Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
~ Hơi dài tí nha nhưng mik lỡ gòi ~
Có rất nhiều nhân vật hài hước,tài năng mang lại những ý nghĩa thật hay cho câu truyện.Nhưng nếu hỏi em nhân vật nào khiến em ấn tượng không thôi,thì em sẽ trả lời ngay là nhân vật em bé trong truyện "Em bé thông minh".Em bé ấy tuy nhỏ nhưng rất thông minh,nhanh nhảu và cực kì vui tính.Chỉ thế thôi nhưng các tính cách của của cậu bé đã mang lại rất nhiều tiếng cười trong trẻo cho độc giả.Các cách giải đố của cậu rất hay làm cho nhiều người phải bàng hoàng ngỡ ngàng trong đó một cách giải đố câu hỏi phi lý của nhà vua là hay nhất.Cậu đã dùng cách đẩy thế bí về người ra câu đố,lấy gậy ông đập lưng ông.Đúng là cách giải đố hay.Cậu thật xứng với tên truyện.Một nhân vật khá đặc biệt.
Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh , Em thấy nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất .Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có một tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh ấy thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.
Thánh gióng là người anh hùng dũng cảm. Muốn giúp sức cho nước nhà mà không ham lợi. Đây cũng là biểu tượng và mong muốn của nhân dân ta về một vị anh hùng cứu nước. Và nó như được hiện thực hóa bởi những thứ dân dã nhất đặc trưng nhất của nước ta. Dù vũ khí thô sơ như tre thì vị anh hùng vẫn đứng lên cứu nước và nhân dân ta!
Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia
Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng ta đã nhận thức rất đúng về vai trò của đoàn kết và mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân với cộng đồng. Nhận thức đó đã được đúc kết thành bài học bổ ích gửi gắm trong tục ngữ, ca dao và truyện cổ dân gian. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục thấm thìa, sâu sắc dưới một hình thức truyện ngụ ngôn dí dỏm, thú vị là truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Truyện kể về hành động dại dột của Chân, Tay, Tai, Mắt vì suy bì, ganh tị với Miệng mà bảo nhau đồng loạt không làm việc, để cho lão Miệng tự kiếm lấy miếng ăn. Hành động nông nổi thiếu suy nghĩ ấy khiến cho cả bọn mệt mỏi, rã rời. Hiểu ra sai lầm, tất cả kéo nhau đến giảng hoà với lão Miệng. Rồi ai làm việc nấy, mọi người lại sống hoà thuận như xưa.
Thông qua truyện, người xưa muốn khẳng định: Trong xã hội, trong một tập thể, tất cả mọi người đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Không ai có thể tách rời khỏi cộng đồng và chỉ có đoàn kết, gắn bó, nương tựa lẫn nhau mới có thể tạo ra sức mạnh. Nếu chia rẽ sẽ dẫn tới suy thoái, diệt vong. Do đó mọi người phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn. bố cục rõ ràng và có đầy đủ nhân vật, tình tiết, mâu thuẫn như một màn kịch nhỏ và hoàn cảnh nảy sinh mâu thuẫn chính là cuộc trao đổi giữa Chân, Tay, Tai, Mắt về sự cống hiến và hưởng thụ.
Truyện kể rằng: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt cho rằng lão Miệng quanh năm không phải làm việc mà lại được hưởng tất cả những miếng ngon miếng lành ; còn mọi người suốt ngày quần quật mà chẳng được gì. Ý kiến của cô Mắt nêu ra nhanh chóng được cậu Chân, cậu Tay và bác Tai ủng hộ. Cả bọn hăm hở đến gặp lão Miệng để nói thẳng với lão rằng: … Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi. Câu nói ấy chứa đựng sự bất bình mà mọi người cố chịu đựng bấy lâu. Chẳng thèm nghe lão Miệng phân trần phải trái. Bác Tai, cô Mái, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng : Không, không phải bàn bạc gì nữa, từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!
Nếu mới nghe qua thì lí sự của chúng có vẻ đúng, bởi thực tế là Mắt nhìn, Tai nghe, Tay làm, Chân đi… để kiếm sống, chứ còn Miệng thi chỉ có ăn uống, hưởng thụ, nào có phải vất vả, mệt nhọc gì đâu? Kẻ làm nhiều mà không được hưởng thụ gì, còn kẻ không làm lại được hưởng tất. Chúng bất bình, giận dữ, tẩy chay lão Miệng để cho lão biết thân. Chúng không hiểu rằng việc nhai nuốt của lảo Miệng cũng là làm. việc, biến thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể, trong đó có Chân, Tay, Tai, Mắt… Người có khỏe thì Mắt mới tinh, Tai mới thính, Chân, Tay mới nhanh nhẹn được. Trong cơ thể con người, mỗi bộ phận có một chức náng riêng nhưng tất cả phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự sống. Nếu một bộ phận suy yếu hoặc ngừng hoạt động, con người sẽ bị bệnh hoặc có thể chết.
Suy nghĩ nông nổi của Chân, Tay, Tai, Mắt đã phải trả giá. Chúng bảo nhau đồng loạt nghỉ việc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rả rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa. Cô Mắt thì ngày cũng như đêm, lúc nào cũng lờ đờ, hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong, cả bọn lừ đừ, mệt mỏi như thế cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn…
May mắn là trong bọn họ, bác Tai đã hiểu ra nguyên nhân của tình cảnh đáng sợ ấy nên giải thích cho cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?
Trước lời nói có tình có lí của bác Tai, cả bọn đã nghe ra và cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Suốt bảy ngày không có cái ăn, lão Miệng cũng rơi vào cảnh sống dở chết dở: nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, khônq buồn nhếch mép.
Tất cả mọi người vội vàng ai vào việc nấy: Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn cho lão Miệng ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Và như có phép lạ, lập tức bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ một sự hiểu lầm dẫn đến hành động không đúng, nay hiểu ra, may mà còn cứu kịp.
Kết thúc câu chuyện là cảnh: lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật, hòa thuận, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
Như vậy rõ ràng là Chân, Tay, Tai, Mắt và Miệng có liên quan mật thiết với nhau. Mỗi bộ phận tuy có chức năng riêng nhưng có cùng một nhiệm vụ chung là duy trì và phát triển sự sống của cơ thể. Không thể nói bộ phận nào quan trọng hơn cả. Sự khiếm khuyết bất cứ bộ phận nào cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động của con người.
Tử quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật, truyện ngụ ngôn này đã Khéo léo đặt ra bài học cho con người. Trong cuộc sống, một cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng là hết sức quan trọng. Truyện ngụ ngôn tuy ngắn gọn nhưng là lời khuyên khéo léo và thiết thực: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Bởi vì suy nghĩ, hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ tác động đến bản thân mà còn ảnh hưởng chung đến cả cộng đổng, tập thể.
Điều thú vị là qua truyện ngụ ngôn này, ông cha ta đã khẳng định: Trong xã hội, mỗi người có một năng lực, một trình độ khác nhau, do đó sự phân công công việc và cách thức đóng góp cũng khác nhau. Không nên suy bì, tị nạnh một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng đến lợi ích chung. Bên cạnh việc đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, mỗi thành viên phải tự giác làm việc theo sự phân công của xã hội. Khi làm việc phải cống hiến hết sức mình cho cả cộng đồng. Có như vậy xã hội mới ngày càng tốt đẹp hơn.
Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng ta đã nhận thức rất đúng về vai trò của đoàn kết và mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân với cộng đồng. Nhận thức đó đã được đúc kết thành bài học bổ ích gửi gắm trong tục ngữ, ca dao và truyện cổ dân gian. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục thấm thìa, sâu sắc dưới một hình thức truyện ngụ ngôn dí dỏm, thú vị là truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Truyện kể về hành động dại dột của Chân, Tay, Tai, Mắt vì suy bì, ganh tị với Miệng mà bảo nhau đồng loạt không làm việc, để cho lão Miệng tự kiếm lấy miếng ăn. Hành động nông nổi thiếu suy nghĩ ấy khiến cho cả bọn mệt mỏi, rã rời. Hiểu ra sai lầm, tất cả kéo nhau đến giảng hoà với lão Miệng. Rồi ai làm việc nấy, mọi người lại sống hoà thuận như xưa.
Thông qua truyện, người xưa muốn khẳng định: Trong xã hội, trong một tập thể, tất cả mọi người đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Không ai có thể tách rời khỏi cộng đồng và chỉ có đoàn kết, gắn bó, nương tựa lẫn nhau mới có thể tạo ra sức mạnh. Nếu chia rẽ sẽ dẫn tới suy thoái, diệt vong. Do đó mọi người phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn. bố cục rõ ràng và có đầy đủ nhân vật, tình tiết, mâu thuẫn như một màn kịch nhỏ và hoàn cảnh nảy sinh mâu thuẫn chính là cuộc trao đổi giữa Chân, Tay, Tai, Mắt về sự cống hiến và hưởng thụ.
Truyện kể rằng: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt cho rằng lão Miệng quanh năm không phải làm việc mà lại được hưởng tất cả những miếng ngon miếng lành ; còn mọi người suốt ngày quần quật mà chẳng được gì. Ý kiến của cô Mắt nêu ra nhanh chóng được cậu Chân, cậu Tay và bác Tai ủng hộ. Cả bọn hăm hở đến gặp lão Miệng để nói thẳng với lão rằng: … Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi. Câu nói ấy chứa đựng sự bất bình mà mọi người cố chịu đựng bấy lâu. Chẳng thèm nghe lão Miệng phân trần phải trái. Bác Tai, cô Mái, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng : Không, không phải bàn bạc gì nữa, từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!
Nếu mới nghe qua thì lí sự của chúng có vẻ đúng, bởi thực tế là Mắt nhìn, Tai nghe, Tay làm, Chân đi… để kiếm sống, chứ còn Miệng thi chỉ có ăn uống, hưởng thụ, nào có phải vất vả, mệt nhọc gì đâu? Kẻ làm nhiều mà không được hưởng thụ gì, còn kẻ không làm lại được hưởng tất. Chúng bất bình, giận dữ, tẩy chay lão Miệng để cho lão biết thân. Chúng không hiểu rằng việc nhai nuốt của lảo Miệng cũng là làm. việc, biến thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể, trong đó có Chân, Tay, Tai, Mắt… Người có khỏe thì Mắt mới tinh, Tai mới thính, Chân, Tay mới nhanh nhẹn được. Trong cơ thể con người, mỗi bộ phận có một chức náng riêng nhưng tất cả phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự sống. Nếu một bộ phận suy yếu hoặc ngừng hoạt động, con người sẽ bị bệnh hoặc có thể chết.
Suy nghĩ nông nổi của Chân, Tay, Tai, Mắt đã phải trả giá. Chúng bảo nhau đồng loạt nghỉ việc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rả rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa. Cô Mắt thì ngày cũng như đêm, lúc nào cũng lờ đờ, hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong, cả bọn lừ đừ, mệt mỏi như thế cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn…
May mắn là trong bọn họ, bác Tai đã hiểu ra nguyên nhân của tình cảnh đáng sợ ấy nên giải thích cho cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?
Trước lời nói có tình có lí của bác Tai, cả bọn đã nghe ra và cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Suốt bảy ngày không có cái ăn, lão Miệng cũng rơi vào cảnh sống dở chết dở: nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, khônq buồn nhếch mép.
Tất cả mọi người vội vàng ai vào việc nấy: Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn cho lão Miệng ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Và như có phép lạ, lập tức bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ một sự hiểu lầm dẫn đến hành động không đúng, nay hiểu ra, may mà còn cứu kịp.
Kết thúc câu chuyện là cảnh: lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật, hòa thuận, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
Như vậy rõ ràng là Chân, Tay, Tai, Mắt và Miệng có liên quan mật thiết với nhau. Mỗi bộ phận tuy có chức năng riêng nhưng có cùng một nhiệm vụ chung là duy trì và phát triển sự sống của cơ thể. Không thể nói bộ phận nào quan trọng hơn cả. Sự khiếm khuyết bất cứ bộ phận nào cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động của con người.
Tử quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật, truyện ngụ ngôn này đã Khéo léo đặt ra bài học cho con người. Trong cuộc sống, một cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng là hết sức quan trọng. Truyện ngụ ngôn tuy ngắn gọn nhưng là lời khuyên khéo léo và thiết thực: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Bởi vì suy nghĩ, hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ tác động đến bản thân mà còn ảnh hưởng chung đến cả cộng đổng, tập thể.
Điều thú vị là qua truyện ngụ ngôn này, ông cha ta đã khẳng định: Trong xã hội, mỗi người có một năng lực, một trình độ khác nhau, do đó sự phân công công việc và cách thức đóng góp cũng khác nhau. Không nên suy bì, tị nạnh một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng đến lợi ích chung. Bên cạnh việc đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, mỗi thành viên phải tự giác làm việc theo sự phân công của xã hội. Khi làm việc phải cống hiến hết sức mình cho cả cộng đồng. Có như vậy xã hội mới ngày càng tốt đẹp hơn.
Kiểu 1:
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.
Kiểu 2:
Đoạn sông ở vùng đồng bằng thật êm đềm, hiền hòa thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Hai bên bờ là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít là miền quê trù phú: Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm.
Đến đoạn nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt.
Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả đặc tả hình ảnh dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dòng chảy dữ dội đã được tác giả miêu tả thật ấn tượng.
Giữa khung cảnh hoang dã và dữ dội ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp, thật khỏe. Sự hiểm trở hiện lên qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác: Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
Điều đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả ở đoạn này là sự phối hợp miêu tả cảnh vật thiên nhiên với hoạt động của con người đưa thuyền ngược dòng, vượt thác. Cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ và phong phú. Trung tâm bức tranh ấy là hình ảnh con người mà nổi bật là vẻ rắn rỏi, dũng mãnh của dượng Hương Thư: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc họa nổi bật trong cuộc vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là người chỉ huy dày dặn kinh nghiệm. Tác giả tập trung miêu tả các động tác, tư thế và ngoại hình nhân vật này với nhiều hình ảnh so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm. So sánh như một pho tượng đồng đúc thể hiện ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật. Còn so sánh giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Tác giả còn so sánh hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của dượng lúc ở nhà để càng làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên cường của nhân vật.
phat bieu cam nghi ve bai vuot thac trong song nuoc ca mau
Hình ảnh dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao nhưng đã bớt hiểm trở và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác thắng lợi.
Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bờ cũng đổi khác và những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước vừa như báo trước về một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Nghệ thuật so sánh làm nổi bật sự tương phản trong nét đẹp của thiên nhiên và biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn của con người vừa vượt qua được những thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất vào cảnh vượt thác. Qua đó tác giả làm nổi bật hình ảnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh sông núi miền Trung hùng vĩ và nên thơ.
Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ chung được một cộng đồng xã hội sử dụng để giao tiếp. Dùng tiếng nói thống nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giữ vững được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ lòng nhiệt tình yêu nước. Trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trương đường lối lãnh đạo đúng đắn, thời cơ và những điều kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ dân tộc. Vứt bỏ tiếng nói dân tộc, khước từ tiếng nói dân tộc là từ chối bản sắc văn hoá của dân tộc. Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do về mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hét là giữ vững được bản sắc văn hoá riêng. Văn hoá lại kết tinh trong ngôn ngữ dân tộc. Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hóa, bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì việc tự đánh mất mình, trở thành kẻ phụ thuộc “ăn nhờ ở đợ" sẽ là điều tất yếu. Vì lẽ đó, trong tất cả cuộc xâm lăng, kẻ xâm lược luôn đặt vấn đề nô dịch văn hoá lên hàng đầu. Như vậy, tình yêu tiếng nói dân tộc giữ một vai trò nhất định, một súc mạnh to lớn trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và giữ gìn phát triển một đất nước.
hok tốt
Tiếng lói giân tộc là 1 trong những nét đẹp của VN.nNó tạo nên 1 ấn tượng xâu xắc đối vs bạn bè quốc tế.CHẾM HẾT:))
k hộ nha:))
#Tinz