K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

SỰ ĐỔI MÀU CỦA CHẤT CHỈ THỊ (QUỲ TÍM) KHI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI Đối với phạm vi kiến thức THCS, các giáo viên thường giới thiệu muối chỉ làm quỳ tím không đổi màu. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với một số muối như NaCl, Na2SO4, BaCl2, Ba(NO3)2, CaCl2. Sau đây cô sẽ bổ sung cho các bạn một số thông tin như sau: Muối được cấu tạo từ gốc kim loại và gốc axit. - Muối được...
Đọc tiếp

SỰ ĐỔI MÀU CỦA CHẤT CHỈ THỊ (QUỲ TÍM) KHI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

Đối với phạm vi kiến thức THCS, các giáo viên thường giới thiệu muối chỉ làm quỳ tím không đổi màu. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với một số muối như NaCl, Na2SO4, BaCl2, Ba(NO3)2, CaCl2.

Sau đây cô sẽ bổ sung cho các bạn một số thông tin như sau: Muối được cấu tạo từ gốc kim loại và gốc axit.

- Muối được tạo từ gốc kim loại mạnh (Na, K, Ca, Ba)gốc axit mạnh (Cl, SO4, NO3) thì không làm quỳ tính đổi màu.

Ví dụ: NaCl, Na2SO4, BaCl2, Ba(NO3)2, CaCl2

- Muối được tạo thành từ gốc kim loại mạnh (Na, K, Ca, Ba)gốc axit yếu (CO3, SO3, PO4, S) thì quỳ tím hóa xanh.

Ví dụ: Na2CO3, K2S, Na3PO4, CaS

- Muối được tạo thành từ gốc kim loại tb-yếu (Al, Zn, Fe, Cu, ...)gốc axit mạnh (Cl, SO4, NO3) thì quỳ tím hóa đỏ.

Ví dụ: FeCl3, AlCl3, ZnSO4, CuSO4,...

- Muối được tạo thành từ gốc kim loại tb-yếu (Al, Zn, Fe, Cu, ...)gốc axit yếu (CO3, SO3, PO4, S) thì phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

6
25 tháng 9 2018

Sách giáo khoaa cần cải cách vấn đề này, chứ dạy học sinh theo sách mà đáp án lại ra theo thí nghiệm thì căn cứ ở đâu mà chấm? Hồi đó tỉnh em cũng bị cái này :v trong sgk bảo màu vàng :v nhưng thi ra lại là màu nâu đất :v mọi người đều nói là lấy sgk làm căn cứ :))) nhưng người ra đề lấy thực tế và học sinh đều bị trừ câu đó 0,25 đ (trừ mấy người làm sai ^_^). 0,25 đ :))) đủ khiến một vài ai đó rớt tốt nghiệp cấp II và tuyển sinh lớp 10 :v

25 tháng 9 2018

nói tóm tác vấn đề của cô giáo đã nói :

muối tạo bởi bazơ mạnh bazơ yếu
axit mạnh không đổi màu quì tím đổi màu quì tím sang màu đỏ
axit yếu đổi màu quì tím sang màu xanh trường hợp này thì chưa chắc được và độ pH của nó gần bằng 7

17 tháng 3 2020

bài 1

Goi x la so gam cua CuO

x+15,2 la so gam cua Fe3O4

Ta co x+(x+15,2)=31,2 =>x=8

mCuO=8g=>n=0,1mol

mFe3O4=23,2g=>n=0,1 mol

CuO + H2-->Cu+ H2O

0,1 0,1

Fe3O4+4H2O--->Fe+H2O

0,1 0,1

mCu=0,1.64=6,4g

mFe=0,1.56=5,6g

bài 2

nkhí = 2,24 / 22,4 = 0,1 mol

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

nZn = 0,1 mol.

b) Khối lượng chất rắn còn lại: mZn = 6,5g

Khối lượng chất rắn còn lại: mCu = 10,5 – 6,5 = 4g.

Câu 1: Hỗn hợp A gồm oxit của 1 kim loại hóa trị 2 và muối cacbonat của kim loại đó được hòa tan hết bằng axit H2SO4 loãng vừa đủ tạo ra khí B và còn dung dịch D. Đem cô cạn D thu được 1 lượng muối khan bằng 168% lượng A. Biết lượng khí B bằng 44% lượng A. Hỏi kim loại hóa trị 2 nói trên là nguyên tố nào? % lượng mỗi chất trong A bằng bao nhiêu. Câu 2: Hỗn...
Đọc tiếp

Câu 1: Hỗn hợp A gồm oxit của 1 kim loại hóa trị 2 và muối cacbonat của kim loại đó được hòa tan hết bằng axit H2SO4 loãng vừa đủ tạo ra khí B và còn dung dịch D. Đem cô cạn D thu được 1 lượng muối khan bằng 168% lượng A. Biết lượng khí B bằng 44% lượng A. Hỏi kim loại hóa trị 2 nói trên là nguyên tố nào? % lượng mỗi chất trong A bằng bao nhiêu.

Câu 2: Hỗn hợp gồm CaCO3 và CaSO4 được hòa tan bằng axit H2SO4 vừa đủ. Sau phản ứng đun cho bay hơi bớt nước và lọc được 1 lượng kết tủa bằng 121,43% lượng hỗn hợp đầu. Tính % lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

Câu 3: Muối A tạo bởi kim loại M (hóa trị II) và phi kim X (hóa trị I). Hòa tan 1 lượng A vào nước được dung dịch A'. Nếu thêm AgNO3 dư vào A' thì lượng kết tủa tách ra bằng 188% lượng A. Nếu thêm Na2CO3 dư vào dung dịch A' thì lượng kết tủa tách ra bằng 50% lượng A. Hỏi kim loại M và phi kim X là nguyên tố nào? Công thức muối A.

Câu 4: Hỗn hợp A gồm cac kim lọi Mg, Al, Cu. Oxi hóa hoàn toàn m gam A thu được 1,72m gam hỗn hợp 3 oxit với hóa trị cao nhất của mỗi kim loại. Hòa tan m gam A bằng dung dịch HCl dư thu được 0,952 m dm3 H2(đktc). Tính % lượng mỗi kim loại trong A ( cho biết hóa trị mỗi kim loại không đổi trong 2 thí nghiệm trên ).

Câu 5: Nung nóng 1,32a gam hỗn hợp Mg(OH)2 và Fe(OH)2 trong không khí đến lượng không đổi nhận được chất rắn có khối lượng bằng a gam. Tính % lượng mỗi oxit tạo ra.

Câu 6: Cho m gam hỗn hợp Na và Fe tác dụng hết với axit HCl, dung dịch thu được cho tác dụng với bari hiđroxit dư rồi lọc kết tủa tách ra, nung trong không khí đến lượng không đổi thu được chất rắn nặng m gam. Tính % lượng mỗi kim loại ban đầu.

Gợi ý:Dạng toán khi giải quy về 100

0
Cho hỗn hợp bột A gồm MgO, Al2O3 và R2O3. Lấy 15,4 gam A cho vào ống sứ nung nóng rồi cho một luồng khí H2 dư đi qua, thu được hỗn hợp B (gồm khí H2 dư và hơi nước) và chất rắn D. Lượng hơi nước có trong B được hấp thụ hết bằng 15,3 gam dung dịch H2SO4 90%, thu được dung dịch H2SO4 84,07%, đem chất rắn D hòa tan trong dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH đã tiêu tốn mất 4,8 gam và còn lại chất...
Đọc tiếp

Cho hỗn hợp bột A gồm MgO, Al2O3 và R2O3. Lấy 15,4 gam A cho vào ống sứ nung nóng rồi cho một luồng khí H2 dư đi qua, thu được hỗn hợp B (gồm khí H2 dư và hơi nước) và chất rắn D. Lượng hơi nước có trong B được hấp thụ hết bằng 15,3 gam dung dịch H2SO4 90%, thu được dung dịch H2SO4 84,07%, đem chất rắn D hòa tan trong dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH đã tiêu tốn mất 4,8 gam và còn lại chất rắn không tan E. Cho hết lượng E vào dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được 8,64 gam chất rắn F. Cho rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn và kim loại R không phản ứng với dung dịch bazơ.

a)Xác định oxit R2O3 và tính phần trăm theo khối lượng các chất trong A

b) Nếu lấy 7,7 gam A hòa tan trong 1250 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Tính nồng độ mol các chất có trong dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc.

1
9 tháng 7 2020

Cô ơi chỗ nH sao lại là 0,4.(1+2.2) mà không phải là 0,4.(1+2)

10 tháng 7 2020

Vì axit H2SO4 có 2 H em nha

Câu 1: Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dd HCl phản ứng xảy ra vừa đủ thu được 2,24 lít khí ở đktc. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Câu 2: Cho 10,2 gam hỗn hợp MgO và Na2O tác dụng vừa đủ với m gam dd HCl 10%, sau phản ứng thu được 21,2 gam muối khan. Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. Câu 3: Cho 0,83 gam hỗn hợp Zn và Fe tác dụng...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dd HCl phản ứng xảy ra vừa đủ thu được 2,24 lít khí ở đktc. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 2: Cho 10,2 gam hỗn hợp MgO và Na2O tác dụng vừa đủ với m gam dd HCl 10%, sau phản ứng thu được 21,2 gam muối khan. Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 3: Cho 0,83 gam hỗn hợp Zn và Fe tác dụng với dd H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí ở đktc.

a, Viết PTHH

b, Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 4: Hòa tan hết 8 gam hỗn hợp Fe, Mg trong 200 gam dd HCl vừa đủ thu được dd có chứa 22,2 gam muối. Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 5: Cho 11 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dd HCl 14,6% (vừa đủ) thì thu được 8,96 lít khí H2 (đktc)

a, Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp

b, Tính thể tích dd HCl đã dùng (giả sử khối lượng riêng của dd HCl là 1,25g/ml)

Câu 6: Cho 5g hỗn hợp 2 muối là Na2CO3 và NaCl tác dụng với 200ml dd HCl ta thu được 448ml khí (đktc)

a, Tính nồng độ mol của dd axit HCl.

b, Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 7: Phân biệt các dd dựng trong các lọ mất nhãn sau:

a, Mg(OH)2 , BaCl2 và KOH

b, NaOH, Na2CO3 ; Na2SO4 , NaNO3

c, NaOH, Ba(OH)2 , KCl và K2SO4

d, Na2CO3 , Na2SO4 , H2SO4 và BaCl2

e, HCl, NaCl, Na2CO3 và MgCl2

GIÚP EM VỚI AHH~ =)))

7
4 tháng 11 2017

1.

Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2

nH2=0,1(mol)

Theo PTHH ta có:

nFe=nH2=0,1(mol)

mFe=56.0,1=5,6(g)

mCu=12-5,6=6,4(g)

4 tháng 11 2017

2.

Na2O + 2HCl -> 2NaCl + H2O (1)

MgO + 2HCl -> MgCl2 + H2O (2)

Đặt nNa2O=a \(\Leftrightarrow\)mNa2O=62a

nMgO=b\(\Leftrightarrow\)mMgO=40b

Ta có hệ:

\(\left\{{}\begin{matrix}62a+40b=10,2\\117a+95b=21,2\end{matrix}\right.\)

=>a=b=0,1

mMgO=40.0,1=4(g)

mNa2O=10,2-4=6,2(g)

Cho hỗn hợp bột A gồm MgO , Al2O3 , R2O3 . Lấy 15,3 g A cho vào ống sứ nung nóng rồi cho một luồng khí H2 dư đi qua , thu được hỗn hợp B ( gồm khí H2 dư và hơi nước ) và chất rắn D . Lượng hơi nước có trong B được hấp thụ hết bằng 15,3 g dung dịch H2SO4 90% thu được dung dịch H2SO4 84,07% . Đem chất rắn D hòa tan trong dung dịch NaOH dư , thấy lượng NaOH tiêu tốn mất 4,8 g và còn lại chất rắn E...
Đọc tiếp

Cho hỗn hợp bột A gồm MgO , Al2O3 , R2O3 . Lấy 15,3 g A cho vào ống sứ nung nóng rồi cho một luồng khí H2 dư đi qua , thu được hỗn hợp B ( gồm khí H2 dư và hơi nước ) và chất rắn D . Lượng hơi nước có trong B được hấp thụ hết bằng 15,3 g dung dịch H2SO4 90% thu được dung dịch H2SO4 84,07% . Đem chất rắn D hòa tan trong dung dịch NaOH dư , thấy lượng NaOH tiêu tốn mất 4,8 g và còn lại chất rắn E không tan . Cho hết lượng E vào dung dịch Cu(NO3)2 dư thu được 8,64 g chất rắn F . Cho rằng các phản ứng hoàn toàn và kim loại R không phản ứng với dung dịch bazo

a) Xác định oxit R2O3 và tính phần trăm theo khối lượng các chất trong A

b) Nếu lấy 7,7 g A hòa tan trong 1250 ml dung dịch H2SO4 0,2M . Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc.

0
24 tháng 10 2018

1

Dùng zn vì Zn + CuSO4 => ZnSO4 + Cu

Loại bỏ chất rắn không tan thu dc dd ZnSO4 sạch

24 tháng 10 2018

2

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4

Cu(OH)2 --->CuO + H2O

Thấy nNaOH > 2nCuSO4 → NaOH còn dư

→ nCu(OH)2 = nCuO = 0,1 mol →m = 8,0 gam

Đáp án A