K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)

Môn Tiếng Việt Lớp 5
(Thời gian làm bài 60 phút) 

Câu 1: (2 điểm)

Dựa vào nghĩa của tiếng nhân em hãy xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm:

nhân: có nghĩa là người.

nhân: có nghĩa là lòng thương người.

(nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu.)

Em hãy đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được (mỗi nhóm một câu)

Câu 2: (2 điểm)

Cho đoạn văn sau:

a) “Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

(Theo Hoàng Lê)

b) “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. tre trông thanh cao, giản gị, chí khínhư người.”

(Thép Mới)

Tìm những từ ghép, từ láy trong hai đoạn văn trên.

Câu 3: (2 điểm). Đọc đoạn thơ sau:

Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run.
Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường...
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương

(Mai Hương)

Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.

Câu 4: (5 điểm)

Em hãy kể lại một câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc người mà em quen biết

................................................................... không copy mạng

4
17 tháng 4 2020

nhi nhi

17 tháng 4 2020

Nhiều vậy trời

​ý a đúng .

16 tháng 10 2018

bạn trả lời câu nào thế,

ĐỀ ÔN LUYỆN MÔN TIẾNG VIỆT – ĐỀ 25Họ và tên: ......................................................................... Lớp: .....PHẦN I: TRẮC NGHIỆMKhoanh vào chữ cái trước đáp án đúng ở mỗi câu dưới đây:Câu 1: Tiếng “tâm” trong từ “tâm hồn” cùng nghĩa với tiếng “tâm” trong từ nào?A.   trọng tâmB.   trung tâmC.   bạn TâmD.   tâm trạngCâu 2: Trong các câu sau câu nào có từ “quả”...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN LUYỆN MÔN TIẾNG VIỆT – ĐỀ 25

Họ và tên: ......................................................................... Lớp: .....

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng ở mỗi câu dưới đây:

Câu 1: Tiếng “tâm” trong từ “tâm hồn” cùng nghĩa với tiếng “tâm” trong từ nào?

A.   trọng tâm

B.   trung tâm

C.   bạn Tâm

D.   tâm trạng

Câu 2: Trong các câu sau câu nào có từ “quả” được hiểu theo nghĩa gốc?

A. Trăng tròn như quả bóng.

     B. Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao.             

     C. Quả đồi trơ trụi cỏ.

     D. Quả đất là ngôi nhà của chúng ta.

Câu 3: Từ nào bị dùng sai trong câu văn sau?

“Các bạn có nhu cầu, nguyện vọng gì thì cứ mạnh dạn đề cử, ban giám hiệu nhà trường sẽ xem xét, sẽ giải quyết.”

A.   nguyện vọng

B.   mạnh dạn

C.   đề cử

D.   xem xét

Câu 4: Có mấy từ ghép tổng hợp trong câu văn sau?

Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một phần của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.”

A.   năm                        B. sáu                        C. bảy                       D. tám

Câu 5: Trong câu văn “Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.”, chủ ngữ của câu là:

A.   Mấy con mang

B.   Mấy con mang vàng

C.   Mấy con mang vàng hệt như

D.   Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp

Câu 6: Câu nào dưới đây có cấu tạo ngữ pháp khác với những câu còn lại?

A.   Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.

B.   Mùa xuân, cây gạo gọi về bao nhiêu là chim.

C.   Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.

D.   Từ xa, tiến lại hai đứa bé.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 7: Sắp xếp các từ trong dãy từ sau thành ba nhóm phân theo cấu tạo của từ:

gió tây, lướt thướt, triền núi, ngọt lựng, thơm nồng, thôn xóm, cây cỏ, đất trời, hương thơm, ủ ấp, nếp khăn.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Câu 8: Gạch bỏ từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ (a, b, c) và cho biết những từ còn lại dùng để tả gì?

(a) ngào ngạt, sực nức, thấp thoáng, thơm nồng, thơm ngát

- Những từ còn lại trong dãy từ (a) dùng để tả ...................................................................

.............................................................................................................................................

(b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi cười, thắm tươi

- Những từ còn lại trong dãy từ (b) dùng để tả .....................................................................

..............................................................................................................................................

(c)  long lanh, lóng lánh, lunh linh, lung lay, lấp lánh

- Những từ còn lại trong dãy từ (c) dùng để tả .....................................................................

...............................................................................................................................................

Câu 9: Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài Cửa sông, nhà thơ Quang Huy viết:

                              Dù giáp mặt cùng biển rộng

                              Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

                              Lá xanh mỗi lần trôi xuống

                              Bỗng... nhớ một vùng núi non.

    Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................TẬP LÀM VĂN

Đề bài: Gia đình có ý nghĩa thật quan trọng với cuộc đời mỗi người. Em hãy viết bài văn tả lại một bữa cơm sum họp gia đình ấm áp, vui vẻ.

................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................

2
25 tháng 5 2020

câu 1: D
CÂU 2: A
Câu3 : A
câu 4:  B
câu 5:  B
câu 6 :C
còn lại dài quá a ko ghi hết nên em tự làm nha

27 tháng 5 2020

Khôn thế bạn...>.>

9 tháng 1 2019

từ tàn nhẫn

câu: bạn ấy thật tàn nhẫn

k mk nhoa

()

  1.  từ trái nghĩa với từ"nhân ái"

TL :bất nhân

2 : đặt câu :

Mụ phù thủy trong truyện quả thật bất nhân

ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CHẤT LƯỢNG CAO NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn. Thời gian làm bài: 60 phút. Câu 1 (1,5 điểm): Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau? a)  ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức. b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi. c)  long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh. Câu 2 (1,5 điểm): Chọn một trong các từ: rót, trút,...
Đọc tiếp

ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CHẤT LƯỢNG CAO NĂM HỌC 2013 - 2014

Môn: Ngữ văn. Thời gian làm bài: 60 phút.

 

Câu 1 (1,5 điểm): Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau?

 

a)  ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức.

 

b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi.

 

c)  long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh.

 

Câu 2 (1,5 điểm): Chọn một trong các từ: rót, trút, đổ mà em cho là hay nhất để điền vào chỗ trống trong câu văn sau? Nói rõ vì sao em chọn từ đó?

 

"Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ ………... vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương".

 

Câu 3 (2điểm): Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:

 

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

 

Một màu trắng đến nôn nao

 

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

 

Cho con ngày một thêm cao”.

 

Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì của tác giả về người mẹ của mình? Hãy viết đoạn văn diễn tả tình cảm đó. 

 

Câu 4 (5 điểm): Trong 5 năm ở Tiểu học, em đã được học nhiều thầy (cô) giáo.

 

Hãy kể một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi về tình thầy trò.

2
9 tháng 5 2020

Câu 1 

a)  ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức.

b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi.

c)  long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh.

Câu 2  

"Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ ……rót…... vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương".

Câu3

Tác giả là một người đầy tình cảm, và ông đã viết bài thơ về mẹ để bộc lộ cảm xúc yêu quý của mình dành cho người mẹ đáng kính. Cũng như ngày ngày ông trông thấy mẹ vất vả mà lại càng thương, càng quý. Qua từng lời thơ, ông như tỏ lòng biết ơn đối vs mẹ của mình, lòng biết ơn vô bờ bến. Ông còn muốn nói lên sự vất vả lo cho con khôn lớn của người mẹ để mọi người thấu hiểu cho nỗi lòng của người mẹ, và cảm thấy người mẹ thật cao cả, thật vĩ đại để yêu mẹ mình hơn.

Câu 4

Ôi! Ngày nay nhìn các bạn vừa cỡ tuổi tôi hay thậm chí mới chưa đầy mười tuổi nhưng đã phải mang cặp kính cận to dày cộp, nghĩ mà thấy vừa buồn lại vừa thương. "Đôi mắt là một trong những vốn quý nhất của con người, các em phải biết giữ gìn và chăm sóc nó". Đó là câu nói của cô Hạnh chủ nhiệm tôi hồi lớp 5. Nghĩ lại mà thấy kỉ niệm với cô thật là sâu sắc.
Nói là chủ nhiệm lớp năm nhưng thực chất cô chủ nhiệm lớp tôi cả ba năm cuối cấp. Chẳng thế mà cô để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp vô cùng. Bây giờ tôi vẫn có thể hình dung y nguyên những ngày tháng ấy. Hôm nào cô cũng đến trường từ rất sớm rồi đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ và tươi tắn trên môi. Thường cô mặc chiếc áo dài xanh, mái tóc mượt mà ôm trọn khuôn mặt trái xoan xinh xắn và đôn hậu. Đôi mắt cô đẹp và trong sáng nhìn chúng tôi trìu mến và có khi độ lượng với bạn nào mắc lỗi. Tính cô thẳng thắn và nghiêm nghị lắm. Nhưng không hiểu sao tất cả các bạn trong lớp tôi, chẳng bạn nào là thấy cô xa lạ cả. Bây giờ thì tôi đã nhận ra, cô nghiêm nghị mà chúng tôi vẫn vô cùng quý mến chính là vì sự tận tâm của cô giáo hàng ngày.
Chỉ mỗi một việc nhỏ, rất nhỏ thôi mà cả lớp tôi ơn cô nhiều lắm. Hồi ấy chúng tôi tuy đã học lớp ba nhưng đến tư thế ngồi học có nhiều bạn vẫn chưa biết ngồi thế nào cho đúng. Ai cầm bút viết cũng còn rất ngượng nghịu. Đặc biệt rất nhiều bạn cứ khi viết là lại cúi sát xuống gần quyển vở. Chỉ nhìn cảnh ấy cũng đủ thấy lớp tôi có đến hơn chục người có nguy cơ bị cận. Nhưng rồi cô Hạnh vào chủ nhiệm. Từ đó không bao giờ cô cho phép chúng tôi ngồi sai tư thế. Lúc nào lưng vài cũng phải thẳng. Thế là dù có buồn ngủ đến mấy đi chăng nữa, tôi cũng chẳng nhìn thấy bạn nào nằm bò trên bàn như trước đây. Mỗi giờ tập viết, cô lại đi tới từng bàn nắn cho các bạn từng nét chữ, lại còn dạy các bạn cầm bút như thế nào, viết loại bút ra sao? Từ ngày cô dạy, tất cả chúng tôi lúc nào cũng phải giữ khoảng cách với vở khi tập viết.
Thú thực lúc đầu không ít bạn tỏ ý kêu ca. Ngay cả tôi cũng vậy, dù ở trên lớp thì nghe lời nhưng về nhà là tôi lại nằm ra bàn mà viết. Nhưng cô kiên trì lắm và thế là cuối cùng lớp chúng tôi cũng có được thói quen.
Buổi họp phụ huynh cuối năm, được nghe báo cáo, cô vui mừng lắm vì đến lớp năm mà chúng tôi chưa ai bị cận. Cha mẹ chúng tôi cũng vui mừng vì con cái học hành tiến bộ hơn. Thế là ai cũng ơn cô nhiều lắm!
Năm nay dù đã bước sang trường mới nhưng chúng tôi vẫn rất nhớ ơn cô, vẫn không đứa nào quên thói quen mà cô đã dành cả ba năm cho chúng tôi rèn giũa. Bây giờ nhìn các bạn cùng trang lứa, tôi mới hiểu sâu hơn về câu nói của cô "đôi mắt là vốn quý nhất của con người".

k mk nha 

thank mọi ng'

Câu 1: Câu: "Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực được không?" thuộc kiểu câu:A. Câu cầu khiếnB. Câu hỏi có mục đích cầu khiếnC. Đáp án khác: ..............Câu 2: Dòng nào có từ mà tiếng nhân khôngkhông cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?A. Nhân loại, nhân tài, nhân lựcB. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân áiC. Nhân công, nhân chứng, chủ nhânD. Nhân dân, quân nhân, nhân vậtCâu 3: Trong các câu...
Đọc tiếp

Câu 1: Câu: "Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực được không?" thuộc kiểu câu:

A. Câu cầu khiến

B. Câu hỏi có mục đích cầu khiến

C. Đáp án khác: ..............

Câu 2: Dòng nào có từ mà tiếng nhân khôngkhông cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?

A. Nhân loại, nhân tài, nhân lực

B. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái

C. Nhân công, nhân chứng, chủ nhân

D. Nhân dân, quân nhân, nhân vật

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ

B. Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy con sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ.

C. Mùa xuân, hoa đào, hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc.

D.Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới là tóc trắng nhìn cháu âu yếm và mến thương. 

1
1 tháng 1 2019

Mình có 2 nick nhưng mình đăng nhầm nick nên phải đổi nick rôi đăng lại

Câu 1: Câu: "Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực được không?" thuộc kiểu câu:A. Câu cầu khiếnB. Câu hỏi có mục đích cầu khiếnC. Đáp án khác: ..............Câu 2: Dòng nào có từ mà tiếng nhân khôngkhông cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?A. Nhân loại, nhân tài, nhân lựcB. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân áiC. Nhân công, nhân chứng, chủ nhânD. Nhân dân, quân nhân, nhân vậtCâu 3: Trong các...
Đọc tiếp

Câu 1: Câu: "Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực được không?" thuộc kiểu câu:

A. Câu cầu khiến

B. Câu hỏi có mục đích cầu khiến

C. Đáp án khác: ..............

Câu 2: Dòng nào có từ mà tiếng nhân khôngkhông cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?

A. Nhân loại, nhân tài, nhân lực

B. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái

C. Nhân công, nhân chứng, chủ nhân

D. Nhân dân, quân nhân, nhân vật

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ

B. Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy con sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ.

C. Mùa xuân, hoa đào, hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc.

D.Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới là tóc trắng nhìn cháu âu yếm và mến thương. 

12
13 tháng 6 2018

Từng đàn bướm vui đùa trên cánh đồng lúa xanh .

Trên những tán cây cao , giờ lại nghe thấy tiếng chim hót và tiếng gió tung tăng trong kẽ lá .

Ánh nắng nhảy múa lên mái nhà và mảnh sân xinh xắn .

Từng con sóng lăn tăn lên bãi cát trắng mịn .

Học tốt nhé bạn !

13 tháng 6 2018

1.bay lượn

2.rì rào

3.soi

4.xô

4 tháng 11 2018

Bài 1 : Con bò đang ăn cỏ.

Con  rắn bò trên mặt đất.

Em ăn cá kho .

Nhà em có 2 kho thóc.

Em có chín hòn bi.

Lúa chín có màu vàng.

Bài 2: Mặt trời mọc ở đằng Đông.

Bát bún mọc ngon tuyệt.

16 tháng 1 2020

Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện Cô bé Lọ Lem. Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.

Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài, cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xoã ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đổ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa. Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ – những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.

Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài.

Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem. Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đổ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch. Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng từ mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới bong cả tay mà không được đi dự tiệc. May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ – giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi. Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình – Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.

Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được đến với hạnh phúc đích thực. Qua câu chuyện, em hiểu rằng người chăm ngoan, hiền dịu, nết na sẽ được đền đáp xứng đáng.

Từ bé em đã được mẹ kể cho em nhiều câu chuyện cổ tích.. Nhưng đến bây giờ em vẫn thích truyện “Bông hoa cúc trắng” dù em đã đọc qua nhiều lần.

Em rất thích nhân vật người con. Bạn nhỏ có một thân hình thon gọn và dáng cao. Khuôn mặt của bạn nhỏ biểu lộ sự hiền lành. Bạn nhỏ có mái tóc dài và rất xuôn mượt, hàm răng của bạn nhỏ trắng như sứ. Bạn nhỏ có một đôi mắt trắng tinh. Bạn sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát và đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô bé:

Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó, phải khó khăn lắm cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn canh... "Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?", cô bé tự hỏi. Không đành lòng cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.

Qua câu chuyện, các bạn đã thấy được tình thương của người con đối với mẹ là bao la và rộng lớn thế nào? Chúng ta sẽ noi gương cao đẹp của bạn nhỏ.

16 tháng 1 2020

Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi.

Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng.

Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt.

Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.

                       Nguồn vndoc