K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2019

Đáp án: B

Vì giữa hai môi trường trong suốt khác nhau là không khí và nước thì đường truyền ánh sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

5 tháng 9 2016

2.1 Tại một điểm C trong một hộp kín có một bóng đèn điện nhỏ đang sáng (hình2.1)

a) Một người đặt mắt ở gần lỗ nhỏ A trên thành hộp nhìn vào trong hộp, người đó có nhìn thấy bóng đèn không? Vì sao?

b) Vẽ một vị trí đặt mắt để nhìn thấy bóng đèn.

Giải

a)     Người đó không nhìn thấy bóng đèn vì ánh sáng từ bóng đèn không truyền vào mắt người đó.

b)    Vì ánh sáng đèn phát ra truyền đi theo đường thẳng CA. Mắt ở bên dưới đường CA nên ánh sáng đi từ đèn không truyền vào mắt được. Phải để mắt nằm trên đường thẳng CA.

5 tháng 9 2016

C A

19 tháng 12 2016

D. Lớn hơn 11,35m nhé^^

19 tháng 12 2016

i don't no

 

12 tháng 9 2016

B2.2: Trong một buổi tập đội ngũ, đội trưởng hô: "Đằng trước thẳng", em đứng trong hàng, hãy nói xem em làm thế nào để biết mình đã đứng thẳng hàng chưa. Giải thích cách làm.

Giải thích: Em sẽ nhìn gáy của bạn đằng trước sao cho không nhìn thấy được bạn đứng trước bạn này.

B2.3: Hãy vẽ sơ đồ bố trí 1 thí nghiệm (khác trong sách giáo khoa) để kiểm tra xem ánh sáng từ một đèn pin được bật sáng phát ra có truyền đi theo đường thẳng hay không. Mô tả cách làm.

Cách làm như sau: Đục 3 lỗ A,B,C trên 1 tấm bìa, đặt chiếc đèn pin trước lỗ A, đặt mắt lần lượt qua 3 lỗ A,B,C. Nếu thấy ánh sáng truyền qua lỗ A thì ánh sáng truyền theo đường thẳng, nếu không thì sẽ xảy ra điều ngược lại.

B2.4: Trong 1 lần làm thí nghiệm, Hải dùng 1 miếng bìa có đục 1 lỗ nhỏ ở A. Đặt mắt ở M nhìn qua lỗ nhỏ thấy bóng đèn pin Đ sáng. Hải nói rằng, ánh sáng đã đi theo đường thẳng từ Đ qua A đến mắt.

Bình lại cho rằng ánh sáng đi theo đường vòng ĐBAC rồi đến mắt.

Hãy bố trí 1 thí nghiệm để kiểm tra xem ai nói đúng, ai nói sai.

Bố trí như sau: Luồn 1 sợi chỉ buộc quanh dây tóc bóng đèn, xuyên qua lỗ A và kéo thẳng đến điểm M. Nếu ta thấy sợi chỉ phát sáng thì Hải đúng, nếu không thì Bình đúng.

12 tháng 9 2016

Arigato ! Nguyễn Thị Kiều Anhihi

10 tháng 3 2016

Bài 18. Hai loại điện tích

18.1. Trang 38 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại.
Đáp án đúng : chọn D.

18.2. Trang 38 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Hình a) : Ghi dấu “ + ” cho vật B.
Hình b) : Ghi dấu “ – ” cho vật C.
Hình c) : Ghi dấu “ – ” cho vật F.
Hình d) : Ghi dấu “ + ” cho vật H.

18.3. Trang 38 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
a) Tóc bị nhiễm điện dương. Khi đó êlectrôn dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa (lược nhựa nhận thêm êlectrôn, còn tóc mất bớt êlectrôn).
b) Vì sau khi chải tóc, các sợi tóc bị nhiễm điện dương và chúng đẩy lẫn nhau nên có vài sợi dựng đứng lên.

18.4. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Cả Hải và Sơn đều có thể đúng, có thể sai.
Để kiểm tra ai đúng, ai sai thì đơn giản nhất là lần lượt đưa lượt nhựa và mảnh nilông của Hải lại gần các vụn giấy nhỏ. Nếu lược nhựa và mảnh nilông đều hút các vụn giấy thì Hải đúng. Còn nếu chỉ 1 trong 2 vật này hút các vụn giấy thì Sơn đúng
Cũng có thể dùng một lược nhựa và một mảnh nilông khác đều chưa bị nhiễm điện để kiểm tra lược nhựa và mảnh nilông của Hải.

18.5. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng : Hai thanh nhựa này đẩy nhau.
Đáp án đúng : chọn A.

18.6. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
Vật a và vật c có điện tích cùng dấu
Đáp án đúng : chọn C.

18.7. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân:
Vật đó nhận thêm êlectrôn
Đáp án đúng : chọn B.

18.8. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Nếu một vật nhiễm điện dương thì vật đó có khả năng : Đẩy thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa. Vì thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì nhiễm điện dương.
Đáp án đúng : chọn B.

18.9. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:Mảnh len bị nhiễm điện, điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa.
Ban đầu mảnh len và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát, thước nhựa bị nhiễm điện âm thì mảnh len phải nhiễm điện dương do êlectrôn dịch chuyển từ mảnh len sang thước nhựa.

18.10. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Đưa lại gần quả cầu kim loại quả cầu bị hút là do quả cầu nhiễm điện âm hoặc quả cầu trung hòa về điện.

18.11. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không ta đưa một đầu thước nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy vụn thì thước nhựa nhiễm điện.
Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bằng sợi chỉ mềm. Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện âm và ngược lại.

18.12. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Hình a dấu (–).
Hình b dấu (+).
Hình c dấu (+).
Hình d dấu (–).

18.13. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Quả cầu bị hút về phía thanh A.
25 tháng 1 2019

làm dài thế này chắc mệt lắm ??????

1. Trình bày hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Vẽ hình minh họa hiện tượng truyền từ không khí sang nước và từ nước sang không khí. So sánh sự giống và khác nhau của hai hình đó ( Lưu ý : Nêu các đặc điểm trên hình vẽ : Vd : Tia tới ở đâu ... )2. Trình bày định luật phản xạ ánh sáng. Vẽ hình minh họa. Từ đó, nêu sự giống và khác nhau về hiện tượng khúc xạ và phản xạ3. Nêu định...
Đọc tiếp

1. Trình bày hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Vẽ hình minh họa hiện tượng truyền từ không khí sang nước và từ nước sang không khí. So sánh sự giống và khác nhau của hai hình đó ( Lưu ý : Nêu các đặc điểm trên hình vẽ : Vd : Tia tới ở đâu ... )

2. Trình bày định luật phản xạ ánh sáng. Vẽ hình minh họa. Từ đó, nêu sự giống và khác nhau về hiện tượng khúc xạ và phản xạ

3. Nêu định luật truyền thẳng ánh sáng. Hãy đề xuất một thí nghiệm để chứng minh ánh sáng đi theo đường thẳng.

4. Có thể căn cứ vào bóng của ngôi nhà em đang ở để biết cửa ra vào có hướng nào được không ? Vì sao ?

5. Tại sao có loại cửa kính chỉ cho phép người ngồi trong nhà nhìn được bên ngoài còn người bên ngoài không nhìn thấy được đồ vật bên trong nhà ?

Giúp e vs , m.n ơi TT^TT

3
18 tháng 12 2016

Thầy phynit ơi, giúp e vs T^T

18 tháng 12 2016

3/ - Định luật truyền thẳng của ánh sáng:

  • Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
  • Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.

- Thí nghiệm: đặt 1 bóng đèn ở sau 1 miếng bìa có đục 1 lỗ. lấy 2 miếng bìa có đục lỗ khác đặt tước miếng bìa đó sao cho ba lỗ của 3 miếng bìa thẳng hàng nhau. dùng mắt để quan sát, nếu ta nhìn thấy ánh sáng từ dây tóc bóng đèn thì ánh sáng truyền theo đường thẳng. Nếu không nhìn thấy ánh sáng từ dây tóc bóng đèn thì ánh sáng không truyền theo đường thẳng.

11 tháng 11 2016

S S' I A H

từ điểm S, hạ đường vuông góc đến gương phẳng G tại H. trên tia đối của đường vuông góc lấy điểm S' sao cho SH=S'H

nối S' với A. gọi giao điểm của gương phẳngG với S'A là I thì SI chính là tia tới còn IA chính là tia phản xạ của tia tới SI

12 tháng 11 2016

S S' A I

Cách vẽ:

  • Vẽ ảnh của S sao cho S' đối xứng với S qua gương
  • Nối S' với A, cắt gương tại I. Ta được tia phản xạ IA
  • Nối S với I. Ta được tia tới SI
10 tháng 3 2016

[Vật lí 7] Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát

17.1.  Bài giải:
Những vật bị nhiễm điện là : Vỏ bút bi nhựa, lược nhựa.
Những vật không bị nhiễm điện là : Bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, mảnh giấy.

17.2.

Bài giải:
Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho một ống bằng nhựa mang điện tích.
Đáp án đúng : chọn D.

17.3.

Bài giải:
a) Khi thước nhựa chưa cọ xát, tia nước chảy thẳng.
Khi thước nhựa được cọ xát, tia nước bị hút, uốn cong về phía thước nhựa.
b) Thước nhựa sau khi bị cọ xát đã bị nhiễm điện (mang điện tích).

17.4.

Bài giải:
Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện, tương tự như những đám mây dông bị nhiễm điện. Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti, không khí khi đó bị dãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ.

17.5.

Bài giải:
Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
Đáp án đúng : chọn C.

17.6.

Bài giải:
Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
Đáp án đúng : chọn D.

17.7. 

Bài giải:
Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
Đáp án đúng : chọn B.

17.8.

Bài giải:
Thanh thủy tinh bị hút về phía thước nhựa vì thước nhựa nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ khác.

17.9. Trang 37 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiễm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau và bị rối.
Biện pháp khắc phục hiện tượng này:
Người ta dùng bộ phận chải các sợi vải được cấu tạo bằng chất liệu có tác dụng khi sợi vải chạy qua bộ phận chải thì không còn bị nhiễm điện nữa.


Bài viết: Giải bài tập vật lý lớp 7 (Lần 2) 

Nguồn Zing Blog

[Vật lí 7] Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát

17.1.  Bài giải:
Những vật bị nhiễm điện là : Vỏ bút bi nhựa, lược nhựa.
Những vật không bị nhiễm điện là : Bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, mảnh giấy.

17.2.

Bài giải:
Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho một ống bằng nhựa mang điện tích.
Đáp án đúng : chọn D.

17.3.

Bài giải:
a) Khi thước nhựa chưa cọ xát, tia nước chảy thẳng.
Khi thước nhựa được cọ xát, tia nước bị hút, uốn cong về phía thước nhựa.
b) Thước nhựa sau khi bị cọ xát đã bị nhiễm điện (mang điện tích).

17.4.

Bài giải:
Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện, tương tự như những đám mây dông bị nhiễm điện. Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti, không khí khi đó bị dãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ.

17.5.

Bài giải:
Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
Đáp án đúng : chọn C.

17.6.

Bài giải:
Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
Đáp án đúng : chọn D.

17.7. 

Bài giải:
Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
Đáp án đúng : chọn B.

17.8.

Bài giải:
Thanh thủy tinh bị hút về phía thước nhựa vì thước nhựa nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ khác.

17.9. Trang 37 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiễm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau và bị rối.
Biện pháp khắc phục hiện tượng này:
Người ta dùng bộ phận chải các sợi vải được cấu tạo bằng chất liệu có tác dụng khi sợi vải chạy qua bộ phận chải thì không còn bị nhiễm điện nữa.
 
15 tháng 1 2017

hay

24 tháng 11 2016

Câu 2:C

Câu 3:B

Câu 5:C

Câu 9:D

Câu 10:A

25 tháng 11 2016

10 :C

 

16 tháng 5 2018

Chọn B

- Theo định luật phản xạ ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng ⇒ Đáp án A và đáp án D sai.

    - Ánh sáng truyền đi trong hai môi trường: Nếu cả hai môi trường đều trong suốt và đồng tính thì ánh sáng truyền đi theo hai nửa đường thẳng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường đó ⇒ Đáp án C sai, đáp án B đúng.