Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.
A. Soạn bài Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) (ngắn nhất)
đề đơn giản thế thôi
cơ h cho chú c k s p
TL:
Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Những đời vua mà ông Quán ghét:
+ Đời Kiệt, Trụ mê dâm
+ Đời U, Lệ đa đoan
+ Đời Ngũ bá phân vân
+ Đời thúc quý
- Điểm chung giữa các triều đại: có chung bản chất là sự suy tàn, vua chúa thì luôn đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.
=> Cơ sở của lẽ ghét: thái độ của ông Quán vì dân. Luôn đứng về phía nhân dân.
- Những con người mà ông Quán thương: Nhan Tử, Gia Cát, Đồng Tử,...
- Điểm chung: Họ đêu là những bậc tiên hiền, thánh nhân, ngời sáng về tài năng và đạo đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện.
=> Cơ sở của lẽ thương : Xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu nặng, mong muốn cho dân được sống yên bình, hạnh phúc, người tài đức sẽ thực hiện được lí tưởng.
=> Tóm lại lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn cho dân được sống yên bình hạnh phúc, những người có tài có đức có điều kiện thể hiện chí nguyện của mình.
~HT~
Những điều ông Quán ghét (10 câu):
+ Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương, Ngũ Bá…
+ Điểm chung của vua chúa được nhắc tới: ăn chơi, hoang dâm vô độ, ham quyền lợi, tranh đoạt quyền lợi
+ Căn nguyên của sự ghét do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm dân lầm than, khốn khổ
- Lẽ thương của ông Quán (14 câu):
+ Nói tới những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không được ước nguyện giúp đời: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ…
+ Những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thời
+ Tác giả tìm thấy bóng dáng mình trong ước mơ lập thân giúp đời
- Lời nói: cậy em
- Hành động: ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
- Lí lẽ: giữa đường đứt gánh tương tư, sóng gió bất kì, hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, xót tình máu mủ thay lời nước non.
⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.