Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chính sách kinh tế mới có tác động lớn đến nền kinh tế Nga. Chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết đã có những chuyển biến rõ rệt:
- Nông nghiệp: Sản lượng ngũ cốc tăng gần gấp đôi từ 37,6 lên 56, 6 triệu tấn chỉ trong 2 năm (1921-1923).
- Công nghiệp: Sản lượng trong các ngành sản xuất gang, thép, điện,… đều tăng gấp đôi hoặc gấp 3.
+ Sản lượng thép tăng hơn 3 lần từ 0,2 lên 0,7 triệu tấn (1921-1923).
+ Điện tăng gấp đôi từ 0,55 lên 1,1 triệu kW/h.
⟹ Kinh tế Nga phục hổi và phát triển nhanh chóng.
Giôn Rit đặt tên cho cuốn sách của mình là "Mười ngày rung chuyển thế giới" vì những tác động của Cách mạng tháng Mười đối với thế giới, làm thay đổi cục diện thế giới - chế độ mới, nhà nước đế quốc hoảng sợ. Đồng thời, cuộc cách mạng này cũng để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Giôn Rit đặt tên cho cuốn sách của mình là "Mười ngày rung chuyển thế giới" vì những tác động của Cách mạng tháng Mười đối với thế giới, làm thay đổi cục diện thế giới - chế độ mới, nhà nước đế quốc hoảng sợ. Đồng thời, cuộc cách mạng này cũng để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
* Nguyên nhân:
- Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
+ Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).
+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.
- Trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.
* Diễn biến:
- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.
Hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết là hành động yêu nước vì :
- Chứng tỏ tinh thần kiên quyết đấu tranh chống xâm lược của những quan lại triều đình tâm huyết, mà tiêu biểu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
- Từ hành động tự vệ chính đáng chuyển sang phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Phong trào Cần Vương thực chất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước, trong thời kì này hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình.
Tham Khảo !
* Giới thiệu về nhà văn Ban-dắc (1799 - 1850)
- Ban-dắc là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời”
- “Cuộc đời ông là sự thất bại toàn diện trong sáng tác và kinh doanh” - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của Ban-dắc từ khi vào đời cho đến năm (1828): Hai lần ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp đều thất bại. Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi mất. Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Vic-to Huy-go.
- Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm việc cao. Thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép.
- Con đường sự nghiệp của ông được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1829 - 1841
+ Trong giai đoạn này, Ban-dắc cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề khác nhau: Miếng da lừa (1831), Người thầy thuốc nông thôn (1833), Đi tìm tuyệt đối (1833), …
+ Trong sự nghiệp sáng tác Ban-dắc đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông, như: nghiên cứu triết học (các tác phẩm Miếng da lừa, Đi tìm tuyệt đối, Kiệt tác vô danh...), cảm hứng thần bí (như: Lu-I Lam-ber,…), nghiên cứu phong tục (trong đó ông thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài kịch lớn).
- Giai đoạn 1841 - 1850
+ Ban-dắc đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là “Tấn trò đời”.
Trong thế kỉ XVIII-XIX về lĩnh vực văn học có rất nhiều tác giả với các tác phẩm tiêu biểu. Trong số đó tác giả Lev Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết ở xứ sở bạch dương, đặc biệt nổi tiếng nhất là kiệt tác Chiến tranh và hòa bình.Lev Nikolayevich Tolstoy sinh vào tháng 9 năm 1828, là một tiểu thuyết gia người Nga. Ông nổi tiếng tôn thờ chủ nghĩa hòa bình và đồng thời là nhà triết học có tầm ảnh hưởng mang tính nhân loại..Bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình cùng bao nhiêu tác phẩm khác ông đã viết bao giờ cũng là để truy tìm ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa đời người cho nhân loại và mỗi con người.Chiến tranh và hòa bình là lời thức tỉnh con người trước ranh giới của cái thiện và cái ác Chiến tranh và hòa bình mở đầu vào đêm trước chiến tranh giữa Pháp và Nga. Những quý tộc tham dự ban đầu lo sợ về nguy cơ bạo lực cực đoan sẽ xảy ra. Nhưng ngay sau đó đã chuyển sang những vấn đề mà tầng lớp quý tộc của họ luôn quan tâm như: tiền bạc, tình dục và cái chết.Không có nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình thay vào đó người đọc sẽ đắm chìm vào một mạng lưới liên kết rộng lớn với những mối quan hệ nhiều nghi vấn về những câu chuyện xoay quanh mưu cầu cá nhân và chính trị của con người cũng như của một tầng lớp, một dân tộc.Tác phẩm đã đặt ra câu hỏi: Tại sao chiến tranh khởi phát? Và giữa thế giới hàng tỷ sinh mạng thì chiến tranh sẽ mang lại điều gì? Đến cuối cùng tác giả đã chỉ cho chúng ta biết rằng khi hòa bình bị đánh cắp thì con người sẽ lâm vào bất hạnh và đau khổ tột cùng.Chiến tranh và hòa bình đã đặt ra yêu cầu về quyền sống, quyền hạnh phúc của con người khi ngoài kia những kẻ cầm quyền vẫn chỉ biết châm ngòi chiến tranh nhằm trục lợi.Tác giả cho thấy sự ngu ngốc đầy nham hiểm và tàn bạo của những kẻ đã gây ra tất cả những tai họa này trong khi khoác lác về danh dự, lòng yêu nước, lòng can đảm trong chiến đấu và trong đời thường. Cuốn tiểu thuyết của Tolstoy kể về hòa bình nhiều hơn là về chiến tranh. Chứa đầy tình yêu của ông đối với lịch sử và văn hóa Nga nhưng không ca ngợi sự ồn ào và dữ dội của những vụ giết chóc.Ngoài những triết lý và câu chuyện nhân văn giữa ranh giới chiến tranh và hòa bình mà trong đó còn ẩn chứa bóng dáng của một cuốn biên niên sử và cũng có một phần của bài luận triết học đồ sộ. Tất cả những thứ đó hòa quyện lại với nhau tạo nên một tuyệt tác.
Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, Tôn- x tôi đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.
-Ưu điểm:
+Về lĩnh vực Vật lý,sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại,đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Albert Einstein đã để lại dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không thời gian.Mặt khác,các phát minh lớn về Vật lý học của thế kỉ XX,từ năng lượng nguyên tử đến lade,bán dẫn,...đều có liên quan tới lí thuyết này.
+Về các lĩnh vực khác như Hóa học,Sinh học,các khoa học về Trái Đất (Hải dương học,Khí tượng học,...) đều đạt những thành tựu to lớn.
+Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX đã đưa vào sử dụng như vô tuyến,điện tín,điện thoại,rađa,hàng không,điện ảnh,phim có tiếng nói hoặc phim màu,...
→Giúp cuộc sống vật chất và tinh thần của con người tốt đẹp hơn.
-Nhược điểm:
+Là phương tiện chính gián tiếp gây ra chiến tranh đầy thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới.
-
Trong lĩnh vực công nghiệp, từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất bằng máy móc được tiến hành đầu tiên ở Anh, sau đó lan tràn ở các nước Âu - Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp.
Kĩ thuật luyện kim được cải tiến làm tăng nhanh sản xuất thép Cuối thế kỉ XIX, phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm nhanh, rẻ. Nhiều máy chế tạo công cụ (máy tiện, máy phay...) ra đời ; nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng trong công nghiệp như than đó, dầu mỏ. sốt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, xây dựng đường sắt. Đặc biệt, máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
Việc phát minh ra máy hơi nước cũng làm cho ngành giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng.
Năm 1807, một kĩ sư người Mĩ lò Phon-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên. Hơn 10 năm sau, một tàu thủy đã vượt Đại Tây Dương. Năm 1836. có hơn 500 tàu thủy hoạt động ở các hải cảng của Anh.
Đầu máy xe lúa chạy bằng hơi nước được chế tạo ở Anh từ năm 1802. chạy trên đường lát đó. Năm 1814. Xti-phen-xơn - một thợ máy người Anh. đã chế tạo được loại xe lùa chạy trên đường sắt kéo nhiều toa với tốc độ nhanh (8 toa, 6 km/giờ). Năm 1830, cả thế giới mới có 332 km đường sắt; năm 1870 - độ dài đường sắt đó lên tới khoảng 200 000 km.
Giữa thế kỉ XIX, máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ. Một người Mĩ là Moóc-xơ sáng chế ra bằng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.
Trong nông nghiệp, cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Sang thế kỉ XIX. phân hóa học được sử dụng. Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.
Trong lĩnh vực quân sự. nhiều vũ khí mới được sản xuất : đại bác, súng trường bán nhanh và xa : chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn ; ngư lôi bắt đầu được sử dụng : khí cầu dùng để trinh sát trận địa đối phương...
-Cách mạng KHCN => máy móc làm thay con người => nhiều người bị thất nghiệp => ăn không ngồi rồi => tệ nạn xã hội. Điều này gây áp lực vô cùng lớn trong chính sách phát triển của chính quyền khi điều hành đất nước: Phân công lao động dài hơi (rất khó, và cần những cái đầu giỏi chiến lược) ; tăng ngân sách giáo dục, dạy nghề (tạo việc làm) ; áp lực tạo việc làm để giải quyết nhu cầu lao động (thu hut đầu từ bằng mọi giá => đầu tư nước ngoài chỉ là công nghệ lạc hậu => bãi phế liệu toàn quốc; và phát sinh các vấn đề môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống; khai thác cạn kiệt tài nguyên => ảnh hưởng xấu đến thế hẹ tương lai)
Khủng hoảng sản xuất thừa: năng suất tăng cao, cung vượt cầu (không phải nhu cầu mà là khả năng chi của người mua có hạn nên có hàng ; nhưng không có tiền họ không thể mua). VD: khủng hoảng kinh tế Hoa Kì 1933. Để giải quyết phải tăng cung (VD: chi tiêu cho chiến tranh và nghiên cứu khoa học là tốn kinh phí nhưng các nước phát triển vẫn thực hiện)
- -Tích cực:tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
-Tiêu cực:ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất nóng dần lên, những tai nan lao động và tai nạn giao thông, các loại bệnh dịch mới.... và nhất là việc chế tạo nhựng loại vũ khi hiên đại có sức công phá hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt sự sống của loài người
Trong lĩnh vực vật lí, có những phát minh của các nhà bác học G. Xi-môn, E. Len-xơ (1804-1865) người Nga, đã mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới, những phát minh về hiện tượng phóng xạ của các nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, phát minh của nhà bác học người Đức V. Rơn-ghen (1845-1923) về tia X vào năm 1895, giúp y học chuẩn đoán bệnh chính xác…
+ Trong lĩnh vực hóa học có định luật tuần hoàn của nhà bác học Nga Men-đe-lê-ép.
+ Trong lĩnh vực sinh học có thuyết tiến hóa của Đác-uyn (người Anh); phát minh của nhà bác học người Pháp Lu-i Pa-xtơ (1822-1895).
+ Những sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cũng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp; tiêu biểu là kĩ thuật luyện kim với việc sử dụng lò Bet-xme và lò Mác-tanh, đã đẩy nhanh quá trính sản xuất thép; việc phát minh ra máy điện tín giúp cho việc liên lạc ngày càng nhanh và xa.
+ Cuối thế kỉ XIX, xe ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh ra động cơ đốt trong. Tháng 12-1903, nghành hàng không ra đời.
+ Nông nghiệp cũng có bước tiến đáng kể nhờ sử dụng nhiều máy móc: máy kéo, máy gặt, máy đập…Phân bón hóa học cũng được sử dụng rộng rãi.