Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Tháp Bút (Bắc Ninh) thế kỉ XVI - XVII là kết quả của
A. nghệ thuật dân gian
B. nghệ thuật tạc tượng
C. kiến trúc, điêu khắc
D. tín ngưỡng, tôn giáo
- Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á trải qua 3 giai đoạn:
+ Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X
+ Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
+ Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
- Ở thời cổ - trung đại, văn minh Đông Nam Á đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: tín ngưỡng – tôn giáo; văn tự - văn học; kiến trúc – điêu khắc
a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc
*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước
- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1777)
+ Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai). Đến năm 1773, giải phóng Tây Sươn hạ đạo (Bình Định) và mở rộng căn cứ ra toàn phủ Quy Nhơn.
+ Giữa năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát: phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Bình Thuận. Đất của chúa Nguyễn chỉ còn lại Gia Định và Thuận Hóa.
+ Chúa Trịnh đem quân đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vào Gia Định. Chúa Trịnh vào Quảng Nam đụng độ với quân Tây Sơn, Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng tấn công quân Nguyễn.
+ Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn dốc lực đánh chúa. Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn đến đây sụp đổ, hầu hết đất Đàng Trong được giải phóng.
-Lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)
+ Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt giao nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền cho vua Lê Hiển Tông rồi trở vào Nam.
+ Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long và tự tay xây dựng chính quyền.
Như vậy, từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, xóa bỏ phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.
*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
- Đánh bại quân xâm lược Xiêm:
+ Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta.
+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút để tiêu diệt giặc.
+ Ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn đã quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, làm nên chiến thắng Rạch Ngầm – Xoài Mút.
+ Ý nghĩa: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần lãnh thổ phía nam của ta, làm chủ hoàn toàn Đảng Trong.
-Đánh bại 29 vạn quân Thanh
+ Do Lê Chiêu Thống cầu viện, năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.
+ Được tin, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, khẩn trương tiến ra Bắc để tiêu diệt giặc, trên đường đi dựng lại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân.
+ Từ đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn xuất phát. Đến sáng mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở các cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giành thắng lợi.
+ Ý nghĩa: Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.
*Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.
- Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.
- Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.
- Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.
b. Vị trí của phong trào TS trong lịch sử dân tộc:
- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.
- Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu có quy mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc, lật đổ ba tập toàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước.
- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại; đạp tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ độc lập tổ quốc, làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.
- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển của đất nước, của dân tộc.
C1
- Xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm.
- Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình nhưng Người tối cổ đã là người.
- Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn.
- Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi: hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
- Người tối cổ đã biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
- Di tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Giava (Inđonêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lạng Sơn (Việt Nam).
⟹ Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
C2
Bầy người nguyên thủy là những người tối cổ đã có quan hệ hợp quán xã hội như có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái. Họ sống trong các hang dộng, mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú , sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau gồm khoảng 5 – 7 gia đình. Lúc bấy giờ chưa có những quy định xã hội.
=> Khi con người tối cổ sống thành bầy có quan hệ ruột thịt với nhau nhưng chưa có quy định của xã hội nên được gọi là bầy người nguyên thủy.
Có thể nói: Vào cuối thể kỉ XVIII, phong trào Tây Sơn đã bước đầu thống nhất được đất nước và đánh bại ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc là vì:
-Vào giữa thế kỉ XVIII, phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc, Phong trào nông dân bùng lên rầm rộ, kéo dài trong hơn 10 năm và bị đàn áp. Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn xưng vương, thành lập triều đình riêng. Nhưng rồi chính quyền mới lại suy thoái.
- Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc tỉnh Gia Lai). Phong trào Tây Sơn đã bước đầu thống nhất được đất nước và đánh bại ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
*Phong trào Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến chúa Nguyễn (Đàng Trong), vua Lê – chúa Trịnh (Đàng Ngoài)
- Năm 1773, nghĩa quân vượt đèo An Khê tiến xuống giải phóng Tây Sơn hạ đạo (Bình Định). Được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, nghĩa quân mở rộng vùng giải phóng, biến toàn bộ phủ Quy Nhơn thành căn cứ địa của phong trào.
- Từ năm 1776 đến 1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn.
- Trong những năm 1786-1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê làm chủ toàn bộ đất nước.
*Phong trào Tây Sơn đánh bại các thế lực ngoại xâm gồm 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh, bảo vệ toàn vẹn độc lập, chủ quyền của dân tộc.
- Năm 1785, được sự ủng hộ của nhân dân., Nguyễn Huệ lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược tại Rạch Gầm – Xoài Mút:
+ Nguyễn Ánh – cháu của chúa Nguyễn chạy sang cầu cứu nước Xiêm. Lợi dụng cơ hội này, vua Xiêm tổ chức các đạo quân thủy – bộ gồm 5 vạn người đánh chiếm Gia Định.
+ Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vượt biển vào Gia ĐỊnh và đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho. Nguyễn Huệ chọn khúc sông Rạnh Gầm – Xoài Mút làm điểm quyết chiến. Sáng ngày 19-1-1785, quân Xiêm lọt vào trận địa phục kích. Trận đánh đã diễn ra và kết thúc nhanh trong ngày 19-1-1785, đúng như dự tính của Nguyễn Huệ. Trên đà chiến thắng, quân Tây Sơn tấn công quét sạch quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực nam của nước ta.
-Năm 1789, Quang Trung lãnh đạo nhân dân đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa, thống nhất đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
+ Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Mãn Thanh. Nhận thấy đây là một cơ hội thuận lợi đẻ xâm lược, vua Thanh là Càn Long huy động 29 vạn quân, giao cho Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, theo 4 đường tiến đánh nước ta với danh nghĩa giúp nhà Lê đánh quân Tây Sơn giành lại chính quyền.
+ Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống suất đại quân khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc. Nghĩa quân cũng được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân yêu nước. Đúng vào đêm 30 Tết (tức 25-1-1789) từ Tam Điệp, Biện Sơn, năm mũi tiến công của quân Tây Sơn được lệnh xuất phát. Mờ sáng mồng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở cuộc tổng tấn công kích vào các đồn Ngọc Hồi – Đống Đa (Hà Nội), nhanh chóng đập tan hệ thống phòng ngự then chốt nhất của địch, tiến vào giải phóng Thăng Long. Số tàn quân Thanh sống sót hoảng loạn đến cực độ, dãm đạp lên nhau tháo chạy về nước. Đất nước hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.
-Như vậy, phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII đã bước đầu thống nhất đất nước; đồng thời đánh bại hai thế lực ngoại xâm hùng mạnh là quân Xiêm và quân Thanh, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền dân tộc.
\(-\)“Học tập lịch sử chỉ diễn ra trong lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Theo em quan điểm đó là sai
\(-\) Vì:
\(+\) Lịch sử là \(1\) môn học không có điểm dừng,nó sẽ liên tục và những sự kiện lịch sử luôn xảy ra hàng ngày
\(+\) Lịch sử cho chúng ta biết được nguồn gốc xuất phát của chúng ta,cho chúng ta biết được tổ tiên của mình là ai
*Các hội chợ trung đại
-Sự phát triển của thành thị từ thế kỉ XI đã kích thích hoạt động chung của thương nghiệp Tây Âu.
- Từ sơ kì trung đại, các hội chợ xuất hiện. Hội chợ là nơi hoạt động thương mại. Hội chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hóa. Hội chợ kích thích thương mại và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển.
- Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Đông Bắc Pháp là lớn nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu. Hàng hóa đặc trưng của hội chợ Săm-pa-nhơ là đồ gia vị, xa xỉ phẩm phương Đông, dạ của Hà Lan, rượu vang và gia súc của Pháp.
- Thương nhân gặp nhau để trao đổi hàng hóa, thanh toán tín phiếu.
- Thương nhân hội chợ đặt luật thị trường bảo vệ, các vụ vi phạm kỉ luật đều bị đưa ra “tòa án hội chợ đặc biệt” của thương nhân để xét xử.
- Hội chợ còn tổ chức những lễ hội, những buổi biểu diễn trò nhào lộn, kịch câm, nuôi dạy thú dữ…
* Việc buôn bán của thương đoàn tây âu trung đại
Sang thế kỉ XIV, địa vị của hội chợ Săm-pa-nhơ bị sụp đổ , các hội chợ của Anh, Tây Ban Nha kém xa vai trò của hội chợ Săm-pa-nhơ.
-Một hình thức thương mại mới ra đời đáp ứng sự phát triển của thủ công nghiệp lúc đó – đó là sự xuất hiện các thương đoàn.
- Trong thương đoàn, mỗi thương nhân mua bán độc lập bằng vốn liếng của mình. Thương đoàn không tập hợp được tư bản của thương nhân và không phải hiệp hội kinh tế theo nghĩa thông thường.
- Thương đoàn được hưởng đặc quyền buôn bán ở nước láng giềng, bảo vệ quyền lợi thương nhân, lập các thương điếm, thống nhất luật thương mại.
- Thương nghiệp thương đoàn đã phản ánh sự tiến bộ của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, giao lưu giữa các thành thị.
- Từ giữa thế kỉ XV trở đi, do sự kìm hãm của nhà nước phong kiến các thương đoàn hoạt động yếu dần, đến thế kỉ XVI thì căn bản chấm dứt.
*Văn hóa Tây Âu thế kỉ XI
- Những thị dân xây dựng trường học riêng cho con em mình, không còn phụ thuộc vào Giáo hội Ki-tô. Ngoài thần học, các môn học khác cũng được phát triển nhất là triết học kinh viện.
- Văn học chủ yếu có hai dòng chính: văn học kị sĩ và văn học thành thị.
- Kiến trúc với phong cách Rô-măng và Gô-tích.
Chọn B