Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tình dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.
Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục cùa tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ.
Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem vê chiên thăng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang của lớp học, rải rác một số nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được.
Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.
Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng dẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.
Sáng nào em cũng đến trường sớm. Trường của của em là trường "Tiểu học Cát Linh" nằm sát trường Trung học cơ sở Cát Linh. Trường em rợp bóng cây xanh. Biển treo ngay giữa cổng màu xanh lơ nổi bật hàng chữ đỏ "Trường tiểu học Cát Linh". Cánh cổng sắt chắc chắn sơn màu xanh lá cây sẫm. Một bên của đường vào trường là nhà chờ kê hàng ghế thẳng tắp, lợp mái tôn đỏ, một bên là bức tường màu vàng ngăn cách giữa hai trường. Sân trường rộng rãi, được đổ nền bê tông có kẻ ô to cho chúng em xếp hàng tập thể dục.
Những cây cối như cây bàng, cây hoa sữa, cây đa, cau . Được trồng trong bồn hình tròn hoặc hình chiếc lá. Trước mặt là sân khấu hình chữ nhật và cột cờ cao vòi vọi. Sau sân khấu có phòng đoàn đội, phòng hiệu phó. Tầng trên có phòng hiệu trưởng, phòng vi tính. Các dãy lớp học ở hai bên sân. Bên phải là dãy nhà hai bên tầng dành cho học sinh lớp một, hai, ba. Bên trái là dãy nhà ba tầng của học sinh bốn, năm. Các lớp học vuông vức trang trí giống nhau. Dưới ảnh bác là khẩu hiệu: "Kính thầy - Mến bạn", "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại", "Chăm học - Kỉ luật", năm điều bác Hồ dạy, "Trích thư Bác Hồ gửi học sinh", cùng tám bóng đèn bốn cánh quạt. Hành lang thoáng đãng, sạch sẽ. Khu đất nhỏ ở mảnh đất nhỏ ở mảnh sân chính là vườn trường trồng rất nhiều cây cối xanh tốt.
Tuổi thơ của em đã gắn bó với ngôi trường này cùng với biết bao kỷ niệm thân thương về thầy cô, bạn bè.
e ra ngoài hít thở ko khí,thấy trời tối om.Em sợ quá liền vào nhà nằm ngủ.
hết!!=))))))))))))))))))))))
Tết năm ngoái, bố mẹ về thăm hai chị em tôi. Cả gia đình tôi lại được ngồi bên nhau trò chuyện thân mật sau một thời gian dài xa cách.
Cả nhà dang ngồi uống trà, đón tết trong phòng khách. ánh đèn nê ông toả ánh sáng xanh dịu. chiếc tủ đứng bằng gỗ cẩm ly được đánh véc ni láng bóng như mặt gương, nổi bật các đường vân như những nét hoa văn kì ảo. ấm trà nóng bốc hương sen nghi ngút bên cạnh đĩa bánh mứt thơm ngon. Cây hoa đào với muôn ngàn cánh hoa nở rộ vẫy chào năm mới. đồ dùng trong nhà được mẹ tôi sắp xếp rất gọn gàng.
Mẹ lấy trong va ly ra hai chiếc hộp quà xinh xắn. Ba nói:
- Nào! hai chị em con mở ra xem bố mẹ mua tặng món quà gì?
- à! Đó chính là một chú thỏ bông ngộ nghĩnh mà tôi mong có được nó từ bấy lâu nay. Bà tôi mang ra một gói kẹo đưa cho hai chị em tôi:
- Hai cháu ăn xong nhớ đánh răng kẻo bị sún thì khổ.
Bé Long chen vào quả quyết:
- Long thương bà này, thương ba, mẹ, chị My và …cô Hiền nữa. Vừa nói Long vừa giơ ngón tay ra đếm làm cho cả nhà phì cười. Ba hỏi với giọng nói sao mà ấm áp quá.
- Thế năm nay con có được giấy khen không?
Tôi thưa với bố và khoe tấm giấy khen:
- Có ạ!
Bố xoa đầu tôi cười:
- Tốt lắm! Cố học giỏi cho mẹ và ba mừng nhé con.
Mẹ nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, chứa đựng cả một biển trời yêu thương dành cho tôi. Mẹ nở một nụ cười kín đáo, một niềm vui khôn tả. Trên ti vi chiếu chương trình đón tết. A! ở hồ Gươm đang bắn pháo hoa đẹp quá! Đêm giao thừa đó, cả gia đình tôi quây quần bên nhau suốt đêm.
Cứ năm nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ, đầm ấm. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ba mẹ.
Tả cây lúa Việt Nam
Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bong
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
Tham khảo!!!
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Đất nước Việt Nam - cái nôi của nền văn minh lúa nước, mỗi xóm thôn bản làng, những cánh đồng xanh thăm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu để mọi du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây lúa xanh tươi.
Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính được ươm mầm từ những hạt thóc vàng càng mẩy. Hạt thóc ngâm nước, ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sánh sang trở thành những cây mạ xanh non. Sau khi làm đất, cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của người nông dân từng ngày, từng giờ, lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối bờ thăm thẳm.
Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính: giai đoạn mạ non, mảnh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo. Những ngày mùa đông buốt giá, gieo mạ rồi để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân, chẳng có người nông dân nào không xuýt xoa thương cho đám mạ con phải chịu cánh rét buốt, thế là bao túi ni lông che kín 4 xung quanh bờ thửa ngăn cho cái rét không làm lạnh chân mạ.
Nắng hửng trời quang, bà già mùa đông mệt mỏi đi nghi ngơi nhường chỗ cho chị mùa xuân nhảy múa ca hát cùng lũ chim trên cành. Bà con xã viên tưng bừng phấn khởi sau cái tết đón năm mới cùng với mạ non hồi sức vẫn kiên nhẫn vượt qua rét mướt, đã nô nức ra đồng làm việc. Họ đố nhau về bó mạ:
Vừa bằng thằng bé lên ba
Thắt lưng con cón chạy ra ngoài đồng.
Thế là người cày người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ trong vòng một tuần, những cánh đồng đất ải trước đây đã thành nhưng ruộng lúa xanh non. Lúa cứ thế lớn lên dưới bàn tay chăm sóc, nâng niu của các bác nông dân, trưởng thành đến thì con gái, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to chật ruộng. "Rì rào rì rào...", lúa thì thầm ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê. Nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc:
Việt Nam đất nước quê hương chúng tôi
Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi
Đồng xanh lúa rập rờn biển cả...
Chẳng mấy chốc ba tháng nông nhàn đã qua, lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm của lúa nếp, của gạo mới thoang thoảng đâu đây. Khắp cánh đồng, người ta chỉ thấy một màu vàng rực tươi rói, những bông lúa hạt đều tăm tắp uốn cong như lưỡi câu báo hiệu một mùa vàng bội thu. Ngày mùa, cả làng quê toàn màu vàng. Ngoài đồng lúa vàng xuộm, dưới sân rơm và thóc vàng giòn, chú cún vàng nháy nhót lăng xăng như chia sẻ cùng chủ. Ai mà chẳng vui khi thành quả lao động của mình đến ngày được gặt hái.
Cứ thế, một hai vụ lúa trở thành cây lương thực chính của người nông dân. Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5; vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Cây lúa đã đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn, không chỉ cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước mà còn là nguồn xuất khẩu gạo. Chúng ta tự hào có những cánh đồng lúa có sản lượng như cánh đồng năm tấn ở Thái Bình, Đồng Tháp Mười ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước. Chẳng thế mà nó được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
Code : Breacker
- Ib mình gửi bài cho nhé.. Chứ bài mình làm riêng nên không thể cho ai biết cả
Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này. Kể từ ngày đó, một phần do bận việc cơ quan, phần khác là công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy, nhân chuyến đi công tác về Thuận Thành, tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa, bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong toà soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.
Bánh xe lăn đều và nhanh trên con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường. Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá, tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây - nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng trường này, nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đứng đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ một điều gì đó... áp mặt vào những thanh sắt của cánh cổng trường, tôi nhìn xa xăm... vẫn màu áo xanh hoà bình. Những học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu, nhảy dây, trốn tìm... cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. "Thầy cô ơi", tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào. Hàng vú sữa đã được thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vẫn ngửi thấy đâu đó mùi hương quen thuộc.
Hè đến, phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran ve... ve.... Tiếng ve gọi hè, gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như "dạo" lại những bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm: Hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi.... Tôi dừng lại, không hát nữa, nói đúng hơn là tôi không hát nổi.
Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì - đó là nơi tôi và các thầy, cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng. "Bức ảnh" - tôi nghĩ trong đầu. Và chạy lẹ về phía ô tô. Tôi bới tung cái va li, tìm kiếm bức ảnh.
Đây rồi! -Mắt tôi sáng lên vui vẻ. Tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt qua từng khuôn mặt, nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt tôi rơi trên tấm ảnh, cảnh vật xung quanh nhoà đi trước mắt tôi.
Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác Hiền - bác bảo vệ mà lũ học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó, bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hàng ngày, tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong hai năm học ở trường, bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn. Tội tiến lại gần chỗ bác:
- Bác... bác Hiền ơi...!.- Tôi nghẹn ngào.
Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn:
- Trang ... hả...?
Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:
- Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác, bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây?
- Cháu về thăm bác! - Tôi đùa.
- Thăm bác? Lại xạo rồi - Bác cười hiền hậu.
- Sao bác biết? - Tôi nũng nịu - Cháu đùa thôi. Hôm nay, cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua học tập của trường.
- À! Ra thế! - Bác cười.
Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật là vui vé. Một lúc, bác Hiền bảo:
- Thôi, mấy đứa ngồi nói chuyện, bác phải lên đánh trống đây.
Bọn tôi ngồi đùa vui vẻ. Nhác thấy phía xa có bóng người quen quen, tôi tìm lại kí ức. "Cô Huyền" - tôi nghĩ, vẫn dáng người nhỏ nhắn, tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. "Đúng rồi". Tôi đứng bật dậy, chạy lại phía cô, tôi ôm lấy cô thật chặt. Trông cô có vẻ xanh xao, mệt mỏi:
- Cô không khoẻ ạ! - Tôi thắc mắc.
- À... ừ...! Mấy hòm nay thời tiết oi bức. Cô hơi mệt. - Cô nói.
Tôi lúng túng hỏi:
- Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng cố quá sức cô ạ! Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến. Hai cô trò nói chuyện với nhau cả buổi sáng. Cô hỏi tôi nhiều về cuộc sống của tôi. Các thầy cô khác trong trường cũng đến nhưng chẳng còn ai, toàn giáo viên trẻ. Cô đứng lên nghiêm mặt:
- Trang!
- Dạ! - Tôi bật dậy.
- Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình, cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ - Cô nói.
Cô vẫn cưng tôi như ngày nào. Tối hôm đó, tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi tới ngủ với cô, hai cô trò nói chuyện thâu đêm.
Đó là một chuyến công tác và cũng là chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô là tôi sẽ trở lại vào một ngày gần đây. Chuyến đi này đã giúp tôi tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người - về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó, bài phóng sự về trường Thuận Thành đã được in ngay trên trang đầu tiên của tờ báo, nơi tôi làm việc.
Chúc bạn học tốt!
Dẫu thời gian cứ dần trôi chảy mãi
Bóng hình thầy vẫn đọng lại trong tôi
Bao tháng ngày đâu nói đặng nên lời
Giờ điểm lại tình nào vơi tiềm thức
Trang vở cũ dường như chưa ráo mực
Tiếng của thầy nào đâu dứt lời vang
Đây trường xưa vẫn đậm nét vôi vàng
Đã hiện hữu những hành trang ngày cũ
Trường xưa đó bạch đàn nay im ngủ
Dáng thầy đây tóc đã rủ màu sương
Bao nếp nhăn của ngày tháng yêu thương
Mãi tô đậm hằn in gương mặt ấy
Và hôm nay thầy vẫn vui tay vẫy
Học trò xưa ai nấy đã toại danh
Về thăm lại với tất cả lòng thành
Kính tặng thầy ước mơ xanh dạo trước
Bao chuyến đò ngày xưa như quay ngược
Đàn trẻ thơ giờ đã bước vinh quang
Mang trên mình đầy ánh sáng huy hoàng
Thầy mãn nguyện ngập tràn niềm sung sướng.
Về mùa xuân nha bạn đây là ý tưởng của mình sắp kt nhưng có vẻ lủng củng
Khi mùa xuân đang gọi ánh nắng về
Chim ca hót líu lo như trẩy hội
Dịp Tết nào cũng mong được thăm quê
Hạnh phúc đơn giản chỉ là thế thôi.
Thành phố nhộn nhịp khúc hát tưng bừng
Đón những cành mai trải khắp phố phường
Bao lì xì đỏ rồi lại bánh chưng
Niềm vui sướng khác xa những ngày thường.
^-^
Thời gian đẹp ấy trôi qua thật mau
Để tiếp tục công việc chưa lo xong
Dành lại kỉ niệm cho xuân năm sau
Để hướng tới những ước mơ thành công.
Hà Nội ngày 08 tháng 10 năm 2017
Thao thân mến!
Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một doanh nhân. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.
Thao thân men ! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Thao ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa.
Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học co so....”.
Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những năm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:
- Cau vào đây có việc gì thế!
Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của bac bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:
- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.
Người báo vệ cười xòa và nói:
- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?
Mình đáp:
- Có thể bác không còn nhớ chau, nhưng chau thì nhớ bác rõ lắm.
Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.
Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phấn trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.
À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, với biết bao kỉ niệm.
Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?
Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:
- Xin moi vao
Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:
Em chào thầy ạ.
Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:
- Xin lỗi, cau là...
- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.
Thầy hiệu trưởng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:
- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành đạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.
- Vâng, thưa thầy! Em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.
Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.
Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:
- Em chào cô ạ!
Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.
- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?
- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!
- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?
- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:
- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?
- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?
- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?
- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.
Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:
- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.
- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.
- Vâng, em cảm ơn cô.
Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.
Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.
Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.
" Mặt trăng, 12 tháng 6 năm 2033
Khánh thân mến !
Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe không ?
Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy. Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời lắm. Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không ?
Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc.
Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phòng - nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường.
Không những thế, nó đã được đưa lên trên không, cao hơn 100m so với mặt đất để mở rộng chỗ ở cho người dân. Khi bước vào trường, tớ mới phát hiện ra hiệu trưởng ở đây chính là Hiền Thảo - một trong những người bạn đã học chung với anh em mình trong bốn năm cấp hai.
Cậu ấy giờ đã khác, với vị trí hiệu trưởng, cậu ấy chín chắn ,cứng rắn hơn nhưng vẫn đầy tình cảm và tình yêu thương ấy. Cậu đón tiếp tôi với sự niềm nở, tự hào kể cho tôi về những việc cậu đã làm nào là các dãy nhà đã được tăng lên thành sáu tầng, được lắp cầu thang máy, được xây thêm khu liên hợp, khu thể thao có thêm bề bơi, sân bóng đá, bóng rổ, sân tenis, bãi giữ xe,... Ngoài ra, tớ thấy được mới vài điểm quen thuộc trong khuôn viên trường, đó là cây hoa sữa trước cửa lớp mình, nó đã cao hơn , to hơn.
Tớ vẫn nhớ hồi anh em mình học thể dục, vì trời nắng nên lại chạy ào về gối cây này tránh nắng, đứa này tranh đứa kia, bàn tán rôm rả để rồi bị trực ban nhắc hay cái lần thằng Hùng, thằng Phát thi nhau trèo cây để xem ai giỏi hơn ai, cuộc thi chưa kết thúc, thì bảo vệ đuổi, chạy tóe khói khắp trường để rồi bị bắt lên phòng bảo vệ.
Đang xao xuyến vì những kỉ niệm, đột nhiên có một giọng nói khàn khàn, nhưng đầy sự trìu mến, gọi : "Trường Ân đó hả em?" Tôi ngờ ngờ rồi quay lại. Hóa ra đó chính là thầy Nguyên, Khánh ạ. Thầy bây giờ trông đã già hơn hẳn .
Đầu thầy đã không còn tóc, bóng loáng rồi đột nhiên , tôi xúc động đến tột cùng - Thầy Nguyên đây ư ? Người thầy đã dạy tôi đây ư ?" Trời, thầy giờ già quá, người đã dạy cho tôi cấp hai và cũng là người đã dành hơn bốn thập kỉ để cống hiến cho giáo dục nước, nhờ thầy, bao thế hệ đã lớn lên, trở thành những trụ cột, những người đi xây dựng đất nước, là người cống hiến thầm lặng ... Ôi, chả có nhẽ mái tóc của thầy đã ra đi cùng với sư cống hiến ấy. Khi nghĩ về những điều đó, Khánh ạ, tớ chỉ chực bật khóc.
Thầy quá tận tâm với nghề, cống hiến hết mình. Thầy giờ là một ông lão ngoài bảy mươi cũng về thăm trường rồi tình cờ gặp tôi... Tôi dìu thầy ra ghế đá, nó đã được lắp đặt thêm một bộ tản nhiệt nên mặc cho trời hôm ấy nóng hơn 30 độ, tôi và thầy vẫn thoải mái ngồi nói chuyện... Tớ hỏi thầy rất nhiều, và cũng tự hào kể ra những thành tựu mình đã đạt được nhưng không quên cảm ơn thầy vì những công lao như biển cả của thầy .
Nhìn thầy, tôi lại nhớ về những kỉ niệm với thầy, như lần thầy cho tôi và lũ bạn kiểm tra 15 phút một bài cực dài nhưng rồi lại không thu khiến cả lũ lăn đùng ngã ngữa , nghĩ đến đó, tớ và thầy lại bật cười. Mặc dù không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải rời đi, tôi chào thấy ,từ biệt Hiền Thảo, rồi hẹn một lần khác gặp sau. Buổi chia tay ấy đầy xúc động , rồi tớ lên phi cơ bay đi, ngó lại, tớ thấy được bóng dáng của thầy mờ dần, nhỏ dần rồi cuối cùng biến mất sau làn mây làm tôi lại suy nghĩ viển vông.
Tớ chỉ viết đến đây thôi, Cho tớ gửi lời chào đến gia đình của cậu và chúc cậu gặp thành công trong mọi mặt cuộc sống .
Bạn cũ của cậu"
CON CHỒN NGỒI CẠNH CON NAI
CON NAI THẤY THẾ LIẾM TAI CHON CHỒN
CON NAI NGỒI CẠNH CON CHỒN
CON CHỒN THẤY THẾ LIẾM L*N CON NAI
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trương thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “ Bếp lưả” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “ biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được vàcung chính t? đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ. Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt? Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa củasự sống và của tìng yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ.
Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn .Đưá cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đưá chaú đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.
“ Đọc xong bài thơ, nhắm mắt laị tưởng tưởng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lưả hồng và dáng ngươì bà lặng lẽ ngồi bê. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy...”
Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đở con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một ki niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bá nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí cua Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cam nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm:
Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
.....
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ cùa con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cánh chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng va quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Ngựời bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùag bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế... Thi sĩ bỗng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?” Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ bà, cháu đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời.
P/s tham khảo nha
Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đở con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một ki niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bá nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí cua Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cam nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm:
Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
.....
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ cùa con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cánh chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng va quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Ngựời bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùag bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế... Thi sĩ bỗng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?” Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ bà, cháu đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời.
Trong các mùa em thích nhất là mùa xuân, và trong những thời khắc của ngày xuân em lại thích nhất là lúc ban mai. Buổi sáng bình minh đầu xuân mang đến sự trong lành, thanh khiết và tươi trẻ.
Vào buổi sớm bình minh khi mặt trời còn trốn sau những đám mây, bầu trời phía đông nhuộm màu ửng hồng, màu hồng đó sẽ dần nhạt dần cho đến khi những tia nắng đầu tiên xuất hiện. Tia nắng sớm của mặt trời không quá chói chang nhưng đủ để đánh thức tất cả bừng tỉnh chào đón bình minh, tiếng gà gáy cứ vang lên khắp xóm làng khiến cho không gian xung quanh trở nên huyên náo hơn. Ánh nắng mặt trời lên đã xua tan lớp mây mù bao phủ khắp cánh đồng, những mái nhà và cả những con đường làng, không còn sương sớm mùa xuân ẩm ướt và se se lạnh khiến ta cảm thấy rùng mình thay vào đó là sự ấm áp dưới tia nắng. Những hạt sương còn đọng trên ngọn cỏ non, đọng trên mái hiên nhà khi ánh nắng chiếu vào thật lung linh. Có tiếng bước chân và tiếng trò chuyện rôm rả, đó là những bác cao tuổi đi tập thể dục sớm đã về, rồi đâu đó tiếng còi xe của mấy bà đi chợ sớm, cả làng quê dần thức dậy. Bước vào nhịp sinh hoạt thường ngày, mọi người tấp nập xe cộ đi làm, những tốp học sinh đạp xe đi học và cả những đàn trâu được dắt ra ngoài đồng làm việc.
Khung cảnh làng quê buổi sớm bình minh từ yên bình vắng lặng đã trở nên rộn ràng và tưng bừng, không khí nhộn nhịp đã xua tan sương mù nhường chỗ cho nắng vàng rực rỡ.