Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Cổng trường mở ra
Tác giả: Lý Lan
Thể loại: Văn bản nhật dụng viết theo thể kí.
Hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ) :được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000
Ngôi kể thứ nhất (xưng "mẹ"). Tác dụng: giúp những cảm xúc, suy tư của người mẹ được truyền tải một cách tự nhiên hơn, chân thật hơn và cảm động hơn.
Giá trị nội dung: Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của Nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.
Giá trị nghệ thuật:Lựa chọn hình thức tự bạch, như những dòng nhật kí tâm tình, thủ thỉ của mẹ đối với conNgôn ngữ giàu sức biểu cảm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc
https://vndoc.com/me-toi-hoan-canh-sang-tac-dan-y-phan-tich-tac-pham-163848
Bạn mở trên trang web này ấy.Viết rất ngắn gọn, đầy đủ.
1.Mở bài:
– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ. 2. Thân bài:
* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái. + Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.
3. Kết bài:
– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.
– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.
1.Mở bài:
– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.
2. Thân bài:
* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.
+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.
3. Kết bài:
– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.
– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.
Cuộc chia tay của những con búp bế là một truyện ngắn cảm động, đã được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển Rát-đa Bác-nen ( Radda Barnen) tổ chức năm 1992.
Các vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội được tác giả Khánh Hoài đặt ra trong truyện với thái độ phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm đã đẩy con cái vào hoàn cảnh bất hạnh và ca ngợi tình cảm trong sáng, vị tha của hai em bé ngây thơ. Đồng thời thể hiện nỗi đau xót, tủi hờn của những đứa trẻ chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh.
Búp bê vốn là đồ chơi của trẻ nhỏ, thường gợi lên sự ngộ nghĩnh, ngây thơ, vô tội. Hai anh em Thành -Thủy cũng trong sáng, hồn nhiên như thế, vậy mà buộc phải chia tay bởi cuộc li hôn của cha mẹ. Tên truyện đã gợi ra một tình huống bất thường, thu hút sự chú ý của người đọc và góp phần thể hiện mục đích của người viết.
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất (tôi), người kể là chú bé Thành. Ngôi kể này giúp tác giả thể hiện được suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật một cách chân thực và tinh tế, do vậy sức thuyết phục của truyện cao hơn.
Thành đã là một thiếu niên. Chú rất đau lòng khi bố mẹ li hôn, gia đình tan vỡ, khiến chú phải chia tay với đứa em gái yêu quý của mình! Từ trước đến nay, hai anh em vốn yêu thương, gắn bó với nhau thân thiết và Thành nhường nhịn, chiều chuộng em hết mực. Giờ đây, khi nghe mẹ từ trong màn nói vọng ra : Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi, thì trái tim chú quặn thắt bởi cảm nhận được nỗi đau đớn tột cùng của đứa em bé hồng: Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi – Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng khóc nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và cả hai cánh tay áo.
Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất xúc động. Nỗi khổ tâm của hai anh em đã kéo dài suốt chuỗi ngày cha mẹ sông không hòa thuận.
Cha mẹ li hôn. Thành ở với cha, bé Thủy ra đi theo mẹ. Nỗi đau chia cắt khiến Thành phải cắn chặt môi để kìm tiếng khóc nhưng nước mắt cứ tuôn trào. Người đọc dường như cũng rơi nước trước cảnh hai đứa trẻ, một đứa mất tình thương của mẹ, một đứa mất sự che chở của cha.
Thành sống nội tâm. Cậu cố giấu kín nỗi buồn trong lòng. Sáng nay, Thành rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, Thành quay lại và nhận thấy em đã theo ra từ lúc nào: Thành thương em vô cùng! Phải chia tay bố và anh trai, bé Thủy sẽ rất đau khổ. Để an ủi, Thành kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
Ngồi bên em gái, Thành buồn bã ngắm nhìn cảnh vật: Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran.
Chú bé thốt lên chua chát: Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.
Thiên nhiên vẫn đẹp, cuộc sống vẫn vui, trái ngược hẳn với hoàn cảnh đáng buồn hiện tại của Thành và Thủy. Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả đã làm nổi bật bi kịch trong cuộc đời của hai đứa trẻ. Tuy không nói gì về sự bất hòa giữa bố mẹ Thành nhưng tác giả vẫn giúp người đọc hiểu rõ nguyên nhân của nỗi bất hạnh này.
Trước lúc buộc phải chia tay, những kỉ niệm của tình anh em sống dậy trong tâm trí Thành:
Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:
– Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết, được đâu:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mủi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Tình anh em hồn nhiên, giản dị nhưng cảm động xiết bao! Thế mà giờ đây, hai anh em sắp sửa phải xa nhau. Thành khống muôn chấp nhận hiện thực phũ phàng ấy và cậu lạy trời đây chỉ là giấc mơ.
Ước nguyện của Thành – Thủy là hai anh em được sống bên nhau. Ước nguyện ấy thật bình thường, có gì là cao xa đâu mà không được? Nhưng biết làm sao bây giờ? Bố mẹ không thể tiếp tục chung sống. Hai anh em không dám oán trách vì quý bố và thương mẹ. Câu hỏi đầy băn khoăn, day dứt về sự phức tạp khó hiểu trong quan hệ của cha mẹ ẩn trong dòng nước mắt chứa chan của hai đứa trẻ tội nghiệp, đáng thương.
Mẹ ra lệnh đem chia đôi đồ chơi. Cái lệnh nghiệt ngã ấy làm cho hai trái tim non rớm máu. Thành nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thủy không lấy mà cũng cho anh hết. Mẹ giận dữ quát lên thì hai anh em đành phải đem chia số đồ chơi ít ỏi:
Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nức lên khe khẽ.
Thấy Thành lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì không còn kìm giữ được lòng mình nữa, bé Thủy trút bực tức vào anh trai: – Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!
Thủy không muốn hai con búp bê phải chia tay nhưng lại rất thương anh, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh. Mâu thuẫn ấy khiến cô bé bối rối, khó xử. Thành kể lại rằng:
Trước đây có thời kì tôi mê ngủ thấy ma, Thủy bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”.
Em buộc con dao vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học bài xong, Thủy lại “võ trang" cho con Vệ Sĩ và đem đặt trên đầu giường tôi. Buổi sáng em tháo dao ra, đặt nó về chỗ củ, cạnh con Em Nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chia chúng ra, Thủy không chịu đựng nổi.
Qua đoạn văn, tác giả gợi lên trong bạn đọc suy nghĩ là muôn giải quyết mâu thuẫn này, chỉ có cách là gia đình Thành – Thủy phải đoàn tụ.
Chiều nay, hai anh em phải chia tay mà giờ này bố vẫn chưa về. Thủy muốn chào bố trước khi đi. Chợt cô bé nảy ra ý định rủ anh đến trường để tạm biệt cô giáo và các bạn. Hình ảnh bé Thủy đứng trước lớp học, đôi mắt buồn bã đăm đăm nhìn ngôi trường, nhìn cô giáo và các bạn cứ ám ảnh mãi trong lòng người đọc:
Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B. Cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường từ cây bàng, tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên nền gạch, rồi bật lên khóc thút thít.
Trong đoạn văn có nhiều chi tiết cảm động: Cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển sổ và chiếc bút máy nắp vàng. Cô muôn Thủy giữ mãi hình ảnh ngôi trường và bạn bè cùng lớp. Cô động viên em sang trường mới cố gắng học tập. Nghe Thủy nói rằng em phải nghỉ học để ra chợ bán hoa quả kiếm sống, cô giáo tái mặt đi và nước mắt giàn giụa. Cả lớp cũng khóc, mỗi lúc một to hơn. Thủy phải chịu thiệt thòi quá lớn. Cô bé sẽ không được vui chơi, học tập như các bạn cùng trang lứa nữa.
Ra khỏi trường, Thành kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật. Thành kinh ngạc là phải vì cậu không hiểu nổi tại sao trong khi mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp mà riêng hai anh em lại phải chịu đựng sự mất mát quá lớn như thế này ?! Sự tương phản trớ trêu đó làm tăng thêm nỗi xót xa, cay đắng trong tâm trạng cậu.
Người đọc ứa nước mắt xót thương trước cuộc chia tay bất đắc dĩ của hãi anh em:
Cuộc chìa tay đột ngột quá. Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Thủy lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào:
— Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé ! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé ! Xa mày, con Em. Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…
Em khóc nức lên và chạy lại nắm tay tội dặn dò:
– Anh ơi ! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé…
Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:
– Đi thôi con !
Qua màn nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
– Em để nó ở lại – giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa ? Anh hứa đi!
– Anh hứa !
Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.
Đây là đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật hay nhất của truyện. Giọng văn đầy cảm xúc, diễn tả được nỗi đau đớn tột cùng của hai tâm hồn trẻ dại.
Mặc dù thương búp bê, không muốn chúng phải xa nhau nhưng bé Thủy vẫn thương anh hơn. Cuối cùng, cô bé để con Em Nhỏ ở lại bên cạnh con Vệ Sĩ và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. Những suy nghĩ và hành động của Thủy gợi lên trong lòng người đọc mối thương cảm sâu xa. Chúng ta thương cô bé có trái tim nhân hậu, giàu lòng vị tha. Chi tiết này cho thấy sự chia tay của hai anh em là vô cùng đau đớn. Liệu các bậc cha mẹ có thấu hiểu nỗi đau khổ của những đứa con?!
Cảnh khuya-Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ này,một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí tôi,nhưng hình ảnh của một vị Cha già kính yêu,luôn lo cho "con",luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng qua đó cũng giúp ta hiểu hơn về con người của Bác.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng,ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối
quê hương....Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác(Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung,ứng dụng,lạc quan hơn.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh,huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ,rọi sắc xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá,cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau,trăng đan vào cây cổ thụ,trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa,lúc ẩn lại hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng,trong trẻo hơn dưới ánh trăng khuya. Một phong cảnh hữu tình thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn của Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền... Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác,giúp tâm hồn Bác thanh thản,quên đi những khó khăn,vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go,quyết liệt.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng của Bác Hồ không ngủ được. Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà? Theo tôi là cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh,tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. Chính là vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Để ngày mai mọi người được sống tự do,hạnh phúc,thỏa sức ngắm trăng,để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi....Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. Qua đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hy sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã được hòa bình,tự do. Chúng ta có thể tự do thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng và bài thơ "Cảnh khuya" sẽ luôn mang theo hình ảnh của Bác đang thanh thản mỉm cười dưới ánh trăng."Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."