K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Ông cha ta có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như yêu nước, bất khuất chống giặc ngoai xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sự trọng đạo, hiếu thảo…; các truyền thống về văn hóa (các tập quán tốt đẹp và cách ứng sử mang bản sắc văn hóa Việt Nam), về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca…)

28 tháng 4 2019

Các truyền thống tốt đẹp của ông cha ta là :

- Truyền thống hiếu học

- Truyền thống đoàn kết

- Truyền thống yêu nước

- Truyền thống chống giặc ngoại xâm 

- Truyền thống tôn sư trọng đạo

- Truyền thống hiếu thảo

- Truyền thống nhân ái

- Truyền thống lao động cần cù

- Truyền thống sáng tạo

- Truyền thống kiên cường , bất khuất

- THẾ LÀ HẾT RỒI,MÌNH CHỈ BIẾT THẾ THÔI. CHÚC BẠN HỌC TỐT - 

30 tháng 3 2019

3:

- Cao thượng: có phẩm chất, đạo đức cao cả, vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen

- Năng nổ: tỏ ra ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung

- Dịu dàng: tỏ ra dịu, có tác dụng gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ đến các giác quan hoặc đến tinh thần

- Cần mẫn: siêng năng và lanh lợi

30 tháng 3 2019

Còn 15 phút giúp mình với các bạn ơi

11 tháng 3 2018

Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào, như:

+ Truyền thống yêu nước;

+ Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm;

+ Truyền thống đoàn kết;

+ Truyền thông nhân nghĩa;

+ Truyền thống cần cù lao động;

+ Truyền thống hiếu học;

+ Truyền thống tôn sư trọng đạo;

+ Truyền thống hiếu thảo…

– Các truyền thông về văn hoá (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam)

– Các truyền thông về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca..)

–  Những nghề truyền thống (nghề ươm tơ dệt lụa, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề khảm trai..)

11 tháng 3 2018

-Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào, như:

+ Truyền thống yêu nước;

+ Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm;

+ Truyền thống đoàn kết;

+ Truyền thống cần cù lao động;

+ Truyền thống hiếu học;

+ Truyền thống tôn sư trọng đạo;

+ Truyền thống hiếu thảo…

 

+ Truyền thông nhân nghĩa;

 Các truyền thông về văn hoá (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam)

– Các truyền thông về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca..)

–  Những nghề truyền thống (nghề ươm tơ dệt lụa, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề khảm trai..)

Giấy rách phải giữ lấy lề.Nhân dân Việt Nam ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ .... (1) tốt đẹp của ông cha từ xưa để lại. Tục ngữ Việt Nam có câu "....(2) " Người Việt Nam biết trọng ...., (3) biết giữ gìn .... (4) trong sạch : "Đói cho sạch, rách cho thơm". Dù ... (5) cũng không thay lòng đổi dạ; cảnh .... (6) không thể cám dỗ; kẻ thù tàn bạo cũng không .... (7).Đối với Tổ quốc và...
Đọc tiếp

Giấy rách phải giữ lấy lề.

Nhân dân Việt Nam ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ .... (1) tốt đẹp của ông cha từ xưa để lại. Tục ngữ Việt Nam có câu "....(2) " Người Việt Nam biết trọng ...., (3) biết giữ gìn .... (4) trong sạch : "Đói cho sạch, rách cho thơm". Dù ... (5) cũng không thay lòng đổi dạ; cảnh .... (6) không thể cám dỗ; kẻ thù tàn bạo cũng không .... (7).

Đối với Tổ quốc và đồng bào, người Việt Nam đã có truyền thống .... (8) như câu ca dao xưa còn truyền lại : 

Nhiễu điều phủ lấy giá gương 

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Những từ cần điền : ( giàu sang, nghèo khó, phẩm cách, danh dự, yêu thương nước nòi, khuất phục, giấy rách phải giữ lấy lề, truyền thống đạo đức )

1
7 tháng 2 2022

Lời giải:

Nhân dân Việt Nam ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha từ xưa để lại. Tục ngữ Việt Nam có câu "giấy rách phải giữ lấy lề" Người Việt Nam biết trọng phẩm cách, biết giữ gìn danh dự trong sạch : "Đói cho sạch, rách cho thơm". Dù nghèo khó cũng không thay lòng đổi dạ; cảnhgiàu sang không thể cám dỗ; kẻ thù tàn bạo cũng không khuất phục.

Đối với Tổ quốc và đồng bào, người Việt Nam đã có truyền thống yêu thương nước nòi như câu ca dao xưa còn truyền lại : 

Nhiễu điều phủ lấy giá gương 

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

16 tháng 1 2019

 " giặc đến nhà đàn bà cũng đánh " - Đây là câu nói thể hiện truyền thống yêu nước của Phụ nữ Việt Nam đã được kiểm chứng qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. 
Vd :Mở đầu truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là hai vị nữ anh hùng dân tộc: bà Trưng Trắc và em bà là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Hán giành lại quyền tự chủ cho đất nước.

13 giây trước (20:46)

Câu : " giặc đén nhà, đàn bà cũng đánh" . Nói lên truyền thống nào của dân tộc ta.

Hình như nói lên truyền thống yêu nước bất khuất của nhân dân ta nhé.

Chúc bạn học tốt.

Điền các thành ngữ , tục ngữ phù hợp với truyền thống của dân tộc ta .a) Truyền thống tôn sư trọng đạo :..................................................................................................................................................b)Truyền thống lao động cần cù :...................................................................................................................................................c)Truyền thống kiên...
Đọc tiếp

Điền các thành ngữ , tục ngữ phù hợp với truyền thống của dân tộc ta .

a) Truyền thống tôn sư trọng đạo :..................................................................................................................................................

b)Truyền thống lao động cần cù :...................................................................................................................................................

c)Truyền thống kiên cường , bất khuất :..........................................................................................................................................

d)Truyền thống đoàn kết :...............................................................................................................................................................

e) Truyền thống nhân ái :................................................................................................................................................................

2
23 tháng 3 2019

a, Một chữ cũng là thầy

Nửa chữ cũng là thầy

b, Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu

31 tháng 3 2019

c, chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo

d, Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

e, Nhường cơm sẻ áo

6 tháng 9 2018

cái cổ áo

con ngựa

con tme

lak mẹ người bé

Cái cổ áo

Người chết

Tem thư

Mẹ của đứa bé

11 tháng 5 2018

Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.

Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.

Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.

Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.

Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.

Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).

Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:

- “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá - Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

- “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

- “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.

Trong hồ sơ đề trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hoá thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

5 tháng 11 2018

Đề 1 : Bài làm :

Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.

Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.

Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?

Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.

Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy

Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.

tham khảo nhé

học tốt.

5 tháng 11 2018

đề 1

Nhà em ở cạnh cánh đồng lúa, mỗi sáng mai thức dậy em đều thấy cánh đồng lúa đang vươn mình đón lấy những tia nắng đầu tiên của ngày mới. Cánh đồng lúa ở quê em rộng mênh mông, trải dài đến khắp nơi.

Mẹ em bảo ngày xưa bố chọn mảnh đất sát cánh đồng lúa vì có không khí trong lành, tốt cho sức khỏe, làm mùa thì cũng thuận tiện cho việc đi lại, cày cuốc. Cánh đồng lúa quê em khi lúa đang thì con gái thì có màu xanh mượt mà, óng ả. Một màu xanh khi có mặt trời chiếu vào thật đẹp. Lúc đồng lúa đã bắt đầu trổ bông, từng hạt nặng kéo cong cả thân lúa. Khi lúa bắt đầu ngả màu vàng, chín đều thì trông cánh đồng lúa tựa như một bức tranh được dát vàng, đẹp đến lạ kỳ.

ta-canh-dong-que-em

Tả cánh đồng lúa quê em-Văn lớp 5

Khung cảnh tấp nập khi mọi người thu hoạch lúa thật vui tươi, phấn khởi, ai ai cũng hào hứng vì lúa năm nay được mùa.

Ở giữa cánh đồng lúa có một con đường lớn để dẫn ra đường quốc lộ, vì vậy ở đây luôn tấp nập người qua lại. Cánh đồng lúa sáng mai và lúc chiều tà hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng, lúa như uống cạn từng giọt sương cuối cùng còn đọng lại trên lá. Vươn lên thật tươi tốt, ngọt lành. Còn khi về chiều, lúa nhẹ nhàng, khẽ khàng lay động theo từng tiếng gió. Nắng chiều vương trên những thân cây lúa tạo nên màu sắc riêng biệt.

Trên cánh đồng lúa, thi thoảng từng chú châu chấu, cào cào thi nhau xem ai nhảy nhanh và xa hơn ai. Xa xa thấp thoáng những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, chốc chốc lại ngẩng đầu lên lắng nghe tiếng sáo diều bay trên cao. Đám trẻ con chúng em nằm dài trên vạt cỏ mềm, ngửa mặt lên trời và nhìn từng chú chim đang chao liệng.

Cánh đồng lúa gắn với tuổi thơ của em, gắn với những buổi trưa hè đám con nít kéo nhau ra đồng hái lúa nếp về rang lên và ăn ngon lành. Nhớ nhừng chiều cưỡi trên lưng trâu, ngắm mặt trời lặn.

Cánh đồng lúa cho đến sau này em vẫn nhớ mãi không quên. Vì nó thanh bình và êm ả.

9 tháng 4 2019

Đề bài: Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm.

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.

– Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.

Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người

9 tháng 4 2019

Ở lớp, tôi thường chơi thân với Hoàng Bách. Đó là một cậu bạn vừa học giỏi, vừa tốt bụng. Hôm qua, cậu đã làm một việc tốt khiến tôi ngưỡng mộ và cần học tập.

"Tùng tùng tùng!" Hồi trống quen thuộc vang lên, chúng tôi nhanh chóng chào cô và chạy ào ra cửa lớp. Tôi và Bách đi ra cổng 2. Thường ngày, tôi vẫn hẹn mẹ ở đó. Còn nhà của Bách ở ngay đối diện cổng trường nên hai đứa cùng đi ra cổng. Cổng trường lúc này tấp nập người. Bách tạm biệt tôi rồi tiến về phía đường. Từ xa, tôi đã quan sát thấy Bách đứng nói chuyện với một bà cụ. Nói vài câu, Hoàng Bách và bà cụ đi đến trước vạch trắng sang đường. Cậu bạn đưa bàn tay mũm mĩm của mình ra nắm lấy đôi tay nhăn nheo của bà cụ. Bách dắt bà cụ băng qua đường. Dù con đường lúc này xe cộ đi lại đông đúc, cậu bạn vẫn giơ cánh tay ra vẫy vẫy để xin đường. Sang đường, cụ già nắm hai tay Bách, tôi đoán chừng là cụ nói cảm ơn. Bách mỉm cười chia tay cụ và mở cổng vào nhà của mình.

Sáng nay, tôi kể lại cho Bách sự việc hôm qua tôi nhìn thấy. Cậu bạn chỉ cười và bảo việc sang đường lúc đông xe cộ đã quen thuộc với cậu rồi. Tôi thật may mắn khi có một người bạn tốt bụng như vậy.