K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2016

giúp mình với nhá

 

1 tháng 3 2016

Wink Trả lời


"Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã ghi dấu vẻ đẹp người lính là vẻ đẹp ở tư thế của người ra trận đầy khốc liệt trộn không lẫn của tuyến đường vận tải có một không hai trên thế giới, với một khí phách lái xe bất chấp mọi bom đạn nắng mưa, gió bụi, đói ăn, đói ngủ. Bài thơ khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ hiểm nguy, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, trái tim yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ thời chống Mĩ. Vẻ đẹp độc đáo được thể hiện rất hay trong khổ cuối bài thơ của bài thơ:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước .
Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Khổ thơ dựng lên hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ và thú vị làm nổi bật sự khốc liệt trong chiến tranh nhưng cũng làm nổi bật ý chí chiến đấu, quyết tâm sắt đá, tình cảm sâu đậm với miền Nam ruột thịt. Đó là sự thống nhất giữa hai sự vật tưởng như tương phản gợi ấn tượng về chất thơ lãng mạn và sự trần trụi khốc liệt. Những chiếc xe bị bom đạn Mỹ làm cho biến dạng trơ trụi, trụi trần ”Không có kính rồi xe không đèn- không có mui xe, thùng xe có xước” Nhưng điều kì lạ là những chiếc xe trụi trần ấy vẫn chạy, vẫn băng ra tiền tuyến. Tác giả lại một làn nữa lí giải bất ngờ và rất chí lí: “chỉ cần trong xe có một trái tim” Trái tim người lính cách mạng- trái tim của lòng quả cảm.
Hai câu thơ :
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước .
dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống, do đường trường gây ra: những chiếc xe bị hư hỏng nhiều hơn “không kính, không mui, không đèn, thùng xe có xước...” và biết bao chiến sĩ đã dũng cảm hi sinh. Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên nhiều lần thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc như những chặng gập ghềnh, khúc khuỷu đầy chông gai, bom đạn.... Ấy vậy mà những chiếc xe như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm thiêng liêng:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Hai câu thơ đã khắc đậm hình ảnh đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn . Âm điệu đối chọi mà trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Những chiếc xe ấy đã bị bom đạn chiến tranh phá hủy nặng nề, mất đi cả những hệ số an toàn, tưởng như không thể lăn bánh. Vậy mà những người chiến sĩ lái xe đâu có chịu dừng. Những chiếc xe vận tải của họ chở lương thực, thuốc men, đạn dược vẫn chạy trong bom rơi đạn lửa bời phía trước là miền Nam đang vẫy gọi. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì Miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước đang vẫy gọi. Công cuộc giành độc lập tự do của nửa nước vẫn phải tiếp tục. Dùng hình ảnh tương phản đối lập, câu thơ không chỉ nêu bật được sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên gian khổ, ác liệt mà còn nêu bật được ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn thế hình ảnh hoán dụ “một trái tim” là hình ảnh đẹp nhất của bài thơ .Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì Miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam. Hình ảnh này kết hợp cùng kết cấu câu “vẫn - chỉ cần” đã lý giải về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giầu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim con người đã cầm lái? Tình yêu Tổ Quốc, tình yêu thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vận tải vượt khó khăn gian khổ, luôn lạc quan, bình tĩnh nắm chắc tay lái, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe khẩn trương tới đích?
Ẩn sau ý nghĩa trái tim cầm lái, câu thơ còn muốn hướng người đọc về một chân lí của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ... mà là con người- con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường dũng cảm, niềm lạc quan và một niềm tin vững chắc. Có thể nói hay nhất là câu thơ cuối cùng này. Nó là nhãn tự, là con mắt của bài thơ, bật sáng chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong thơ. Vẫn là cách nói thản nhiên ngang tàng của lính nhưng câu thơ lại lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý nghĩa như một lời thề thiêng liêng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có đạn bom nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.Chính điều đó đã tạo nên cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng để chúng ta mãi mãi yêu quý và cảm phục.
Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi. Bài thơ không chỉ phản ánh được cái khốc liệt, sự gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính mà từ trong những gian khổ, sự khốc liệt ấy bài thơ còn là lời khẳng định ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Hình ảnh những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, các anh chiến sĩ Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm xúc trào dâng mạnh mẽ.


 
4 tháng 4 2016

Trang phục : Cái xắc xinh xinh ; Ca lô đội lệch . Trang phục của Lượm giống các chiến sĩ Vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp , bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự . Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc đeo bên mình chỉ xinh xinh . Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch về một bên , thể hiện nét tinh nghịch , hiếu động của tuổi thơ 

Dáng điệu , cử chỉ : Dáng loắt choắt , nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tự tin ( Cái chân thoăn thoắt ; Cái đầu nghiên nghênh ) Hồn nhiên , yêu đời ( Mồm huýt sáo vang , cười híp mí , má đỏ bồ quân ,... )

Lời nói : Tự nhiên , chân thật ( Cháu đi liên lạc ; Vui lắm chí à ; Ở đồn Mang Cá ; Thích hơn ở nhà ) .

 

4 tháng 4 2016

Bạn nào giúp thì viết thành 1 bài văn khoảng 2 tr giấy kt nhé(ko tính mặt trc')

11 tháng 5 2016

                                                            Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  

                                                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

                                                                                                                                                           Ngày 5/11/2016

ĐƠN XIN NGHĩ HỌC 

Kính gửi : giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường nay Nam 

Họ và tên : Nguyễn Văn B 

Lí do : Do cháu T phải chuyển nhà lên thành phố cùng với ba mẹ nên không thể học trường này được nữa . Xin ban giám hiệu nhà trường cho phép 

Phụ huynh ( ký rõ họ tên ) 

chúc bạn điểm cao tick mình nhé haha

 

23 tháng 6 2016

k chj ra lỗi saj ah pn

3 tháng 8 2016

chat zới mk đi , mk sẽ giúp bn zui ! Okhaha

3 tháng 8 2016

bạn có chuyện buồn à ?

5 tháng 12 2016

bạn ghi ra đi hihi

5 tháng 12 2016

Xỉu!!!!!!!!!!~~~~~~~~~~~~~~~~~oho

 

 

học bài thơ " lượm " xong , trong lòng em đọng lại hình ảnh về chú bé lượm vô cùng đáng yêu . đặc biệt là chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng em .

một hôm vẫn như mọi lần , lượm bỏ thư vào bao khoác , lên vai , bước nhanh trên con đường quê . nhg con đường lượm đi đâu phải là con đường nắng vàng của chú chim chích trong buổi bình yên ? lượm phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt , bom đạn khói lửa mịt mù . " đạn bay vèo vèo " qua đầu nhg chu vẫn " sợ chi hiểm nghèo " . bong dan no " một dòng máu tươi " ... lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa .lưom như đang chìm vào giấc ngủ say trên thảm lúa . tưởng như lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện , thanh thản khi hi sinh ... lượm không chết . lượm vẫn còn sống mãi trong lòng dân tộc , trong mỗi chúng em .

24 tháng 2 2016

âu chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe dưới đây xảy ra đã mấy chục năm kể từ hồi ông nội tôi còn sống, còn trẻ và đang hăng say bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp toàn dân. Lần ấy, ông nội tôi được giao nhiệm vụ đi công tác ở Thừa Thiên - Huế. Ở đó ông đã gặp một thiếu niên dũng cảm, anh hùng.

Đầu năm 1947, đi cùng đoàn công tác với ông tối có nhà thơ Tố Hữu, vào Huế để nhận làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến. Huế lúc ấy khá hoang tàn. Chỉ mới quay trở lại không lâu mà Pháp đã gieo rắc ở đây bao nhiêu tội ác. Cũng may nhờ có nhân dân che chở mà nhiều vùng căn cứ mật của ta còn chưa bị lộ. Sau khi sơ bộ nghe báo cáo tình hình, ông nội tôi cùng nhà thơ Tố Hữu và một vài đồng chí nữa quyết định đi xem xét ngay phong trào kháng chiến ở nội thành.

Họ đi bộ ngay đêm ấy men theo những con đường bí mật được bố trí khá an toàn ngay bên cạnh một vài bốt canh của địch. Đến khu vực đồn Mang Cá, ông thấy không khí chiến đấu của anh em rất sôi nổi nên rất vui mừng. báo cáo tình hình xong, các đồng chí dẫn đến trước mặt ông nội tôi và nhà thơ một chú bé chừng 10 tuổi trông nhanh lẹ và hoạt bát. Một đồng chí thưa:

- Báo cáo hai đồng chí, đây là em Lượm, một đồng chí liên lạc xuất sắc nhất của đồn hiện nay.

- Thế cháu mấy tuổi rồi?

- Dạ cháu 12 tuổi ạ!

- Thế cháu đi liên lạc thấy thế nào?

- Vui lắm! Ở đồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà chú ạ!

- Ừ! Rất tốt. Nếu thành Huế này cứ có những người như cháu thì thằng Pháp sẽ nhanh chóng bại trận trong một ngày không xa.

Rồi lượm chào các đồng chí để tiếp tục đi làm nhiệm vụ. Cậu bé có dáng người loắt choắt nhưng đôi chân lúc nào cũng nhanh như sóc. Bên hông chú ra dáng với một chiếc xắc nhỏ xinh đựng công văn, thư từ, mệnh lệnh. Công việc thì nguy hiểm mà lúc nào cậu cũng vui vẻ, ngây thơ. Đôi mắt cậu trong, sáng và hồn nhiên rất hợp với chiếc mũ ca lô ...

 

13 tháng 9 2016
Các sự việc chính trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(3) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(4) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
Các sự việc phụ trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;
(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
4 tháng 12 2016
A. Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về quê em.
B. Thân bài.
- Quê em trong quá khứ như thế nào?
- Quê em ngày nay đã đổi mới ra sao?
+ Quang cảnh?
+ Nhịp sống?
+ Tinh thần hăng say lao động?
- Nhìn quê hương đổi mới, cảm giác của em thế nào?
C. Kết bài.
- Em mong ước như thế nào về quê hương trong tương lai?
4 tháng 12 2016

a.MB: Giới thiệu quê em: Ở đâu? (thành thị? nông thôn? tỉnh? vùng đồng bằng? miền núi? miền biển?)
Viết 1 câu đại ý trong mấy năm qua quê em đã có nhiều đổi mới....
b.TB:
I/Trước đổi mới:
1/Cơ sở vật chất (nhà cửa, đường xá....)
-nhà: nhỏ thấp, lụp xụp....
-đường: bằng đất, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm.....
-chợ: ít hàng hóa, chưa có nhiều hàng quán...
-trường học: nhỏ, ít phòng học, tối tăm...
2/Đời sống của người dân
-chủ yếu làm nghề.... rất vất vả....
-thu nhập (tiền kiếm được đó các bé) thấp
-cuộc sống gặp nhiều khó khăn: trẻ em phải bỏ học,hoặc không chú ý tới học hành, không có điều kiện khám chữa bênh tốt
II/Hiện nay
1/Cơ sở vật chất
-nhà cửa khang trang (tức là to đẹp hơn đó các bé), có nhiều nhà cao tầng...
-đường được sửa chữa, xây dựng mới... đi lại thuận tiện....
-chợ: đông vui, nhộn nhịp (tức là nhiều người qua lại tạo ra cảm giác vui tai vui mắt đó), nhiều loại hàng hóa.... (miêu tả thêm)
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt...(miêu tả thêm về những thứ mới trong trường mình)
-có thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên ....(miêu tả những nơi đó)
2/Đời sống của người dân:
-khấm khá hơn: thu nhập cao hơn nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng năng suất....
-trong gia đình có nhiều tiện nghi như: ti vi, tủ lạnh, điều hòa, xe máy...
-Trẻ em được quan tâm hơn trong việc học hành....
-Người dân đã có nơi khám chữa bệnh...
(Xen thêm miêu tả và cảm xúc của mình)
c.KB:
-quê em đã có nhiều thay đổi
-yêu mến quê hương
-quyết tâm học tốt để xây dựng quê hương......

15 tháng 5 2016
Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi là một chứng nhân lịch sử không chỉ của riêng Hà Nội mà là của chung cả nước.
 
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử là một bài báo mang    nhiều yếu tố hồi kí, ghi lại những sự kiện mắt thấy tai nghe cùng với những cảm nghĩ của tác giả. Lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ sự hiểu biết phong phú cùng với những kỉ niệm về cây cầu Long Biên nổi tiếng cùng với phép nhân hóa đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
 

Thúy Lan, một phóng viên của báo Hà Nội mới đã viết bài bút kí này nhằm giới thiệu với nhân dân cả nước và bè bạn năm châu một danh thắng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội – cầu Long Biên. Một chiếc cầu đã gắn liền với lịch sử hào hùng, oanh liệt của dân tộc Việt Nam.

 
Sau khi giới thiệu tóm tắt về hoàn cảnh ra đời của cầu Long Biên, tác giả hồi tưởng về những kỉ niệm có liên quan đến nó. Từ thuở học trò, cầu Long Biên đã đi vào bài thơ mà thầy giáo bắt học thuộc lòng. Nhớ lúc dạo chơi trên cầu, ngắm dòng nước sông Hồng cuồn cuộn phù sa, ngắm cảnh mênh mông, bát ngát của ruộng lúa, bãi ngô dưới chân cầu. Nhớ lại hình ảnh dũng mãnh của trung đoàn Thủ đô năm xưa bí mật rời Thủ đô ra đi kháng chiến. Hình ảnh hào hùng ấy đã được nhà thơ Chính Hữu và nhạc sĩ tài hoa Lương Ngọc Trác ghi lại rất thành công trong ca khúc Ngày về.
 

Tác giả vừa đau xót vừa tự hào khi ngước mắt lên bầu trời trong xanh, nhớ lại cảnh máy bay giặc Mĩ ném bom tàn phá cây cầu hòng cắt đứt mặt mạch máu giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội và quân dân ta đã đánh trả quyết liệt, kịp thời hàn gắn lại vết thương của cầu… Trong kí ức lại hiện lên những ngày bão lụt, nước sông Hồng dâng cao cuồn cuộn sóng đỏ; chiếc cầu vẫn vững chãi tồn tại như thách thức với thiên tai.

cau long bien chung nhan lich su

Cuộc chiến tranh chống xâm lược Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã kết thúc thắng lợi. Mưa bom bão đạn đã qua, dân tộc Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng lại non sông. Cây cầu Long Biên vẫn sừng sững soi bóng trên dòng sông Hồng. Giờ đây, cầu Long Biên là nhịp cầu hữu nghị, đón bè bạn năm châu đến với Việt Nam.

 
 
 
Mở đầu bài văn, tác giả giới thiệu lai lịch của cầu Long Biên: Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ép-phen thiết kế. Một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng…
 
Trong đoạn văn này, sự vật được trình bày một cách khách quan. Tác giả chủ yếu dùng phương thức thuyết minh để nói lên những hiểu biết có căn cứ khoa học chứ không đơn thuần là những cảm nghĩ về cầu Long Biên.
 
Giờ đây, bắc ngang sông Hồng đã có thêm cầu Thăng Long, cầu Chương Dương hiện đại hơn. Cầu Long Biên trong thời bình đã rút về vị trí khiêm nhường, nhưng nó đã trở thành chứng nhân lịch sử. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của Thủ đô Hà Nội.
 
Đối với người Hà Nội nói riêng và đối với nhân dân Việt Nam nói chung, cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử, chứng kiến những giai đoạn đau thương và oanh liệt của dân tộc chống ngoại xâm.
 
Ở đoạn tiếp theo, những đặc điểm của cây cầu Long Biên đã được tác giả trình bày trong mối tương quan với những vấn đề lịch sử – xã hội khác, như cầu khi mới khánh thành mang tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Đu-me… cầu là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cầu được coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt… Cầu được hoàn thành là do công sức lao động và mạng sống của hàng nghìn người Việt Nam trong quá trình xây dựng.
 
Chiếc cầu từng chứng kiến cảnh ăn ở khổ cực của dân phu Việt Nam, cảnh đối xử tàn nhẫn của các ông chủ người Pháp… Trong các chi tiết tường thuật và miêu tả đều biểu hiện tình cảm và sự đánh giá đúng đắn của tác giả về cầu Long Biên.
 
Mục đích của thực dân Pháp là xây dựng cơ sở hạ tầng cho tốt đế tiến hành triệt để việc khai thác thuộc địa. Nhưng khi dựng xong cầu Long Biên, với cách nghĩ và cách cảm của người dân Việt Nam, chiếc cầu được coi là của Việt Nam vì nó được làm trên đất Việt Nam, bằng mồ hôi và máu của hàng nghìn người dân Việt Nam. Cầu Long Biên đã trở thành niềm tự hào của người dân Thủ đô:
 
Hà Nội có cầu Long Biên 
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng.
Tàu xe đi lại thong dong 
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…
 
Tình cảm của tác giả đối với cầu Long Biên bộc lộ trong bài và thật rõ ràng, tha thiết:
 
Những năm tháng hòa bình trước đây, cầu Long Biên từng được đưa vào sách giáo khoa. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh chiếc cầu được vẽ trang trọng giữa trang sách với bài thơ đã được bao thế hệ học thuộc tặng. Dù chưa đến lớp nhưng nghe các anh các chị đọc, những câu thơ ấy đã nằm sâu trong trí óc tôi…
 
Cây cầu Long Biên đã cùng vui buồn, sống chết với nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước trong những tháng năm mưa bom bão đạn. Giờ đây, được thanh thản ngắm trời thu xanh biếc, tác giả vẫn bồi hồi, đau xót khi nhớ lại cảnh cầu Long Biên bao lần bị quân thù bắn phá, tưởng chừng như không thể nào đứng vững.
 
Và cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh, lòng tôi lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng. Chiếc cầu thân thương ngày ấy trở thành mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì. Trong đợt đánh phá miền Bắc lần thứ nhất, cầu bị đánh mười lần, hỏng bảy nhịp và bốn trụ lớn. Đợt thứ hai, cầu bị bắn phá bốn lần với 1000m bị hỏng và hai trụ lớn bị cắt đứt. Những ngày ấy từ phía Cầu Đất nhìn lên, tôi thấy chiếc cầu rách nát giữa trời. Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước. Chúng ta hàn. Bom Mĩ lại cắt đứt. Lần cuối cùng vào năm 1972, chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de. Tôi chạy lên cầu ngay khi tiếng bom vừa dứt. Những cảnh vệ đầu cầu đã ngăn không cho tôi lên. Nước mắt ứa ra, tôi tưởng như mình đứt từng khúc ruột.
Vào thời gian ấy, thiên tai đồng hành với địch họa:
 
Rồi những ngày nước lên cao, gần mấp mé thân cầu. Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi, nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc trù phú đôi bờ, tôi cảm nhận thấy chiếc cầu như chiếc vòng đung đưa nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
 
Dường như có một phép lạ nào đó, cây cầu Long Biên vẫn tồn tại lẫm liệt đường hoàng. Ngày ngày, vẫn đưa đón dòng người ngược xuôi muôn ngả.
Cầu Long Biên được nhân hóa, mang hồn người và được coi là chứng nhân lịch sử. Phép nhân hóa đó đã đem lại sự sống cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên đã trở thành người cùng thời với bao thế hệ, ngày ngày chứng kiến và xúc động trước những thăng trầm, đổi thay to lớn của Thủ đô, của đất nước và dân tộc.
 
Giọng điệu trữ tình được nâng cao, mở rộng ở phần cuối của bài văn: Bây giờ cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường. Ngang sông Hồng đã có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sững. Rồi sẽ còn có những chiếc cầu khác hiện đại hơn nữa vượt sông Hồng. Nhưng tôi vẫn thường đưa những đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm cầu Long Biên. Họ trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu. Họ đứng ỏ nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu lịch sử. Còn tôi, cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
 
Lịch sử và hình ảnh quen thuộc, thân thương của cầu Long Biên không chỉ làm cho bao thế hệ người Việt Nam xúc động mà còn làm cho khách du lịch nước ngoài trầm ngâm suy nghĩ. Giữa ta và họ ít nhiều vẫn còn khoảng cách nhưng chính cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng đã góp phần rút ngắn khoảng cách ấy. Từ một chiếc cầu bằng sắt nối đôi bờ sông Hồng, tác giả đã gợi cho ta nghĩ đến một “nhịp cầu vô hình” nối những trái tim nhân loại.
ok
15 tháng 5 2016

Cầu Long Biên- chứng nhăn lịch sử là một bài bút kí khá đặc sắc. Từ góc nhìn nhà báo và chất văn bút kí, Thuý Lan đã tạo ra một mạch cảm xúc độc đáo về cây cầu lịch sử.

Lần theo các dòng bút là pha nhiều chất hồi kí của Thuý Lan, chúng ta gặp lại chiếc cầu Long Biên như gặp lại một chứng nhân lịch sử.

Từ một cây cầu sắt nối đôi bờ sông Hồng, cầu Long Biên đã được nhân hoá thành con người có lí lịch, có lịch sử, có cảm xúc buồn vui… như bao con người khác. Dường như tác giả thổi hồn mình vào vật, để vật cũng thấm đẫm tình người.

Cầu Long Biên ra đời là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, là thành tựu quan trọng của thời văn. minh cầu sắt. Nhưng sự thai nghén chào đời của cây cầu lịch sử này đã gắn liền với bao mồ hôi, nước mắt và cả bao xương máu của những người dân phu Việt Nam. Người ta còn ghi lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu và cảnh đối xử tàn nhẫn của những ông chủ người Pháp đã khiến cho hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu. Thật là khủng khiếp! Chỉ một vài dòng ngắn ngủi, bài viết đã gợi ra được số phận bi thảm của một dân tộc nô lệ trong một thời kì lịch sử đen tối. Gần nửa thế kỉ tuổi đời ban đầu của mình, cầu Long Biên đã trở thành nhân chứng sống chứng kiến bao đau thương của một dân tộc.

Cách mạng tháng Tám thành công, nhưng chiến tranh chưa kết thúc. Cầu Long Biên lại một lần nữa chứng kiến những đêm

cầu Long Biên,văn cảm nghĩ lớp 6, miêu tả về cầu long biên, văn miêu tả

Hà Nội “đất trời bốc lửa” kiên cường chống Pháp. Những thời khắc lịch sử hào hùng ấy được tác giả gợi lại bằng nỗi nhớ những ngày đầu năm 1947, cái ngày người dân Thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình bí mật ra đi – những ngày vừa bi thương vừa hùng tráng:

Những đèm ra đi đất trời bốc lửa

Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn phất phơ mười phương cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa…