K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2020

Quân đội nhà Trần được tuyển chọn theo chính sách " ngụ binh ư nông " với chủ trương " Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông.

Bộ máy quan lại nhà Trần gồm 3 cấp:

+ Triều đình: Vua ~> Đại thần ~> Quan văn, võ.

+ Các đơn vị hành chính trung gian: Lộ ~> Phủ ~> Châu ~> Huyện

+ Hành chính cơ sở: Xã.

- Đặt chế độ Thái thượng hoàng.

- Hệ thống quan lại cũng như thời Lý nhưng quy củ và đầy đủ hơn. Đặt thêm 1 số cơ quan ( Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ) và 1 số chức quan ( Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ)

22 tháng 12 2020

Tác​ dụng​ của​ chính​ sách​ ngụ​ binh ư​ nô​ng là:

Nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. ... Ngụ binh ư nông là việc liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình và sang thời chiến khi cần

23 tháng 10 2017

Câu 6:

Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :
- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).

13 tháng 3 2017

1.Nêu kinh tế thời Lê Sơ?

* Kinh tế
- Nông nghiệp : Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.
Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất; kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng ; đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đẽ sứ, Đồn điền sứ... Thi hành chính sách quản điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy.
Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp :
+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. Nhiều ngành, nghề thủ công truyền thống ờ các làng xã ngày càng phát triển. Các công xưởnq do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền...
+ Nhà nước khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

2.Nêu chính sách cai trị nhà Minh và hậu quả?

Sau thất bại của nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta. Chúng xoá bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ ; sáp nhập nước ta vào Trung Quốc ; thi hành chính sách đồng hoá và bóc lột nhân dân ta tàn bạo. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề, bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc bán làm nô tì, cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, thiêu huỷ phần lớn sách quý của nước ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

3.Nêu nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và vai trò của Lê Lợi?

Nguyên nhân:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
Ý nghĩa:
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
Ý nghĩa lịch sử:
+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ.

14 tháng 3 2017

Doan Quynhrelavui

19 tháng 10 2017

Trả lời:

Ý nghĩa:

+ Lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.

+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.

Chúc bạn học tốt!

19 tháng 10 2017

cảm ơn bạn nhìu nhoa

okyeu

18 tháng 2 2016

giúp giúphuhu

20 tháng 2 2016

Tác phẩm văn học : Bình ngô đại cáo 

Tác phẩm sử học ; Đại Việt sử kí toàn thư

28 tháng 3 2017

Nguyên nhân thắng lợi

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh

- Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

28 tháng 3 2017

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Diễn biến:

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Ý nghĩa lịch sử:

- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.




23 tháng 11 2016

- Vào cuối thế kỉ XIV, các cuộc đấu tranh của nông dân đã làm cho nhà Trần suy yếu , làng xã tiêu điều , dân đinh giảm sút. Nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình , nên sự sụp đổ là khó tránh khỏi. Lúc đó , xuất hiện Hồ Quý Ly . Sau vụ một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành ( 1399 ), năm 1400 , ông phế truất vua Trần và lên làm vua , đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ thành lập.

- Những cải cách của Hồ Quý Ly:

+, Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
+, Về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
+, Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

26 tháng 11 2016

Hoàn cảnh thành lập :

Nhà Trần suy yếu -> Hồ Qúy Ly truất ngôi nhà Trần lập ra nhà Hồ .

Biện pháp cải cách

-Chính trị

+cải tổ hàng ngũ võ quan ,thay thế quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần nhưng có tài và thân thuộc với mình.

+đổi tên một số đơn vị hành chính ,quy định lại cách làm việc của bộ máy chính quyền ,quan triều đình về thăm hỏi nhân dân .

-Quân sự

+làm tăng quân số ,lập ra sổ đinh

+chế tạo nhiều loại súng mới ,thuyên mới

+phòng thủ ở những nơi hiểm yếu

+xâu dựng thành quân sự.

Những điểm tiến bộ trong cải cách

+tăng cường quốc phòng bảo vệ Tổ Quốc

+quan tâm đến nhân dân nhiều hơn

+cách làm việc của bộ máy chính quyền hiệu quả và hoàn chỉnh hơn

16 tháng 3 2017

c2:

Ở Đàng Ngoài bị ngưng trệ vì:

- Do hậu quả của chiến tranh nên nông nghiệp ko phát triển

- Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng

- Ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chứ khai hoang

- Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác

- Ở Dàng Trong phát triển vì:

- Chăm lo đến thủy lợi và tổ chức khai hoang

- Tổ chức di dân đi khai hoang, cấp công cụ lương ăn, lập thành làng, ấp

- Nhờ quá trình khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long năng xuất lúa rất cao

17 tháng 3 2017

Cảm ơn bạn nhìuvuihiuhiuyeueoeo