Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện nay sự đa dạng về số loài động vật trên thế giới đã không còn như trước.Rất nhiều nước trên thế giới đã bắt và săn bắc động vật quý hiếm nì lợi ích cá nhân.Hậu quả để lại sau này sẽ rất nghiêm trọng.Thế nên chúng ta cần phải chung tay góp sức bảo vệ các loài động vật.Cần phải tuyên truyền và làm những việc để bảo vệ động vật.Khi thấy mọi người đang săn bắt thú rừng thì chúng ta cần phải ngăn chặn họ và báo với kiểm lâm để lần sau không còn xảy ra tình trạng thế nữa.
Mặc dù con người là mối đe dọa lớn nhất của động vật hoang dã, nhưng chúng ta cũng là niềm hy vọng duy nhất của chúng. Trên khắp thế giới, các cá nhân và các nhóm nhỏ cũng như các tổ chức lớn, các tập đoàn và các chính phủ đang góp phần vào việc đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho các loài động vật hoang dã của chúng ta và cho cả chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu đối với các sản phẩm được chế ra từ động vật hoang dã, việc xây dựng và thực thi luật lệ chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp, và tình nguyện đứng trong các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, những người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã đang chiến đấu với các mối đe dọa tới các động vật hoang dã theo nhiều cách thức khác nhau. Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là quá nhỏ nhoi, mỗi hành động đều có ý nghĩa. Chúng ta không thể phục hồi các loài đã mất, nhưng còn có nhiều loài nữa đang bên bờ vực tuyệt diệt; chúng cần sự quan tâm và hành động tức thì của chúng ta. Đừng tiếp tay cho vấn nạn này mà hãy giải quyết nó: Hãy quan tâm và bảo vệ động vật hoang dã trên Trái Đất.
~Chúc bạn học tốt~
Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất đã có lần tâm sự: "Sau khi bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!".
Thế nhưng, Trái Đất tươi đẹp với 3 phần 4 là biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong dải ngân hà tại sao chúng ta không cứu lấy Trái Đất và việc đầu tiên cần làm là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh.
Biển như người mẹ cung cấp cho con người rất nhiều thứ, từ nguồn lợi du lịch, khoáng sản, hải sản, giao thông… nhưng biển chưa bao giờ đòi hỏi loài người phải trả lại cho biển điều gì cả. Ngược lại, con người đối xử bất công và thực sự vô ơn.
Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra Trái Đất nóng lên, băng từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng lên. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi, người ta mới giật mình tự hỏi hình như nước biển đang ô nhiễm.
Đại dương mênh mông cũng đáp trả con người bằng những hành động giận dữ. Không gì khác đó chính là sự biến đổi khí hậu. Khi chiến thắng trong một hạng mục của giải thưởng OSCAR, diễn viên Leonardo vẫn không quên truyền đi một thông điệp tới cả thế giới: “Chiến thắng này cũng là một cơ hội quan trọng để mọi người chú ý nhiều hơn đến tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động của chính chúng ta”.
Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn khắc nghiệt hơn. Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn đất nhiễm phèn, ảnh hưởng cả một nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn dữ dội hơn bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình.
Nhiều người vẫn không thể quên được lời nói xúc động của cô bé 6 tuổi trước khi buông tay mẹ và bị cơn bão Haiyan cuốn đi: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình". Phải chăng đã đến lúc con người phải tự cứu lấy chính mình trước khi quá muộn.
Vì lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường biển. Có người vì lợi nhuận nhỏ bán hàng ngay tại bãi biển các khu du lịch tiếp tay cho du khách xả rác vô điều kiện. Có người vì lợi nhuận lớn hơn thảm sát cá bằng các phương tiện hủy diệt. Có người vì lợi nhuận lớn hơn nữa sẵn sàng xả thải trực tiếp các chất hóa học độc hại xuống biển.
Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông. Bạn thu được 1 đồng từ việc xâm hại biển bạn phải mất hàng nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường.
Bộ phim Mỹ nhân ngư lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nhưng lại đem đến một thông điệp rất đời: "Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?".
Tôi có một niềm tin sâu sắc về hiệu ứng cánh bướm, rằng “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean”.
Một hành động dù nhỏ cũng có thể tạo nên sức lan tỏa rộng lớn như những cơn bão. Thay vì kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động.
Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi.
Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.
Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định dịu êm. Văng vẳng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài Biển hát chiều nay (nhạc sĩ Hồng Đăng):
Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng.
Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương.
Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương.
Rừng Amazon, ngày... tháng...năm 2017
Kính gửi ngài Josehp Sepp Blatter kính mến!
Tôi cũng khá lo lắng khi viết bức thư này cho vị Chủ tịch FIFA. Tôi biết rằng, ngài rất bận rộn với một núi công việc, nhưng xin ngài hãy dành chút ít thời gian để đọc bức thư của tôi như ngài đang đọc bức thư của người hâm mộ môn thể thao vua.
Tôi là cây Tùng 500 tuổi sống trong đại gia đình Amazon. Tôi biết đến ngài và môn bóng đá nhờ nghe cô Gió kể lại rằng đất nước tôi đang sinh sống sắp tổ chức World Cup. Tôi lại càng háo hức nhưng cũng buồn thay.
Ngài hiểu tại sao không? Đơn giản, từ những sự kiện gần đây tôi mới nhận ra rằng: “Bảo vệ rừng cũng giống như một trận chung kết bóng đá: Một là thắng, hai là bại!”. Ngài không cười vì những điều tôi nói chứ?
Vài trăm năm trước đây, khi các nhà khoa học phương Tây và Bắc Mỹ đến khai phá vùng đất Nam Mỹ trù phú này, trong tay họ là biết bao dụng cụ kỳ lạ mà tôi chưa hề biết đến: La bàn, ống nhòm, súng săn… và có cả những cuốn sách dày cộm toàn là chữ với những hình vẽ hoa lá cây cối. Đôi khi họ còn kẹp những chiếc lá bên đường vào trang sách. Thật thú vị! Chắc họ là những nhà sinh vật học. Nghe mẹ tôi kể lại, xưa kia con người rất ít. Thỉnh thoảng mới bắt gặp họ đi lang thang trong rừng, mặc khố lá, vũ khí toàn những giáo mác, dao rựa thô sơ… Họ đến đây chỉ để tìm củi khô, vài con thú nhỏ, ít rau rừng. Họ chẳng làm gì hại đến chúng tôi cả, thậm chí, họ còn tôn thờ rừng như một vị thánh, người mẹ cung cấp cho họ tất cả mọi nhu yếu phẩm cần thiết. Nhưng, con người phát triển nhanh thật. Họ thay đổi thế giới một cách chóng mặt. Nghe cô Gió kể lại, những bản làng trước kia nay đã trở thành những đô thị sầm uất. Các vùng đất hoang vu mà không ai biết tới nay đã mọc lên các khu công nghiệp đồ sộ, nhả khói ngút trời.
Càng kể, tôi càng thấy thất vọng. Hàng triệu năm trước đây, con người vẫn chỉ là một loài vượn bình thường nếu như không có cây cối chúng tôi làm nhà cho họ ở, cung cấp ôxi cho sự sống, cho vạn vật trên trái đất, thử hỏi cái tên mà con người đặt cho hành tinh của mình là “hành tinh xanh” có tồn tại hay không? Chúng tôi không tự đề cao chính mình mà giá trị, lợi ích của chúng tôi hoàn toàn là sự thật. Chẳng nói đâu xa, rừng Amazon mỗi năm thải ra hàng triệu tỉ mét khối ôxi cung cấp cho sự sống. Là cánh rừng lớn nhất thế giới, hàng năm chúng tôi bảo vệ không cho sự xói mòn đất, duy trì nguồn nước, ngăn chặn những tác hại do lũ lụt, hạn hán gây ra. Hiện nay, chúng tôi đang là quê hương của khoảng 2,5 triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn loài thực vật và khoảng 2 nghìn loài chim thú. Chỉ mỗi ngôi nhà chúng tôi mà đã tạo ra biết bao nhiêu lợi ích.
Tôi nói, ngài đừng buồn, nhưng rừng đã và đang bị phá hủy dần dần. Một phần là do đồng tiền kinh tế, lợi nhuận. Một phần là do sự thiếu hiểu biết của con người mà nên: đốt rừng làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc. Cứ mỗi năm, ngôi nhà của chúng tôi bị cắt mất một phần diện tích từ 415.000 km2 đến 587.000 km2. Trước kia, xung quanh tôi toàn là cây cỏ, muôn loài, bầu trời, mặt đất… thì giờ đây, tôi có thể nhìn được phía xa xa là các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền mọc lên như nấm. Ngài biết hiệu ứng Domino chứ? Giả sử rừng không tồn tại, vạn vật thiếu ôxi; Đất không còn tồn tại, vạn vật chìm trong biển nước.
65 triệu năm trước, một mảnh thiên thạch khổng lồ đã làm tuyệt chủng nhiều loài động vật, trong đó có khủng long. Còn giờ đây, mẹ Trái Đất đang phải từ từ chấp nhận ngày tận thế không phải do thiên thạch hay biến cố gì khác ngoài vũ trụ mà là do những đứa con “thần đồng” tạo hóa đã sinh ra. Con người đã phải nhắc đến và đau đầu vì cụm từ “biến đổi khí hậu” do chính mình viết nên, gây nên hiện tượng Elnino, làm thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng dần lên, băng hai cực tan chảy. Con người đang từng bước đi ngược với quy luật của tạo hóa. Không thể tin được khi con sông Amazon lại cạn khô với mực nước thấp kỷ lục. Hàng trăm vụ cháy rừng ở Nga, Australia và nhiều quốc gia khác. Sóng thần, bão tố luôn ập đến các vùng ven biển bất cứ lúc nào. Dự đoán mực nước biển sẽ dần tăng thêm 1 mét vào năm 2050… Thật kinh khủng!
Nãy giờ, tôi cứ bàn về vấn đề môi trường chắc cũng làm ngài có chút gì đó lo sợ. Thôi thì ta hãy chuyển sang vấn đề bóng đá - sở trường của ngài. Cũng như tôi đã nói với ngài ngay từ đầu: Bảo vệ rừng - một trận thi đấu sinh tử. Cũng rất đơn giản, con người đã và đang chọn những mặt sân béo bở như rừng để đá trái bóng lợi nhuận qua đó. Quả bóng ấy đi đến đâu, con người sẽ vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên phong phú ở đó. Khi những cánh rừng đã chết, con người sẽ tiếp tục đá trái bóng đó ở các mặt sân khác như biển, lòng đất… Họ sẽ hạ gục tất cả hàng phòng thủ tự nhiên để tạo một cú ghi bàn tuyệt đẹp. Họ sẽ không ngờ, pha làm bàn ấy là cái chết cho chính họ. Nếu họ biết “chơi” một cách hợp lý và tái tạo “mặt sân”, họ sẽ luôn được chơi tự do, thoải mái mà không sợ “đá phản lưới nhà”.
Hy vọng rằng, những điều tôi đã nói, ngài đã ghi nhớ. Bóng đá là môn thể thao vua, nó khiến cho mọi người trên hành tinh này say mê theo từng đường bóng. Tại sao ngài lại không dùng bóng đá để truyền đi thông điệp bảo vệ rừng nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung. Vì sao ngài không cùng hội đồng FIFA tổ chức một cuộc họp để mạnh dạn đưa ra quyết định: Quốc gia nào thực hiện tốt việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sẽ được đăng cai tổ chức World Cup. Ngài và các cộng sự có thể khuyến khích các đội tuyển quốc gia, các câu lạc bộ thay đổi màu áo, logo mang thông điệp bảo vệ rừng. Các fan hâm mộ thường yêu thích và làm theo thần tượng của mình. Thế nên, các ngài có thể vận động mỗi cầu thủ trở thành một đại sứ thiện chí trong việc giữ gìn màu xanh của rừng.
Chưa muộn để vẽ lại màu xanh cho Trái Đất từ những việc làm nhỏ cho đến những hội nghị lớn. Với tư cách là một fan hâm mộ bóng đá, tôi khuyên các bạn bảo vệ rừng chính là bảo vệ môn thể thao vua. Còn với tư cách là một người con của mẹ Thiên Nhiên, các bạn hãy nhớ: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta!”.
Một fan hâm mộ bóng đá
Cây Tùng
1 . Nói lớp thú là lớp động vật tiến hóa nhất là vì:
- Tim gồm 4 ngăn ( 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ) , máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, phổi có nhiều túi khí.
- Răng phân hóa ( răng cưa , răng nanh , răng hàm)
- Thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ.
- Bộ não phát triển.
2 . Đặc điểm sinh sản của bồ câu :
Chim bồ câu trống có cơ quan giao cấu tạm thời (do xoang huyệt các lộn ra), thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/1 lứa, trứng có vỏ đá vôi. Trứng thì được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.
Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
Thân hình thoi (giảm sức cản không khí khi bay), chi trước biến thành cánh (quạt gió, cản không khí khi hạ cánh), lồng ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng (giúp cho cánh chim khi (lang ra tạo nên một diện tích rộng), mỏ sừng (làm cho đầu nhẹ).
3 . Tất nhiên là đẳng nhiệt rồi. Vì quá trình tiến hóa phải tử thấp đến cao mà.
- Những hành động xoa dịu nỗi đau cho Thủy là :
+Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi , đi lên nắm chặt lấy tay em tôi như chẳng muốn rời xa
+ Thành nhường hết đồ chơi cho Thủy
- Qua câu chuyện trên , tác giả muốn đề cập tới quyền là :
+ Trẻ em có quyền đi học
+ Trẻ em có quyền được tham gia , được phát triển
- Ngoài ra còn nói : bố mẹ phải biết lo cho con cái dù cho bố mẹ có chia tay nhau
-Các thành vien trong gia đình phải trân trọng bảo vệ hạnh phúc tổ ấm
-Những người làm cha mẹ hãy lắng nghe ý kién của con mình khi đưa ra những kết luận
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Vi chim canh cut va nhung loai dong vat o day co lop mo day ,long ram co the cach nhiet ,ko tham nuoc nen song duoc o nhiet do -40 va dac diem co the thich nghi voi doi song va moi truong nen co the ton tai o noi cuc lanh nay
Châu nam cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo lại có nhiều chim và động vật sinh sống vì chim cánh cụt và những loài vật sinh sống ở đây có lớp mỡ dày, lông rậm có thể cách nhiệt, không thấm nước nên sống được ở nhiệt độ -40 và đặt điểm cơ thể thích nghi với đời sống và môi trường nên có thể tồn tại ở nơi cực lạnh này.
1: tu duong va di duong
2:co the 1 te bao dam nhiem moi chuc nang song , sông tu do một so sống ki sinh,s2 vo tinh , khi gap dieu kien bat loi ket bao xac
3; N.nhan:do đv nguyen sinh nho
trieu chung:vàng vọt xanh xao
Hàng ngày ta vẫn thường xem TV hoặc đọc báo có đưa tin phát hiện, bắt giữ một vụ buôn bán động vật trái phép. Các con vật này thường là các loài động vật hoang dã, quý hiếm có nguồn gốc trong nước hoặc vận chuyển từ nước ngoài về. Đó có thể là hổ, một số loài linh trưởng, tê tê, rùa hoặc là sản phẩm từ động vật như sừng tê giác, nhung hươu hoặc mật gấu...
Có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta là con người, là chủ nhân của thế giới hiện tại muốn làm gì thì làm, muốn ăn gì thì ăn, uống gì thì uống. Và cũng có một số người đặt câu hỏi: về mặt nhân đạo, có khác gì giữa việc ăn thịt lợn, thịt gà và ăn một loài động vật hoang dã hay không? Đằng nào đó cũng chỉ là những con vật mà thôi, chúng cũng không có quyền gì hơn những con gia súc, gia cầm. Hơn nữa, chúng ta cũng không thấy mất nhiều lắm nếu một sinh vật nào đó trong số hơn 8 triệu sinh vật đang sống trên trái đất này biến mất vĩnh viễn.
Suy nghĩ này không sai, nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay và viễn cảnh trong tương lai, chúng ta có lẽ cần phải xem xét và đặt lại vấn đề. Bài viết này chỉ muốn cung cấp cho bạn một góc nhìn không mới nhưng cần thiết để chúng ta có thể xem xét, thay đổi cách nghĩ và do đó, thay đổi hành động của mình.
Trước hết, bảo tồn động vật quý hiếm để lưu giữ và truyền lại các giá trị vô giá của tự nhiên, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đơn giản thế này, thế hệ cha ông chúng ta được nhìn thấy hổ nhiều, ngay cả trong tự nhiên. Chúng nhiều đến mức phải bắt, thuần phục hoặc thậm chí giết để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người và bào chế một số loại thuốc chữa bệnh.
Động vật hoang dã, quý hiếm như loài hổ nêu trên, là các giá trị độc đáo và duy nhất của tự nhiên. Các giá trị này không thể quy ra theo giá trị kinh tế (hoặc nếu có thì sẽ rất cao) vì đến thế hệ sau (như tôi đặt giả thuyết ở trên với loài hổ), chúng ta có thể trả bao nhiêu tiền để được hưởng giá trị tinh thần của việc được nhìn một con hổ bằng xương bằng thịt, thay vì ngắm nó qua các hình ảnh, clip được làm từ quá khứ.Hổ trong tự nhiên không còn nhiều do đã bị bắt và khai thác quá mức. Theo đà đó, nếu không có biện pháp bảo vệ đủ mạnh và kịp thời, thế hệ con chúng ta có thể sẽ chỉ được nhìn hổ trong vườn thú. WWF dự tính cá thể hổ trong nước hiện còn chưa đến 40 con. Chúng luôn tồn tại trong tình trạng bị đe dọa bởi thợ săn, không có sinh cảnh sống, hạn chế về nguồn thức ăn và ít có cơ hội giao phối, sinh sản.
Các loài vật trong tự nhiên không chỉ đơn thuần là các sinh vật vô tri, những khối xương, khối thịt để chúng ta khai thác cạn kiệt. Đó là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên, sau nhiều triệu năm tiến hóa mới tạo ra được. Chúng góp phần làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn. Hãy thử tưởng tượng, một ngày chúng ta uống một lon beer Tiger in hình con hổ mà không biết con hổ thực như thế nào. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác mà thực tế chúng không bao giờ có cơ hội được nhìn thấy ngoài đời thực.
Quan trọng không kém, bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm còn để duy trì sự cân bằng của sinh thái. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành, để đảm bảo các hệ sinh thái là những hệ thống hoàn chỉnh. Chu trình này hỗ trợ chu trình kia. Sự có mặt của loài này trợ giúp hoặc kìm hãm loài kia nhằm đảm bảo sự cân bằng tối ưu. Khi một loài bị tiêu diệt, có thể sẽ kéo theo sự mất cân bằng, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ cục bộ cho đến tất cả các hệ sinh thái và cuối cùng là cả trái đất. Khi các hệ sinh thái mất cân bằng, con người đương nhiên sẽ gánh chịu mọi hậu quả.
Đến đây, chúng ta có thể phần nào nhận thấy lý do vì sao phải thực hiện các biện pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm. Mỗi loài vật biến mất sẽ là những giá trị độc nhất bị mất đi vĩnh viễn, không thể phục hồi. Kéo theo đó là những hậu quả về sinh thái, môi trường không thể lường trước. Thay đổi quan niệm và thay đổi hành động của mỗi cá nhân sẽ góp phần duy trì các giá trị vô giá đó cho các thế hệ tương lai của chúng ta.
Tk mk nha ( trên mạng bn thao khảo đi )