Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Nhan đề “Tràng giang” là từ Hán Việt hay có nghĩa là một con sông dài vô tận. Từ Tràng giang còn gợi cho người đọc một cảm giác về chiều cảm nhận được mở rộng trong không gian và thời gian. Nhờ vậy, hình ảnh con sông trong bài thơ mới hiện lên một cách rộng lớn, mênh mông hơn.
Nhan đề và lời đề từ đã giúp người đọchiểu ngay được nội dung của tác phẩm ngay từ những dòng đầu tiên và nó giúp cho việc đọc, hiểu văn bản trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết.
2. Bài thơ Tràng Giang được cấu tứ trong một không gian sóng đôi. Không chỉ là dòng Tràng giang thực tế chảy dài trong tự nhiên mà còn là dòng sóng dập dìu trong tâm hồn tác giả. Với ý nghĩa là dòng sông thực tế trong tự nhiên, tác giả đã sử dụng hình ảnh nước trong tất cả các khổ thơ cả trực tiếp lẫn gián tiếp
Câu 1: Cảm nhận về nhan đề của bài thơ: gợi ra hình ảnh một dòng sông chảy dài, mang lại nỗi buồnm, cảm gác man mác khó tả
Nhan đề và lời đề từ thể hiện rất rõ những dòng cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ, đồng thời hé mở những trăn trở và suy nghĩ miên man của tác giả về những kiếp người, kiếp đời nhỏ bé
Câu 2: ài thơ được cấu tứ theo cấu trúc không gian sóng đôi. Bởi không gian được mô tả trong bài thơ không chỉ là những cảnh vật thực tế được tác giả quan sát mà còn ẩn dụ cho không gian trong tâm trí của nhà thơ, miên man trăn trở đầy những suy ngẫm
- Nhan đề vừa có tính hài hước, bông đùa, lại vừa có tính chua chát. Vì người ta thường nói “nhặt” được đồ vật nào đó, chứ không ai nhặt được một con người về làm vợ bao giờ cả. Chuyện mới nghe cứ như đùa, nhưng kỳ thực lại là một cảnh ngộ đau xót rất thực của những con người dưới gầm trời này.
- Nhan đề này đã thể hiện giá trị hiện thực của thiên truyện, là lời kết án đanh thép của Kim Lân đối với chế độ Thực dân Pháp và tay sai. Đồng thời cũng thể hiện lòng nhân đạo của tác giả, khi ông đồng cảm xót xa cho cảnh ngộ của người nông dân trong nạn đói năm 1945. Kim Lân cũng trân trong khao khát về mái ấm hạnh phúc gia đình của người nông dân ngay trong thời buổi đói kém chạy ăn từng bữa đó.
Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ:
"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
....
Biết làm có được mà giám theo."
- Trong đoạn thơ này tác giả đã đề cập đến cuộc sống hiện thực của mình: "thước đất cũng không có", "văn chương hạ giới rẻ như bèo", ...cuộc sống của thi sĩ thực nghèo khó, đến tấc đất cũng không có. Thi sĩ chỉ có "một bụng văn" tuy nhiên lại rẻ như bèo nên làm quanh năm cũng không đủ tiêu, lại bị o ép đủ điều. Cuộc sống của thi sĩ thật khó khăn, nghèo túng.
- Trong bài thơ này tác giả sử dụng kết hợp hoàn chỉnh giữa cảm hứng lãng mạn với hiện thực, cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh cuộc sống vừa có chất thơ mà lại vô cùng chân thực, vô cùng đời thường.Qua đó ta thấy cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".
Cảm hứng lãng mạn có một đoạn hiện thực, đó là đoạn:
Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó
...
Biết làm có được mà dám theo
- Bẩm với trời về cảnh nghèo khó, vất vả của nghề viết văn dưới hạ giới
- Ý nghĩa đoạn thơ:
+ Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời của tác giả, nhiều nhà văn khác
+ Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng của tác giả, khiến người đọc xót xa, ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của lớp nhà văn trong chế độ cũ
Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn
- Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ
- Tràng Giang thể hiện, triển khai tập trung cảm hứng ở câu đề từ
- Hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển (vườn hoa bên Tây Hồ) – thành khư (gò hoang lạnh lẽo).
=> Nhấn mạnh sự cô đơn và sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh. Trước cảnh điêu tàn, hoang vắng hiện lên cuộc gặp gỡ định mệnh và tâm trạng xót thương của Nguyễn Du cho số phận nàng Tiểu Thanh.