K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2017

Đáp án B

8 tháng 12 2021

a

11 tháng 9 2016

* Vương quốc Hồi giáo Đêli (XII – XVI)

-  Chiếm ruộng đất.

-  Cấm đoán đạo Hinđu .

- Thi hành nhiều chính sách nghiệt ngã

=> Mâu thuẫn dân tộc căng thẳng

* Vương triều Môgôn (TK XVI – giữa Thế kỉ XIX).  

- Xóa bỏ kì thị tôn giáo

- Khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa Ấn Độ

- Giữa thế kỉ XIX , Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh

14 tháng 1 2018

- Chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê – li (của người Hồi giáo): quý tộc Hồi giáo chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, cấm đoán đạo Hin – đu, khiến mâu thuẫn dân tộc trở nên sâu sắc.

- Chính sách cai trị của Vương triều Ấn Độ Mô – gôn (của người Mông Cổ): xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa.

16 tháng 11 2021

D

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.Từ xưa, ca dao đã có câu:Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất...
Đọc tiếp

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.


Từ xưa, ca dao đã có câu:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
 

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
 

 

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
 

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
 

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
 

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
 

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
 

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
 

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
 

"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
 

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".

3
23 tháng 11 2016

sao

2 tháng 10 2016

Trả lời
Sự khác biệt về việc thực thi chính sách của hai vương triều mặc dù, đều do người nước ngoài cai trị Ấn Độ :
- Chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê-li (của người Hồi giáo): quý tộc Hồi giáo chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, cấm đoán đạo Hin-đu, khiến mâu thuẫn dân tộc trở nên sâu sắc.
- Chính sách cai trị của Vương triều Ấn Độ Mô-gôn (của người Mông cổ) : xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá.

2 tháng 10 2016
Sự khác biệt về việc thực thi chính sách của hai vương triều mặc dù, đều do người nước ngoài cai trị Ấn Độ :
- Chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê-li (của người Hồi giáo): quý tộc Hồi giáo chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, cấm đoán đạo Hin-đu, khiến mâu thuẫn dân tộc trở nên sâu sắc.
- Chính sách cai trị của Vương triều Ấn Độ Mô-gôn (của người Mông cổ) : xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá.
Câu 1. Trung Quốc thời phong kiến triều đại nào thịnh vượng nhất:A. Hán B. Minh C. Đường D. ThanhCâu 2. Tôn giáo nào thống trị xã hội phong kiến Trung Quốc?A. Nho giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Hồi giáoCâu 3. Người tìm ra châu Mĩ năm 1492 là:A. Điaxơ. B. Magienlan C. Gama. D. CôlômbôCâu 4. Người Mông Cổ chiếm Ấn Độ thành lập nên vương triềuA. Gup ta B. Hồi giáo Đê li C. Triệu Voi D. Mô gônCâu 5....
Đọc tiếp

Câu 1. Trung Quốc thời phong kiến triều đại nào thịnh vượng nhất:

A. Hán B. Minh C. Đường D. Thanh

Câu 2. Tôn giáo nào thống trị xã hội phong kiến Trung Quốc?

A. Nho giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Hồi giáo

Câu 3. Người tìm ra châu Mĩ năm 1492 là:

A. Điaxơ. B. Magienlan C. Gama. D. Côlômbô

Câu 4. Người Mông Cổ chiếm Ấn Độ thành lập nên vương triều

A. Gup ta B. Hồi giáo Đê li C. Triệu Voi D. Mô gôn

Câu 5. Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là

A. thủ công nghiệp B. thương nghiệp C. nông nghiệp D. công nghiệp

Câu 6. Ai đánh bại quân Tống xâm lược năm 981?

A. Lê Hoàn B. Trần Hưng Đạo C. Lý Công Uẩn D. Ngô Quyền

Câu 7. Tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến ở châu Âu là

A. chủ nô và quý tộc B. lãnh chúa và nông nô

C. chủ nô và lãnh chúa D. lãnh chúa và quý tộc

Câu 8. Vương triều Hồi giáo Đê-li được lập nên bởi người

A. Ấn Độ B. Thổ Nhĩ Kì C. Khơme D. Mông Cổ

Câu 9. Quốc gia nào không thuộc khu vực Đông Nam Á?

A. Mianma B. Singapo C. Hàn Quốc D. Malaixia

Câu 10. Đông Ti mo là quốc gia tách ra từ quốc gia nào sau đây?

A. Ma-lai-xi-a B. In-đô-nê-xi-a C. Mi-an-ma D. Phi-lip-pin

Câu 11. Công trình kiến trúc nào không xây dựng dưới thời Tần Thủy Hoàng

A. vạn lí trường thành B. Cố cung C. cung A Phòng D. lăng Li Sơn

Câu 12. Vương triều hùng mạnh nhất ở Ấn Độ thời phong kiến là:

A. Gupta B. Magađa C. Hồi giáo Đêli D. Môgôn

Câu 13. Kinh tế trong lãnh địa có đặc điểm như thế nào?

A. Trao đổi. B. Tự cấp, tự túc. C. Buôn bán. D. Trao đổi bên ngoài.

Câu 14. Nguyên nhân nào nhà Tống sang xâm lược nước ta?

A. Nhà Đinh rối loạn B. Lê Hoàn lên làm vua

C. Nội bộ triều đình yên ổn D. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước

Câu 15. Ngô Quyền đóng đô ở

A. Hoa Lư B. Đại La C. Cổ Loa D. Đường Lâm

Câu 16. Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí?

A. Cần nguyên liệu B.Cần thị trường tiêu thụ

C. Cần nhiều vùng đất mới D. Cần nguyên liệu và thị trường tiêu thụ

Câu 17. Vì sao Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua?

A. Lê Hoàn có tài, có chí lớn, nhiều người kính nể B. Lê Hoàn có thế lực lớn mạnh trong triều đình

C. Lê Hoàn đàn áp mọi người để được lên làm vua D. Lê Hoàn nắm quyền chỉ huy quân đội

Câu 18. Niên hiệu của Lê Hoàn là

A. Hồng Đức B. Thái Bình C. Thiên Phúc D. Thuận Thiên

Câu 19. Nhà Tiền Lê chia cả nước làm bao nhiêu lộ?

A. 24 B. 10 C. 30 D. 40

Câu 20. Chữ Ấn Độ có nguồn gốc từ chữ

A. Latinh B. Hán C. Nôm D. Phạn

1
26 tháng 11 2021

Câu 1. Trung Quốc thời phong kiến triều đại nào thịnh vượng nhất:

A. Hán B. Minh C. Đường D. Thanh

Câu 2. Tôn giáo nào thống trị xã hội phong kiến Trung Quốc?

A. Nho giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Hồi giáo

Câu 3. Người tìm ra châu Mĩ năm 1492 là:

A. Điaxơ. B. Magienlan C. Gama. D. Côlômbô

Câu 4. Người Mông Cổ chiếm Ấn Độ thành lập nên vương triều

A. Gup ta B. Hồi giáo Đê li C. Triệu Voi D. Mô gôn

Câu 5. Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là

A. thủ công nghiệp B. thương nghiệp C. nông nghiệp D. công nghiệp

Câu 6. Ai đánh bại quân Tống xâm lược năm 981?

A. Lê Hoàn B. Trần Hưng Đạo C. Lý Công Uẩn D. Ngô Quyền

Câu 7. Tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến ở châu Âu là

A. chủ nô và quý tộc B. lãnh chúa và nông nô

C. chủ nô và lãnh chúa D. lãnh chúa và quý tộc

Câu 8. Vương triều Hồi giáo Đê-li được lập nên bởi người

A. Ấn Độ B. Thổ Nhĩ Kì C. Khơme D. Mông Cổ

Câu 9. Quốc gia nào không thuộc khu vực Đông Nam Á?

A. Mianma B. Singapo C. Hàn Quốc D. Malaixia

Câu 10. Đông Ti mo là quốc gia tách ra từ quốc gia nào sau đây?

A. Ma-lai-xi-a B. In-đô-nê-xi-a C. Mi-an-ma D. Phi-lip-pin

Câu 11. Công trình kiến trúc nào không xây dựng dưới thời Tần Thủy Hoàng

A. vạn lí trường thành B. Cố cung C. cung A Phòng D. lăng Li Sơn

Câu 12. Vương triều hùng mạnh nhất ở Ấn Độ thời phong kiến là:

A. Gupta B. Magađa C. Hồi giáo Đêli D. Môgôn

Câu 13. Kinh tế trong lãnh địa có đặc điểm như thế nào?

A. Trao đổi. B. Tự cấp, tự túc. C. Buôn bán. D. Trao đổi bên ngoài.

Câu 14. Nguyên nhân nào nhà Tống sang xâm lược nước ta?

A. Nhà Đinh rối loạn B. Lê Hoàn lên làm vua

C. Nội bộ triều đình yên ổn D. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước

Câu 15. Ngô Quyền đóng đô ở

A. Hoa Lư B. Đại La C. Cổ Loa D. Đường Lâm

Câu 16. Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí?

A. Cần nguyên liệu B.Cần thị trường tiêu thụ

C. Cần nhiều vùng đất mới D. Cần nguyên liệu và thị trường tiêu thụ

Câu 17. Vì sao Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua?

A. Lê Hoàn có tài, có chí lớn, nhiều người kính nể B. Lê Hoàn có thế lực lớn mạnh trong triều đình

C. Lê Hoàn đàn áp mọi người để được lên làm vua D. Lê Hoàn nắm quyền chỉ huy quân đội

Câu 18. Niên hiệu của Lê Hoàn là

A. Hồng Đức B. Thái Bình C. Thiên Phúc D. Thuận Thiên

Câu 19. Nhà Tiền Lê chia cả nước làm bao nhiêu lộ?

A. 24 B. 10 C. 30 D. 40

Câu 20. Chữ Ấn Độ có nguồn gốc từ chữ

A. Latinh B. Hán C. Nôm D. Phạn

1 tháng 12 2021

C

1 tháng 12 2021

A .Phật giáo 

30 tháng 9 2016

Về phong trào Cải cách tôn giáo:

+ Phong trào cải cách tôn giáo nằm trong các cuộc tấn công đầu tiên, công khai và trực diện của giai cấp tư sản đang lên chống lại chế độ phong kiến mà cụ thể là nhằm vào cơ sở tồn tại của nó trên các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, tôn giáo.

+ Phong trào cải cách tôn giáo phán ánh tính chất tư sản rõ nét, điều này được phản ánh qua nội dung của các cuộc đấu tranh, nó không nhằm đến việc xoá bỏ tôn giáo mà lên án việc chế độ phong kiến sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức và khống chế quần chúng, nô dịch tri thức và khoa học. Từ đó, giai cấp tư sản đề ra một tôn giáo rẻ tiền, ít tốn kém, phù hợp với lợi ích và ý chí của giai cấp tư sản, cổ vũ và thúc đẩy làm giàu...

-     Ý nghĩa :

+ Lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.

+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.

—   Cùng với Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo là những đòn tấn công (đầu tiên của giai cấp tư sản vào trật tự phong kiến, làm cơ sở cho các cuộc đấu tranh về chính trị.


 

4 tháng 9 2017

Đặc điểm và ý nghĩa của phong trào cải cách tôn giáo là:

Về phong trào Cải cách tôn giáo:

+ Phong trào cải cách tôn giáo nằm trong các cuộc tấn công đầu tiên, công khai và trực diện của giai cấp tư sản đang lên chống lại chế độ phong kiến mà cụ thể là nhằm vào cơ sở tồn tại của nó trên các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, tôn giáo.

+ Phong trào cải cách tôn giáo phán ánh tính chất tư sản rõ nét, điều này được phản ánh qua nội dung của các cuộc đấu tranh, nó không nhằm đến việc xoá bỏ tôn giáo mà lên án việc chế độ phong kiến sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức và khống chế quần chúng, nô dịch tri thức và khoa học. Từ đó, giai cấp tư sản đề ra một tôn giáo rẻ tiền, ít tốn kém, phù hợp với lợi ích và ý chí của giai cấp tư sản, cổ vũ và thúc đẩy làm giàu...

- Ý nghĩa :

+ Lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.

+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.

— Cùng với Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo là những đòn tấn công (đầu tiên của giai cấp tư sản vào trật tự phong kiến, làm cơ sở cho các cuộc đấu tranh về chính trị.