Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đề 1
Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.
Cây bút bi là một vật dụng rất phổ biến đối với học sinh. Nó có nguồn gốc từ phương tây. Sau một thời gian dài, nó đã du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70,80 của Thế kỉ XX.
Bút bi có nhiều bộ phận tạo thành. đầu tiên là vỏ bút chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn). nó được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, ngoài ra còn làm đẹp và làm sang trọng hơn nữa cho cây bút. Thứ hai là khoảng chân không có chức năng phân cách phần vỏ bút với phần bên trong và chứa không khí. tiếp theo là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,...)có tác dụng giữ mựcđể đẩy mực ra ngoài. Trong ru6ột bút ở phần đầu có một viên bi nhỏ để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ở phần vỏ có một lớp đệm làm bằng cao su mềm và daigiúp người cầm bút có một cảm giác dễ chịu, êm ái . Lò so hoặc ren để gắn kệt các bộ phận. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Màu sắc bút có rất nhiều như trắng, xanh, đen.
Về chủng laọi gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. Có người cho rằng :"hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , bút bi nội nhập và bút bi ngoại nhập cũng có cùng dung tích mực, đeộ bền như nhau. Nhìn chung , bút bi nội nhập và ngoại nhập cũng tương tự v6è mọi mặt nhưng về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ và rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết. Nấu ực nhạt , ta chỉ cầm phần cuối thân bút vẩy nhẹ vài cái để lưu thông mực. Khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tráh làm rớt bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà cả giới doanh nghiệp cũng cần đến bởi họ luôn phài kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công. Bởi lẽ thế nó luôn gắn bó với con người .
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yeu quý nó.
đề 2
Trong cuộc sống ta thường thấy có những người hút thuốc lá. Một thời, thuốc lá có mặt trong đời sống con người Việt Nam như một phần tất yếu. Thuốc lá trong công sở, trong gia đình, ngoài đường phố. Thuốc lá trong các bữa tiệc mừng, trong đám cưới, đám tang... Thế nhưng thuốc lá lại vô cùng nguy hiểm với sức khoẻ con người. Điều này không phải ai cũng hiểu hết. Thậm chí hiểu rồi vẫn không có những động thái tích cực để loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống.
Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình băng giấy, có dạng hình tròn. Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đổi diện. Thuật ngữ thuốc lá thường được dùng theo nghĩa chung liên quan đến thuốc lá trong khi thuốc lá điếu nhằm chỉ cụ thể loại sản phẩm thuốc lá sợi đã cuốn thành điếu. Các loại thuốc lá thường dùng là: thuốc lá có đầu lọc, thuốc lá không đầu lọc, thuốc lào, xì gà...
Trong thực tế có rất nhiều người hút thuốc lá. Vậy vì sao họ hút? Có rất nhiều lí do để giải thích cho một thói quen nào đó, đặc biệt là thói quen (nghiện) hút thuốc lá. Nhiều người cho rằng hút thuốc tạo cảm giác: thư giãn, khoan khoái, tập trung được cho công việc, để vơi đi, quên đi nỗi buồn. Có người hút thuốc lá là do bắt chước người khác, vì người khác rủ rê. Các bạn trẻ mới lớn thì cho rằng hút thuốc lá trông có vẻ: người lớn, nam nhi, sành điệu... Dù vì bất cứ lí do gì thì việc hút thuốc lá là việc làm hết sức tai hại. Thuốc lá gây nghiện không kém gì cocain hay heroin. Nghiện thuốc lá rất nguy hiểm và sẽ thật khó bỏ thuốc nếu không đánh giá đúng mức sự “xảo quyệt” của nó. Người ta vô tư hút vì thói quen, vì đã nghiện dù biết hay chưa biết về tác hại của thuốc lá.
Trong khói thuốc lá có tới hơn 400 chất hoá học, phần lớn là chất độc hại, trong đó 43 chất được biết là tác nhân gây ung thư. Khi hút thuốc, tất cả các chất này sẽ đi vào cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nicotin là một chất gây nghiện và rất độc trong thuốc lá. Một giọt nicotin có thê làm chết một con thỏ, bảy giọt làm chết một con ngựa. Khi bắt đầu hút thuốc lá là làm cho cơ thề dần dần phải phụ thuộc vào nicotin. Nicotin gây cảm giác thím đối với người sử dụng giống như thuốc phiện và heroin làm người nghiên rất khó bỏ thuốc lá. Các chứng bệnh do thuốc lá gây ra gồm: Bệnh đường tiêu hóa: viêm dạ dày tá tràng, loét dạ dày lá tràng. Bệnh lí về tai - mũi - họng. Bệnh hô hấp: viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm lợi răng. Nhũng rối loạn về da: xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, nicotine làm da của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu.
Là một trong những nước có tỉ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới, Việt Nam có số ca tử vong hàng năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá khoảng 40. 000 người, cao gần gấp 4 lần số tử vong vì tai nạn giao thông. Ông Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, cho biết, một nửa số người thường xuyên hút thuốc sẽ chết sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá; họ phải chấp nhận mất đi 12-25 năm tuổi thọ. Thuốc lá phải chịu trách nhiệm trong 87% tổng số ca ung thư phổi. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư lên 10-15 lần. Thuốc lá cũng gây suy thoái giống nòi do làm giảm khả năng sinh sản ờ cả nam và nữ. Với hơn 400 chất độc, nó làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, tăng bạch cầu trong tinh dịch, giảm khả năng phóng tinh. Tỉ lệ mắc bệnh liệt dương tăng gấp đôi ở những người hút thuốc. Đối với phụ nữ, thuốc lá gây mãn kinh sớm, giảm khả năng mang thai, tăng nguy cơ sẩy, sinh con thiếu tháng, nhẹ cân, thai chết lưu. Người hút thuốc không chỉ gây bệnh tật cho mình mà còn làm hại người khác, nhất là người thân, vì việc hút thuốc lá thụ động cũng đem lại hậu quả nghiêm trọng không kém so với hút chủ động. Khói thuốc đặc biệt có hại cho trẻ em. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi, làm bệnh hen trở nên nặng nề hơn. Nếu mỗi ngày bạn ở trong phòng với người hút thuốc lá một giờ, nguy cơ mắc ung thư phổi của bạn sẽ cao gấp 100 lần so với những người sống 20 năm trong một toà nhà chứa thạch tín (asen). Mồi năm, thế giới có 5 triệu người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số tử vong do tai nạn, bị lao và AIDS cộng 1 lại. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, sau 25 năm nữa, con số này sẽ là 10 triệu ca; 2/3 trong số đó thuộc các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, do tỉ lệ người hút thuốc rất cao (56% nam giới) nên số người bị phơi nhiễm khói thuốc cũng rất lớn. Trên 50% số người không hút phải tiếp xúc với khói thuốc ít nhất 30 phút/ngày. Theo khảo sát ở 5 tỉnh đại diện cho 5 vùng kinh tế, cứ 10 học sinh thì có 6 em bị phải nhiễm khói thuốc tại nhà. Bệnh tật sẽ trầm trọng hơn ở những người làm trong ngành công nghiệp thuốc lá. Phần lớn trong số họ bị bệnh xanh thuốc lá do chất nicotin thấm dần qua da sau những ngày tiếp xúc với lá thuốc. Các triệu chứng thường thấy gồm buồn nôn, nôn oẹ, ốm yếu, nhức đầu chóng mặt, thậm chí co thắt vùng bụng, khó thở, rối loạn huyết áp và nhịp tim.
Không chỉ gây bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Món hàng độc hại này còn là thủ phạm khiến 1,3 triệu người Việt Nam rơi xuống mức đói nghèo. Với kinh tế gia đình: người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một khoản tiền khá lớn để mua thuốc lá, làm ảnh hường đến thu nhập của gia đình, đặc biệt ở những gia đình kinh tế khó khăn. Hút thuốc lá chắc chắn sẽ gây ra những bệnh tật nguy hiểm như đã trình bày phần trên, chi phí để chăm sóc y tế cho chính bản thân người hút và người bị hút thuốc lá thụ động trong gia đình là rất lớn, có gia đình không thể chịu đựng nổi (chưa nói đến những bệnh nan y như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... ).Với kinh tế quốc gia: đất canh tác dùng cho sản xuất các loại cây lương thực bị thu hẹp, nhường chỗ để trồng cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn. Một lượng giấy khổng lồ phục vụ cho việc vân các điêu thuốc lá, và các loại bao bì. Rác thái do hút thuốc còn ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Chi phí chăm sóc y tế cho những người hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động của họ là những tổn thải thất rất lớn cho một quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá. Ngoài ra thuốc lá còn có nguy cơ gây ra những vụ hỏa hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn phá lãi nguyên quốc gia! Mỗi năm, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi sản 700.000 đồng cho thuốc lá. Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỉ đồng cho mặt hàng này. số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người, số tiền mà những người hút thuốc lá tại Việt Nam dùng để mua thuốc hàng năm có thể mua được 1,5 triệu tấn gạo.
Cũng như xu hướng chung của thế giới, số người hút thuốc tại Việt Nam tập trung nhiều nhất ở nhóm thu nhập thấp. Tiền chi cho thuốc lá chiếm một phần không nhỏ trong ngân quỹ vốn đã eo hẹp của họ và ảnh hưởng đến các chi tiêu về quần áo, giáo dục, y tế. Một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh. Mặt khác, bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người nghèo ngày càng trờ nên kiệt quệ.
Vậy chúng ta đã và đang làm gì để loại bỏ thuốc lá khỏi cuộc sống đặc biệt là các bạn trẻ? Cả thế giới đã vào cuộc để loại bỏ thuốc lá. Ngày thế giới không thuốc lá được chọn vào ngày 31-5 hàng năm. Gần đây Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố báo cáo “Thuốc lá và quyền trẻ em”. Báo cáo này đưa ra những quyền của trẻ em không bị đe dọa bởi thuốc lá, phù họp với Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Việt Nam hưởng ứng bằng Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá. Từ năm 2007, chính phủ đã qui định in những khuyến cáo về tác hại của thuốc lá trên vỏ bao. Tuy nhiên dòng chữ khiêm tốn “Hút thuốc lá có thể gây ung thư” chưa làm người nghiện thuốc lá lo ngại. Cũng từ ngày 1/1/2010, tại Việt Nam quyết định cấm hút thuốc lá nơi công cộng sẽ có hiệu lực, theo Công văn số 1315 của Thủ tướng Chính phủ. Những địa điểm cấm nhả khói bao gồm trường, lớp học, thư viện, cơ sở y tế, nhà hát, nhà văn hóa, khu vực sản xuất, nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao, trên các phương tiện giao thông công cộng. Còn cá nhân mỗi người, đặc biệt là các bạn trẻ phải luôn nhớ không thử thuốc lá dù chỉ một lần, trong mọi trường hợp phải nói không với thuốc lá. Người đã nghiện dù cai thuốc rất khó khăn nhưng nếu có quyết tâm và nghị lực vẫn bỏ được thuốc lá.
Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút thuốc - bệnh tật, nghèo đói... sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra khỏi cuộc sống người dân. Với việc tham gia Công ước khung về kiêm soát thuốc lá, Việt Nam đang cố gắng tiến dần tới mục tiêu này. Còn chúng ta cũng cùng chung tay vì một thế giới không khói thuốc. Có như thế mới mong loại bỏ được thuốc lá ra khỏi cuộc sống.
Thuyết minh về Cồn Phụng :
Bến Tre đã có cây cầu Rạch Miễu hiện đại nối liền hai tỉnh Tiền Giang với Bến Tre. Nhiều khu công nghiệp bắt đầu xuất hiện, nhiều điểm du lịch hấp dẫn vẫy gọi du khách.
Bạn hãy đến thăm thú Cồn Phụng, một cù lao nổi giữa sông Tiền Giang. Và nên đi bằng ghe, bằng xuồng mới thú, mới được len lỏi dọc ngang các rạch nước dưới hàng dừa nước, cây bần, cây mắm xanh biếc, sum sê lá cành, mới được say mê ngắm nhìn những buồng dừa trĩu quả, những chú sóc cong đuôi phất cờ, leo cây nhanh thoãn thoắt.
Đến Cồn Phụng bạn có thể đi thăm các gia đình sản xuất đặc sản địa phương như làm kẹo dừa, mứt dừa, bánh tráng chuối, xem cách nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn… Hãy ngồi xe ngựa đi thăm các ngôi vườn trổng bưởi da xanh, mận sữa, nhãn tiêu Huế… Hãy đến tham quan Đạo Dừa có tháp Hoà Bình, có Cửu Trùng đài với hình tượng tuyệt mĩ 9 con rồng, hoặc đang xoắn đuôi uốn lượn, hoặc đang vờn bay. Và đi qua các bên sông, các dòng kênh sẽ thấy các bạn nhỏ vẫy vùng bơi lội nô đùa, da đen nhánh như những con rái cá…
Xin mời ghé lại những ngôi nhà hàng lợp lá dừa dưới bóng mát cây xanh, thoang thoảng hương hoa để thưởng thức nhạc đờn ca tài tử, nhấp chén trà pha mật ong và quất, ăn trái cây, cùng vui vẻ chuyện trò. Điểm dừng chân nghỉ ngơi ớ đây khá thú vị.
Bến Tre là xứ dừa, nơi ghi lại bao chiến công anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ. Hãy về thăm thú Cồn Phụng, cầu Rạch Miễu… nơi rừng dừa và cây trái phương Nam, và nghe các má, các cô kể về chiến công của “đội quân tóc dài” thời kháng chiến chống Mỹ.
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
Đối với những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sở hữu rất nhiều chiếc bút bi là điều bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều không thể thiếu.
Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.
Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm.
ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.
Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.
Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.
Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.
Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.
Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.
Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.
Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.
Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.
Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.
Đồ dùng nào là vật không thể thiếu đối với người học sinh khi đến trường? Sách, vở, cặp hay thước...? Có thể sẽ có rất nhiều đáp án nhưng chắc chắn ràng nếu không có cây bút thì chúng ta không thể ghi lại bài học trên lớp. Và trong thời đại ngày nay, cây bút bi là một đồ dùng học tập vô cùng quan trọng.
Có rất nhiều loại bút như bút chì, bút mực. Nhưng khi bút bi ra đời, nó liền tạo nên một cuộc cách mạng rộng khắp và ngày nay bút bi đã khẳng định mình là công cụ dùng để viết phổ biến nhất.
Người đầu tiên trên thế giới xin cấp bằng sáng chế bút bi là một người Mĩ vào năm 1888. Nhưng lúc ấy, bút bi vẫn chưa được chú ý lắm. Năm 1938, László Biró - một biên tập viên người Hungary - để giảm thiểu những hạn chế của bút mực như tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn, hay làm lem bẩn giấy tờ,... đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy nhờ chuyển động lăn của viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Biró được nhận bằng sáng chế lần lượt tại Anh rồi Argentina. Năm 1945, nhờ sự hợp tác của nhiều nhà sản xuất mà cây bút bi được thay đổi, cải tiến về kiểu dáng và bán tại thị trường Hoa Kỳ. Theo thời gian, cây bút bi dần chiếm lĩnh thị trường bút châu Âu rồi toàn thế giới. Kể từ năm 1990, ngày tháng 9, ngày sinh nhật của Biró - cha đẻ cây bút bi - đã được chọn là ngày của những nhà phát minh tại Argentina.
Chiếc bút bi ngày nay dù khác nhau về hình dáng song về cấu tạo cơ bản vẫn giống nhau. Nó bao gồm một ống mực đặc, một đầu có gắn một viên bi nhỏ với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, thường là ngay sau khi được viết lên giấy. Theo thời gian, người ta cũng chế tạo ra nhiều loại màu mực khác nhau: màu đen, màu xanh, màu đỏ,... Bao ngoài ống mực - hay còn gọi là ruột bút - là một vỏ bút. Vỏ bút có rất nhiều hình dáng, màu sắc đa dạng khác nhau. Chúng thường được trang trí rất ấn tượng để tạo sự hấp dẫn đối với người sử dụng. Bút bi có thể sử dụng nắp để đậy đầu bi tránh làm khô mực, hỏng bút hoặc dùng đầu bấm để đầu bi rụt vào bên trong vỏ bút. Loại phổ biến nhất hiện nay là bút bi bấm. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Nhắc đến bút bi là nhắc đến tác dụng viết, ghi chép các kí tự: ghi bài trên lớp, sáng tác thơ ca, ghi lại tiến trình buổi họp,... hay đơn giản là ghi lại một thông tin cần lưu ý. Ngày nay, trong thời đại truyền thông phát triển, bút bi còn trở thành một phương tiện... quảng cáo hữu hiệu. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ti, sản phẩm được in trên thân bút. Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể dùng bút bi để vẽ những bức tranh ấn tượng. Nhiều người còn dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Có nhiều tác dụng như vậy nhưng giá một chiếc bút bi lại rất rẻ, thường chỉ dao động từ một đến hai, ba nghìn đồng. Bởi sự gọn nhẹ, kinh tế và tiện ích nên bút bi hiện diện khắp nọi nơi: trong giỏ xách, trong cặp, trong túi, trong cốp xe,... Theo một thống kê đáng tin cậy, trên thế giới cứ mỗi giây lại có 57 chiếc bút bi được bán ra.
Chiếc bút bi từ lâu đã trở thành một người bạn thân thiết đối với mọi người đặc biệt là những người học sinh, sinh viên. Để bảo quản những người bạn thân thiết này chỉ cần lưu ý vài chi tiết nhỏ. Một là khi viết xong nhớ đậy nắp hoặc bấm nút để ngòi bi rụt vào bên trong vỏ. Hai là tránh để bút rơi bởi có thể gây gãy thân bút; đặc biệt là tránh làm rơi khiến đầu bi đập xuống đất: khi ấy bút sẽ hỏng hoàn toàn, bi bị vỡ, mực không ra được nữa. Người bạn ấy quan trọng nhưng không hề "làm cao” chút nào, ngược lại thật dễ tính!
Có thể khẳng định rằng bất cứ ai có thể viết đều đã ít nhất một lần sử dụng bút bi trong đời. Thuận tiện, kinh tế và không cần cầu kì trong việc bảo dưỡng, bút bi đã trở thành một cuộc cách mạng trong cách viết của con người.
Chùa Đậu là một ngôi chùa nổi tiếng được có tên chữ là“法雨寺”(Pháp Vũ tự) hoặc “成道寺” (Thành Đạo tự), chùa nằm tọa lạc tại thôn Gia Phúc xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín (xưa là phủ Thường Tín – tỉnh Hà Đông).
Thực chất khởi thủy căn nguyên của hệ thống chùa là thờ thần linh nông nghiệp sau đó phát triển thành một sản phẩm của sự giao thoa văn hóa nhiều chiều trong lịch sử. Các vị thần thuộc hệ thống Tứ Pháp (như Pháp Vân – Pháp Vũ – Pháp Lôi – Pháp Điện) làm ra các phép như mây, mưa, sấm, chớp phục vụ mùa màng nông nghiệp lúa nước của nhân dân, điều đó vốn có sẵn trong tâm thức người dân bản địa. Do ảnh hưởng của Phật giáo mà các vị thần này đã được hóa Phật và tôn thờ. Tất cả các tượng chính (mỗi chùa 1 tượng) đều có màu mận sẫm, đó là màu gắn với nguồn nước, ảnh hưởng và liên quan tới màu của thần Siva thuộc đạo Bà La Môn – đạo thờ Tứ pháp nguyên thủy, trong đó có chùa Đậu.
Ngôi chùa được xây dựng với một quy mô tổng thể rất lớn, kết cấu theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Nghĩa là trong khuôn viên chùa, các công trình kiến trúc thờ tiền Phật, hậu thánh, được bố cục giống như hình chữ công, xung quanh được quây kín bởi các cụm kiến trúc khác tạo thành hình chữ “国” (quốc)theo mẫu chữ hán. Tổng thể khuôn viên chùa Đậu bao gồm: Tam quan, nhà tả vu – hữu vu, tiền đường, tam bảo, nhà tổ…
Nổi bật đứng sừng sững nguy nga trước cửa chùa là một Tam quan kiêm Gác chuông hai tầng tám mái, mà chúng ta vẫn hình dung như thấy ở đó là sự kết hợp âm thanh của Phật học và yếu tố Dịch học của Nho giáo. Mỗi sớm chiều tiếng chuông cảnh tỉnh vang vọng vẫn như gọi tâm ai đó hướng về cửa Phật. Cũng có những suy luận cho rằng Tam quan tượng trưng cho “Thái cực”, mái trên nhẹ là dương tượng trưng cho trời (quẻ Càn), mái dưới nặng là âm tượng trưng cho đất (quẻ Khôn); 4 phía mái là tứ tượng, 8 mái là bát quái…(đây chính là quy luật của âm dương sinh tứ tượng – tứ tượng sinh bát quái thể hiện rõ trong Kinh Dịch). Ở các ô hộc của gác chuông được nguời xưa chạm khắc các chữ hán như (vinh, hoa, phú, quý….) đây chính là những ước mơ mong muốn của người xưa muốn gửi gắm vào đó. Tầng hai Tam quan được treo một quả chuông lớn, chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801) thời Tây Sơn. Tất cả hội lại tạo nên 1 sức mạnh viên mãn đem tới sự bình yên – an lạc cho con người. Đặc biệt, ngay bậc lên Tam quan là là đôi chồn đá nhỏ,1 bóng dáng của nghệ thuật thời Trần thế kỷ VIII-XIV khá đẹp (nhưng do chiến tranh, thời gian phong hóa của thời tiết đã bị mẻ mất phần đầu và bị chôn vùi một nửa). Tiếp đó là các mảng chạm bên trong và ngoài Tam quan với rồng chầu mặt nguyệt, phượng, lân, ngựa và hoa cỏ kết hợp với chữ hán trong từng ô hộc gửi gắm những hy vọng may mắn thành công trong cuộc sống… đây được coi là những chuẩn mực của nghệ thuật thuộc thế kỷ XVII.
Sau Tam quan là 1 sân rộng, 2 bên sân dựng nhà (tả vu, hữu vu). Chính giữa sân là một đường lát, nó khác biệt với hai bên tạo nên một đường dũng đạo dẫn từ Tam quan vào đến Tiền đường. Lối chính giữa được bó bằng đôi rồng đá khoảng 500 năm tuổi, những nét chạm khắc tinh tế điêu luyện như được nghệ nhân xưa như thổi hồn vào đó tạo ra sự thần thái hiền hòa mà vẫn toát lên vẻ uy nghiêm trước tòa Tiền đường. Thành bậc ở hai lối lên bên cạnh là rồng hóa mây cũng được điêu khắc bằng đá (theo dân gian thường gọi là Tản vân hóa long đây là một cách điêu khắc nghệ thuật trừu tượng mang tính sáng tạo và biến hóa của dân gian).
Tiền đường là một tòa nhà mang kiến trúc nghệ thuật của giữa thế kỷ XVII (thời Lê). Kết cấu vì nóc và cốn đều theo kiểu chồng rường, trên bốn hàng chân là các đề tài được chạm trổ rất tinh tế tỉ mỉ, nét chạm điêu luyện dứt khoát. Đó là những con rồng với nhiều kiểu dáng thể hiện khác nhau, rồi phượng vũ, lân và những vân soắn cùng đao mác dữ tợn. Các mảng phù điêu được chạm khắc hình tiên nữ đầu người, mình chim, những chàng trai cưỡi rồng đánh hổ…Có lẽ đây được coi là nét nghệ thuật độc đáo tiêu biểu của thời Lê (thế kỷ 16 -17).
Bên cạnh đó là hai pho tượng khá to Ông Thiện – Ông Ác (mang ý nghĩa sâu xa về việckhuyến khích làm việc thiện và trừng trị cái ác – đó chính là giáo lý của Đức Phập muốn khuyên bảo răn dạy chúng sinh ở cõi phàm trần) hai pho tượng tạo nên một cảm giác oai nghiêm dữ tợn sừng sững ở chốn linh thiêng. Một điều đặc biệt là tại tòa Tiền đường có một khánh gỗ lớn, đồng thời cũng là tấm bảng văn ghi niên đại Chính Hòa thời nhà Lê (cuối thế kỷ XVII). Hiện vật này được coi là rất hiếm trong di sản văn hóa ở nước ta. Bên cạnh đó là hệ thống tượng pháp và hoành phi câu đối, đồ thờ tự…Phía trên là bức hoành phi đề 3 chữ “Thành Đạo tự” (đây chính là tấm biển đề tên của ngôi chùa này) bên cạnh là các họa tiết hoa sen được chạm khắc tỉ mỉ tinh tế phối kết hợp với sơn son thếp vàng càng làm tăng thêm vẻ trang nghiêm thanh tịnh chốn thiền môn. Hai bên nhà tiền đường là hai dãy hành lang song song đặt thờ các vị La Hán và năm tấm bia đá.
Tòa Tam bảo của chùa đã bị phá trong thời kỳ Pháp thuộc, chỉ còn lại một phần tàn tích của Thượng điện, trong đó còn một bệ đá có nhiều nét chạm mang phong cách thế kỷ XVI, bên trên đặt một tòa cửu long và tượng Phật Thích Ca bằng đồng đứng trên tòa sen. Phía sau là một điện nhỏ thờ tượng thần Pháp Vũ màu xám xẫm. Tượng này mới được phục chế lại vào giữa thế kỷ XX, nên rất mới và đẹp. Ngoài ra còn có nhiều hiện vật quý, đó là những viên gạch rồng của thời Mạc thế kỷ XVI (đánh dấu sự trùng tu trong thời kỳ này), những viên gạch hòm sớ lớn hơn mà trên mặt từng viên có hình rồng, hổ hoặc voi, ngựa, chim, thú… đầy chất ngộ nghĩnh nhưng ẩn chứa nhiều yếu tố dân gian của thế kỷ XVII. Tiếp đó là những tấm bia khá điển hình của thế kỷ XVI, XVII mang đầy ý nghĩa triết học (bằng nét chạm khắc tinh tế, nội dung sâu sắc). Năm 2010 tòa Tam bảo của chùa được phục chế một cách công phu, chạm khắc tỉ mỉ, mái ngói được lợp bằng ngói ri truyền thống, xung quanh Tam bảo được xây bằng gạch hình rồng, nền được lát bằng gạch bát, hệ thống tượng pháp hoành phi câu đối đồ thờ nguy nga tráng lệ, tòa Tam bảo được ví như một bông hoa sen tỏa ngát hương thơm toát lên sự uy nghi linh thiêng chốn thiên môn.
Tại tòa nhà hậu phía sau hiện có nhiều tượng Hậu thần rất đẹp, đặc biệt và nổi bật trong đó là hai pho tượng đã được sơn vào thân xác thực của 2 Thiền sư: Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường tồn tại từ thế kỷ XVII cho đến nay. Về câu chuyện của dân gian gắn với hai Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, Thiền sư Vũ Khắc Minh còn có tên khác là “Sư rau” (bởi lẽ thường ngày chỉ ăn rau để tu luyện) hoặc còn gọi là “Sư thiêu” (vì nhà sư đã chất lửa xung quanh mình trước khi tịch để niệm Phật) Thiền sư đã dặn lại các đệ tử rằng: ta vào am tu luyện, sau 3 tháng 10 ngày các con mở cửa am ra, nếu thấy mùi thơm thì bả sơn vào xác, còn nếu thấy mùi hôi thì đem đi chôn, đúng như lời thầy dặn 100 ngày sau các đệ tử mở cửa ra thì thấy thân xác ngài vẫn tỏa ra mùi thơm, nghe lời thầy dặn các đệ tử liền bả sơn vào thân xác ngài dựng am thờ phụng. Hiện 2 pho tượng này khá độc đáo, phần nào làm chúng ta như thoáng nhớ tới lối ướp xác của các vị Đạt Ma-Tây Tạng hay xác ướp Ai Cập rất hiếm gặp ở Việt Nam. Kiểm tra X-quang cho biết, toàn thân hai vị thiền sư không có vết đục đẽo, không có hiện tượng rút bỏ nội tạng….Thi hài để nguyên khi ướp, thế nhưng trải qua gần 400 năm tồn tại thân thể của hai ngài vẫn không hề bị hủy hoại. Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh cao 57cm, nặng 7,5 kg, thiền sư Vũ Khắc Trường cao 75cm, nặng 31 kg.
Ngoài chùa Đậu, cho đến nay ở Việt Nam còn tồn tại hai tượng nhục thân khác ở chùa Tiêu Sơn và Phật Tích (Bắc Ninh). Đó là hai vị thiền sư Như Trí và Chuyết Chuyết. Thế nhưng cả hai pho tượng này gần như bị hủy hoại hoàn toàn. Vì vậy hai pho tượng thiền sư ở chùa Đậu được coi là duy nhất, còn tương đối nguyên vẹn ở Việt Nam. Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho đây là hiện tượng Thiền táng (táng theo tư thế ngồi thiền), thực chất là hiện tượng hóa thân thành Phật. Ngước nhìn lên phía trên chúng ta có thể thấy bức hoành đề bốn chữ “色生門山”(Sắc Sinh Môn Sơn, tạm dịch: Hình sắc được sinh ra chốn thiền môn) hoành có từ niên đại thời Nguyễn, chùa còn lưu giữ cuốn sách đồng khắc chữ hán ghi trọn vẹn sự tích Man Nương và thần Pháp Vũ…bên cạnh đó hệ thống hoành phi câu đối và đồ thờ tự của các gian thờ còn rất nhiều…Theo Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ-Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhận định: “Di hài nhục thân của các Thiền sư là một dạng Xá lợi (hay Xá lị), là kết quả của quá trình dùng năng lượng đạt đến đỉnh cao của thiền định mà có được sau khi đã tự thiêu đốt đi tất cả. Là kết quả của một quá trình rất dài chứng nghiệm trong tu tập, loại bỏ tất cả những tạp niệm của Tâm và đạt đến sự giác gộ viên mãn. Với di sản quý giá, nhục thân của các Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu (Hà Nội)…đã thể hiến sự đắc đạo trong tu chứng của các vị Thiền sư Phật giáo Việt Nam. Đó cũng chính là dấu ấn tâm linh và di sản văn hóa đặc biệt để lại trong lòng văn hóa dân tộc…”
Chùa Đậu, là một quần thể kiến trúc đặc biệt ngôi chùa mang nhiều những nét nghệ thuật của các vương triều theo dòng thời gian của lịch sử dân tộc, đã đánh dấu một bước phát triển của tín ngưỡng văn hóa dân gian, đồng thời đây được coi là 1 kiến trúc lớn còn giữ được nhiều dấu vết nghệ thuật của nhiều giai đoạn lịch sử (Lý – Trần – Lê – Nguyễn). Chùa xứng đáng là một điểm sáng trong hệ thống di tích của huyện Thường Tín nói riêng và của cả nước nói chung, cũng là chốn linh thiêng được người dân nhiều nơi về lễ cầu đảo.
“Thả diều, thả diều
Ơi con diều giấy tuổi thơ
Thả diều, thả diều
Ơi con diều ấy là ước mơ tuổi thơ tôi.
Bay lên hỡi cánh diều, bay lên vượt núi đồi
Bay cao bay cao nhận gió muôn phương...”
Lời bài hát “Thả diều” của Nguyễn Quang Thắng ngân vang mãi trong lòng người nghe giống như cánh diều vi vu trong gió. Thả diều tự bao giờ đã trở thành một trò chơi dân gian quen thuộc không chỉ đối với trẻ con mà còn đối với nhiều người ở lứa tuổi khác nhau.
Thú thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc cách đây 2800. Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Không những vậy diều còn được các nhà sư dùng với ý nghĩa cầu sự yên bình tốt lành, do đó mỗi lần diều rơi các nhà sư đều làm lễ cúng bái để xua đuổi tà khí và cầu an.
Thú thả diều đã du nhập vào nước ta, và được nhiều người đón nhận. Hình ảnh những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Diều được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như giấy, vải, nilon. Nhưng được ưa chuộng nhất là nilon bởi nhờ vào chất liệu này, không những làm được những cánh diều nhiều hình dạng và màu sắc mà còn bền lâu theo thời gian. Tuy nhiên vẫn có những cô bé, cậu bé thích làm diều bằng giấy vì chúng có thể tận dụng giấy đã qua sử dụng, vừa tiết kiệm lại có thể thỏa sức sáng tạo.
Diều được làm theo nhiều hình dạng khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người. Có cánh diều hình lưỡi liềm, có cánh diều hình hộp, hình tròn, hình vuông, cũng có những cánh diều được tỉ mỉ thiết kế theo hình những chú bướm, chú chim, hình rồng, hình người.
Tự tay làm một cánh diều giấy không khó nhưng đòi hỏi người làm cần tỉ mỉ, chau chuốt và kiên nhẫn. Đầu tiên cần dùng dao vuốt hai nan tre tròn, kích thước nhỏ nhưng phải dẻo để tránh bị gẫy. Đặt hai nan tre vào một tờ giấy tạo thành hai đường chéo, cố định bằng hồ hoặc băng dính và cắt phần còn thừa của nan tre. Cắt năm tờ giấy có chiều dài 30cm và chiều rộng 5cm. Sau đó dán chúng lại với nhau thành ba dây dài với hai dây dài 50cm và một dây dài 80cm. Đặt phần thân diều vừa làm thành hình thoi rồi dán đuôi diều vào. Đuôi dài nhất dán vào góc giữa, hai đuôi còn lại dán vào hai bên. Lấy một đoạn dây dài 10cm buộc vào thanh nan thẳng đứng. Buộc hai đầu dây sao cho nốt buộc đầu trên dài hơn về phía đầu diều. Vậy là đã hoàn thành xong chiếc diều hình thoi. Ngày nay, công nghệ càng hiện đại, thì những chiếc diều thủ công cũng được thay bằng những chiếc diều làm từ máy móc. Tuy mẫu mã đa dạng và bắt mắt hơn nhưng tự tay làm một chiếc diều vẫn là một kỉ niệm khó quên.
Diều bay được là nhờ sức gió cho nên cần lựa chọn địa điểm thả diều cho phù hợp. Đó có thể là bãi đất trống, bãi cỏ nơi có nơi có đất bằng rộng rãi; không vướng cây cối; không vướng đường dây điện; xa lối đi lại và đặc biệt, nơi đó phải có gió. Lũ trẻ quê thích nhất là được thả diều giữa cánh đồng lúa bát ngát mênh mông hay chiều chiều được thả hồn mình trên những triền đê lộng gió. Tiếng sáo diều vi vu, vi vu cùng với tiếng nô đùa giòn tan họa nên một bức tranh đồng quê yên ả, thanh bình và đầm ấm.
Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Khi có hai người thả diều thì một người cầm diều, một người cầm cuộn dây. Khi thả đứng ngược chiều gió, hướng mũi diều lên trời chếch 45 độ. Khi có gió thả diều nhẹ nhàng cho thật cân, người cầm dây giật nhẹ để nâng diều lên và từ từ thả dây dài ra cho diều lên cao. Còn đối với diều một người thả thì cũng thực hiện như quy trình hai người nhưng người thả phải đảm nhiệm luôn nhiệm vụ cầm cuộn dây của người kia.
Ở Việt Nam, vào những dịp lễ Tết, người dân lại tổ chức những trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, chèo thuyền, và đặc biệt không thể thiếu trò chơi thả diều. Những cánh diều đủ màu sắc sải rộng trên bầu trời rộng lớn với niềm mong ước về một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.
Thả diều mãi mãi là thú vui của nhiều người. Ngày nay, xã hội đã phát triển, nhiều trò chơi vì thế cũng ra đời dần thay thế cho những trò chơi dân gian. Vì thế mọi người cần chung tay gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc nói chung và những trò chơi dân gian nói riêng, đặc biệt là trò chơi thả diều
Thuyết minh về chiếc đồng hồ treo tường
- Mở bài:
Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.
- Thân bài:
Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.
Phân loại đồng hồ:
– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.
– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…
– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…
Nguồn gốc, lịch sử ra đời:
Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.
Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.
Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.
Đặc điểm và cấu tạo:
Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…
+ Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.
+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.
+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
+ Bộ máy truyền động gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây
+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.
+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.
Nguyên lý hoạt động:
Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.
Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.
Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:
– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.
– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.
– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.
– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.
Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:
– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.
– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.
– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,
– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.
– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.
- Kết Bài:
Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.
- Mở bài:
Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.
- Thân bài:
Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.
Phân loại đồng hồ:
– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.
– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…
– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…
Nguồn gốc, lịch sử ra đời:
Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.
Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.
Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.
Đặc điểm và cấu tạo:
Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…
+ Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.
+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.
+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
+ Bộ máy truyền động gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây
+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.
+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.
Nguyên lý hoạt động:
Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.
Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.
Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:
– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.
– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.
– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.
– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.
Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:
– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.
– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.
– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,
– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.
– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.
- Kết Bài:
Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.
Đoạn đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng kể lại thật sinh động, chiếm hai phần ba đoạn trích. Qua đoạn này: tính cách của mỗi người hiện ra rất rõ:
- Bà cô của bé Hồng tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương.
- Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không"
- Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch
- Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con
- Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng
- Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu
⟹ Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.
Chúc bạn học tốt !!!
Đoạn đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng kể lại thật sinh động, chiếm hai phần ba đoạn trích. Qua đoạn này: tính cách của mỗi người hiện ra rất rõ:
- Bà cô của bé Hồng tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương.
- Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không"
- Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch
- Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con
- Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng
- Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu
--> Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.
đây là mạng rồi nha
Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.
Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của cây chuối là từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.
Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là 10 nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.
Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc, trai..., vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối xái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặt, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.
Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính lá đặc sản của cùng Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam
Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trông và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.
Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem”
Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.
Nguồn : Thuyết minh về cây chuối lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu cây chuối tiêu, tây