Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.PTBĐ: Biểu cảm
2. ND: thể hiện tâm trạng cay đắng , căm hờn của con hổ mất tự do đầy ám ảnh.
NT: - sử dụng động từ mạnh
- biện pháp nhân hóa được vận dụng linh hoạt
-ngôn ngữ giàu nhạc điệu, sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm./.
văn bản: Quê Hương của Tế Hanh thuộc thể thơ 8 chữ[(thơ mới) vừa có vần trắc và vần bằng (chuyển đổi từng cặp câu, từ bằng qua trắc)mik ghi này cho bạn dễ hiểu nhe].
Văn bản Nhớ Rừng của Thế Lữ thuộc thể thơ tự do.
dc ròi ạ chúc bạn thi tối nhe:3
Stt | Văn bản | Tác giả | Thể thơ | Nội dung chủ yếu | Đặc điểm nổi bật về nghệ thuật |
1 |
Tức cảnh Pác Bó | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Bài thơ cho ta thấy tinh thần lạc quan,phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.Với người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. |
Giọng thơ hóm hỉnh,tươi vui(vẫn sẵn sàng,thật là sang),từ láy miêu tả,vừa cổ điển vùa hiện đại. |
4 | Nhớ rừng | Thế Lữ | Thơ 8 chữ | Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường và niềm khao khát tự do mãnh liệt. | Bút pháp rất lãng mạng truyền cảm,sự đổi mới câu thơ,vần điệu,nhịp điệu,phép tương phản,đối lập.Nghệ thuật tạo hình đăc sắc |
5 | Ông đồ | Vũ Đình Liên | Ngũ ngôn | Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ” qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ những giá trị xưa cũ. | Thể thơ thất ngôn bình dị mà cô đọng,đầy gợi cảm. |
6 | Quê hương | Tế Hanh | Thơ 8 chữ | Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu quê hương của nhà thơ. | Lời thơ giản dị,hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng. |
7 | Khi con tu hú | Tố Hữu | Thơ lục bát | Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. | Giọng thơ tha thiết,sôi nổi,tưởng tượng rất phong phú,dồi dào. |
Văn bản Tác giả Thể thơ Giá trị nội dung chủ yếu
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác | Phan Bội Châu | Thất ngôn bát cú đường luật | Phong thái ung dung, khí phách hiên ngang kiên cường của người chí sĩ yêu nước trước cảnh tù đày. |
Đập đá ở Côn Lôn | Phan Châu Trinh | Thất ngôn bát cú đường luật | Ngợi ca người anh hùng với tư thế hiên ngang, tấm lòng trung hiếu với đất nước, với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. |
Muốn làm thằng Cuội | Tản Đà | Thất ngôn bát cú đường luật | Thể hiện tâm trạng buồn chán, ngao ngán trước thực tại u tối. |
Hai chữ nước nhà | Trần Tuấn Khải | Song thất lục bát | Thể hiện tình yêu nước sâu sắc và nỗi buồn khi đất nước bị giặc xâm lấn |
Nhớ rừng | Thế Lữ | Tự do | Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường và niềm khao khát tự do mãnh liệt. |
Ông đồ | Vũ Đình Liên | Ngũ ngôn | Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ” qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ những giá trị xưa cũ. |
Quê hương | Tế Hanh | Tự do | Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu quê hương của nhà thơ. |
Khi con tu hú | Tố Hữu | Lục bát | Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. |
Tức cảnh Pác Bó | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên vô bờ của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. |
Ngắm trăng | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. |
Đi đường | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí: vượt qua gian lao chồng chất sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang. |
Chiếu dời đô | Lí Công Uẩn | Chiếu | Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập |
Hịch tướng sĩ | Trần Quốc Tuấn | Hịch | Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù xâm lược. |
Nước Đại Việt ta | Nguyễn Trãi | Cáo | Mang ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hóa lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng, phong tục riêng… kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. |
Bàn luận về phép học | Nguyễn Thiếp | Tấu | Giúp ta hiểu mục đích của việc học để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. |
Thuế máu | Nguyễn Ái Quốc | Văn xuôi | Vạch trần bản chất xảo quyệt của thực dân đã biến những người nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. |
Stt | Văn bản | Tác giả | Thể thơ | Nội dung chủ yếu | Đặc điểm nổi bật về nghệ thuật |
| |||||
4 | Nhớ rừng | Thế Lữ | Thơ 8 chữ | Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường và niềm khao khát tự do mãnh liệt. | Bút pháp rất lãng mạng truyền cảm,sự đổi mới câu thơ,vần điệu,nhịp điệu,phép tương phản,đối lập.Nghệ thuật tạo hình đăc sắc |
6 | Quê hương | Tế Hanh | Thơ 8 chữ | Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu quê hương của nhà thơ. | Lời thơ giản dị,hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng. |
7 | Khi con tu hú | Tố Hữu | Thơ lục bát | Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. | Giọng thơ tha thiết,sôi nổi,tưởng tượng rất phong phú,dồi dào. |
Em tham khảo:
Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà “lũ người kia” đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối “học đòi” cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái “cảnh sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi” mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng tâm sự của con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ - người từng có thời hoạt động trong một “hội kín” yêu nước? (Câu hỏi tu từ) Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh “Tây Tàu nhố nhăng” đang thay thế cho những “vẻ hoang vu” của “bóng cả cây già” “những đêm vàng bên bờ suối”, “những bình minh cây xanh nắng gội”... một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi “nhớ rừng” cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thơ xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất - đoạn thứ hai và thứ ba trong bài - là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta “bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” giữa “sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”, đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.