K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2019

Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.

Nội dung chính

  • Yếu tố 1: Nắm chắc được đề bài
  • Yếu tố 2: Rèn luyện và phát triển khả năng quan sát của học sinh
  • Yếu tố 3: Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý chi tiết và cụ thể cho bài viết
  • Yếu tố 4: Viết đoạn văn và bài văn cụ thể
  • Yếu tố 5: Rèn luyện kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và tích lũy vốn từ ngữ, kiến thức thông qua các phân môn khác của văn học
17 tháng 8 2019

Thank Lê Mai Phương

21 tháng 2 2021

1- Xác định cụ thể đối tượng cần miêu tả:

 Dựa vào yêu cầu của đề bài để chọn đối tượng miêu tả cụ thể. Lưu ý học sinh nên chọn đồ vật, con vật, cây cối gần gũi thân quen để có thể miêu tả một cách dễ dàng và việc lồng  cảm xúc vào bài văn sẽ tự nhiên hơn.

+ Đối với bài văn miêu tả con vật: Nên chọn các con vật nuôi trong nhà như: chó, mèo, gà, lợn,…

+ Đối với bài văn miêu tả đồ vật: Nên chọn các đồ vật là đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ vật trong nhà hay quà tặng như: búp bê, ô tô đồ chơi, cặp, bút, đồng hồ,…

+ Đối với bài văn miêu tả cây cối: Nên chọn các loại cây ăn quả, cây hoa trong vườn nhà hay cây bóng mát ở sân trường như: Cây xoài, mít, sầu riêng,…; cây hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc,…; cây bàng, cây phượng,…

2- Quan sát đối tượng cần tả theo một trình tự nhất định và ghi lại những đặc điểm ấy.

 Có rất nhiều cách để quan sát đồ vật, con vật, cây cối mà mình định tả. Tùy vào đối tượng và thời điểm miêu tả mà quan sát theo trình tự hợp lý. Tuy nhiên cần phải nhớ một yêu cầu quan trọng đó là:  quan sát và miêu tả các bộ phận nổi bật, đặc trưng của đối tượng cần miêu tả sao cho làm toát lên được đặc điểm riêng của nó, để phân biệt được với các sự vật  khác cùng loại. Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt nhìn, tai nghe, tay sờ…và phải biết ước lượng đối tượng miêu tả. Đặc biệt giáo viên cần có hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm chi tiết và dễ tái hiện các chi tiết khi làm bài. Hướng dẫn học sinh sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo trình tự đã chọn một cách tự nhiên, dễ hiểu để người đọc, người nghe cảm nhận được sự vật định tả một cách rõ ràng cụ thể nhất.

+ Đối với bài văn miêu tả con vật: Ngoài việc miêu tả hình dáng của con vật học sinh cần phải quan sát hoạt động, thói quen của con vật định tả.

Ví dụ:   Với đề bài  “Tả con gà trống nhà em” có thể dùng hệ thống câu hỏi và sắp xếp các chi tiết theo trình tự sau:

* Tả hình dáng:

 – Gà thuộc giống gà gì? Khoảng mấy ki- lô- gam?

– Con  gà trống có những bộ phận nào? ( đầu, mình, chân, đuôi,…)

–  Đầu gà có những bộ phận nhỏ nào? (mào, mắt, mỏ,…) các bộ phận ấy có màu sắc và hình dáng ra sao?…

– Mình gà to chừng nào? Cánh gà có gì đặc biệt?

– Đuôi gà thế nào? ( hơi cong và có nhiều màu sắc như 7 sắc cầu vồng…)

– Chân gà có đặc điểm gì? (chỉ có 4 ngón và một cái cựa rất sắc…)

– Móng vuốt gà dùng để làm gì?

* Tả hoạt động, thói quen của gà:

– Gà trống thường có những hoạt động nào? (Vỗ cánh… gáy, tranh ăn với gà nhỏ hơn,…)

– Nuôi gà có tác dụng gì?

       Như vậy để quan sát miêu tả con gà, học sinh cần sử dụng các giác quan như: thị giác (Quan sát các bộ phận của gà, thói quen…), thính giác(nghe tiếng gà vỗ cánh và gáy,…)

Đối với bài văn miêu tả đồ vật: Có thể quan sát đồ vật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài,… Để giúp học sinh biết cách quan sát, giáo viên cần có đồ vật cụ thể hoặc đồ vật trong tranh để hướng dẫn.  Ví dụ:  Với đề bài “Tả cái cặp sách” có thể dùng hệ thống câu hỏi và sắp xếp các chi tiết theo trình tự sau:

– Hình dáng, độ lớn của cặp?

– Em hãy kể các bộ phận của cái cặp?

– Cặp làm bằng gì ? màu sắc ra sao?

– Mặt trước, mặt sau của cặp?

– Quai cặp thế nào?

– Nắp cặp, ổ khóa.

– Cặp có mấy ngăn bên trong ?

– Em gìn giữ và sử dụng cặp ra sao?…

         Như vậy để quan sát cái cặp, giáo viên hướng dẫn học sinh cần sử dụng các giác quan như: thị giác (màu sắc, các bộ phận của cặp,..), thính giác(mở khóa cặp nghe “tách”,..), xúc giác( sờ vào cặp thấy mịn, mềm,…), khứu giác(mở cặp ra thấy thơm mùi vải mới hoặc nhựa mới,…)

+ Đối với bài văn miêu tả cây cối: Có hai cách quan sát

– Quan sát đặc điểm về hình dáng của cây, các bộ phận của cây hoặc quan sát theo từng thời kỳ phát triển của cây.

Ví dụ: Với đề bài “Tả cây có bóng mát” có thể dùng hệ thống câu hỏi và sắp xếp các chi tiết theo trình tự sau:

– Em hãy nêu các bộ phân của cây?

– Thân cây thế nào?

– Gốc cây ra sao?

– Nêu đặc điểm của cành cây? Của tán lá? hình dáng của lá?

– Cây có hoa không? Hãy nêu hình dáng màu sắc của hoa?

– Hãy nêu ích lợi của cây?

– Những hoạt động có liên quan đến cây ?

 Đối với quan sát cây học sinh cũng cần sử dụng các giác quan như: thị giác (quan sát dáng cây, thân cây, cành cây, tán lá,…), thính giác( nghe tiếng gió thổi, lá rơi, chim hót,…), xúc giác(sờ vào thân cây thấy nhám,…), nếu cây có hoa, quả cần sử dụng khứu giác(ngửi mùi hương của hoa, quả,…), vị giác(nếm vị ngọt hay chua của quả,…)

3- Lập dàn ý chi tiết cho bài văn có đủ 3 phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài:

3.1/ Dàn bài chung:

Yêu cầu tối thiểu của một bài văn là phải có đầy đủ bố cục tức 3 phần : Mở bài- Thân bài- Kết bài. Với mỗi dạng bài văn miêu tả cần tuân theo những điểm chính trong dàn bài chung như sau:

Đối với bài văn miêu tả con vật:* Mở bài: Giới thiệu con vật định tả ( Đó là con vật gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có?…)

* Thân bài:

– Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật. (Đầu, mình, chân, đuôi, màu lông,…)

– Tả hoạt động và thói quen của con vật ( Nó thường làm gì? Kể cả khi ăn hay lúc ngủ,…)

* Kết bài: Nêu lợi ích của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật.

+ Đối với bài văn miêu tả đồ vật:

* Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả ( Đó là đồ vật gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có?…)

* Thân bài:

– Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của đồ vật. ( nó được làm bằng chất liệu gì? Màu sắc ra sao?…)

– Tả chi tiết từng bộ phận của đồ vật ( Có thể tả lần lượt từ ngoài vào trong hoặc từ trên xuống dưới…)

– Tả hoạt động của đồ vật hay thói quen của em đối với đồ vật đó.    

* Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của mình đối với đồ vật vừa tả. Em bảo quản và giữ gìn nó thế nào?

Đối với bài văn miêu tả cây cối:* Mở bài: Giới thiệu cây định tả ( Đó là cây gì? Do ai trồng? Được trồng ở đâu? từ bao giờ?…)

* Thân bài:

– Tả bao quát hình dáng chung của cây.

– Tả từng bộ phận của cây hoặc tả theo từng thời kì phát triển của cây. ( Từ lúc cây còn nhỏ đền khi cây lớn trưởng thành ra hoa kết trái, đến lúc trái cây lớn dần và thu hoạch được,…)

– Phối hợp trong khi miêu tả cây là miêu tả sự tác động của con người hay sự vật đối với cây ( Sự chăm sóc hay vui đùa của con người dưới gốc cây,… Các yếu tố thiên nhiên khác như chim chóc, ong bướm, nắng, gió tác động đến cây,…)

 * Kết bài: Nêu được tác dụng của cây. Sự chăm sóc hay tình cảm của người tả đối với cây.

 3.2/ Trong quá trình miêu tả cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học để bài văn có hồn, sinh động hơn:

Tập diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh nghệ thuật:      Để dễ tiến hành, tôi gợi ý cho các em trong các tiết luyện tập xây dựng đoạn văn bằng những câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ. Tôi luôn hướng dẫn các em biết lựa chọn chi tiết, diễn đạt câu văn bằng hình ảnh và sử dụng được một số biện pháp nghệ thuật đã học như so sánh, nhân hóa, điệp từ, đảo ngữ,..

* Văn miêu tả con vật:  có thể miêu tả hình dáng xen lẫn tính nết hoặc hoạt động của con vật đồng thời lồng vào nêu cảm xúc của mình đối với con vật mà mình tả.

Ví dụ:  Tả con gà trống do em chăm sóc có em viết: Cái đuôi của chú có nhiều màu sắc và hơi cong.  Nhưng để câu văn sinh động hơn tôi lại hỏi các em :

 – Đuôi gà trống nhiều màu sắc gợi cho em hình ảnh gì? (bảy sắc cầu vồng)

 –  Những hình ảnh đó gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? (Trông thật thích mắt).

 Sau đó có em sửa lại: Chú có cái đuôi cong như bảy sắc cầu vồng xuất hiện trên bầu trời sau những trận mưa rào mùa hạ, trông thật thích mắt.

* Văn miêu tả đồ vật: có em viết: Con gấu bông ấy thật đáng yêu. Nó có bộ lông mềm mại màu hồng  điểm chấm đen ở gan bàn chân.

Sau khi học sinh nêu. Tôi cho học sinh nhận xét bằng những gợi ý mở như sau:

  – Đề đồ vật có hồn ta nên gọi đồ vật của mình miêu tả là gì?

  – Khi tả ngoại hình của nó em nên miêu tả như thế nào để gây hứng thú cho người đọc?

Sau đó có em sửa lại: “ Chú gấu bông ấy thật đáng yêu. Chú được khoác một cái áo màu hồng mềm mại như nhung  làm tăng thêm vẻ hấp dẫn của chú”. 

* Văn miêu tả cây cối:  Có em viết: vườn hoa nhà em có rất nhiều loại hoa, mỗi loài có một màu sắc khác nhau.

Nhưng để câu văn sinh động hơn tôi lại hỏi các em :

 –  Vườn hoa có nhiều màu sắc gợi cho em hình ảnh gì?

 –  Những hình ảnh đó gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? 

 Sau đó có em sửa lại:  Vườn hoa như một chiếc mâm cỗ khổng lồ, trên đó đủ các thứ hoa nở xòe như những món ăn hấp đẫn ai cũng muốn thưởng thức.

      Như vậy đối với các kiểu bài miêu tả đều vậy học sinh cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để bài văn miêu tả sinh động hơn, hấp dẫn hơn.

Cảm xúc trong bài văn:          Bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết luận mà còn thể hiện ở từng câu, từng đoạn của bài. Điều này, ở những tiết học trước khi làm bài văn, tôi đã lấy ví dụ cụ thể, và đi đến khái niệm về cảm xúc của mình trước sự vật hiện tượng để các em hiểu và sử dụng vào bài viết.

  Ví dụ: Con gấu bông là đồ vật như thế nào đối với em? (Nó như người bạn thân biết động viên an ủi em mỗi khi bị điểm kém). Được vào thăm các con thú ở vườn thú em có cảm giác gi?

          Tôi thường yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ cảm xúc, nhận xét về một sự vật hiện tượng nào đó. Do vậy bài văn của học sinh đã tránh được khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đượm cảm xúc của người viết.

 4- Kiểm tra, soát lại dàn ý:

        Khi lập xong dàn bài, lưu ý học sinh chưa vội  vàng viết ngay vì như thế ý tưởng sẽ lộn xộn khó sắp xếp. Đây là bước quan trọng trước khi viết thành bài văn. Bởi để có bài văn hay, lôi cuốn người đọc thì trước hêt các chi tiết phải lô gíc, trình tự và chặt chẽ. Muốn vậy cần rà soát lại các ý, xác định chi tiết nào chính, chi tiết nào phụ, phần nào viết trước, phần nào viết sau. Tuy nhiên, tùy vào ý tưởng của người viết, có thể sắp xếp các ý theo trình tự riêng của mình.

         Chẳng hạn: Khi sắp xếp các ý trong bài văn miêu tả con vật có thể miêu tả hình dáng trước rồi tả các hoạt động và thói quen của con vật sau. Hoặc có thể xen kẽ vừa miêu tả hình dáng vừa tả các hoạt động và thói quen của nó.

5- Thực hành viết bài văn:

 Đây là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất. Trên cơ sở dàn bài đã có, các em viết thành câu, đoạn và thành bài văn hoàn chỉnh. Lời văn phải gọn gàng, ý tứ phải rõ ràng, rành mạch, trong sáng. Lại phải diễn đạt cho có hình ảnh, linh hoạt, sinh động và gợi cảm nữa. Muốn đạt như thế các em phải dựa trên cơ sở quan sát tỉ mỉ, suy nghĩ, lựa chọn cách diễn đạt tốt nhất.

  Một bài văn hay là phải có cách sắp xếp chặt chẽ: Mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài như một lời thân ái mời chào của chúng ta đối với người khách đến thăm “vườn văn” của mình. Lời mời chào ấy phải hấp dẫn, gợi mở, gây cảm xúc ban đầu nhẹ nhàng, nêu được ý muốn diễn đạt ở toàn bài.

+ Mở bài: Có hai cách mở bài: trực tiếp hoặc gián tiếp

        Các em có thể vào bài trực tiếp hay gián tiếp, có thể mở bài bằng một câu hoặc một đoạn văn nhưng bám sát vào nội dung yêu cầu đã xây dựng. Dựa vào cách mở bài của mỗi em mà giáo viên góp ý, không gò bó, áp đặt.

Ví dụ: Khi tả chiếc đồng hồ

+ Có em vào đề trực tiếp: Trong gia đình nhà em có rất nhiều đồ vật nhưng em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thức. ( Mở bài chỉ một câu nhưng đủ ý)

+ Có em mở bài hơi dài nhưng sinh dộng, gây ấn tượng ngay từ phút đầu:

“ Reng…reng…Cô chủ ơi! Dậy tập thể dục thôi”. Ôi chao! Tiếng gọi của cái đồng hồ báo thức đây mà. Sáng nào nó cũng đánh thức tôi vào lúc sáu giờ. Nó báo hiệu một ngày mới của tôi.

Ví dụ: Tả một con vật mà em thích

+ Có em vào đề trực tiếp: Trong gia đình nhà em có rất nhiều loài vật nhưng em thích nhất là con mèo tam thể.

+ Có em mở bài gián tiếp: Cả gia đình nhà em đều quý con vật. Nhà em nuôi chó, mèo, chim, cá cảnh và cả 2 con sáo hót rất hay. Nhưng người bạn thân thiết hay đón em từ cổng mỗi khi em đi đâu về là chú cún con.

 Ví dụ: Tả cây cối

+ Có em vào đề trực tiếp: Nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn trái nhưng em thích nhất là cây sầu riêng.

+ Có em mở bài gián tiếp: Chiều chiều em cùng bố mẹ đi dạo mát ngoài biển. Ở đây, có bao nhiêu cảnh mà em yêu, nhưng em chỉ thích nhất là được ngồi dưới bóng những cây dừa san sát để hưởng những làn gió biển mát rượi.

 Từ đó tôi rút ra kết luận để các em hiểu rằng: Vào bài trực tiếp hay gián tiếp cũng phải bám sát yêu cầu của đề mới viết được bài văn với nội dung tốt, mang tính nghệ thuật cao. Với các em học sinh khá giỏi nên động viên các em mở bài theo cách gián tiếp.

+ Thân bài:

       Dựa vào cấu trúc của dàn bài để viết phần thân bài cho thật đầy đủ các chi tiết. 

– Về cách dùng từ, phải dùng cho đúng, cho sát và lựa chọn từ ngữ nào hay nhất để làm cho câu văn có hồn.

Ví dụ: Khi tả bông hoa, có em đã tả:

+ Nụ hoa “chúm chím” nở như hớp từng giọt sương.

+ Hoa quì nở “vàng rực” trong gió “xôn xao”.

– Về viết câu cần linh hoạt, không nên viết theo kiểu công thức đơn điệu, khi viết nên thay đổi chủ thể của câu:

 Ví dụ: Hai bên đường vàng rực hoa quì.

Có thể đổi lại: Hoa quì khoe màu vàng rực rỡ hai bên đường.

Hay: Gà mẹ xòe cánh che chở đàn con.

Có thể đổi lại: Đàn gà con vội vàng rúc vào đôi cánh xòe ra che chở của gà mẹ

– Muốn viết được câu hay, cần phải sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh nữa.

Ví dụ về so sánh:

+ Những giọt sương đọng lại ở cánh hoa long lanh như những hạt ngọc.

+ Chùm lông đuôi vừa dài vừa cong óng ả rất hợp với đôi cánh như hai con trai khổng lồ úp hờ hững bên sườn.

Ví dụ về nhân hóa:

+ Lá trong vườn vẫy chào người bạn nhỏ.

+ Dáng đi của trống cồ chậm rãi và oai vệ, ra vẻ một thủ lĩnh lắm.

         Như vậy sau khi dùng từ chính xác để đặt câu đúng ngữ pháp, linh hoạt. Học sinh liên kết các câu với nhau thành đoạn, sau đó liên kết các đoạn thành phần thân bài. Lưu ý, mỗi đoạn tả một phần cụ thể của đồ vật, con vật và cây cối.

Ngoài ra cần chú ý lồng cảm xúc của người viết khi miêu tả các sự vật trên.   

+ Kết bài: Có hai cách kết bài: Kết bài mở rộng và không mở rộng

      Có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng đều xuất phát từ nội dung chính. Nó khép lại trước mắt người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà các em miêu tả trong bài văn của mình. Phần kêt bài như một cuộc tiễn đưa người khách vừa đến thăm “vườn văn” của mình một cách tình cảm, chân tình, đầy quyến luyến. Vì thế khi viết phần kết bài phải thật cô đọng, tránh cách kết bài cộc lốc, công thức.

      Thực tế cho thấy các em chỉ liệt kê cảm xúc ( Kết bài không mở rộng) “Em rất thích con cún ấy”. Tôi đã gợi mở để các em nêu ( Kết bài mở rộng): “Cún đã sống với gia đình em rất lâu rồi. Nó rất ngoan, em hi vọng nó lớn lên càng biết vâng lời chủ và trung thành hơn nữa. Chẳng thế mà ai cũng nói chó là con vật rất trung thành và tinh nghĩa”

        Hay với bài văn miêu tả hoa đào, có em kết bài: Em rất thích hoa đào, cứ Tết đến là nhà em lại mua một cành đào. Tôi gợi ý để em viết lại kết bài có hồn hơn: Như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân của miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu

Văn kể chuyện là :Tự sự hay kể chuyện là bất kỳ sự tường thuật nào để kết nối các sự kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc nói, hoặc một chuỗi hình ảnh. ... Tự sự cũng hoạt động như những thực thể sống qua những câu chuyện văn hóa, khi chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các kiểu văn ben trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

Cụ thể:

- Tự sự: trình bày sự việc

- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm

- Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc.

- Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ.

Câu chuyện :

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là "Câu chuyện bó đũa", ca ngợi về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

"Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai người rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Chỉ cần đoàn kết thì sẽ tạo thành một khối vững mạnh, vững bền ngược lại, chỉ cần lục đục và chia rẽ kết quả sẽ giống như bó đũa kia, từng chiếc, từng chiếc đều bị bẻ gãy.

17 tháng 8 2019

-Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.

Tính cách của nhân vật được thể hiện qua:

-  Hành động của nhân vật.

-  Lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

-  Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.

 Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:

-  Mở đầu (mở bài trực tiếp hay gián tiếp)

-  Diễn biến (thân bài)

-  Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc mở rộng). 

Văn tả cảnh, văn tả người

Điều ước của vua Mi-đát

Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

2 tháng 5 2016

\(\frac{X}{Y}=HUMAN\)hiha

2 tháng 5 2016

Đừng bận tâm câu trả lời đó của tớ! Chẳng qua là có một sự nhầm lẫn nhỏ nhoi ở đây!!!thanghoa

6 tháng 2 2018

văn hay trình bày sạch sẽ từ ngữ phong phú

6 tháng 2 2018

muoi mieu ta, truoc het ta phai quan sat, roi nhan xet, lien tuong, tuong tuong 

vi von, so sanh,...

de lam tang suc goi hinh,goi cam cho su dien dat

hoc tot nhe!

thong cam may k dau

câu 1:muốn miêu tả người tốt đầu tiên cần làm gì?câu 2:bố cục bài văn gồm mấy phần? nhiệm vụ của từng phần là gì?câu 3:có gì giống và khác nhau giữa tả người chân dung và tả người hoạt động?câu 4: cho đoạn văn sau: "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,...vâng vâng dạ dạ" Đoạn văn trên tả ai? đoạn văn được trích trong văn bản nào? người được tả có đặc điểm...
Đọc tiếp

câu 1:muốn miêu tả người tốt đầu tiên cần làm gì?

câu 2:bố cục bài văn gồm mấy phần? nhiệm vụ của từng phần là gì?

câu 3:có gì giống và khác nhau giữa tả người chân dung và tả người hoạt động?

câu 4: cho đoạn văn sau: "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,...vâng vâng dạ dạ" Đoạn văn trên tả ai? đoạn văn được trích trong văn bản nào? người được tả có đặc điểm gì nổi bật? đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

câu 5: cho 2 khổ thơ: 

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

...

Nhảy trên đường vàng (đầu)

2 khổ thơ trên trong văn bản nào? của ai? trong 2 khổ thơ đó hình ảnh Lượm được khác họa bằng nhũng chi tiết, hình ảnh nào? em có nhận xét gì về cách khắc họa nhân vật của tác giả?

câu 6: tả người thân của em

đây là đề cương tập làm văn số 6 lớp mình. giúp mình nha.

0
10 tháng 4 2019

. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6
ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó

còn lai bn tự lm nha