K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2017

bạn phạm quy rồi 

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

II. Cách nhận biết câu trả lời đúng

Trên diễn đàn có thể có rất nhiều bạn tham gia giải toán. Vậy câu trả lời nào là đúng và tin cậy được? Các bạn có thể nhận biết các câu trả lời đúng thông qua 6 cách sau đây:

1. Lời giải rõ ràng, hợp lý (vì nghĩ ra lời giải có thể khó nhưng rất dễ để nhận biết một lời giải có là hợp lý hay không. Chúng ta sẽ học được nhiều bài học từ các lời giải hay và hợp lý, kể cả các lời giải đó không đúng.)

2. Lời giải từ các giáo viên của Online Math có thể tin cậy được (chú ý: dấu hiệu để nhận biết Giáo viên của Online Math là các thành viên có gắn chứ "Quản lý" ở ngay sau tên thành viên.)

3. Lời giải có số bạn chọn "Đúng" càng nhiều thì càng tin cậy.

4. Người trả lời có điểm hỏi đáp càng cao thì độ tin cậy của lời giải sẽ càng cao.

5. Các bài có dòng chữ "Câu trả lời này đã được Online Math chọn" là các lời giải tin cậy được (vì đã được duyệt bởi các giáo viên của Online Math.)

6. Các lời giải do chính người đặt câu hỏi chọn cũng là các câu trả lời có thể tin cậy được

9 tháng 12 2017

Bạn toàn nói vớ va vớ vẩn

19 tháng 11 2018

Thứ nhất, bạn cần phải xác định rõ chức vụ của các thầy cô ấy để sắp xếp cho hợp lí

Thứ hai, thuyết trình nếu như bạn không hiểu rõ thì chỉ cần đánh giá đơn giản là giới thiệu những nội dung, chương trình, ... để cho các thầy cô ấy hiểu sơ qua cái mục đích mà lớp bạn định làm ấy mà.

19 tháng 11 2018

Thưa quý thầy cô cùng toàn thể các em học viên thân mến!

Khi nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại và ý nghĩa. Làngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thầm, lặng lẽ, nhữngngười ươm mầm xanh cho đất nước. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hàoquang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”.

Bác Hồ đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”, và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy họclà nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo.Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườnnúi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.” Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lựcquyết định tới sự phát triển của đất nước.

Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả củanhững người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua,mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến trithức và những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi trong mỗingười thầy.

Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô như những người lái đò cần mẫn chởnhững người học trò sang sông, gieo mầm tri thức, nâng cánh ước mơ giúp học trò đến đượcnhững bến bờ mới lạ., để sau này, mỗi học sinh sẽ trở thành những công dân có ích cho xãhội. Về vị trí của người thầy trong xã hội, trải qua nhiều thời kỳ của đất nước, nghề dạyhọc luôn được xã hội và nhân dân ta kính trọng. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta xác địnhgiáo dục là quốc sách hàng đầu nên vị trí của người thầy càng được tôn vinh.

Từ lâu, nhân dân đã truyền tụng câu nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay:“Muốn sang thì bắc cầu KiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.Và tục ngữ cũng đã dạy: Không thầy đố mày làm nên… đủ thấy được lòng trân trọng, kínhyêu của nhân dân ta dành cho nhà giáo- những kỹ sư tâm hồn của mọi thời đại như thế nào.

Chính vì ở một đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo như vậy, Ngày Nhà giáo ViệtNam 20 - 11 có một vị trí thật đặc biệt. Gọi là Ngày Nhà giáo, nhưng nó không đơn thuần chỉ là ngày lễ hội của một ngành nghề, của riêng các thầy cô giáo mà đã trở thành một ngàyhội của toàn dân, ngày lễ tôn vinh sự học, tôn vinh những người dạy chữ.Trong không khí tưng bừng dào dạt niềm vui của ngày Nhà giáo Việt Nam, là nhàgiáo, chúng tôi thực sự xúc động trước những nghĩa cử, những ân tình mà toàn xã hội đã dành cho chúng tôi.

Phải thừa nhận rằng, với tinh thần “tôn sư trọng đạo” ngàn đời của dântộc ta, các tầng lớp nhân dân đã cho chúng tôi những niềm an ủi và những xúc cảm vô bờ.Đó là những tình cảm quý báu ràng buộc chúng tôi, là lý tưởng để chúng tôi cống hiến toànbộ tri thức của mình cho sự nghiệp giáo dục. Dù nghề giáo ngày nay còn rất nhiều khó khănđòi hỏi người thầy giáo không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ, mà còn phải sống có lý tưởngvà bản lĩnh mới có thể vững vàng bám trụ trường lớp. Nhưng đối với trọng trách mà toàn xã hội đã giao phó, chúng tôi nhất định sẽ vượt qua, sẽ hoàn thành thiên chức cao quý của nhàgiáo: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”, hay như nhà thơ Tố Hữa đã nói:“Dạy chữ sáng ngời thời đại mớiTrồng người cao đẹp, đức tài nay…

”Trước niềm tin mà toàn xã hội đã giao phó và quý thầy cô đi trước giao cho chúng tôi– những người đang tiếp tục ươm mầm cho sự nghiệp “trồng người” quyết không phụ lòngkỳ vọng ấy. Truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta từ xưa và mãi mãi sau này chắc chắnsẽ không thay đổi – nhưng những yêu cầu của xã hội đổi mới đối với nhà giáo, cả về phẩmchất và năng lực thì lại tăng lên rất nhiều. Điều đó đòi hỏi bản lĩnh của mỗi nhà giáo, vừa giữ được phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này, lại vẫn đáp ứng nhu  cầungày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Kết quả học tập tốt, sự thành đạt trong cuộc sống của cácem  đó chính là những bông hoa tươi thắm, là niềm vui, là món quà ý nghĩa nhất của các em kính dâng lên thầy cô trong ngày lễ trọng đại này. Các em hãy cố gắng phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.    

Cuối cùng, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2010, tôi xin gửi đến tất cả các thầy cô giáo đang công tác và  thầy cô giáo đã nghỉ hưu, lời chúc tốt đẹp nhất. Kính chúc thầy cô cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành đạt trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu. Chúc các em sức khỏe, học tập tốt để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Xin chân thành cảm ơn!

Có gì chép được gì thì chép nha :))

Kính gửi các thầy cô trên hoc24 và các bạn học sinh thân mến!     - Thưa các bạn, mk rất cảm kích trong thời gian vừa qua đã giúp đỡ cho mk rất nhiều. Mong các bạn ủng hộ mk nhiều hơn nữa. Mk sẽ thật  cố gắng để ko phụ lòng các bạn.     - Thưa các thầy cô, em có 1 thắc mắc a~Sao bạn Phương An nhiều lúc làm bài sai mà các thầy cô vẫn tick đúng cho bn ấy ạ? Nhiều lúc em làm bài nhanh,...
Đọc tiếp

Kính gửi các thầy cô trên hoc24 và các bạn học sinh thân mến!

     - Thưa các bạn, mk rất cảm kích trong thời gian vừa qua đã giúp đỡ cho mk rất nhiều. Mong các bạn ủng hộ mk nhiều hơn nữa. Mk sẽ thật  

cố gắng để ko phụ lòng các bạn.

     - Thưa các thầy cô, em có 1 thắc mắc a~

Sao bạn Phương An nhiều lúc làm bài sai mà các thầy cô vẫn tick đúng cho bn ấy ạ? Nhiều lúc em làm bài nhanh, đúng, chuẩn, trình bày đẹp à sao các thầy cô vẫn ko tick cho em. Như thế là các thầy cô rất thiên vị bạn ấy. Em phải đòi lại công bằng cho tất cả các bạn đang chơi ở trên hoc24 để cạnh tranh sẽ có hiệu quả hơn.

                                        Bài trình của em đến đây là hết. Cảm ơn các bạn và các thầy cô rất nhiều

            Nếu các bạn có gì thắc mắc thì cứ nhắn tin cho mk là đc chứ đừng ghi lên đây nhé ^-^

21
7 tháng 6 2016

Cảm ơn bạn, do các giáo viên trên Hoc24 phải duyệt rất nhiều câu trả lời, nên không thể tránh khỏi sai sót, mong các bạn thông cảm. Hoc24 sẽ xem xét lại vấn đề này để phục vụ các bạn tốt hơn, cũng như tạo sân chơi công bằng cho các bạn!

7 tháng 6 2016

Thầy phynit nói chuẩn đó bạn!

12 tháng 11 2017

I agree with you.

12 tháng 11 2017

thank you

7 tháng 5 2023

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.
 

Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.

 

Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do bị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: "Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!" Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát.

 

Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho em một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng, trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.

7 tháng 5 2023

Khi tôi còn học trung học, tôi có một thầy giáo rất đặc biệt. Ông ta là một người rất nghiêm khắc trong giờ học, nhưng lại rất thân thiện và hài hước khi nói chuyện với học sinh ngoài giờ. Một lần, trong giờ học Toán, tôi đã không làm bài tập về nhà và không biết câu trả lời cho bài tập trên bảng. Thầy giáo đã nhắc tôi rất nhiều lần nhưng tôi vẫn không trả lời được. Thầy giáo đã dừng lại và nói với cả lớp rằng: "Nếu ai giải được bài tập này, tôi sẽ mua cho họ một cái kem". Tất cả các bạn đều cười và tôi cũng cười theo. Nhưng sau đó, thầy giáo đã giải thích cách giải bài tập và tôi đã hiểu được. Tôi rất cảm kích vì thầy giáo đã giúp tôi hiểu bài tập mà không phải trừ điểm cho tôi. Từ đó, tôi luôn cố gắng học tập chăm chỉ và
trở nên tốt hơn trong môn Toán. Kỉ niệm này đã giúp tôi nhận ra rằng, thầy cô giáo không chỉ là người dạy môn học mà còn là người bạn đồng hành trong cuộc sống của chúng ta.

8 tháng 10 2016

(EM HỌC THẦY CHO NÊN EM TẢ THẦY NHA CÔ)"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.

Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.

Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.

Kia rồi! Thầy tôi...

Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.

Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.

Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.

Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Thảng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.

Hiền như tiên.

Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...

Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.

Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.

Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.

Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.

Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.

Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.

Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.

Năm lớp bảy, có thầy, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, thầy chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất.

Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời.

Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Thầy trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc.

Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của thầy giấu trong từng con chữ.

Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình.

Hết học kì I năm tôi lớp 8, thầy có quyết định nghỉ hưu.

Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi.

Ngày chia tay, tôi tặng thầy một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly.

Thầy nghỉ rồi...

Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, súc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng thầy vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi!

Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có thầy ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra thầy ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế.

Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà thầy. Từ đó, tôi chính thức học thêm với thầy. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà thầy đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Thầy bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe thầy kể về biết bao ngày khó khăn thầy đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Thầy là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách. Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, thầy sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ thầy, nghe thầy nói về những điều thầy đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.

Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy.

Đôi khi tôi nghĩ, có phải thầy đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, thầy chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người thầy, thầy còn là người cha, người anh, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Thầy không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy thầy đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc con chó lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi.

Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm. Có những lúc nhớ thầy, phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe thầy nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều thầy mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn.

Vẫn là những ngày mùa hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng.

Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính".

(MẸ):

Tuổi thơ của tôi đã không may mắn có được tình thương của cha mẹ, vì thế người thay thế cha chăm sóc tôi, thay mẹ dạy dỗ tôi cho đến ngày hôm nay chính là bà nội. Và kỉ niệm về bà đã khắc sâu vào tâm trí tôi là khoảng thời gian tôi sống cùng bà ở vùng Tân Lập xa xôi.

Năm tôi lên sáu tuổi, gia đình tôi chuyển về vùng kinh tế mới Tân Lập thuộc huyện Tân Phước. Nơi đây đất đai cằn cỗi, nhiều phèn và thậm chí chưa có điện để dùng. Gia đình tôi ở ngay sát con đê, phía sau là mảnh đất mới khai phá để trồng khóm (trái thơm – PV). Bao nhiêu tiền bạc có được, nhà tôi đều dồn vào mùa vụ năm đó, vì thế cuộc sống cũng vất vả lắm.

Cứ mỗi ngày, tôi ngồi trước hiên nhà nhìn ra đều thấy bà cặm cụi cuốc từng thửa đất. Cái nắng hè ở xứ Tân Lập làm cho con người ta chỉ muốn nhảy ngay xuống kênh để tránh, thế mà bà nội đội cả nắng, quên cả cử cơm để cuốc nốt thửa đất còn lại. Uống ngụm nước mưa đun sôi để nguội cho đỡ khát, bà tôi lau mồ hôi rồi nhìn vào hiên nhà nơi tôi đang nhìn ra, bà liền cười như muốn trêu tôi rằng nắng nóng cũng không thể hạ gục được bà.

Tôi nghĩ rằng trên thế giới này ít ai được như bà. Một người phụ nữ Hà Thành (bà Tư - bà nội của Dũng, quê gốc ở Nam Hà, vào miền Nam sinh sống từ năm 1975 – PV) theo ông tôi vào Nam sống. Bà đã từng kể cho tôi nghe rằng khi bà còn đôi mươi thì đã làm công nhân ở một nhà máy xi măng. Bà quả thật mạnh mẽ. Ý nghĩ đó cứ trụ lại trong lòng tôi như muốn nhắc rằng, cái cuộc sống có khó khăn tới chừng nào thì lại rèn ra bao nhiêu con người kiên cường, mạnh mẽ đến chừng ấy.

"Có đói, có nghèo cách mấy cũng phải đi học”

Năm tôi vừa tròn tuổi vào lớp một, trường học thì phải đi hết con đê dài bằng đất trước nhà tôi mới tới được. Bà sắm cho tôi hai bộ đồ, cái niềm vui tuổi nhỏ của tôi khi ấy khó mà tả được. Tôi cứ chìm trong niềm vui với bộ quần áo mới mà đâu biết rằng bà phải đi vay tiền của một người hàng xóm để mua cho tôi. Bà chỉ mong sao cho cháu mình có được bộ quần áo tươm tất cho ngày đến lớp đầu tiên trong cuộc đời.

Vì trường khá xa và tôi phải học hai buổi nên bà phải ngày ngày mang cơm đến cho tôi. Bữa cơm trưa của tôi trong hủ nhựa chỉ vẻn vẹn con khô chiên mặn và một ít canh rau mồng tơi mà bà hái sau vườn. Đạm bạc, thế nhưng đôi với những đứa trẻ như tôi ở vùng đó đã là quá đầy đủ.

Vùng này nghèo, có bạn chỉ có bịch cơm trắng với tí nước mắm mà ăn, bà tôi xót nên bảo tôi chia bớt nửa con khô cho bạn. Bà dạy tôi rằng phải biết chia sẻ với người khác vì người ta cũng như mình, cũng là con nhà nông dân nghèo đi tìm cái chữ để có cơ may đổi đời, thoát khỏi cái cảnh nghèo túng.

Trời mưa, đường đê lầy lội, bà đã cõng tôi từ nhà đến trường chỉ vì bà không muốn tôi phải lội sình lầy bẩn quần áo đi học. Bất chợt nước mắt tôi lăn dài trên má. Lúc đó tôi rất thương bà, thương hơn bao giờ hết, tay tôi ôm chặt cổ bà và bà cõng tôi đến lớp. Bà nói với tôi rằng “có đói, có nghèo cách mấy cũng phải đi học”. Bà muốn tôi đi học cũng chỉ vì muốn tôi thoát cảnh nghèo khó. Tôi học được một năm thì gia đình tôi lại phải dọn về nơi khác do trồng trọt mất mùa. Bà lại đưa tôi đi, lo cho tôi trong khi cả cha và mẹ tôi đều đã đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Bà đã hi sinh cả cuộc đời vì con vì cháu mà không lấy một lời than vãn.

Qua bao nhiêu năm, kỉ niệm về một thời bà cháu tôi nương tựa nhau vượt khó vẫn ùa về nơi tâm trí tôi. Nó nhắc nhở tôi rằng, con người có khó khăn cách mấy, nghèo khó đến mức nào thì chỉ có một con đường duy nhất là học, học để thay đổi số phận, học để không phụ lòng bà đã vì tôi mà chịu đựng những khó khăn gian khổ”.

 

 

Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đà dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.

   Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi có độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng trắng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.

   Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.

   Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi



 

Mọi người đọc thông tin này nhé :Trong thời gian vừa qua, OLM đã hỗ trợ được rất nhiều các thầy cô giáo và nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến cho học sinh của mình. Chúng tôi nhận được sự động viên, khích lệ, cảm ơn từ các thầy cô mọi miền đất nước. Chúng tôi cũng nhận được các câu hỏi liên quan đến việc giao bài cho học sinh, theo dõi quá...
Đọc tiếp

Mọi người đọc thông tin này nhé :

Trong thời gian vừa qua, OLM đã hỗ trợ được rất nhiều các thầy cô giáo và nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến cho học sinh của mình. Chúng tôi nhận được sự động viên, khích lệ, cảm ơn từ các thầy cô mọi miền đất nước. Chúng tôi cũng nhận được các câu hỏi liên quan đến việc giao bài cho học sinh, theo dõi quá trình học ở nhà của các con, giao bài các môn Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân, Tin học, Công nghệ, v.v.  Sau đây là các câu hỏi mà được nhiều thầy cô quan tâm nhất.

------

Câu 1: Tôi muốn có tài khoản giáo viên để tạo lớp học, để quản lý và giao bài cho học sinh thì làm thế nào?

Trả lời: Để có tài khoản giáo viên, Quý thầy cô cần đăng kí một tài khoản trên trang OLM. Sau khi đã có tài khoản, Quý thầy cô điền số điện thoại vào form đăng kí trong đường link dưới đây để nâng cấp lên tài khoản giáo viên.

   https://olm.vn/dk-giao-vien

   

Sau khi có tài khoản giáo viên, Quý thầy cô tạo lớp học, tạo các tài khoản học sinh, giao bài theo hướng dẫn ở đường link sau (phần hướng dẫn cho giáo viên):

       https://olm.vn/chu-de/tao-va-quan-ly-lop-hoc-1824/

------

Câu 2:  Trên OLM chỉ có nội dung các môn Toán, Ngữ Văn - Tiếng Việt, Tiếng Anh. Vậy đối với các môn khác thì lấy học liệu ở đâu để giao bài cho học sinh?

Trả lời:  Trên OLM đã có sẵn các nội dung các môn Toán, Tiếng Việt - Ngữ Văn, Tiếng Anh. Các thầy cô có thể sử dụng các nội dung này giao cho các con làm. Tuy nhiên, nếu không muốn sử dụng học liệu có sẵn trên OLM, hoặc đối với các thầy cô dạy môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân, v.v. thì Quý thầy cô có thể tự tạo học liệu của mình, sau đó giao bài cho các con. Học liệu có thể là bài tập trắc nghiệm và tự luận, đề kiểm tra, video, pdf. Các thầy cô chú ý nếu giao bài tập trắc nghiệm hoặc đề kiểm tra trắc nghiệm, máy sẽ chấm tự động cho các thầy cô. Dưới đây video hướng dẫn các thầy cô tự tạo học liệu của riêng mình và giao bài cho học sinh.

    

------

Câu 3Tôi muốn sử dụng OLM cho tất cả các lớp học của trường thì làm thế nào?

Trả lời: Việc dạy và học kết hợp giữa phương thức truyền thống với phương thức trực tuyến đã được khẳng định đem lại hiệu quả rõ rệt. Rất nhiều trường đang tổ chức cho học sinh học trực tuyến trên OLM dưới sự quản lý và giám sát của giáo viên, của ban giám hiệu và phụ huynh. Để đảm bảo uy tín và thương hiệu của các trường, OLM cần kiểm soát nghiêm ngặt việc tạo tài khoản quản trị trường. Các trường phổ thông xin liên hệ trực tiếp số điện thoại/zalo 0915343532 để được hỗ trợ.

Dưới đây là video giới thiệu các chức năng tổng thể liên quan đến giáo viên, nhà trường:

 

------

Ban Quản trị OLM - Trung tâm Khoa học Tính toán

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.  

------

Xem thêm:

Hướng dẫn sử dụng OLM

1
7 tháng 9 2023

????????????????///

 

6 tháng 12 2016

Trường Trung học cơ sở Nam Trung Yên là mái nhà của tình thương, của kluật. Trong trường, học sinh luôn luôn quý mến các thầy, các cô và đáp lại đó các thầy, cô luôn luôn chăm sóc, quan tâm đến các học sinh của mình. Tôi, riêng tôi đây, tôi luôn luôn kính trọng giáo viên toán của mình: cô Trang, người giáo viên đã giúp tôi như một sự thần kỳ.

Cô Trang có vóc dáng dong dỏng cao, mái tóc cô màu đen cắt đầu vuông trông thật đẹp, vào tầm khoảng này, cô đang mang một bé trai trong bụng, giờ đã được khoảng năm, sáu tháng (cũng không rõ lắm). Cô rất hiền lành, nhân hậu, trên đôi môi cô vẫn luôn nở một nụ cười tươi, giúp cô vốn đã xinh nay còn xinh hơn! Theo các giờ toán trên lớp của chúng tôi cho biết: hẳn cô vẫn luôn muốn trên bảng của lớp có tám từ: “Tổ một: đủ; tổ hai: đủ; tổ ba: đủ; tổ bốn: đủ”.

Hẳn sẽ có rất nhiều người đang tự hỏi: “Tại sao cô giáo chủ nhiệm là cô văn: vừa hiền, vừa xinh hay còn nhiều thầy cô khác rất tuyệt sao lại kể cô toán?” Thật ra cũng chỉ vì lí do sau: Hồi tôi còn học cấp I, cái từ “toán” với tôi chỉ là một môn vô dụng: Một phụ nữ ra chợ mua sáu mươi quả dưa hấu, mỗi quả ...vân và vân…”; vậy,tôi thường phân tích nó: “bà ấy mua để làm gì và mang chúng về như thế nào?”,Cấp I ta được học một cộng một bằng hai; cấp II ta được biết âm một cộng ba bằng hai; cấp III rồi Đại học…” Chung quy, lớn lên, trên máy tính của ta có mấy chữ “Một cộng một bằng hai???“… Nói chung, trong mắt tôi, “Toán” chỉ là một khối gạch vô tri, vô giác, không có ích cho đời.

Cho đến khi tôi học cấp II, những ngày học hè đầu tiên đã đến. Sau khi nghe thời khóa biểu, tôi phàn nàn: “Mình sẽ ngủ vào hai tiết cuối (Toán)”. Thời gian dần trôi, hai tiết toán đã đến, tôi chui tọt xuống bàn cuối cùng để ngồi, thở dài: “Chín mươi phút à? Buồn thật…”. Cô Trang bước vào lớp, cô đi chầm chậm, cái dáng đi khoan thai ấy giờ tôi vẫn nhớ. Tôi khá ấn tượng với nó, mèo hoàn mèo tôi gục đầu xuống bàn. Lớp trưởng hô cho các bạn chào: “Học sinh Nam Trung Yên kính thầy, yêu bạn, chăm ngoan, học giỏi”. Giọng cô vang lên nhẹ nhàng: “Cô chào các con, mời các con ngồi xuống”. Giờ câu nói ấy cứ luôn vang mãi trong mỗi giờ toán của chúng tôi, nhớ mãi nó. Quay lại tiết toán, tôi ngồi xuống, mặt bàn như có lực hút, “hút” mặt tôi xuống bàn. Cô Trang quan sát lớp, cô thấy tôi, những bước chân của cô khẽ vang lên, cô lại gần tôi hỏi: “Con có mệt không? Cần xuống y tế không con?” Tôi đáp lại bằng cái giọng chán nản, thường nghe muốn “đập”: “Con không sao ạ”. Cô mỉm cười, xoa đầu tôi: “Mệt thì nói với cô nhé!” Tôi chỉ coi đó là xã giao, không quan tâm. Thật tình lúc đó cũng thấy áy náy, mất mười phút của lớp rồi! Song, tôi nghĩ: “Ai cũng như ai thôi, giáo viên toán thường rất cứng và rắn, nghe giảng hẳn ngang phè phè ý mà…” Cô cất lên tiếng giảng bài. Ôi! Sao nó trong và mềm, hay đến như thế! Hẳn đó là lúc tôi thay đổi mọi khái niệm về môn toán, cắt đứt sợi dây có ghi hình “Toán = vô dụng” và nối tiếp sợi dây “toán”. Tôi liền nhận ra: “Thù không phải không là bạn”. Tôi quyết tâm học toán. Ngày tháng trôi qua, những con số “sáu, bảy” và thay vào đó là những điểm “chín, mười”. Và đây: một con tám rưỡi xuất hiện trong bài kiểm tra giữa học kỳ I của tôi, tất cả đều nhờ công lao cô Trang dạy dỗ, rèn luyện cho tôi từng ngày, từng tháng một. Tôi vẫn chưa thể tự mình nói lời “cảm ơn” với cô, cho đến khi vào ngày hai mươi tháng mười một, trên tay tôi, tôi cầm chiếc thiếp tặng cô Trang. Theo tôi, đó là lời cảm ơn gián tiếp, tôi không đủ dũng cảm để bật ra hai chữ “cảm ơn”.

Tôi rất biết ơn cô Trang! Cô là người dẫn lối cho tôi trước khi quá muộn, trước khi nó (khái niệm về “toán”) bị đóng khuôn, không thể thay đổi được nữa… “Con cảm ơn Cô!” – Đây là lần thứ hai con phải gián tiếp nói hai chữ “cảm ơn”. “Con sẽ cố gắng cô ạ, vào ngày nào đó, chính con sẽ tự nói chúng trước cô, Cô ạ!”.

21 tháng 1 2017

Mở bài:

– Giới thiệu qua về thầy / cô giáo mà em sắp kể.

– Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô / thầy giáo.

Thân bài:

– Miêu tả đôi nét về thầy / cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy / cô giáo.

– Kể về tính tình, tính cách của thầy / cô giáo.

– Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy / cô giáo đó là gì?

– Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy / cô giáo đó ra sao?

Kết bài:

Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy / cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy / cô.

28 tháng 3 2018

nghĩa là khi mình làm đúng thì không ai khen ngợi nhưng chỉ cần một lỗi sai nhỏ của chungst a thì mọi người lại chú ý

28 tháng 3 2018

xem có ai ko biết cô viết sai ko