K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2017

Nhắc đến Lạng Sơn, tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Tổ quốc chắc nhiều bạn sẽ nghĩ tới ngay địa danh Mẫu Sơn, nơi thường xuất hiện băng tuyết trong một vài năm trở lại đây và đã thu hút được rất nhiều khách du lịch. Tuy nhiên mảnh đất này còn có nhiều vô cùng những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử khác mà chắc nhiều bạn chưa từng biết. Cùng Phượt đã giúp các bạn tổng hợp các địa danh du lịch ở Lạng Sơn để các bạn sắp xếp vào trong hành trình du lịch của mình nhé!

Hang động chùa Tiên và Giếng Tiên: Cách cầu Kỳ cùng khoảng nửa cây số, trên đường đi Mai Pha, có núi đá hình voi nhô lên giữa cánh đồng. Đó là núi đại tượng, nơi đây có động Chùa Tiên, là một trong bát cảnh mà Ngô Thì Sĩ đã ghi nhận. Động Chùa Tiên Nằm ngang chừng núi, lối lên có 64 bậc, cửa phụ quay về hướng đông, có cửa thông hiên, có đường xuống hồ thu thuỷ.

Chùa Tiên có tên chữ Song Tiên tự, do dân làng Phai Luông lập thời vua Lê Thánh Tông trên núi Đại Tượng cạnh giếng Tiên. Sau này chùa bị hư, người ta mới chuyển vào động núi Đại Tượng như hiện nay.

Chùa Tiên phối thờ Phật, Mẫu và Đức Thánh Trần, có bố cục kiểu “tiền Phật hậu Thánh” gồm cung tam bảo thờ Phật phía ngoài và cung thờ Mẫu, Đức Thánh Trần ở phía trong. Nơi đây còn lưu giữ một hệ thống văn bia phong phú của các văn nhân, thi sĩ, trong đó có bài “Trấn doanh bát cảnh” do Ngô Thì Sỹ cảm tác ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên xứ Lạng. Hàng năm chùa Tiên mở hội ngày 18 tháng Giêng âm lịch, cùng với chùa Nhị Thanh – Tam Giáo (15 – 17 tháng Giêng âm lịch) và Tam Thanh (15 tháng Giêng âm lịch) tạo nên một dịp trẩy hội đông vui.

Đằng sau núi Voi – Chùa tiên ở lưng chừng núi trên mặt bằng đá rộng đó là Giếng tiên, miệng giếng rộng 20cm có mạch nước quý chảy quanh năm.

Đền Kỳ Cùng nằm ở phường Vĩnh Trại, bên phía bờ bắc sông Kỳ Cùng. Đền được coi là nơi linh thiêng, vốn là nơi thờ thần Giao Long (thần sông nước) với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hòa.

Lịch sử của Đền còn gắn với truyện kể về quan lớn Tuần Tranh, được triều đình nhà Trần cử lên trấn thủ Lạng Sơn, trong thời gian ở tại Lạng Sơn, ông chỉ huy đánh giặc bị thua, quân lính thiệt mạng rất nhiều, ông lại bị vu cáo vào tội dâm ô, đành nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự tử để chứng minh sự trong sạch. Do tấm lòng trong sạch, ông được thần linh hóa thành đôi rắn (ông Cộc – ông Dài) làm vị thần sông ngự tại đền Kỳ Cùng. Về sau, nỗi oan khuất của ông được một vị tướng nhà Lê là Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài (được thờ tại đền Tả Phủ) chứng minh, hóa giải. Vì vậy mới có tục lệ vào ngày lễ hội đền Kỳ Cùng (cũng từ ngày 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch giống như đền Tả Phủ), phải có lễ rước kiệu ông lớn Tuần Tranh lên đền Tả Phủ để tạ ơn và hầu chuyện Thân Công Tài. Điều này giải thích cho sự liên quan mật thiết của hai lễ hội đền Kỳ Cùng – T Phủ.

Trong đền có bến đá Kỳ Cùng là một trong tám cảnh đẹp của Lạng Sơn được ghi trong “Trấn doanh bát cảnh” xưa Ngô Thì Sỹ gọi với cái tên Kỳ Cùng thạch độ. Sở dĩ như vậy là vì theo sử sách chép lại, ngày xưa bất cứ cuộc hành quân hay cuộc hành trình nào của các sứ giả qua lại Trung Quốc cũng đều phải qua nơi nay. Thuyền bè san sát, hai bờ sông lúc nào cũng tấp nập đông đúc vì dân chúng hoặc quan quân hội tụ. Khúc sông Kỳ Cùng ở đoạn này có nhiều tảng đá chắn ngay giữa dòng sông, đá lô nhô trên mặt nước, sóng vỗ vào đá theo mực nước sông, lúc lên lúc xuống tạo thành những lớp sóng tung bọt trắng xóa, trào khắp một dải tràng giang, trông rất ngoạn mục. Tương truyền các sứ thần của Việt Nam mỗi lần đi sứ sang Trung Quốc đều dừng chân tại bến đá, sửa soạn lễ vật lên thắp hương tại đền Kỳ Cùng, cầu cho chuyến đi được bình an, công thành danh toại.

Ngày nay Cầu Kỳ Cùng được xây ở ngay cạnh bến đá, nối hai bờ Bắc và Nam sông Kỳ Cùng, chia Thành phố Lạng Sơn thành hai khu vực, bên bờ Bắc là nơi sinh hoạt, kinh doanh buôn bán của nhân dân thành phố Lạng Sơn, bên bờ nam là khu vực tập trung các cơ quan hành chính của Lạng Sơn.

Thành Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam đo Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê – Trịnh.

Dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, tuy được gia cố, trùng tu, nhưng vẫn giữ được dấu vết hoang phế điêu tàn, để khi đứng trong bóng tịch dương nhìn ngắm phong cảnh có một chút bâng khuâng nghĩ về lối xưa xe ngựa.

Đoạn đường từ chân đồi lên cổng thành giờ là nhiều bậc cấp thẳng tắp, ngước trông cổng thành như xa hun hút, nhỏ bé lại. Lên đến nơi thấy khung cảnh thật thoáng đãng. Đứng bên trong nhìn ra càng nhận rõ thế đắc địa của cuộc đất, trước mặt là thung lũng ruộng lúa, rồi đến làng xóm sầm uất, tiếp đến là núi, quần sơn nối tiếp trùng trùng điệp điệp.

Những đoạn thành đứt quãng không đều nhau, cao thấp không bằng nhau, mặt đá phủ rêu màu đen pha một chút xám. Đất bên dưới thì màu đỏ sậm lẫn một ít sạn sỏi nhỏ.

25 tháng 10 2017

câu 1. Lập dàn bài tả cánh đồng lúa chín
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh cánh đồng lúa chín? –thời gian miêu tả...).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cánh đồng (có thể là màu sắc của cánh đồng, mây, nước, đất, đường....).
b. Tả chi tiết:
- Cánh đồng bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi , cánh đồng thì thầm ca hát như kể chuyện về mình.
- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
3. Kết luận:
- Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín đã tả.
• Lưu ý quan trọng:
Các em có thể tả cảnh đẹp quê hương quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên. Sau đây là bài tham khảo của một học sinh Hoàng Văn An lớp 5A1 Trường Tiểu học Kiền Bái - Thủy Nguyên - Hải Phòng.
B. Bài làm tham khảo tả cánh đồng lúa chín
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Quê hương em có biết bao nhiêu cảnh đẹp. Mỗi chiều đi học về em lại được đắm mình trong cảnh đẹp cánh đồng lúa quê em.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

25 tháng 10 2017

câu 2: bài làm

Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.

Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.

Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?

Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.

Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy

Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.

kham khảo nhé bn haha

28 tháng 8 2016

Đền Gióng còn gọi là đền Sóc thờ Thánh Gióng, tức Phù Đổng Thiên Vương được dựng trên núi Vệ Linh, Sóc Sơn, xưa thuộc địa phận hương Bình Lỗ, nay thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn – ngoại thành Hà Nội. Phía bắc đền Gióng là các xã Nam Sơn, Hồng Kỳ. Phía nam là xã Tiên Dược và huyện lỵ Sóc Sơn. Phía tây có sân bay quốc tế Nội Bài. Phía đông giáp xã Tân Minh và quốc lộ số 3.

Tục truyền núi Sóc Sơn là cái rốn tích tụ lại mọi linh khí của hệ thống núi Tam Đảo. Hệ Tam Đảo có khoảng 99 ngọn núi, xếp thành 3 đỉnh lớn nổi lên như 3 hòn đảo nên được gọi là núi Tam Đảo. Đỉnh giữa của núi Tam Đảo là đỉnh Thạch Bàn cao 1388 m, bên trên có tảng đá Chợ Tiên, bên dưới có các thác chảy thành Thác Bạc quanh co. Còn hai đỉnh nữa là đỉnh Phù Nghĩa và đỉnh Thiên Thị cũng đều cao xấp xỉ 1400 m. Núi Tam đảo có chỗ cao tận mây trời, rồi chạy dài như bức tường thành theo hướng tây bắc – đông nam, đến cuối dãy thì hạ thấp xuống còn khoảng 600 m chỗ Đèo Nhe và hạ thấp 300 m chỗ Kẽm Dõm rồi lặn dần và hoà vào đồng bằng vùng huyện Sóc Sơn.

 

 
Căn cứ vào tấm bia đá ghi sự tích ở đền thì sau khi đánh thắng giặc Ân, vua Hùng sai dựng đền thờ để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng. Vua phong sắc ghi hiệu thần là Đổng Thiên Vương. Ngôi đền được dựng vào nơi có vết chân ngựa sắt, tức là ngôi đền Thượng ngày nay. Cũng theo văn bia, Đền Thượng là ngôi đền thờ Thánh Gióng đầu tiên, dựng trên ngọn núi Ninh Sóc thuộc sơn phận làng Vệ Linh. Tiếp đó dân lại dựng thêm ngôi đền nữa gọi là đền Mã, đó là nơi xưa có cây đa tục truyền Thánh Gióng đã cởi áo sắt khoác vào đó. Ngôi đền này đến nay đã bị giặc phá mất tích.

 

Đến thế kỷ 10 có vị cao tăng là Ngô Chân Lưu được nhân dân cả nước biết tiếng, lại được vua Lê Đại Hành coi như tâm phúc. Sư quê ở làng Cát Lị, quận Thường Lạc, tức làng Hương Gia, thuộc tổng Ninh Bắc, huyện Kim Anh thời Nguyễn. Sư hành đạo ở chùa Khai Quốc, mỗi lần về quê Cát Lị thường sang làng Vệ Linh thăm bạn, ngoạn cảnh muốn dựng am thờ Phật trên núi Sóc. Theo ý sư, dân làng đã tạc tượng thần, sửa sang lại ngôi đền chính là đền Thượng. Bên cạnh đền lại dựng chùa Đại Bi và am cho Khuông Việt trụ trì. Có lẽ đây là lần trùng tu đầu tiên ngôi đền Thượng thờ Thánh Gióng. Đến năm Canh Thìn (980) trong cuộc kháng chiến chống Tống, để cô kết thêm lòng dân vua Lê Đại Hành đã sai Khuông Việt thiền sư tới núi Vệ Linh cầu đảo Thánh Gióng giúp vua đánh giặc. Sau khi thắng trận trở về vua Lê có ghé thăm dân làng, đổi tên làng Vệ Linh làm hương Bình Lỗ, tế tạ thần và phong thêm hiệu thần là Sóc Sơn Đổng Thiên Vương, Đà Giang hiển thánh, phù thánh giá đại vương, thượng đẳng sơn thần. (Nghĩa là: Ông Đổng Thiên Vương là thần thiêng ở núi Sóc, đã có phép thánh hiện hình lên ở Đà Giang Dịch giúp xa giá vua Lê đốc thúc quân sĩ đánh giặc, được phong thêm tước hiệu đại vương, bậc thượng đẳng thần). Như vậy duệ hiệu Thánh Gióng đến thời Lê Đại Hành đã được gia phong thêm nhiều mỹ tự, dài tới 18 chữ. Bởi vậy trên trán pho tượng đồng phải viết tắt ba chữ Thánh – Thần – Vương cho vừa khung trán và dễ làm khuôn đúc.

Đến thời vua Lý Nhân Tông, thần lại giúp thắng Tống lần thứ hai. Vua Lý gia phong thêm 2 chữ Xung Thiên và duệ hiệu thần có đến 20 chữ.

Theo tài liệu địa phương và lời kể của các cụ già thì đền đã được trùng tu qua mười ba lần, các lần trùng tu lớn nhất, quy mô nhất, khang trang nhất là lần trùng tu năm Canh Thân (1920), năm Thân Dậu (1921) và năm 1992. Cũng từ đợt trùng tu này đền mới có thêm công trình Nhà bia cứa khối văn bia tám mặt. Nhà hành lễ và tiếp khách từ xưa đã có nhưng sơ sài thì nay đã khang trang hơn.

QUANG CẢNH ĐỀN SÓC

Trên đỉnh Sóc Sơn có vết chân to của ông Đùng, giẫm lõm đá, sâu hơn tấc, có dấu vết chân ngựa sắt của Thánh Gióng khi ngài cởi áo giáp sắt để bay lên Trời. Huyền tích, di tích vẫn còn. Đền miếu đã bao lần tu tạo, đến nay vẫn quanh năm hương khói.

Trước đền có núi Độc Tôn, núi Đại Thính, núi Hòn Ngọc và có các con suối, các cụ thường gọi là Suối Xe. Bên phải đền có núi Vây Rồng, bên trái đền có núi Đá Đen. Phía sau đền là núi Thanh Lãm.

Khu di tích đền miếu Sóc Sơn gồm có 6 công trình kiến tạo, mỗi công trình có một giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật riêng biệt. Đó là: Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Trình (Đền Hạ), Chùa Đại Bi, Chùa Non và khu nhà bia (nơi có lăng bia đá 8 mặt). Quần thể di tích này trải từ chân núi lên đỉnh núi Vệ Linh, nằm trong địa bàn thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trước khi lên thăm các di tích trên ngọn núi này, du khách hãy ghé thăm các di tích nằm ở khu vực chân núi gồm : đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng được bố trí rất gần nhau. Tâm điểm của tập hợp các di tích này là đền Thượng – nơi thờ Đức Thánh Gióng với quy mô đồ sộ, kiến trúc theo kiểu chuôi vồ, bên ngoài ngôi đền gồm năm gian hai trái, bên trong là hậu cung. Cách bài trí trong đền, cách sắp xếp đồ thờ, khí tự … tạo ra sự linh thiêng của nơi thờ cúng thần linh. Ngôi đền có cách bài trí sắp xếp mang đậm dấu ấn văn hóa Việt.

Di tích đền Thượng có nhiều tình tiết phức tạp và có niên đại xưa nhất. Theo tục truyền nơi đó vào buổi bình minh của lịch sử người Việt cổ đã tôn thờ một tảng đá có vết chân người cực to gọi là ông Đùng. Trong tiếng Việt cổ thì Đùng là to, là lớn. Từ hòn đá thời ban đầu xuất hiện một ngôi miếu nhỏ, rồi đến lớn. Đó là quá trình Thánh Gióng với sự tích phá giặc Ân kỳ vỹ được đồng nhất với ông Đùng có sức bạt núi, lấp sông, dẹp tắt bão, ngăn sóng biển.

Đền Hạ thờ sơn thần thổ địa (các vị thần cai quản núi Sóc). Bên phải đền lùi về phía sau, trên lưng chừng núi có tấm bia 8 mặt kể chuyện Thánh Gióng có niên đại Dương Đức thứ nhất (1672).

Đền Mẫu thờ bà mẹ sinh ra Thánh Gióng. Còn một ngôi chùa có tên là Đại Bi, vị thiền sư nổi tiếng đời Đinh – Lê là Khuông Việt đã tu tại đây. Đền Mẫu và chùa Đại Bi mới được tu sửa lại năm 1999.

Rời đền Thượng và các di tích ở phía dưới chân núi, những bậc thang phủ đầy rêu phong sẽ đưa chân du khách lên đến chùa Non Nước (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền Tự) nằm ở độ cao hơn 110m so với chân núi. Ở độ cao ấy không gian của chùa trở nên khoáng đạt xua tan đi biết bao mệt mỏi sau một quãng đường leo núi. Du khách như muốn hít căng tràn lồng ngực bầu không khí trong lành, tinh khiết ấy, đắm mình vào tiếng chuông chùa ngân vang, trầm lắng và cái hư ảo, huyền thoại của không gian đầy khói sương. Ngôi chùa này còn là nơi toạ lạc của pho tượng Phật tổ Như Laibằng đồng đúc liền khối lớn nhất tại Việt Nam. Tượng nặng 30 tấn, cao 6,50m. Nếu tính cả chân bệ đá thì chiều cao lên đến hơn 8 m được khởi công từ ngày Mồng 8 tháng Tư năm Tân Tỵ (2001) để đến ngày Mồng 8 tháng Tám năm Nhâm Ngọ được rước từ cơ sở đúc đồng huyện Ý Yên – Nam Định về Sóc Sơn, an tọa tại chùa Non Nước. Tượng đúc đồng liền khối nặng hàng chục tấn đòi hỏi kỹ thuật rất cao.

Rời chùa Non Nước, du khách tiếp tục leo lên những bậc đá để lên tận đỉnh của ngọn núi Vệ Linh cao chót vót là dấu tích nơi Thánh Gióng ngồi nghỉ, cởi áo giáp sắt, ngắm nhìn non sông đất nước lần cuối rồi từ từ bay về trời. Bài ca Hội Gióng có câu:

Nhớ xưa thứ sáu đời Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Gươm thần, ngựa sắt ra oai trận liền
Giặc Ân khi đã dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ bước thần tiên lên trời.

Đứng ở đây du khách sẽ cảm nhận được hết vẻ đẹp về hình thế địa lý, vẻ đẹp thiên nhiên của ngọn núi có rất nhiều thông và cây cổ thụ trong khu vực thắng cảnh. Đây cũng chính là nơi đặt tượng đài Thánh Gióng với tư thế Thánh Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời. Tượng cao 9,9m, rộng 13,5m trọng lượng hơn 60 tấn, được đúc bằng đồng mô tả hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt về trời từ trên đỉnh núi. Giáo hội Phật giáo Việt nam tổ chức làm lễ khánh thành tượng đài vào tháng 10 năm 2010 đúng dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đứng ở đây nhìn ra xa ngút tầm mắt là một khoảng không gian bao la với bát ngát ruộng đồng, rừng cây xanh mướt. Và quan trọng hơn là du khách đã vượt qua một quãng đường leo núi thật là dài và gian nan để được hiểu thêm, cảm nhận sâu hơn về truyền thống hào hùng của dân tộc.

Trên đường xuống núi du khách có thể dừng chân ghé thăm Học viện Phật giáo Việt Nam với các khu quảng trường, tượng đài, đại giảng đường, thư viện, bảo tàng, câu lạc bộ, ký túc xá, sân vận động… Du khách có thể dừng chân vào thăm Thiền viện, xin gặp các vị Thiền sư, Hòa thượng thỉnh giáo triết lý của đạo Phật mà tỏ ngộ, giải thoát được những vướng bận của đời thường.

Trong các công trình có tại đền miếu Sóc Sơn có nhiều tài liệu ghi bằng chữ Hán quý giá. Ví dụ ở đền còn văn bia và câu đối ca ngợi thần đã giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng giặc Tống. Hoặc ở đền Thượng có câu đối của Đại thi hào Nguyễn Du như sau:

Thiên giáng Thánh nhân bình Bắc lỗ
Địa lưu thần tích trấn Nam bang

Tạm dịch:

Trời sinh người Thánh trừ giặc Bắc
Đất giữ chuyện Thần trấn nước Nam.

Hay câu đối của Cao Bá Quát:

Phá tan đãn hiền tam tuế vãn
Đằng không do hận cửu thiên đê

Nghĩa là:

Đánh giặc lên ba hiềm đã muộn
Lên mây tầng chín giận chưa cao.

Khu di tích đền Sóc được nhà nước xếp hạng khu di tích lịch sử văn hoá vào năm 1962, được xây dựng từ thời Tiền Lê (năm 980), đến nay đã trải qua 13 lần trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên được kiểu dáng kiến trúc, quy mô và vị trí của các công trình. Trong thế kỷ XX, mặc dù đã phải trải qua hai cuộc đấu tranh chống ngoại xâm ác liệt nhưng hầu như các di tích trong khu vực không bi ảnh hưởng. Khu di tích lịch sử đền Sóc vẫn giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa vô giá, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam, được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa cấp quốc gia. Hiện nay do sự phân cấp quản lý, tu tạo khá cụ thể và hiệu quả, quần thể di tích thực sự là một điểm đến đầy hấp dẫn đối với du khách xa gần khi đến thăm nơi ra đời những huyền thoại tuyệt đẹp về con người Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

cảm ơn bạn chân thànhhiuhiu

25 tháng 10 2016

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp.Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp.Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa.Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

Chúc bn hok tốt!

25 tháng 10 2016

Bình minh, dù ở bất kỳ nơi đâu cũng luôn mang lại thật nhiều cảm xúc.Bầu không khí trong lành và những tia nắng ban mai dịu dàng đem đến cho mỗi người nguồn năng lượng ngập tràn sức sống mới.Từ phía xa ngoài khơi, khoảng trời ngay sát đường chân trời, nơi giao nhau giữa mặt biển và bầu trời chợt sáng bừng lên bởi một vùng sáng vàng sắc đỏ, thứ ánh sáng dịu ấm ấy viền lên những đám mây tạo nên những mảng sáng nhỏ hơi chói và lấp lánh, nó từ từ nhuộm dần cả đám mây, từ trên mặt biển vầng hào quang nhô lên mạnh mẽ và rồi Mặt Trời lên! Một vầng vòng cung nhỏ đỏ rực chợt nhô lên khỏi mặt biển, mặt trời lên thật nhanh thoáng một cái cả nửa khối cầu mầu đỏ sắc vàng sáng đã nằm trên mặt biển, một nửa kia hắt trên mặt nước lao xao, lung linh, nhấp nhô theo từng con sóng, khi ba phần tư quả cầu đỏ rực ấy nhô lên khỏi mặt biển cũng là lúc ta cảm thấy khối cầu ấy như muốn bứt lên khỏi một biển nham thạch đang cháy đỏ, cái một phần tư còn lại ấy cứ uốn éo, vặn vẹo, lô xô, nhấp nhô theo nhịp dao động của những con sóng nơi chân trời, nó gây cho ta cảm giác khối cầu ấy như là một thứ chất lỏng tinh khiết, nguyên sơ mà ta có thể luồn bàn tay của mình đỡ lấy nó để rồi từng dòng chất lỏng màu đỏ lung linh ấy chảy tràn xuống dưới mặt biển qua những từng kẽ ngón tay của mình. Cuối cùng thì Mặt Trời cũng bứt mình nhô lên khỏi mặt biển.Bầu trời sáng bừng lên và trên mặt biển những con sóng lao xao phản chiếu ánh sáng mặt trời, khoảng không gian thật rộng và bao la dường như vô tận hiện ra trước mắt mọi người...

24 tháng 4 2022

Tham khảo:

Hồ Gươm nằm ở giữa trung tâm của thủ đô Hà Nội. Hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Đó là một hồ nước lớn, sâu. Nước hồ lúc nào cũng trong xanh, phẳng lặng. Ngày ngày, bầu trời xanh in bóng mình xuống dưới mặt nước. Nhắc tới Hồ Gươm, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến truyền thuyết Hồ Gươm. Tại nơi đây, Rùa vàng đã nhận lại thanh kiếm mà trước đó đã cho vua Lê Lợi mượn để đánh giặc. Cũng vì truyền thuyết này mà cái tên Hồ Gươm được ra đời. Ở bên xung quanh hồ có trồng rất nhiều cây xanh như cây liễu, cây phượng. Cảnh cây rủ xuống mặt nước như người thiếu nữ đang làm duyên.

Ở Hồ Gươm còn có những địa danh nổi tiếng như đài Nghiên, tháp Rùa, đền ngọc Sơn, cầu Thê Húc,… Cầu Thê Húc chính là một trong những nét đặc trưng của Hồ Gươm. Cầu có màu đỏ nổi bật trên nền nước xanh. Cầu được uốn cong giúp cho du khách có thể đi tới đền Ngọc Sơn một cách dễ dàng. Phía trước cổng đền có một cây đa cổ thụ ngày ngày tỏa bóng mát. Ở giữa hồ còn có tháp Rùa, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Vì đã xuất hiện ở đó từ rất lâu nên trên những bức tường trắng của tháp có những đám rong rêu phủ kín. Chính chúng đã giúp cho tháp Rùa thêm phần cổ kính.

Con đường bao quanh Hồ Gươm giờ đã thành phố đi bộ. Mỗi dịp cuối tuần, người dân lại nô nức tới đây dạo bộ, ngắm cảnh. Các anh chị lớn tạo thành các nhóm hát, nhóm nhảy làm cho không khí ở Hồ Gươm thêm phần sôi động.

Hồ Gươm giờ đây in đậm dấu ấn của lịch sử nhưng cũng mang hơi thở hiện đại. Đối với người dân thủ đô Hà Nội nói riêng và người dân của nước Việt Nam nói chung, Hồ Gươm mãi mãi là một danh lam thắng cảnh lịch sử độc đáo mà bất cứ ai cũng muốn đặt chân tới dù chỉ một lần.

27 tháng 1 2021

Where???

7 tháng 3 2017

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di tich lịch sử, một danh lam thắng cảnh nồi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh cùa đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên- ngọc giữa lòng Thú đô Hà Nội. Được tận mat nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vững và liễu rù thi chạy quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thich nhất là hỉnh ảnh những cây lộc vừng trồ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu dỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mồi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Em rất yêu quý Hồ Gươm. Hồ Gươm là một trong số những hồ đẹp nhất Hà Nội. Em sẽ cùng mọi người giữ gìn, không xả rác bừa bãi ra hồ để hồ luôn sạch đẹp, trong xanh hơn. Em mong rằng du khách nước ngoài khi đặt chân tới Thủ đô Hà Nội sẽ đến thăm Hồ Gươm và cảm nhận được nét đẹp thanh lịch, văn minh của nó.

vui
7 tháng 1 2022

Tả cảnh hồ gươm mẫu 9

Hồ Gươm là địa điểm bao gồm những cảnh đẹp khác nhau như cầu Thê Húc, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Tháp bút, Đài Nghiên. Bước vào ấn tượng đầu tiên của em là quang cảnh xanh tươi của hồ hiện lên trước mắt, bên bờ hồ là những hàng liễu xanh yêu kiều duyên dáng rủ mái tó xanh xuống mặt hồ soi bóng mình. Mặt hồ là sự hòa hợp giữa màu xanh của nên trời thu trong vắt cùng màu xanh của cây cối đang soi bóng mình ven bờ.Bắc ngang dòng sông là cầu Thê Húc, cầu sơn màu đỏ cong cong như con tôm nối giữa bờ bên này và đến Ngọc Sơn. Ngay trước cổng vào đền là một cây đa cổ thụ trông rất nghiêm trang cổ kính. Đứng trên cầu Thê Húc nhìn ra xa một chút giữa hồ là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp được xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um. Hồ Gươm thật đẹp so với tưởng tượng của em, một nét đẹp cổ kính mà bí ẩn, nó thu hút sự tò mò của con người. Hàng ngày có rất nhiều khách du lịch bốn phương đến nơi đây để chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa của Việt Nam ,em tin rằng khi họ đặt chân và ngắm nhìn nơi đây, ai cũng phải trầm trồ trước bề day lịch sử ẩn chứa trong những bức tường quấn rêu phong và vẻ đẹp nghiêm trang cổ kính ấy.

14 tháng 5 2021

Có một danh lam mà nếu ai đã từng một lần đặt chân đến đó thì thật khó có thể quên được cái cảnh "mênh mông sóng nước, bát ngát núi cao". Nơi chúng tôi đang nói tới chính là thắng cảnh Tam Cốc ở Ninh Bình.

Xuôi dọc quốc lộ 1A, ta sẽ tới vùng đồi núi Tam Cốc - một thắng cảnh nằm trong quần thể khu di tích danh lam thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động của Ninh Bình. Tam Cốc là một hợp thể sông nước và núi đá vôi. Tam Cốc có hai đường thủy, bộ nhưng nhất nhất phải bơi thuyền mới ngắm được bên trong thạch động.

Chúng tôi bước chân xuống thuyền vào một ngày trời đẹp. Ở bên Tam Cốc có cơ man nào là thuyền. Cái nhỏ, cái to và có lẽ chẳng có khách du lịch nào lại nghĩ phải đếm xem có bao nhiêu chiếc. Con thuyền chở chúng tôi được chèo bởi một tay lái có nghề, nhiều tuổi. Dân chèo có nghề trên dòng Tam Cốc không phải chỉ là chèo giỏi, chèo nhanh, chèo cho khỏi va đạp vào con thuyền khác mà phải vừa chèo, vừa đưa du khách "đi du lịch". Ông lái của chúng tôi thư thái, bơi thuyền nhẹ ngược dòng sông. Vừa đi chúng tôi vừa được nghe ông giới thiệu bao hình ảnh trên những ngọn núi xa xa trước khi vào động. Đó là cảnh đá vọng phu, cảnh thầy trò Đường Tăng sang tìm kinh bên Tây Trúc, hay cảnh những ngọn "núi rồng" đang uốn khúc...

Thuyền chúng tôi tiến vào hang thứ nhất. Cảm giác đầu tiên là tối và mát lạnh. Đi giữa ngày hè mà chúng tôi còn cảm thấy rùng mình. Nhưng cảm giác ấy ngay lập tức bị quên đi chúng tôi bị hút hồn bởi muôn ngàn nhũ đá đang đua mình xuống nước. Đá ở Tam Cốc không nhiều màu như ở Phong Nha hay ở Vịnh Hạ Long. Đá ở đây nguyên sơ một màu trắng xám, thỉnh thoảng ở chỗ hơi đen đó ánh sáng trong lòng động hầu như rất yếu.

Hang thứ nhất qua nhanh một cảm giác ngân nga. Ai cũng trầm trồ vì chưa được ngồi thuyền ngắm nhũ đá bao giờ. Chúng tôi lại vượt qua mấy trăm mét nước để tiến vào "nhị cốc" hàng dài nhất của ... khu quần thể ấy. Vòng hang của nhị cốc thấp hơn. Ngay trước cửa là hình bầu mẹ, bên cạnh là nhiều nhũ đá nhỏ đang châu đầu về phía ấy như một đàn con. Mùa nước đang dâng cao, du khách có thể đứng lên chạm tay vào những nhũ đá đang con ươn ướt nước. So với động thứ nhất, động này quy mô mọi cái đều lớn hơn: khoang động rộng dài hơn, có nhiều nhũ đá đẹp hơn. Đặc biệt đã xuất hiện những nhũ đá trắng ngà hay màu bạch kim đang soi mình long lanh trong nước.

Động thứ ba ngắn nhưng không kém phần thú vị. Thạch động này như là một nốt nhấn kéo dài cảm giác ngân nga bất ngờ thú vị của hai động trước.

Tam Cốc còn có thêm một điều thú vị. Con suối ở đây là con đường độc đạo nên lúc quay ra chúng tôi lại được hưởng một dư vị khác. Bây giờ chúng tôi mới được chứng kiến sự khéo léo, linh hoạt và khỏe mạnh của các tay chèo nhất là lúc đi qua chỗ lòng sông hẹp. Hình như ông lái của chúng tôi giữ sức, đến bây giờ mới dũng mãnh vượt lên. Thuyền nhẹ băng bằng tiến lên phía trước nhưng lại thả mình trôi dọc dòng sông khi ra đến bãi ngoài.

Rời Tam Cốc vào lúc chiều đã muộn nhưng chúng tôi cảm giác còn lưu luyến lắm. Ở đây không có cái đẹp rực rỡ, cao sang nhưng đổi lại nó giản dị, trữ tình và đầy lãng mạn.

oki

14 tháng 5 2021

bài làm:Em đã đi Ninh Bình đâu?!?!?!