Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Phạm Tiến Duật (1941- 2007)
- Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Năm 1964, ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
+ Tuy vậy ông không tiếp tục với nghề mình đã chọn mà quyết định lên đường nhập ngũ, đó cũng là nơi ông sáng tác ra rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng.
+ Năm 1970, ông đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, ngay sau đó Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam
+ Chiến tranh kết thúc, ông trở về làm tại ban Văn Nghệ, Hội nhà văn Việt Nam và là Phó trưởng Ban Đối ngoại Nhà văn Việt Nam. Đó quả là một thành tích đáng tự hào.
+ Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
+ 19-11-2007 , ông được chủ tịch nước Nghuyễn Minh Triết trao tặng Huân chương lao động hạng nhì
+ Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ thuật
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Vầng trăng quầng lửa”, “Nhóm lửa”, “Tiếng bom và tiếng chuông chùa”…
- Phong cách sáng tác : thơ của Phạm Tiến Duật được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng: giọng điệu rất sôi nổi của tuổi trẻ vừa có cả sự ngang tàn tinh nghịch nhưng lại vô cùng sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát, tiêu biểu là bài “ Trường sơn Đông Trường Sơn Tây”
II. Đôi nét về tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
2. Bố cục
- Đoạn 1 (Khổ 1+2): Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe không kính
- Đoạn 2 (Khổ 3+4): Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính
- Đoạn 3 (Khổ 5+6): Tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết của người lính lái xe
- Đoạn 4 (Khổ 7): Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam
3. Giá trị nội dung
Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
4. Giá trị nghệ thuật
Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ một cách tự nhiên. Đặc biệt nhất là có chất liệu hiện thực vô cùng sinh động của chiến trường, những hình ảnh sáng tạo rất đời thường. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ, ngang tàn và khỏe khoắn
1.Tác giả: Phạm Tiến Duật(1941-2007)-là nhà thơ trưởng thành thời kì kháng chiến chống mĩ cứu nước
-Sáng tác tập trung vào thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chiến chống mĩ
-Phong cách thơ trẻ trung, sôi nổi,hóm hỉnh,hồn nhiên,dí dỏm
2.Tác phẩm:
-Sáng tác năm 1969in trong tập"Vầng trăng quầng lửa"
3.Nghệ thuật:
- Lựa chọn chi tiết độc đáo có tính chất phát hiện
-Tạo nhịp điệu linh hoạt,thể hiện tinh thần lạc quan,tinh nghịch
4.Nội dung:Ca ngợi những người chiến sĩ lái xe hiên ngang,dũng cảm ,hi sinh tất cả vì miền nam kháng chiến
-Sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn
1. Tác giả
- Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biêu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Bài thơ viết năm 1969, được trích từ tập thơ "Vầng trăng quầng lửa".
- Đề tài cảm hứng: Hình ảnh những chiếc xe không kính và hình ảnh người lính lái những chiếc xe đó.
- Nghệ thuật: + Giọng điệu thơ ngang tàng, hóm hỉnh.
+ Điệp lại các cấu trúc "ừ thì", "chưa cần"
+ Các hình ảnh, biện pháp tu từ rất đặc sắc như ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ...
+ Nghệ thuật đối lập
- Nội dung: bài thoe đã khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, qua đó tác giả đã làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
C
(Hoàn cảnh sáng tác của "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là:
- Năm 1969
- Thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra rất ác liệt trên con đường Trường Sơn
- Được đưa vào tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" của tác giả và đạt giải Nhất báo "Văn nghệ")
- Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”.
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được sáng tác trong hoàn cảnh sau:
- Năm 1969
- Thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra rất ác liệt trên con đường Trường Sơn
- Được đưa vào tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" của tác giả và đạt giải Nhất báo "Văn nghệ"
- Tác giả: Ra- bin- đra- nát Ta- go.
- Một vài nét về tác giả:
● Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương)
● Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc.
● Tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh
● Sự nghiệp sáng tác:
+ Ta- go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội
+ Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”
+ Vào năm 1913, ông trở thành người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”
+ Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và nhiều bút kí, luận văn…
+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…
+ Phong cách sáng tác: Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.
- Tác giả: Hữu Thỉnh.
- Một vài nét về tác giả:
• Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội.
• Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng.
• Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê Việt Nam dân dã, mộc mạc tinh tế và giàu rung cảm.
Bài soạn ngắn!
1. đôi nét về tác giả
- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ.
2. Sự nghiệp sáng tác
- Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc.
- Phạm Tiến Duật được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ” và “ngọn lửa đèn” của 1 thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của cả một sư đoàn”
3. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC:Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mỹ, được in trong tập Vầng trăng quầng lửa. Vậy hoàn cảnh sáng tác của Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra sao?
4.
Bố cục chia làm:(3 phần)
- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính.
- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính.
- Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.