K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NV
25 tháng 4 2020

Câu 1:

Đường tròn (C) tâm \(I\left(1;2\right)\) bán kính \(R=2\)

\(\overrightarrow{IM}=\left(2;2\right)=2\left(1;1\right)\)

Do AB luôn vuông góc AM nên đường thẳng AB nhận (1;1) là 1 vtpt

Phương trình AB có dạng: \(x+y+c=0\)

Theo công thức diện tích tam giác:

\(S_{IAB}=\frac{1}{2}IA.IB.sin\widehat{AIB}=\frac{1}{2}R^2sin\widehat{AIB}\le\frac{1}{2}R^2\)

\(\Rightarrow S_{max}=\frac{1}{2}R^2\) khi \(\widehat{AIB}=90^0\)

\(\Rightarrow d\left(I;AB\right)=\frac{R}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}\)

\(\Rightarrow\frac{\left|1+2+c\right|}{\sqrt{1^2+1^2}}=\sqrt{2}\Leftrightarrow\left|c+3\right|=2\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}c=-1\\c=-5\end{matrix}\right.\)

Có 2 đường thẳng AB thỏa mãn: \(\left[{}\begin{matrix}x+y-1=0\\x+y-5=0\end{matrix}\right.\)

TH1: \(x+y-1=0\Rightarrow y=1-x\)

Thay vào pt đường tròn: \(x^2+\left(1-x\right)^2-2x-4\left(1-x\right)+1=0\)

Giải ra tọa độ A hoặc B (1 cái là đủ) rồi tính được AM

TH2: tương tự.

Bạn tự làm nốt phần còn lại nhé

25 tháng 4 2020

Đây là đề bài 1 chính thức nha bạn!

Trong Oxy, cho (C1): \(x^2+y^2-2x-4y+1=0\), M (3; 4)
a) Tìm tọa độ tâm I và tính bán kính R của (C1).
b) Viết phương trình tiếp tuyến d1 với đường tròn (C1) tại giao điểm của\(\Delta_1:x-2y+5=0,\Delta_2:3x+y+1=0\)
c) Viết phương trình tiếp tuyến d2 với đường tròn (C1) biết d2 song song với d: \(4x+3y+2020=0\)
d) Viết phương trình đường tròn (C2) có tâm M, cắt đường tròn (C1) tại hai điểm A, B sao cho \(S_{\Delta IAB}\)lớn nhất.

NV
25 tháng 4 2020

Bài 2:

Đường tròn \(\left(C_1\right)\) tâm \(\left(1;2\right)\) bán kính \(R=2\)

a/ Không hiểu đề bài, bạn ghi rõ thêm ra được chứ?

Tiếp tuyến đi qua giao điểm của \(\Delta_1;\Delta_2\) hay tiếp tuyến tại các giao điểm của \(\Delta_1\)\(\Delta_2\) với đường tròn?

b/ Lại không hiểu đề nữa, điểm I trong tam giác \(IAB\) đó là điểm nào vậy bạn?

NV
25 tháng 4 2020

Bài 1b/

\(\Delta'\) nhận \(\left(2;1\right)\) là 1 vtpt

Gọi vtpt của d' có dạng \(\left(a;b\right)\Rightarrow\frac{\left|2a+b\right|}{\sqrt{2^2+1^2}.\sqrt{a^2+b^2}}=\frac{1}{\sqrt{2}}\)

\(\Leftrightarrow\sqrt{2}\left|2a+b\right|=\sqrt{5\left(a^2+b^2\right)}\Leftrightarrow2\left(2a+b\right)^2=5\left(a^2+b^2\right)\)

\(\Leftrightarrow3a^2+8ab-3b^2=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}a=-3b\\3a=b\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\) d' có 2 vtpt thỏa mãn là \(\left(3;-1\right)\)\(\left(1;3\right)\)

TH1: d' có pt dạng \(3x-y+c=0\)

\(d\left(I;d'\right)=R\Leftrightarrow\frac{\left|3.1-3+c\right|}{\sqrt{3^2+1^2}}=2\Rightarrow c=\pm2\sqrt{10}\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}3x-y+2\sqrt{10}=0\\3x-y-2\sqrt{10}=0\end{matrix}\right.\)

TH2: d' có dạng \(x+3y+c=0\)

\(d\left(I;d'\right)=R\Leftrightarrow\frac{\left|1+3.3+c\right|}{\sqrt{10}}=2\Leftrightarrow\left|c+10\right|=2\sqrt{10}\Rightarrow c=-10\pm2\sqrt{10}\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x+3y-10+2\sqrt{10}=0\\x+3y-10-2\sqrt{10}=0\end{matrix}\right.\)

15 tháng 10 2017

Bài 1: Vì đường thẳng y=3 cắt đồ thị hàm số \(y=ax^2+bx+c\) tại hai điểm có hoành độ là -1 và 3 nên ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}a.\left(-1\right)^2+b.\left(-1\right)+c=3\\a.3^2+b.3+c=3\end{matrix}\right.\)(1)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a-b+c=3\\9a+3b+c=3\end{matrix}\right.\)

lại có hàm số đạt GTNN bằng -1 nên ta có: \(\dfrac{-\Delta}{4a}=-1\Leftrightarrow b^2-4ac=4a\)(2)

Từ (1) (2) ta có hệ pt: \(\left\{{}\begin{matrix}a-b+c=3\\9a+3b+c=3\\b^2=4ac+4a\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}8a+4b=0\\a-b+c=3\\b^2=4ac+4a\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}b=-2a\\a-b+c=3\\b^2+2bc+2b=0\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}b=-2a\\a-b+c=3\\b\left(b+2c+2\right)=0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}b=-2a\\a-b+c=3\\b=0\end{matrix}\right.\)hoặc\(\left\{{}\begin{matrix}b=-2a\\a-b+c=3\\b+2c=-2\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0\\b=0\\c=3\end{matrix}\right.\)(vô lý) hoặc \(\left\{{}\begin{matrix}a=-\dfrac{b}{2}\\-\dfrac{3}{2}b+c=3\\\dfrac{1}{2}b+c=-1\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=1\\b=-2\\c=0\end{matrix}\right.\)

Bài 2: Hoành độ giao điểm của (P) và (d) là nghiệm của pt:

\(-x^2+4x-2=-2x+3m\)\(\Leftrightarrow x^2-6x+3m+2=0\)

\(\Rightarrow\Delta'=\left(-3\right)^2-3m-2=7-3m\)

Để pt có nghiệm thì \(\Delta'\ge0\Leftrightarrow7-3m\ge0\Leftrightarrow\dfrac{7}{3}\ge m\)

Để (d) và (P) có giao điểm nằm trên đt y=-2 thì tồn tại giá trị x và m là nghiệm của hệ pt: \(\left\{{}\begin{matrix}-x^2+4x-2=-2\\-2x+3m=-2\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x^2-4x=0\\2x-3m=2\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0\\m=-\dfrac{2}{3}\end{matrix}\right.\)(thỏa mãn) hoặc \(\left\{{}\begin{matrix}x=4\\m=2\end{matrix}\right.\)(thỏa mãn)

Câu 1: Tọa độ giao điểm của (P): \(y=x^{^{ }2}-4x\) với đường thẳng \(d:\) \(y=-x-2\) là: A. \(M\left(-1;-1\right),N\left(-2;0\right)\) B. \(M\left(1;-3\right),N\left(2;-4\right)\) C. \(M\left(0;-2\right),N\left(2;-4\right)\) D. \(M\left(-3;1\right),N\left(3;-5\right)\) Câu 2: Đường thẳng nào sau đây tiếp xúc với (P): \(y=2x^2-5x+3\)? A. \(y=x+2\) B. \(y=-x-1\) C. \(y=x+3\) D. \(y=-x+1\) Câu 3: Parabol (P): \(y=x^2+4x+4\) có số điểm chung với trục...
Đọc tiếp

Câu 1: Tọa độ giao điểm của (P): \(y=x^{^{ }2}-4x\) với đường thẳng \(d:\) \(y=-x-2\) là:

A. \(M\left(-1;-1\right),N\left(-2;0\right)\)

B. \(M\left(1;-3\right),N\left(2;-4\right)\)

C. \(M\left(0;-2\right),N\left(2;-4\right)\)

D. \(M\left(-3;1\right),N\left(3;-5\right)\)

Câu 2: Đường thẳng nào sau đây tiếp xúc với (P): \(y=2x^2-5x+3\)?

A. \(y=x+2\)

B. \(y=-x-1\)

C. \(y=x+3\)

D. \(y=-x+1\)

Câu 3: Parabol (P): \(y=x^2+4x+4\) có số điểm chung với trục hoành là:

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 4: Giao điểm của hai parabol \(y=x^2-4\)\(y=14-x^2\) là;

A. \(\left(2;10\right)\)\(\left(-2;10\right)\)

B. \(\left(\sqrt{14};10\right)\)\(\left(-14;10\right)\)

C. \(\left(3;5\right)\)\(\left(-3;5\right)\)

D. \(\left(\sqrt{18};14\right)\)\(\left(-\sqrt{18};14\right)\)

Câu 5:Cho parabol (P): \(y=x^2-2x+m-1\). Tìm tất cả các giá trị thực của m để parabol không cắt Ox.

A. \(m< 2\)

B. \(m>2\)

C. \(m\ge2\)

D. \(m\le2\)

1
26 tháng 10 2018

Câu 1:

Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d):

\(x^2-4x=-x-2\)

\(x^2-3x+2=0\)

\(\left[{}\begin{matrix}x=2\\x=1\end{matrix}\right.\)

Với x= 2 ⇒ y=-2 -2 = -4

Với x= 1 ⇒ y = -1 -2 = -3

Vậy chọn B: M( 1; -3) và N(2;-4)

Câu 2:

Vì (d) tiếp xúc với (P)

nên Δ = 0 ⇒ phương trình có một nghiệm kép

Vậy chọn D: y= -x +1

Câu 3:

(P) : y =\(x^2+4x+4\)

Để (P) có điểm chung với trục hoành ⇔ y =0

Vậy chọn B : 1

Câu 4:

Phương trình hoành độ giao điểm của hai parabol:

\(x^2-4=14-x^2\)

\(2x^2-18=0\)

\(\left[{}\begin{matrix}x=3\Rightarrow y=14-3^2=5\\x=-3\Rightarrow y=14-\left(-3\right)^2=5\end{matrix}\right.\)

Vậy chọn C : (3;5) và (-3;5)

Câu 5: (P) : y= \(x^2-2x+m-1\)

Để (P) không cắt Ox

⇔ Δ < 0

\(b^2-4ac< 0\)

\(\left(-2\right)^2-4\left(m-1\right)< 0\)

⇔ 4 - 4m +4 < 0

⇔ -4m < -8

⇔ m > 2

Vậy chọn B : m> 2

NV
9 tháng 5 2019

Câu 1:

\(\Delta=m^2-4\left(m+3\right)\le0\)

\(\Leftrightarrow m^2-4m-12\le0\Rightarrow-2\le m\le6\)

Câu 2:

Để BPT đã cho vô nghiệm tương đương \(mx^2-4\left(m+1\right)x+m-5\le0\) đúng với mọi x

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m< 0\\\Delta'=4\left(m+1\right)^2-m\left(m-5\right)\le0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m< 0\\3m^2+13m+4\le0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow-4\le m\le-\frac{1}{3}\)

Tất cả các đáp án đều sai

Câu 3:

Để pt có 2 nghiệm pb

\(\Leftrightarrow\Delta'=\left(m-2\right)^2+2\left(m-2\right)>0\)

\(\Leftrightarrow m^2-2m>0\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}m< 0\\m>2\end{matrix}\right.\)

Tiếp tục tất cả các đáp án đều sai, đề bài gì kì vậy ta