K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2016

1- Cơ thể có thể hít vào thở ra do:

- Tính chất đàn hồi của phổi, thành ngực và hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp => thể tích phổi tăng hoặc giảm tạo nên các động tác thở ra và hít vào:

  • Khi thể tích phổi tăng dẫn đến áp suất giảm, vì vậy không khí từ ngoài sẽ tràn vào phổi gây nên động tác hít vào
  • Khi thể tích phổi giảm dẫn đến áp suất tăng vì vậy không khí từ trong phổi sẽ tràn ra ngoài gây nên động tác thở ra.

2- Nguyên nhân xảy ra sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là do cơ chế khuếch tán các khí từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:

  • Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang giàu ôxi, nghèo cacbonic. Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic, nghèo ôxi. Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang.
  • Sự trao đổi khí ở tế bào: Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn xảy ra quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic lại cao hơn trong máu. Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và cacbonnic từ tế bào khuếch tán vào máu.

3- Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào?

- Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, khi lượng cacbonnic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dung oxi và sản sinh ra cacbonic => Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài ở phổi. Ngược lại nhờ sự trao đổi khí ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải cacbonic từ tế bào ra ngoài. Vậy trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào.

9 tháng 11 2016

Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic , khi lượng cacbonic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dụng oxi và sản sinh ra cacbonic. Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi.

8 tháng 4 2019
* Gọi V khí lưu thông là X ml ; == > V khí hit vào thường là : 7X ml
A) V khí thở ra gắng sức = V hit vào sâu - V dung tích sống.
Thay vào ta có: V (thở ra gắng sức) = 5200 - 3800 = 1400 ml
B) Ta biết : V hit vào thường = V lưu thông + V thở ra thường ( 1 )
Mà ta lại có : V thở ra thường = V thở ra sâu + V dự trữ = 1400 + 1600 = 3000 ml
Thay vào (1) ta có : 7X = X + 3000
== > 6 X = 3000 ml . Vậy : X = 500 ml
* Vậy : V khí hit vào thường là : 7 x 500 = 3500 ml
Đáp số : A- V (thở ra gắng sức) = 1400 ml
B - V hit vào thường = 3500 ml
12 tháng 1

Thể tích khí trong phổi sau khi thở gắng sức là


V thở sâu=V hít sâu - V dung tích sống=5200-3800=1400(ml)


Gọi X là thể tích khí lưu thông


Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra bình thường là


 V thở bình thường=V thở sâu+V dự trự=1400+1600=3000(ml)


Thể tích khí lưu thông là


V lưu thông=V hít bình thường-V thở ra bình thường


⇔x=7x-3000


⇔6x=3000


⇔x=500(ml)


Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường


7x=7.500=3500(ml)

29 tháng 12 2021

giúp mình với ạ

 

8 tháng 4 2021

a.

V khí lưu thông = V (hít vào thường) - V (khí có trong phổi sau thở ra thường) = 2600 - 1100 = 1500ml

b.

V lưu thông : V khí dự trữ : V khí bổ sung = 2 : 3 : 8 

-> V khí dự trữ = 2250ml, V khí bổ sung = 6000ml

V (khí có trong phổi khi hit vào sâu)  = V khí bổ sung + V ( khí có khi hít vào thường) = 6000 + 2600 = 8600 ml

Dung tích sống = V(khí trong phổi khi hít vào sâu) - V( khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức) = 8600 - 1100 = 7500 ml

c.

Dung tích phổi = dung tích sống + V khí thở gắng sức = 7500 + 1100 = 8600ml

25 tháng 10 2021

a

3 tháng 1 2022

Hô hấp là quá trình không ngừng ………cung cấp oxy…….cho các tế bào cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. Quá trình hô hấp gồm sự thở, ……Trao đổi khí ở phổi………và trao đổi khí ở tế bào. Hệ hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí và ……hai lá phổi…….. Đường dẫn khí có chức năng:……dẫn khí vào……..và ra, làm ẩm và làm ấm ………không khí đi vào………và bảo vệ phổi, phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.