K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2017

Quê em ở Thái bình. Mỗi lần dặt chân đến mảnh đất thân yêu này, em không sao quên được cánh đồng lúa chín vàng ươm, vườn nhà bà quanh năm cây sai quả. Nhưng khắc sâu trong tâm trí em hơn cả, lại chính là đầm sen giữa đình. Nó giản dị mà thân quen biết nhường nào.

Đầm sen đẹp lắm! Đẹp không những duyên dáng mà còn hấp dẫn đất trời. Sóng hồ đầm sen quanh năm trong xanh. Bốn mùa đầm sen khoác trên mình bốn bộ áo khác nhau - bốn bộ áo mà thiên nhiên may tặng cho nó.

Tuy bốn mùa như thế, song mỗi mùa đầm sen mang trên mình một nét đẹp mê hồn.

Mùa xuân, khi ngàn hoa đâm chồi nảy lộc thì đầm sen nằm im, trơ ra vài cái củ sen to tướng. Những con én bay qua bay lại, nhiều lúc sà xuống ríu rít. Đầm sen vẫn lặng lẽ ngủ say như giấc ngủ của người già cô đơn.

Nhưng sang hạ, “bà già cô đơn”dường như trở về tuổi thanh xuân mười tám đôi mươi. Đầm sen lúc này nở những nụ be bé, rồi dần dần to lên, để cuối cùng nở bung ra. Nó đã trổ những bông hoa tinh khiết:

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Quả là vậy, bông sen trắng muốt, nổi bật giữa đám lá xanh um trong đầm mới đẹp làm sao! Những bông hoa to nhỏ chen chúc nhau như một gia đình hạnh phúc. Và rồi, hương sen thơm thoang thoảng bắt đầu rón rén bước ra, tung tăng theo gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân lá. Nó cùng hòa vào nắng hè chói chang, múa cùng những tia sáng.

Vậy mà cuộc sống vui tươi của đầm sen đã trôi mau, gửi lại sự tĩnh lặng khi thu về. Chút nhị vàng tươi giờ đã biến thành hạt. Khi những hạt sen to lên, các bác nông dân chỉ việc hái về nấu chè sen hay đem ra chợ bán. Chung quanh, lá sen đã héo xuông. Giờ lá sen không xòe rộng như chiếc ô trong mùa hè nữa. Nó dùng để gói cốm. Cốm gói trong lá sen thì xanh và thơm hơn đấy.

Buồn sao khi đông về! Bây giờ, đầm sen phải cắm rễ xuống, hút những gì tinh túy, màu mỡ của đất mẹ. Nhưng nó cũng không khỏi bồi hồi, xao xuyến cuộc sống khi hè đến. Nó nhớ tiếng các bạn nhỏ cười. Nó nhớ những bông sen giản đơn mà thanh tao. Nó nhớ trời hạ trong sáng. Nó nhớ rất nhiều những tia nắng chan hòa. Song, sự sống là vậy. Lúc này, đầm sen phải chuẩn bị cho một mùa hè sắp đến. Nó phải mang đến những lợi ích vốn có cho đời như: Hoa để trang trí, nhị sen ướp trà mạn, tâm sen làm thuốc an thần.

Em rất yêu quý đầm sen. Mỗi lần về quê, em luôn ra thăm đầm sen. Em coi đầm sen là người bạn nuôi dường tâm hồn em.

Tick nha nếu hay!!!☺☻

12 tháng 4 2017

Chắc hẳn ai cũng từng nghe câu thơ nổi tiếng: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Hoa sen là loài hoa đặc trưng của dân tộc Việt Nam, chính vì vậy khắp mọi nơi, cả ở vùng nông thôn hay chốn thành thị đông đúc cũng có những đầm sen rất đẹp. Và không phải đâu xa, gần nơi em ở cũng có một đầm sen đẹp như thế.

Đầm sen của xóm em không rộng lắm, nhưng sen mọc rất dày. Sen thuộc loài thân mềm. Đầm sen thường rất nhiều bùn, tuy vậy nhưng mặc dù nằm sâu tận dưới đáy bùn nhưng ngó sen vẫn trắng tinh, ngó sen có vị ngọt mát vậy nên là một món ăn rất ngon vào mùa hè. Thân của loài cây này rất mềm, rỗng bên trong nên rất dễ gãy. Lá sen có màu xanh và khá to, hình dáng gần như là hình tròn, và có một tính chất đặc biệt là không thấm nước giống như lá của cây khoai môn. Những hạt mưa rơi xuống trôi tuột và đọng lại ở giữa lá, lá sen có rất nhiều đường gân mọc đều thành một khung hình tròn. Hồi bé mỗi khi trời mưa, chạy mưa chạy qua đầm sen ngắt vội một lá chụp lên đầu, lá sen trở thành chiếc ô nhân tạo của chúng em.

Chắc ai cũng biết cốm lúa mới thơm ngon, người ta làm cốm và cũng dùng lá sen để gói lại. Hoa sen thường nở vào cuối mùa hạ và đầu mùa thu, mùa thu mùa tựu trường cũng là lúc hoa sen nở, mỗi khi đi học ngang qua đó là một lần được ngắm vẻ đẹp của cả đầm sen. Hoa sen có nhiều cánh, khi chưa nở thì chụm lại, lúc nở thì xòe rộng ra, để lộ nhị vàng bên trong. Hoa sen có hai loại: hoa sen trắng và hoa sen đỏ nhưng không phải là đỏ tươi mà gần giống như màu mận chín. Hoa sen trắng mang một vẻ đẹp tinh khiết, tao nhã, còn hoa sen đỏ mang một vẻ đẹp đậm đà. Hoa sen có mùi thơm thoang thoảng, còn có một thức uống được xem như là đặc sản mà có sự góp phần của hoa sen đó là “chè sen” hay chính là chè ướp với cánh hoa sen. Loại chè này uống rất thơm và ngon được dùng làm quà biếu trong những ngày lễ tết.

Được một thời gian, hoa sen tàn, những cánh hoa rụng hết, phần nhị bên trong dần dần hình thành bát sen, đúng như tên gọi bát sen thật giống một cái bát, bên trong cái bát ấy là hạt sen. Hạt sen ăn cũng rất ngon, đồng thời còn được sử dụng trong các món chè, để kho với thịt và cũng là một vị không thể thiếu của thuốc bắc. Những lần đi học về sớm, chúng em rủ nhau xuống ngắt hoa sen về cắm bình để ở nhà, mặc dù biết là việc này xóm em cấm nhưng vẫn ngắt trộm. Đầm sen thường rất sâu nên chúng em chỉ dám bẻ những bông hoa ở gần bờ mà không dám ra xa vì sợ nguy hiểm. Xem trong ti vi người ta muốn lấy hoa sen phải có thuyền, một người trèo thuyền và một người bẻ hoa. Hoa sen cũng giống như rất nhiều loài hoa khác chỉ có mùa riêng của nó, hêt mùa, thường là vào mùa đông đầm sen lụi dần chỉ còn những thân cây khô nhô lên mặt nước. Ai cũng nhớ và mong sớm qua mùa đôn, đến mùa xuân ấm áp để những lá sen đầu tiên ngoi lên khỏi mặt nước và tiếp tục một mùa sen mới.

Đầm sen thật đẹp, đẹp từ lá sen đến hoa sen rồi bát sen, lá và bát sen màu xanh như làm nền cho những bông sen trắng nổi lên như một bức tranh thật hài hòa về màu sắc. Nhớ tới loài hoa này không ai có thể quên những câu thơ này:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

14 tháng 2 2017

du canh lu lut da di qua nhung tac hai cua no van con in dau chan trong ki uc cua em

15 tháng 2 2017

dụa vào bài văn mà bạn viết thì mình mới viết ra cái kết bài được

22 tháng 3 2017

*. Mở bài:
- Giới thiệu về cây tre Việt Nam
- Cảm nhận chung về cây tre
*. Thân bài:
a. Những đặc điểm gợi cảm của cây tre
- Về hình dáng, tập tính: Thân ,lá, cành…..
- Về phẩm chất: Đoàn kết , yêu thương, kiên cường……
Gợi cảm xúc yêu mến, cảm phục vì cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam
b. Cảm nhận về giá trị của cây tre trong đời sống
Tre gắn bó với đời sống vật chất: Làm vũ khí chống ngoại xâm, dụng cụ lao động sản xuất…..
- Tre gắn bó với đời sống tinh thần: Làm bóng mát, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ…
c.Tre gắn bó với riêng em:
- Gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ của em……
d. Suy ngẫm về cây tre trong đời sống hiện tại :
- Ý nghĩa biểu tượng cây tre:
- Ngày nay tre dần lui về vị trí khiêm nhường…. Song cây tre mãi là biểu tượng của tâm hồn người Việt Nam…
*. Kết bài :
- Khẳng định lại tình cảm của em với cây tre

22 tháng 3 2017

Gợi ý:

+) Thân cây tre không to như các loại cây khác nhưng sức bền dẻo và vững chắc của loại cây này thì vũng có những cái rễ bám sâu dưới đất....lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu.Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người.

+) Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

+) Cây tre là biểu tượng của làng tôi. Nó thể hiện cho tinh thần đoàn kết, cùng nhau sống, cùng giúp đỡ nhau khi họa nạn,....Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre.

28 tháng 1 2017

Trưa hôm qua, tôi đang ngồi học bài bỗng nghe tiếng của ai giọng khàn khàn ở ngoài cửa ngõ: “Cô bác ơi! Làm ơn bố thí cho tôi chén gạo, bát cơm”.

Tôi nhìn ra, thì đó là một ông lão độ sáu mươi tuổi, mình mặc một bộ đồ bà ba đen đúa rách nát, đầu đội nón lá hũ, vai mang bị, tay chống gậy lần bước từ nhà này lê sang nhà khác để xin tiền.

Tôi ngồi trong nhà nhìn ra, giọng lạnh lùng:

- Nhà tôi hết gạo rồi ông ơi, ông đi chỗ khác đi.

Ông lão vẫn đứng yên miệng lẩm bẩm:

- Cô làm ơn cho tôi chén gạo thôi cô à.

Tôi hết sức bực mình và liền dùng những từ nặng nề đuổi ông lão ấy đi:

- Cái ông này kì quá, ông có đi nơi khác cho tôi học bài không; ai biểu đi xin chi cho khổ thân vậy, tối ngày cứ gặp ăn xin mãi.

Tội nghiệp cho ông cụ, tay run run chống gậy bước sang nhà khác, bước đi có vẻ nặng nhọc lắm. Ông đi rồi tôi còn cười lên như chế giễu ông. Tôi lại bàn lấy quyển sách Giáo dục công dân ra học. Tôi đọc được một đoạn rồi lật qua trang khác, nơi trang này tác giả có in hình một đứa bé đang bưng gạo ra cho một ông lão ăn mày. Tôi sực nhớ đến lúc nãy, tôi đã tỏ ra khinh bỉ ông cụ, không cho lấy một chén gạo mà còn nặng lời xua đuổi ông rất thậm tệ.

Nghĩ lại tôi rất hối hận, tôi không xứng đáng là một người có học chút nào cả. Hàng ngày tôi vẫn nghe thầy tôi thường khuyên chúng tôi không nên hắt hủi những người nghèo khổ mà giờ này tôi làm một việc trái với lời thầy tôi thường dặn. Tôi không can đảm đọc hết trang ấy, vội vàng đem quyển sách cất đi và tôi càng đọc lương tâm tôi càng ray rứt. Rồi ông cụ khi nãy sẽ ra sao? Nếu chẳng may ông gặp người nào cũng như tôi thì tội nghiệp cho tôi biết chừng nào! Đời sông của ông chỉ nhờ vào lòng từ thiện của người đời. Thế mà tôi lại bạc đãi ông thì làm sao ông sông cho qua ngày tháng được? Rồi đây cơm đâu ông ăn? Chỗ đâu ông ngủ? Quần áo đâu ông mặc? Bao nhiêu câu hỏi cứ ám ảnh tôi mãi, không lúc nào để cho tôi yên.

Càng suy nghĩ tôi càng thương ông lão quá. Tôi vội vàng chạy ra cửa hi vọng ông còn lảng vảng đâu đây để tôi đem tiền ra giúp ông chút nào đỡ chút ấy. Nhưng ra ngoài cửa thì ông lão đã đi mất. Sự hối hận của tôi đã muộn lắm rồi. Tôi thất thểu vào nhà với gương mặt buồn bã, và tôi tự cho tôi là một người xấu xa nhất đời, tôi không xứng đáng sống chung với mọi người chút nào.

Để chuộc lại những sự lỗi lầm của tôi, từ nay về sau tôi quyết bỏ hẳn cái tính kiêu căng khinh người của tôi và gặp bất cứ người nghèo khổ nào tôi cũng hết lòng giúp đỡ, mặc dù sự giúp đỡ của tôi không đem cho họ ra khỏi được cảnh nghèo túng, nhưng cả một tấm lòng thành thật của tôi cũng an ủi họ được bớt đau khổ một phần nào vậy.

28 tháng 1 2017

Chuyện đó mới xảy ra cách đây một tuần. Tôi đã mắc lỗi mà không tự nhận khuyết điểm.

Chả là chiều thứ tư có tiết sinh hoạt lớp. Lớp trưởng lên tổng kết về ý thức kỉ luật của từng tổ. Cả lớp ngạc nhiên khi biết Tùng, lớp phó của lớp, ăn quà vặt trong lớp. Tùng rất vui tính mà sao hôm nay nét mặt cứ bị xị? Đúng rồi, nó sẽ phải viết bản kiểm điểm. Tội nghiệp nó quá. Tôi cũng rất sợ việc này. Tôi nhớ đến một lần tôi cũng phải viết bản kiểm điểm vì đi dép lê đến trường; cái giây phút đưa bản kiểm điểm cho bố mẹ kí lần đó thì đến lúc này tôi vẫn thấy như tim còn đập

Đến phần nhận xét về tình hình chuẩn bị sách vở và làm bài tập, rất nhiều bạn bị nêu tên vì thứ hai vừa qua quên vở Giáo dục công dân, nhưng bạn lớp trưởng không nhắc đến tôi thì thật là may, vì hôm ấy tôi cũng quên vở, có lẽ lớp trưởng không biết việc đó. Tôi nhìn sang Sơn lo ngại vi nó biết việc này. Song Sơn vừa rụt rè giơ tay, lại cụp xuống làm tôi thở phào. Tôi hỏi nhỏ Sơn là tại sao nó không nói gì, thì nó chỉ lắc đầu buồn thiu. Tôi vẫn biết tự báo cáo với cô giáo thì hơn, nhưng tôi vẫn không đủ can đảm. Chợt Sơn lại giơ tay, rồi đứng lên, run run:
- Thưa cô! Hôm qua,... em...em đã không làm bài tập toán ạ.
À ra thế! Nó làm tôi thót cả tim! Nhưng rồi tôi lại thở nhẹ nhõm, không việc gì! Thú thực, sự nhận lỗi của Sơn có làm tôi xấu hổ: Tại sao tôi không đủ can đảm đứng lên như Sơn? Giá mà tôi làm được như vậy. Thế mà tôi vẫn cứ ngồi im thin thít. Tôi do dự vì tôi nghĩ lần trước tôi đã hứa với mẹ là không bao giờ phạm khuyết điểm nữa. Bây giờ nếu tôi không nói là tôi lừa dối cô, dôi mẹ; còn nếu tôi nói thì tôi phải viết bản kiểm điểm thứ hai và sẽ bị mắng là không giữ lời hứa phấn đấu, không chừng còn bị “ăn đòn” nữa, bố tôi nóng tính lắm! Tôi đắn đo, thà bị mắng còn hơn là mang tội nói dối. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: Sơn không nói ra, tôi cũng không nói, thì nào ai biết tôi nói dối và thế là không bị “ăn đòn”. Thôi ém nhẹ đi để thoát đòn thì cũng đáng.

Hôm ấy đã không ai mách cô về lỗi của tôi cả. Tuy nhiên, tôi cũng không vui. Tôi thấy vừa thương vừa phục Sơn. Thương vì nó sẽ bị bô' mẹ mắng, phục vì lòng dũng cảm thật thà của nó. Tôi trách mình hèn, không dám thành thật. Tôi cứ tưởng sau buổi họp vì thoát tội tôi sẽ mừng, hóa ra không phải vậy. về nhà tôi chẳng thiết chơi gì. Sau này tuy tôi không bao giờ quên sách vở nữa nhưng vẫn ân hận mãi, cứ cầm đến vở Giáo dục công dân lại buồn.

30 tháng 3 2017

Tôi là một người tò mò và rất hay để ý đến mọi vật xung quanh. Thấy điều gì lạ, tôi quyết tìm hiểu cho bằng được. Thế nhưng, có một điều làm tôi luôn băn khoăn và không thể lí giải được, đó là hình ảnh một cụ già cứ mỗi sáng lại đem cần đến câu cá ở cái hồ gần nhà tôi. Hình ảnh cụ ngồi câu toát lên một vẻ gì điềm tĩnh đến kì lạ.

Cái hồ gần nhà tôi rất sạch và đẹp. Nó không rộng lắm nhưng nhờ không khí trong lành nên nó vẫn thu hút cả phố đến tập thể dục vào mỗi sáng. Không chỉ vậy, cái hồ đó còn có khá nhiều cá nên có nhiều người đến câu. Có những người đến câu để cải thiện bữa trưa, có những người đến câu để giải trí.

Nhưng cụ già ấy đến đây câu ắt hẳn không phải vì hai lí do trên. Tôi biết điều đó vì gương mặt cụ không có vẻ gì là vội vã khi cá mắc câu. Và cụ cũng chỉ đi có một mình nên không là đi câu để giải trí, vui vẻ với bạn bè.

Việc câu cá của ông cụ là thế này. Sáng sớm, khi những người đi tập thể dục đến hồ thì cũng là lúc ông cụ chọn được vị trí ngồi cho mình. Cụ thường ngồi dưới một gốc cây to có bóng mát nào đó. Chọn được chỗ ngồi, ông liền bày ra những dụng cụ của mình. Một cái ghế xếp con con vừa đủ ngồi, một cái cần câu tay quay, một cái xô con có ít nước và một túi mồi. Đặt các thứ xuống, ông mắc mồi vào cái lưỡi chùm rồi hơn ngửa người ra sau hất rất mạnh cái cần, quăng chùm mồi cùng dây câu ra xa. Chùm mồi chạm nước làm vang lên một tiếng “bõm” nhẹ nhàng, mặt nước xao động, những vòn tròn đồng tâm lan xa. Xong xuôi, ông gác cần vào bờ, ngồi xuống, hai tay khoanh trước ngực, lặng im.

Bây giờ tôi mới có cơ hội nhìn ông kĩ hơn. Ông đã chừng bảy mươi tuổi nhưng dáng người còn khỏe mạnh, đậm chắc. Ông mặc boojbaf ba nâu kiểu của những cụ già Nam Bộ xưa. Và dù ông đội chiếc mũ nan rộng vành nhưng gương mặt ông, tôi vẫn nhìn rất rõ. Da ông hồng hào, gương mặt trung hậu, chòm râu bạc để dài đến ngực. Và nhất là đôi mắt sáng ngời, tinh anh nhưng luôn phảng phất một nỗi niềm u uẩn.

Đặt cần xong rồi, cụ ngồi im lặng như một bức tượng. Đôi mắt cụ nhìn đăm đăm về một nơi nào không biết. Dáng cụ ngồi đso trầm mặc quá! Có lẽ cuộc đời cụ trải qua nhiều thăng trầm và khi tuổi già đến, những lúc thế này là thời gian cụ chiêm nghiệm về quãnh đời đã qua, về những gì của ngày hôm nay và mai sau. Gương mặt cụ khiến tôi nhớ đến hình ảnh ông tôi những khi ông âm thầm ngắm bức tranh của bà nội.

Chợt chiếc phao khẽ động đây, làn nước bị quấy rối liền lăn tăn gợn sóng. Phải một lát sau, khi chiếc phao bị giật mạnh, cứ nổi lên lại bị giật xuống, ông cụ mới bừng tỉnh. Ông khẽ nhíu mày lắc nhẹ đầu, rồi rất từ tốn nhấc cần lên, quay trục dây khiến chú cá mắc câu tiến gần vào bờ. Một tay giữ lưỡi câu, một tay ông nhẹ nhàng gỡ chú cả ra, thả chú vào chiếc xô nhỏ. Ông lại mắc mồi và quăng dây câu lần tiếp.

Tôi thích nhìn ông cụ câu cá vào mỗi sớm mai như thế. Đã nhiều lần tôi có ý định đến hỏi chuyện ông nhưng lại nghĩ:hãy cứ để hình ảnh ông mãi là bí mật đối với tôi như vậy, có thể tôi sẽ có phút lắng mình để suy tưởng về mọi việc nhiều hơn. Hình ảnh cụ tạo cho tôi một tâm thế bình tĩnh để bắt đầu mọi việc trong một ngày mới.

Một buổi chiều hè em đang dạo bước trên con đường làng, bên một đầm nước rộng để thư giãn sau một ngày học tập căng thẳng. Ngắm nhìn cảnh đầm nước thơ mộng em gặp một cụ già ngồi câu cá dưới gốc phi lao cuối đầm. Hỏi ra mới biết đó là cụ Ngà nổi tiếng là "sát cá" ở xóm trong.
Đầm nước rộng mênh mông đã được gia đình con trai cụ Ngà đấu thầu thả cá đã
mấy năm nay. Xung quanh bờ đầm cây cối um tùm, trên mặt nước hoa sen, hoa súng
tha hồ soi bóng làm duyên với tấm gương khổng lồ.
Em lại gần ngắm nhìn mới thấy vẻ đẹp quắc thước của cụ. Bộ quần áo nâu giản dị, nước da đồi mồi, ánh mắt vẫn còn tinh lắm. Chiếc cần câu cụ cầm trong tay bằng tre trúc vàng óng, chỗ tay cầm bóng loáng. Cụ thong thả buông cần trúc đoạn cức khá dài có gắng cái phao bằng lông ngỗng, đầu dây được nối với lưỡi câu nhỏ và sắc. Đôi bàn tay nhăn nheo nhưng tóm mồi vẫn còn khéo léo lắm. Ngắm cụ tóm mồi, buông cần thật là thiện nghệ. Em đến bên bờ khẽ chào cụ. Cụ đáp lại bằng giọng thaatj là hiền từ, ấm áp, nụ cười hiền hậu khiến em thấy cụ gần gũi như ông nội của mình. Mái tóc bạc trắng càng tôn thêm vẻ quắc thước của cụ.
Thế rồi cụ Ngà nói với em rất nhiều chuyện nhưng ánh mắt cụ không rời chiếc phao trên mặt nước. Cụ ôn tồn chậm rãy kể vvè thời trai trẻ cuả mình. Cách đây mấy năm cụ đã bàn với cậu con trai xin đấu thầu khu đầm này. Tuy tuổi cao nhưng cụ rất nhiều kinh nghiệm về nghề nuôi cá… Chiều chiều cụ ra đây câu cá vừa để trông nom giúp con trai vừa để thư giãn rồi cụ đọc một câu thơ rất hay… Bất chợt cụ giật phắtmột chú trắm to dễ đến hơn một cân giãy đành đạch trên vệ cỏ. Cụ cất tiếng cười sảng khoái. Rồi cụ dạy em các gỡ cá, mắc mồi, buông cần. Em làm thử tưởng dễ mà cũng thật khó.
Mặt trời sắp lặn, ráng chiều đỏ sẫm, em chia tay cụ Ngà trong lòng hiểu được bao điều mới mẻ. Đy câu là một thú vui lành mạnh bổ ích giúp tâm hồn ta thanh thản sau những giờ làm việc căng thẳng. Hình ảnh và câu chuyện của cụ Ngà mãy còn khắc ghi trong tâm hồn em .

1 tháng 8 2017

K cs ai tên như z hết! Tìm ồi!

1 tháng 8 2017

Ko có tên như thế đâu . Mk tìm rồi

8 tháng 5 2017

I. Dàn ý

1. Mở bài :

*) giới thiệu cây đào

- Cây đào của nhà em hay của nhà ai ? Thuộc giống đào gì ?

- Cây trồng ở đâu ?

- Vào thời điểm nào ?

2. Thân bào

*) Tả khung cảnh vườn đào

- Vào những ngày giáp Tế , vườn đào hàng trăm năm chuẩn bị trổ bông

- Cả nhà bận rộn ngoài vườn , phục vụ khách đến mua

*) Tả cây đào

- Cây đào lớn và đẹp nhất vườn được ( ông , bố , ... ) bứng gốc , đặt vào chậu sứ trước hiên nhà

- Một số hoa đã nở , màu hồng thắm , nhụy vàng tươi . Nhiều nụ mới hé

- Hoa đào tương trưng cho mùa xuân

- Vẻ đẹp của hoa đào như một lời chúc năm mới tốt lành

3. Kết bài :

*) Cảm nghĩ của em

- Rất vui thích khi ngắm cây đào

- Lòng hân hoan đón mừng năm mới

Dựa vào dàn ý bạn làm thành bài văn hoàn chỉnh nhé ! Chúc bạn hok tốt !

10 tháng 5 2017

mơn bn nha!yeu

28 tháng 2 2017

Đối với em tình bà cháu là không thể thiếu được. Bà dù chỉ là một tiếng gọi đơn sơ ấy thôi, nhưng rất thân thương gần gũi với em ngay từ khi còn chập chững tập đi.

Bà em năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Dáng người bà nhỏ nhắn, hơi gầy, với mái tóc đã có nhiều sợi bạc. Lưng bà hơi còng xuống nhưng bà đi lại vẫn còn nhanh nhặng lắm.

Mắt bà em không còn tinh tường nhưng cái nhìn hiền hậu của bà đầy yêu thương trì mến. Khuôn mặt bà đã có nhiều nếp nhăn. Trên vầng trán của bà, dường như mỗi nếp nhăn thể hiện một nỗi khắc khổ, chỗ mỗi khó khăn mất bà phải trải qua. Mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó lại hằn lên rất rõ.

Những ngày ấu thơ, em được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Bà bao giờ cũng quý, cũng chạm sóc, cũng yêu thương em.

Những bài hát ru em dịu của bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bằng chất giọng trầm ấm, bà kể chuyện rất hấp dẫn, đã bao lần bà đưa em lạc vào xứ sở cổ tích với những nàng tiên, cô tấm dịu hiền.

Tuy tuổi đã cao nhưng bà vẫn thường đỡ đần những công việc vặt trong gia đình. Bố mẹ em thường nghiêm cấm chúng em không được để bà làm bất cứ công việc gì dù nhỏ nhất.

Tuy vậy, bà em vẫn thường dậy sớm để quét sân, quét nhà, có khi bà còn nhặt rau nấu cơm. Bà nói: " bà làm được cứ để bà làm cho vui".

Em rất hạnh phúc khi được sống cùng bà ngoại. Em sẽ ghi nhớ những lời khuyên của bà, cố gắng học giỏi, ngoan ngoãn để xứng đáng cháu yêu của bà.

CHÚC BẠN HỌC GIỎI

28 tháng 2 2017

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.

7 tháng 7 2017

Bạn tham khảo bài này nha!

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/214249.html

8 tháng 7 2017

đúng oy Monica Khanh Huyen

12 tháng 2 2017

Ôi, cơn bão đi qua, đã tàn quét cả ngôi làng ấy, chỉ còn lại đống hoang tàn, đổ nát! Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra. Tôi còn nhớ rõ có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Chúng sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống... Tất cả mọi thứ đều như in sâu vào tâm trí tôi. Tôi cx chẳng có thể ngờ đc 1 vùng quê thanh bình, tươi đẹp như thế này lại phải gánh chịu 1 số phậm thật hẩm hiu.Gió quay cuồng, gào rít. Cây cối ngả nghiêng rồi nạp mình thành những cơn gió xoáy. Những cơn mừa ào ào đổ xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây. Trận này chưa qua, trận khác lại kéo đến. Mưa ròng rã suốt ngày đêm. Thế rồi, nước ở sông bắt đầu dâng cao, màu nước đỏ ngầu. Nước tràn qua đê vào thôn xóm, làng mạc, thành phố. Nước ngập các con đường. Ruộng đồng chỉ một màu trắng xóa. Gió to kèm theo mưa lớn, chúng cứ tiếp nối nhau. Nước ồ ạt đổ vào các rãnh cống, kênh rạch. Nước sông sôi sục, chảy xiết, cuốn theo bao khúc gỗ từ miền ngược xa xôi. Cơn bão lũ vẫn diễn ra rất dữ dội, mọi tầng lớp nhân dân ở đây cùng các lực lương vũ trang ra sức chống đỡ. Hàng nghìn người dùng bao đất và cọc tre để chắn giữ đê, chắn giữ bờ sông, không cho sạt lở, ngăn dòng nước tràn vào thành phố, làng mạc. Tiếng rào rào bất tận của mưa, tiếng ào ào của nước chảy cùng tiếng gọi í ới của bao người đang chống lũ làm thính giác của người ta thêm mệt mỏi. Tuy vậy, họ vẫn cương quyết chống chọi với bão lũ. Nước vẫn dâng lên cao, tràn mênh mông. Từng chiếc thuyền lòa nhòa ẩn hiện trong cơn mưa bao phủ. Người dân ở gần bờ sông họ đều di dời tài sản đến nơi an toàn trước khi cơn lũ đếnNhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó.

12 tháng 2 2017

Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.

Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.

Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.