Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biểu hiện tinh thần yêu nước trong cuộc sống hôm nay:
- Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên để thực hiện những kế hoạch mình đề ra.
- Tìm hiểu, trân trọng những nét bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, địa lí của nước nhà,
- Đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn.
- Tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Văn bản khơi gợi kí ức của mỗi người trong ngày đầu tiên tới trường, đó là cảm xúc bồi hồi, xúc động, trong trẻo, đẹp đẽ nhất và sẽ còn sống mãi trong lòng mỗi người.
Những khoảng không gian tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người thoe trình tự được miêu tả trong bài thơ:
- Không gian thôm xóm: Thôn xóm chìm dưới màn khói chiều
- Không gian đồng quê:
+ Trẻ mục đồng đã khuất sau những thôn trước, thôn sau
+ Những cánh cò trắng chao liệng xuống dưới những cánh đồng
→ Tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.
Tham khảo:
Cảnh chiều tà từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi sĩ, bởi không gian chiều tà thường gợi cho con người nhiều cảm xúc đặc biệt. Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra chính là sự giao hòa giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật nơi miền quê thôn dã. Mở đầu bài thơ, Trần Nhân Tông đã vẽ nên một không gian mờ ảo của cảnh chiều để làm nền cho bức tranh mà nhà vua sắp vẽ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng. Vùng quê trong thôn phía trước và sau đều chìm trong làn sương mờ mờ như khói phủ. Chính không gian đó làm cho cảnh vật hiện lên trong miền quê trở nên huyền ảo, cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Chính không gian đó đã tạo cho tác giả một cảm nhận khác lạ: Bóng chiều man mác có dường không. Tác giả nhìn bóng chiều và cảm nhận như nửa có, nửa không, vừa thực, vừa mơ. Không gian và lòng người như hòa quyện vào nhau và tạo ra cảm giác hư ảo khó diễn tả. Đó là một phần của bức tranh phong cảnh hiện ra trong những phần sau.
Tham khảo!
Nếu người thân hoặc bạn của em có tính cách như ông Giuốc-đanh, em sẽ khuyên họ nhìn nhận lại bản thân, cần phải loại bỏ lập tức tính cách đó trong cuộc sống, bởi nó có thể gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh mình.
Chú thợ phụ quả là có cái mũi rất tinh, đánh hơi được miếng mồi béo bở: kẻ thích nịnh có cả một túi tiền to. Túi tiền ấy kích thích chú nghĩ ra cách khéo léo moi tiền của Giuốc-đanh. Chú tinh khôn leo thang từng nấc một, biết kiềm chế để cho kẻ hám danh kia có thời gian tận hưởng sung sướng, vì cứ sướng là lão lại thưởng tiền. Giuốc-đanh không tiếc tiền vì đang khao khát danh vọng và dù có biết tỏng sự tôn vinh ấy là giả tạo đi chăng nữa thì lão vẫn cứ thích mê. Danh vọng ảo nhưng tiền bỏ ra mua lại là tiền thật. Chú thợ phụ chỉ cần tiền nên chẳng tội gì mà ngưng nịnh hót.
Mô-li-e chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau ở lớp kịch này một cách hết sức tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ tôn xưng là “ông lớn” ngay, khiến ông tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái.
- Khác với tính cách của bác phó may, tay thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Thấy ông mắc mưu, tay thợ phụ dấn thêm mấy bước, cứ tôn lên mãi “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”.
- Ông Giuốc-đanh vẫn nghĩ đến túi tiền của mình đấy. Thấy tay thợ phụ không tôn ông lên cao thêm nữa, ông nói riêng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả túi tiền cho nó thôi”. Nhưng qua câu nói đó, ta thay tính cách trưởng giả học đòi làm sang ở ông vẫn mãnh liệt lắm. Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được “làm sang”.
- Thông điệp về lòng yêu nước và tôn trọng lịch sử dân tộc.
- Giá trị: được lưu giữ và phát huy, thế hệ trẻ ngày càng có ý thức trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
a. Nghĩa hàm ẩn của câu “Con gà sống lớn để riêng cho thầy” thể hiện tên thầy bói hành nghề mê tín, lợi dụng sự non nớt cả tin của mọi người để kiếm chác.
b. Nghĩa hàm ẩn của câu “Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả” thể hiện sự ngu dốt, thiếu hiểu biết, học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.
Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình.Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn.
- Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho thấy rằng bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất lố lăng, bị thợ may lừa bịt một cách trắng trợn như vậy.
- Nếu là nhân vật Ni-côn, em cũng thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất đáng cười, vì ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.
Trong cuộc sống hiện nay còn có rất nhiều người như ông Giuốc-đanh. Đó là những người ưa nịnh, ngu dốt, không biết nhìn nhận lại bản thân,…
Trong cuộc sống hiện nay còn có rất nhiều người như ông Giuốc-đanh. Đó là những người ưa nịnh, ngu dốt, không biết nhìn nhận lại bản thân…