K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2017

1) Tính thống nhất của văn bản là : khi tập trung thể hiện củ đề đã xác định và không lệch sang chủ đề khác.

2) Thống nhất là : Họp thành một khối , có chung một cơ cấu tổ chức, có sự điều hành chung.

3) Sự thống nhất về chủ đề được thể hiện :

- Cần xác định rõ chủ đề

- Thể hiện chủ đề ở nhan đề

- Đề mục, các phần, các từ ngữ, câu văn then chốt được lặp đi lặp lại.

6 tháng 1 2022

B. Là sự sắp xếp các phần, các đoạn của văn bản theo một trình tự hợp lí để thể hiện chủ đề.

6 tháng 1 2022

Câu B

20 tháng 10 2016

1. Ý nghĩa: - là 1 kiệt tác

- cứu sống dk 1 co người

- được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt ( gió bão to, đêm lạnh buốt)

- dồn tình cảm yêu thương của cụ Bơ-men dành cho G

2.

sự có mặt của yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên theo hướng đảo ngược tình huống. Với thủ pháp nghệ thuật này, O.Henry đã để lại cho đời Chiếc lá xanh - chiếc lá gieo mầm cho sự sống được vẽ bằng trái tim và tình yêu thương của con người. Có lẽ cũng vì vậy mà “Chiếc lá cuối cùng” đã trở thành một trong những câu chuyện hay nhất về vẻ đẹp của tình thương yêu giữa con người với con người mà O.Henry muốn gửi gắm tới độc giả.

Tìm hiểu các tác phẩm khác của O.Henry, ta thấy tác giả rất tài hoa trong việc sử dụng các yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên cho dù truyện có thể đề cập đến bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống xã hội. Chính yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên theo hướng đảo ngược tình huống đã làm cho những câu chuyện của nhà văn trở nên hấp dẫn, lý thú.

3. Qua bài " cô bé bán diêm" cho e thấy vẻ đẹp bên trong tâm hồn ngây thơ trong sáng của cô bé. Cô mong ước dk sống vui vẻ và hạnh phúc bên gđ của mk, ( mk mới pk z hoy nha bạn )

4. ( k piết đúng k nha bạn )

ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa cho thấy khát vọng dk sống hạh phúc bên bà mẹ và tổ ấm gđ. 1 cuộc sông hạnh phúc vĩnh hằng bên bà và mẹ

 

 

CHÚC BẠN HỌC TỐT. CÓ LẼ 1 SỐ PHẦN KHÔNG ĐÚNG ĐÂU Ạ hihihihi

20 tháng 10 2016

1)

Như vậy kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.

 

Đọc lại văn bản Tôi đi học và thực hiện các yêu cầu sau: a) Nhân vật "tôi" nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì? b) Nội dung câu trả lời cho các câu hỏi ở mục (a) chính là chủ đề của văn bản tôi đi học. Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này. c) Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của văn bản Tôi...
Đọc tiếp

Đọc lại văn bản Tôi đi học và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Nhân vật "tôi" nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?

b) Nội dung câu trả lời cho các câu hỏi ở mục (a) chính là chủ đề của văn bản tôi đi học. Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này.

c) Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của văn bản Tôi đi học ở:
- Nhan đề của văn bản;
- Quan hệ giữa các phần của văn bản;
- Các từ ngữ, các câu thể hiện tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên.

d) Từ việc thực hiện các yêu cầu trên, hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất của chủ đề văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?

8
20 tháng 8 2017

a) Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" là dòng cảm xúc theo trình tự không gian và thời gian. Đây là dòng cảm xúc vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt trong lần đầu tiên đi học:

- Nhân vật "tôi" cảm thấy mọi vật quanh mình thay đổi một cách lạ lùng, dù là con đường đã quen đi lại lắm lần. Và bỗng nhận ra rằng, chính mình đang có một sự thay đổi lớn lao: "hôm nay tôi đi học".

- Nhân vật"Tôi" đã có quyết tâm học tập ngay từ ngày đầu đi học, ko để thua kém bạn bè khi bảo với mẹ đưa cho mình cầm thước, bút.
- Rồi cảm thấy ngôi trường bỗng nhiên to lớn, đẹp đẽ, đâm ra lo sợ vẩn vơ...
- Qua 2 hình ảnh so sánh thấy rằng nhân vật tôi khát khao, và mong muốn như những ng học trò cũ để khỏi sợ sệt.
- Cảm thấy lo sợ khi phải rời xa bàn tay yêu thương của mẹ, và cuối cùng, cậu đã bật khóc nức nở. Chi tiết ấy ko phải nói rằng nv ''tôi'' nhút nhát, nhưng là lần đầu tiên rời xa cái thế giới quen thuộc mà mình vẫn thường ngày đối diện, bc vào hoàn toàn 1 thế giới khác.
- Khi đã vào lớp, nv "tôi" lại thấy mọi vật hay hay. Và thích thú nhìn ra xung quanh. Rồi tự nhiên ko còn cảm thấy xa lạ hay sợ hãi mà là cảm giác gần gũi thân quen ngay với cả nhữnng bạn chưa lần nào gặp mặt

20 tháng 8 2017

a, Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc và trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là cảnh vật, tâm trạng cảm xúc của tác giả trên đường theo mẹ đến trường, khi ở trường, xếp hàng được gọi tên vào lớp và khi ngồi trong lớp học bài học đầu tiên.

- Cảm xúc náo nức của tác giả khi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình. Trong lòng tác giả như đang sống lại những tình cảm, tâm trạng tuổi ấu thơ của mình: tâm trạng hồi hộp, cảm thấy như mình lớn hẳn lên, cảm giác bỡ ngỡ vừa quen vừa lạ, đôi lúc sợ sệt, rụt rè.

b, Làm cho tình yêu quê hương đất nước thêm phong phú và sâu sắc là một trong những đặc điểm trong chức năng tác động của văn chương; bên cạnh đặc điểm này, văn chương còn mang nhiều đặc điểm khác nữa về nội dung cũng như hình thức thể hiện. Sẽ không đảm bảo tính thống nhất chủ đề nếu chúng ta triển khai các ý (b), (d), (e) khi tạo lập văn bản với chủ đề "Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc.".

d, Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là văn bản tập trung biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Khi viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ thường lặp đi lập lại, các câu thể hiện chủ đề.

1.Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn? 2.Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ? 3.Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình. 4.Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn...
Đọc tiếp

1.Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn?

2.Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?

3.Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình.

4.Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?

5. Giọng văn là lời cị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo? Cách viết của tác giả có tác động tới tướng sĩ như thế nào?

6. Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.

7*. Khích lệ nhiều mặt  để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ diều này bằng một lược đồ kết cấu của bài hịch.

10
27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính cùa từng đoạn.

Bài Hịch có thể chia làm bốn đoạn :

- Đoạn 1 (từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

- Đoạn 2 (từ “Huống chi” đến “cũng vui lòng”): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

- Đoạn 3 (từ “Các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không ?”): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

- Đoạn 4 (đoạn còn lại) : Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

Câu hỏi 2. Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào ? Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đâ khơi gợi điều gì ở tướng sĩ ?

- Sự ngang ngược và tội ác của giặc: tham lam, tàn bạo (đòi cống nạp ngọc lụa, vàng bạc, vét kiệt của kho, hung hãn như hổ đói), ngang ngược (đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ...)

Dùng phép ẩn dụ, so sánh để miêu tả sự ngang ngược và tội ác của chúng: uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dề chó mà hắt nạt tể phụ, khác nào dem thịt mà nuôi hổ đổi.

- Đoạn văn đã khơi dậy nỗi nhục mất nước, lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm đánh giặc để bảo vệ quê hương, đất nước trong tướng sĩ.

Câu hỏi 3. Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn vàn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình.

Nỗi đau quặn thắt gan ruột trước cảnh đất nước lầm than, sự trăn trở, dằn vặt vì yêu nước, thương dân đến quên ăn, mất ngủ đã được bộc lộ qua những câu văn chân thành và xúc động: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở thái độ uất ức, căm tức, khao khát được trả thù. Kẻ thù phải được trừng phạt bằng hình phạt ghê gớm nhất thì mới hả lòng : “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh đê rửa mối nhục cho đất nước: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

Câu hỏi 4. Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đổng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là‘có dụng ý gì ? Khi phê phán hay khung định, tác giả tập trung vấn đề gì ? Tại sao phải như vậy ?

Trần Quốc Tuấn phê phán nghiêm khắc nhưng chân tình những thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ. Tác giả tập trung phê phán thái độ bàng quan, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh của đất nước ngàn cân treo sợi tóc, không biết hổ thẹn khi bị kẻ thù làm nhục, không biết căm tức khi phải hầu hạ bọn giặc... tập trung phê phán hành động sai trái, sa vào những thú vui tầm thường (vui chọi gà, cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê gái đẹp) của tướng sĩ. Những thú vui ấy tưởng như nhỏ nhặt nhưng tác hại ghê gớm (thái ấp, bổng lộc không còn; vợ con khốn cùng, gia quyến tan nát; xã tắc, tổ tông bị giày xéo; thanh danh bị ô nhục...). Khi chỉ ra những điều sai trái của các tướng sĩ, giọng văn có khi gần như là những lời sỉ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”, “không biết căm", có khi là những lời nói mỉa, là sự chế giễu : “cựa gà trống không thể dâm thủng áo giáp của giặc", “mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh”, “chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai”. Trần Quốc Tuấn cũng chỉ ra cho các tướng sĩ những việc đúng nên làm. Đó là nêu cao tinh thần cảnh giác, ra sức tăp dượt cung tên, huấn luyện quân sĩ. Chỉ ra những sai trái, vạch hướng đi đúng để khích lệ lòng yêu nước, quyết tủm chiến thắng kẻ thù là mục đích của bài hịch.

Câu hỏi 5. Giọng văn là lòi vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay lời người cùng cảnh ngộ ? Là lời khuyên răn tỏ thiệt hơn hay lời nghiêm khắc cảnh cáo ? Cách viết của tác giả có tác động đến tướng sĩ như thế nào ?

Mối ân tình giữa chủ soái và các tướng sĩ là mối quan hệ chủ - tướng và mối quan hệ của những người cùng cảnh ngộ. Tác giả đứng trên mối quan hệ chủ - tướng đê khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, đứng trên quan hệ cùng cảnh ngộ để khơi dậy lòng ân nghĩa thủy chung của những người cùng chung hoàn cảnh “ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan ’, “lúc trận rrnạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”. Vì thế, lời lẽ trong đoạn này có khi nghiêm khắc, sỉ mắng, răn đe, có khi lại chân thành, tình càm, bày tỏ thiệt hơn. Cách viết cùa tác giả không chỉ tác động đến nhận thức mà còn lay động cả đến tình cảm của các tướng sĩ.

Câu hỏi 6. Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.

- Để tác động vào nhận thức của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã dùng biện pháp so sánh giữa hai viễn cảnh, đầu hàng, làm ngơ trước tình cảnh đất nước lâm nguy thì sẽ mất lợi riêng cá nhân lẫn lợi chung của dân tộc, còn quyết tâm chiến đấu và thắng lợi thì sẽ được tất cả. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ mang tính chất phủ định khi nêu viễn cảnh thất bại : không còn, cũng mất, li tan, cũng khốn; sử dụng nhiều từ ngữ có tính chất khẳng định khi nêu viễn cảnh thắng lợi: mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ, không bị mai một, sử sách lưu thơm. Các điệp ngữ, điệp ý tăng tiến có tác dụng tô đậm, nhấn mạnh, làm cho người đọc thấy rõ được đúng sai, phải trái.

- Để tác động vào tình cảm của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã dùng giọng văn thống thiết, chân tình. Ông viết bằng cả trái tim đầy nhiệt huyết của mình. Do đó, sức truyền cảm, lay động của bài hịch rất lớn.

Câu hỏi 7. Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.

Có thể trình bày cách triển khai lập luận của tác giả qua sơ đồ sau:


10 tháng 2 2018

Câu hỏi 1. Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính cùa từng đoạn.

Bài Hịch có thể chia làm bốn đoạn :

- Đoạn 1 (từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

- Đoạn 2 (từ “Huống chi” đến “cũng vui lòng”): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

- Đoạn 3 (từ “Các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không ?”): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

- Đoạn 4 (đoạn còn lại) : Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

Câu hỏi 2. Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào ? Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đâ khơi gợi điều gì ở tướng sĩ ?

- Sự ngang ngược và tội ác của giặc: tham lam, tàn bạo (đòi cống nạp ngọc lụa, vàng bạc, vét kiệt của kho, hung hãn như hổ đói), ngang ngược (đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ...)

Dùng phép ẩn dụ, so sánh để miêu tả sự ngang ngược và tội ác của chúng: uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dề chó mà hắt nạt tể phụ, khác nào dem thịt mà nuôi hổ đổi.

- Đoạn văn đã khơi dậy nỗi nhục mất nước, lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm đánh giặc để bảo vệ quê hương, đất nước trong tướng sĩ.

Câu hỏi 3. Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn vàn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình.

Nỗi đau quặn thắt gan ruột trước cảnh đất nước lầm than, sự trăn trở, dằn vặt vì yêu nước, thương dân đến quên ăn, mất ngủ đã được bộc lộ qua những câu văn chân thành và xúc động: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở thái độ uất ức, căm tức, khao khát được trả thù. Kẻ thù phải được trừng phạt bằng hình phạt ghê gớm nhất thì mới hả lòng : “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh đê rửa mối nhục cho đất nước: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

Câu hỏi 4. Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đổng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là‘có dụng ý gì ? Khi phê phán hay khung định, tác giả tập trung vấn đề gì ? Tại sao phải như vậy ?

Trần Quốc Tuấn phê phán nghiêm khắc nhưng chân tình những thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ. Tác giả tập trung phê phán thái độ bàng quan, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh của đất nước ngàn cân treo sợi tóc, không biết hổ thẹn khi bị kẻ thù làm nhục, không biết căm tức khi phải hầu hạ bọn giặc... tập trung phê phán hành động sai trái, sa vào những thú vui tầm thường (vui chọi gà, cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê gái đẹp) của tướng sĩ. Những thú vui ấy tưởng như nhỏ nhặt nhưng tác hại ghê gớm (thái ấp, bổng lộc không còn; vợ con khốn cùng, gia quyến tan nát; xã tắc, tổ tông bị giày xéo; thanh danh bị ô nhục...). Khi chỉ ra những điều sai trái của các tướng sĩ, giọng văn có khi gần như là những lời sỉ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”, “không biết căm", có khi là những lời nói mỉa, là sự chế giễu : “cựa gà trống không thể dâm thủng áo giáp của giặc", “mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh”, “chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai”. Trần Quốc Tuấn cũng chỉ ra cho các tướng sĩ những việc đúng nên làm. Đó là nêu cao tinh thần cảnh giác, ra sức tăp dượt cung tên, huấn luyện quân sĩ. Chỉ ra những sai trái, vạch hướng đi đúng để khích lệ lòng yêu nước, quyết tủm chiến thắng kẻ thù là mục đích của bài hịch.

Câu hỏi 5. Giọng văn là lòi vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay lời người cùng cảnh ngộ ? Là lời khuyên răn tỏ thiệt hơn hay lời nghiêm khắc cảnh cáo ? Cách viết của tác giả có tác động đến tướng sĩ như thế nào ?

Mối ân tình giữa chủ soái và các tướng sĩ là mối quan hệ chủ - tướng và mối quan hệ của những người cùng cảnh ngộ. Tác giả đứng trên mối quan hệ chủ - tướng đê khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, đứng trên quan hệ cùng cảnh ngộ để khơi dậy lòng ân nghĩa thủy chung của những người cùng chung hoàn cảnh “ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan ’, “lúc trận rrnạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”. Vì thế, lời lẽ trong đoạn này có khi nghiêm khắc, sỉ mắng, răn đe, có khi lại chân thành, tình càm, bày tỏ thiệt hơn. Cách viết cùa tác giả không chỉ tác động đến nhận thức mà còn lay động cả đến tình cảm của các tướng sĩ.

Câu hỏi 6. Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.

- Để tác động vào nhận thức của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã dùng biện pháp so sánh giữa hai viễn cảnh, đầu hàng, làm ngơ trước tình cảnh đất nước lâm nguy thì sẽ mất lợi riêng cá nhân lẫn lợi chung của dân tộc, còn quyết tâm chiến đấu và thắng lợi thì sẽ được tất cả. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ mang tính chất phủ định khi nêu viễn cảnh thất bại : không còn, cũng mất, li tan, cũng khốn; sử dụng nhiều từ ngữ có tính chất khẳng định khi nêu viễn cảnh thắng lợi: mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ, không bị mai một, sử sách lưu thơm. Các điệp ngữ, điệp ý tăng tiến có tác dụng tô đậm, nhấn mạnh, làm cho người đọc thấy rõ được đúng sai, phải trái.

- Để tác động vào tình cảm của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã dùng giọng văn thống thiết, chân tình. Ông viết bằng cả trái tim đầy nhiệt huyết của mình. Do đó, sức truyền cảm, lay động của bài hịch rất lớn.

Câu hỏi 7. Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.

Có thể trình bày cách triển khai lập luận của tác giả qua sơ đồ sau:


20 tháng 8 2017

a)

- Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc và trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là cảnh vật, tâm trạng cảm xúc của tác giả trên đường theo mẹ đến trường, khi ở trường, xếp hàng được gọi tên vào lớp và khi ngồi trong lớp học bài học đầu tiên. - Cảm xúc náo nức của tác giả khi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình. Trong lòng tác giả như đang sống lại những tình cảm, tâm trạng tuổi ấu thơ của mình: tâm trạng hồi hộp, cảm thấy như mình lớn hẳn lên, cảm giác bỡ ngỡ vừa quen vừa lạ, đôi lúc sợ sệt, rụt rè.

b) Tôi đi học là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Nói khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. Tôi đi học là tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng. Trừ những cuộc đời bất hạnh, chúng ta hầu như ai cũng có một kỉ niệm của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên. Đây là kỉ niệm được ghi lại thành dấu ấn sâu sắc trong suốt cuộc đời. Thanh Tịnh đã diễn tả cảm nghĩ này với một tâm hồn rung động thiết tha, đầy chất thơ.

20 tháng 8 2017

a)

Trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh, tác giả nhớ và kể lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên tựu trường: trên đường mẹ đưa đến trường, ở trường, ông đốc gọi tên, xếp hàng đi vào lớp, bài học đầu tiên.

Tác giả bày tỏ cảm xúc nao nức khi nhớ về buổi tựu trường đầu tiên; khi nhớ lại những kỉ niệm trong buổi đầu tiên đến trường ấy, tác giả sống với những tình cảm ấu thơ: sự thay đổi, cảm giác lớn lên, lạ lẫm khi đến trường, sợ sệt, rụt rè khi ông đốc gọi tên, xếp hàng, cảm giác thân quen, gần gũi với bạn, với thầy trong bài buổi học đầu tiên.

b) Có thể phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học là: kể lại những sự việc trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.

Cuộc thi vì an toàn giao thông 2016:I. NỘI DUNG CUỘC THI- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp,...
Đọc tiếp

Cuộc thi vì an toàn giao thông 2016:

I. NỘI DUNG CUỘC THI
- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và của từng người dân Thủ đô.
- Phản ánh thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng ùn tắc, giảm tai nạn, đảm bảo ATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, các quy định liên quan đến lĩnh vực an toàn giao thông Thủ đô, trật tự văn minh đô thị.
- Phát hiện, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình có những đóng góp giữ gìn trật tự, văn minh đô thị, vì an toàn giao thông Thủ đô…; Phê phán các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông, thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Ưu tiên, khuyến khích các bài viết, ý tưởng có thể ứng dụng vào thực tế giao thông tại Hà Nội

II. YÊU CẦU VỀ TÁC PHẨM DỰ THI
- Tác phẩm dự thi phải có nội dung chân thật, không vi phạm các quy định của pháp luật. Tác giả dự thi phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác, tính pháp lý của nội dung bài viết.
- Tác phẩm dự thi thuộc các thể loại báo chí: Điều tra, phóng sự, ghi chép, bài phản ánh, phóng sự ảnh... Mỗi bài viết không quá 1.500 từ (một tác phẩm báo chí dự thi có thể chia thành nhiều kỳ đăng tải, nhưng mỗi kỳ không quá 1.500 từ và không quá 5 kỳ).
- Tác phẩm ảnh dự thi có thể là ảnh màu hoặc ảnh đen trắng. Kích thước ảnh tối thiểu 12cm x 18cm bản in, tối thiểu 1.000kb/ảnh bản mềm. Không chấp nhận ảnh đã qua xử lý kỹ thuật photoshop, kỹ thuật xử lý buồng tối - buồng sáng. Ban Tổ chức sẽ kiểm tra phim gốc hoặc files gốc khi cần thiết. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm dự thi của mình. Một phóng sự ảnh từ 5-7 ảnh.
- Tác phẩm dự thi sử dụng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy trên giấy A4 một mặt, rõ ràng, sạch sẽ, ghi rõ thông tin về cá nhân tác giả: Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại, email.

Có bạn nào làm chưa ,giúp mình với

0