Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Động mạch thì dày hơn, chắc, đàn hồi, thành phần cơ nhiều (cùng tùy đm, có nhiều loại: Đm cơ, đm chun) phù hợp với việc co bóp, đẩy máu đi đến các cơ quan, máu đi liên tục, tốc độ nhanh.
Tĩnh mạch thành mỏng hơn, cũng có nhiều loại tĩnh mạch, đàn hồi, co dãn; ngoài ra ở 1 số tĩnh mạch còn có van như các t/m ở chi dưới, phù hợp với chức năng dẫn máu từ các tổ chức về tim. Tĩnh mạch không co bóp như động mạch, máu đi liên tục nhưng tốc độ chậm.
Mao mạch thì thành rất mỏng, nhỏ,tiết diện bé có khi chỉ gồm 1 lớp tế bào, cũng có nhiều loại mao mạch. Với loại mao mạch làm nhiệm vụ dinh dưỡng cho cơ quan thì thành còn có các lỗ, cửa sổ mao mạch để phù hợp trao đổi chất dinh dưỡng, có cơ thắt tiền mao mạch để máu lưu thông chậm, ngắt quãng phù hợp với chức năng trao đổi chất dinh dưỡng. Có loại mao mạch để nối thông giữa các đ/m, đ/m vs tĩnh mạch thì thành kín, không có lỗ, không có cơ thắt tiền mao mạch, máu lưu thông liên tục.
-động mạch:
+thành gồm 3 lớp(mô liên kết, cơ trơn, biểu bì) dày hơn tĩnh mạch
+ lòng trong hẹp hơn tĩnh mạch
+ dẫn máu từ tim đến TB
- tĩnh mạch:
+thành gồm 3 lớp(mô liên kết, cơ trơn, biểu bì) mỏng hơn động mạch
+lòng trong rộng hơn động mạch
+có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực
+dẫn máu từ TB đến tim
- mao mạch :
+nhỏ và fân nhánh nhiều
+ chỉ gồm 1 lớp biểu bì
+lòng trong hẹp
+trao đổi chất vs TB
Bạn đăng vào trang HOC24h nha ! Minh nghĩ nếu bạn đăng vào trang đó thì sẽ tìm đc câu trả lời nhanh hơn đấy !
Bài 1 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Dựa trên các hoạt động mô phỏng của từng hệ thống của phần mềm, em hãy trình bày lại các hoạt động của hệ thống này:
- Hệ tuần hoàn.
- Hệ hô hấp.
- Hệ tiêu hóa.
- Hệ bài tiết.
- Hệ thần kinh.
Trả lời:
- Hoạt động của hệ tuần hoàn: Tuần hòa phổi (hay còn gọi tiểu tuần hoàn) và tuần hoàn hệ thống (hay còn gọi là đại tuần hoàn). Hai vòng tuần hoàn này đều hoạt động chủ yếu bởi sức bơm của cơ tim.Máu trong động mạch đi từ tim đến các bộ phận của cơ thể, sau đó máu trong tĩnh mạch lại từ các bộ phận của cơ thể chảy về tim. Trái tim giống như một chiếc bơm, đẩy máu vào các động mạch. Sức đẩy này hao hụt dần suốt chiều dài của hệ mạch do sự ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu. Còn vận tốc máu ở tĩnh mạch lại tăng dần do được sự hỗ trợ chủ yếu bởi sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch, thêm vào đó sức hút của lồng ngực khi ta hít vào và sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra khiến máu trong tĩnh mạch chịu áp lực lớn, bị dồn ép chảy về tim.
- Hoạt động của hệ hô hấp: Lượng không khí hít vào có thể mang theo bụi bậm chứa mầm bệnh gây ra viêm nhiễm cho hệ hô hấp lẫn hệ tiêu hóa trên, mà cụ thể là vùng hầu họng. Một hệ thống lông mao có ở khắp nơi trong hệ thống dẫn khí làm nhiệm vụ lọc, ngăn chặn & quét ngược các bụi bậm trở ra khỏi hệ hô hấp. Khí quản là một ống có cấu tạo chủ yếu là sụn, bắt nguồn từ thanh quản rồi chạy song song với thực quản bên trong lồng ngực. Đầu còn lại của khí quản được chia là hai nhánh lớn để dẫn khí vào từng phổi qua vô số các nhánh dẫn khí được phân chia tiếp theo (gọi là tiểu phế quản) đến từng vị trí trong mô phổi. Các tiểu phế quản dẫn khí đến phổi làm thổi phồng các túi khí bên trong phổi (gọi là phế nang), nơi diễn ra quá trình trao đổi khí với hồng cầu. Từ hai nhánh phế quản vào hai phổi, sự phân chia thành các tiểu phế quản & tiểu tiểu phế quản cần thiết để dẫn khí cho cả 300-400 phế nang cho mỗi buồng phổi. Quá trình trao đổi khí xảy ra do việc tiếp xúc giữa hồng cầu với không khí giàu oxy trong phế nang. Các hemoglobin có trong hồng cầu bắt giữ lấy các phân tử oxy & nhả ra các phân tử CO2 vào phế nang. Đây là chức năng cơ bản và thiết yếu nhất của hệ hô hấp. Hiển nhiên CO2 sẽ bị thải ra ngoài trong thì thở ra, còn O2 được đem đến cung cấp cho tế bào để đốt cháy nhiên liệu tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Quá trình này cứ tiếp diễn từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây để duy trì chức năng cơ bản của sự sống.
- Hoạt động của hệ tiêu hóa:
+ Tiêu hóa ở miệng
+ Tiêu hóa ở ruột non
+ Hấp thụ ở ruột non
+ Ruột già và sự thải phân
- Hoạt động hệ bài tiết: Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại trong máu tạo thành nước tiểu. Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu từ thận xuống bóng đái là nơi chứa nước. Ống đái có chức năng thải nước tiểu ra ngoài.
- Hoạt động của hệ thần kinh:
+ Tiếp nhận kích thích thần kinh.
+ Tái hiện ghi nhớ.
+ Nhận biết.
+ Nhận thức
+ Điều khiển hoạt động của cơ thể
Bài 2 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Trong hệ xương của con người, xương nào dài nhất, xương nào dài thứ hai?
Trả lời:
- Trong hệ xương của con người xương đùi là dài nhất, xương cẳng chân dài thứ hai.
Bài 3 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Trong quả tim của người có mấy cái van lớn? Các van này nằm ở bộ phận nào trong trái tim? Công dung của các van này là gì?
Trả lời:
Có bốn loại van tim chính, nằm ở trung tâm là
Van ba lá ngăn thông nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Cho máu đi một chiều từ nhĩ phải xuống thất phải, dòng máu từ thất phải qua van động mạch phổi vào động mạch phổi đưa máu lên phổi để trao đổi oxy
Van động mạch phổi gồm ba van nhỏ hình tổ chim ngăn|thông|nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi.
Van hai lá ngăn thông nằm giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái. Cho phép máu đi một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái, dòng máu từ thất trái qua van động mạch chủ vào động mạch chủ đưa máu đi nuôi toàn cơ thể.
Van động mạch chủ ngăn thông nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ.
Van tim quyết định hướng chảy tuần hoàn máu theo một chiều nhất định.
Bài 4 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Vì sao thức ăn qua đường miệng không bị chui vào khí quản?
Trả lời:
- Trên đường đi của thức ăn, có một nắp đậy hình chiếc lá ở đáy lưỡi được tạo thành bởi tập hợp các mô gọi là nắp thanh quản. Nó ngăn không cho thức ăn đi vào trong khí quản khi chúng ta đang nuốt. Cùng lúc đó, các dây thanh âm khép chặt bịt kín đường thở, xương móng và thanh quản bị kéo hướng lên trên và tiến về phía trước khiến thực quản mở ra. Chúng ta sẽ tạm thời ngưng thở trong quá trình nuốt.
Bài 5 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Em hãy tra cứu từ điển để tìm tên tiếng Việt tương ứng cho các bô phận sau của ruột già: ileum – cecum – ascending colon – traverse colon – descending colon – sigmoid colon rectum.
Trả lời:
- ileum: hồi tràng.
- ileum: ruột già
- ascending colon: tràng lên.
- traverse colon: tràng ngang.
- descending colon: tràng xuống.
- sigmoid colon rectum: hậu môn đại tràng sigma.
Bài 6 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Thận đóng vai trò gì trong hệ bài tiết? Em hãy giải thích vì sao trong các hình vẽ mô tả chức năng của thận, các động mạnh đi vào được tô màu đỏ, tĩnh mạch đi ra màu xanh? Ngược lại với phổi, động mạnh đi vào được tô màu xanh, tĩnh mạch đi ra thì tô màu đỏ?
Trả lời:
- Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại trong máu tạo thành nước tiểu.
Bài 7 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Trong cơ thể người, cơ nào là khỏe nhất? Cơ nào là dài nhất?
Trả lời:
- Cơ khỏe nhất còn tùy thuộc vào thể trạng và quan niệm của mỗi người. Có người sẽ cho rằng cơ đùi là khỏe nhất. Nhưng cũng có người cho rằng cơ tim mới là cơ khỏe nhất vì tim hoạt động liên tục không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời con người.
- Cơ dài nhất là cơ đùi.
Tìm hiểu mở rộng (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Ở màn hình chính của phần mềm, nháy chuột vào biểu tưởng có chữ EXERCISES để vào chức năng kiểm tra kiến thức của phần mềm. Màn hình kiểm tra phần mềm có dạng sau:
Trả lời:
Nháy chuột cọn một trong ba biểu tưởng trong màn hình kiểm tra, màn hình như sau xuất hiện để thực hiện các lựa chọn trước khi làm bài.
Khi làm xong phần mềm sẽ thông báo ngay kết quả trên màn hình và em có thể làm lai hoặc tiếp tục.
Các dạng câu hỏi kiểm tra của phần mềm.
1. FIND: Tìm bộ phận theo tên.
2. QUIZ: Tìm bô phận theo chức năng.
3. TEST: nhận dạng bô phận đã đánh dấu trên màn hình.
xy -1 = 3x+5y+4
<=> xy -3x-5y=5
<=>xy-3x-5y+15=20
<=>x(y-3)-5(y-3)=20
<=> (x-5)(y-3) =20
Vì x,y E Z và (x-5)(y-3)=20
=> (x-5),(y-3) E Ư(20)={+1;+2;+4;+5;+10;+20}
Ta có bảng sau
x-5 -20 -10 -5 -4 -2 -1 1 2 4 5 10 20
y-3 -1 -2 -4 -5 -10 -20 20 10 5 4 2 1
x -15 -5 0 1 3 4 6 7 9 10 15 25
y 2 1 -1 -2 -7 -17 23 13 8 7 5 4
Do x,y E Z => (x;y) E { (-15;2);(-5;1);(0;-1);(1;-2);(3;-7);(4;-17);(6;23);(7;13);(9;8);(10;7);(15;5);(25;4)} (thỏa mãn)
KL:...
C1+Các tế bào máu (chiếm 45% thể tích) và có -hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu
+Huyết tương(chiếm 55% thể tích)
và có nước (90%),protein,lipit,glucose,vitamin,muối khoáng,chất tiết,chất thải
_Chức năng của các thành phần:
+Hồng cầu:thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2 giúp vận chuyển O2 và Co2 trong hô hấp tế bào
+Bạch cầu:có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh
+Tiểu cầu:đễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu
+Huyết tương:duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan
C1 :- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Hồng cầu có chức năng vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể.
- Có 3 loại mạch máu: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Cấu tạo mạch máu:
*. Động mạch- thành mạch dày nhất có 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn và lớp biểu bì.
- Lòng mạch: hẹp hơn tĩnh mạch.
*. Tĩnh mạch: thành mạch có 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn và lớp biểu bì.
- Lòng mạch: rộng, có van 1 chiều.
*. Mao mạch: - thành mạch: có 1 lớp biểu bì mỏng.
- Lòng mạch: hẹp nhất.
C2 : Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
VD: - Chân giẫm phải gai thì co lại.
( Nguồn : Internet, lên mạng tra sẽ rõ hơn )