ lên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ phải đưa thêm 8000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa.
Bà Triệu Thị Trinh đã hy sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm 248 ở Thanh Hóa, chống ách đô hộ của nhà Ngô là đỉnh cao của phong trào chống xâm lược của nhân dân ta thế kỷ II-III. Khởi nghĩa nổ ra trong lúc bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh đã củng cố được ách thống trị trên đất nước ta và đang đẩy mạnh dã tâm đồng hoá dân tộc ta.
Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em ruột của Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở Quân An, quận Cửu Chân (huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa). Năm 19 tuổi, bà cùng anh tập hợp nghĩa sĩ lên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ phải đưa thêm 8000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa.
Bà Triệu Thị Trinh đã hy sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.
Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:
Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.
Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.
Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:
Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.
Tần Thủy Hoàng (Tiếng Trung: 秦始皇) (18 tháng 2 năm 259 TCN – 10 tháng 9 năm 210 TCN), tên huý là Chính (政), tính Doanh (嬴), thị Triệu (趙), là vị vua thứ 36 của nước Tần và trở thành vị hoàng đế lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Ông lên ngôi vua của nước Tần vào năm 13 tuổi, và trở thành hoàng đế vào năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng Đế" (皇帝) và tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế (始皇帝).
Tần Thủy Hoàng là người đã đánh dấu sự khởi đầu Trung Hoa đế quốc mà chỉ kết thúc với sự sụp đổ của nhà Thanh vào năm 1912. Sau khi thống nhất Trung Hoa, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị, bao gồm thiết lập hệ thống quan lại nắm quyền ở địa phương do triều đình chỉ định thay vì phân chia ban tước cho các quý tộc như trước kia, cho phép nông dân sở hữu đất, thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, đi lại, đồng thời xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ. Ông đã tiến hành nhiều đại dự án, bao gồm việc xây dựng trường thành ở phương bắc, đặt nền móng cho Vạn Lý Trường Thành, kênh Linh Cừ, cung A Phòng, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được bảo vệ bởi đội quân đất nung, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để dập tắt những ý kiến trái chiều và áp đặt tư tưởng theo trường phái Pháp gia, ông đã cho đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống nhiều học giả. Ông trị vì 37 năm, trong đó xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm, qua đời vì bệnh vào năm 210 TCN ở tuổi 49.
Chúc bạn học tốt!
Tần Thủy Hoàng xuất thân là Hoàng tử Triệu Chính ở nước Tần. Ông cai trị đất nước bằng triết lý của Pháp gia, theo đó đề cao luật pháp nghiêm minh, các hình phạt hà khắc, và sử dụng gián điệp. Một trong những tài năng lớn nhất của Triệu Chính chính là dùng người. Ông sử dụng Lý Tư, một viên quan thông thái, để nghe ý kiến về những triết lý của Pháp gia, dùng các tướng để chống lại các nước thù địch ở Trung Quốc, và các quan lại để trị quốc.
Đến năm 221 TCN, Triệu Chính đã chinh phục được tất cả các nước ở Trung Quốc. Ông lấy tên là Tần Thủy Hoàng (vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần). Ông khẳng định đầy kiêu hãnh rằng triều đại của mình sẽ trị vì một ngàn năm.
Nhằm duy trì sự cai trị cứng rắn, vua Tần chia các nước đối lập thành các hạt. Ông cho phá hủy mọi ghi chép thời trước và yêu cầu giới quý tộc định cư tại kinh đô Hàm Dương. Tần Thủy Hoàng bổ nhiệm các quan lại đứng đầu các hạt, đồng thời sử dụng những biện pháp đơn giản và gián điệp để đảm bảo lòng trung thành của các quan lại này. Ông áp đặt hệ thống luật pháp, tiền tệ, đo lường và hệ thống chữ viết đồng bộ trên toàn bộ vương quốc. Bằng sự kiểm soát cứng rắn này, ông đã xây dựng được một xã hội hiệu quả và trật tự.
Những vị quan theo đạo Khổng chỉ trích những phương thức hà khắc của Tần Thủy Hoàng. Vị hoàng đế đáp trả bằng cách giết chết 400 Nho sĩ và ra lệnh đốt toàn bộ các tác phẩm của Khổng Tử. Ông ép các học giả khác cùng với các nhóm phu phải đi xây đường, đào kênh, đắp đê và dựng tường thành. Dưới thời Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành đã được xây dựng chỉ từ vài bức tường nhỏ bé.
Hoàng đế còn cho xây dựng một ngôi mộ rộng lớn, với một đội quân và ngựa bằng đất nung để bảo vệ ông sau khi chết. Ngay sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, các cuộc cách mạng nổ ra và triều đại của ông sụp đổ chỉ trong vòng ba năm.
Tần Thủy Hoàng đã có công thống nhất và củng cố đất nước Trung Quốc; tuy nhiên sử gia thời xưa cũng như thời nay đều lên án sự cai trị tàn bạo của ông.
FacebookTwitterLinkedInEmailChia sẻ