.Viết đoạn văn  khoảng 5 câu phân tích tác dụng...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơ( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?Câu 3...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”
Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ.

Câu 4 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên?
II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về
nhân vật Dế Mèn đoạn đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” ( Tô Hoài). Qua nhân vật Dế
Mèn, em rút ra cho mình bài học gì?

Câu 2 (5,0 điểm): Kể lại một trải nghiệm của em ( Về một chuyến du lịch, một chuyến về quê,
với một người thân, với con vật nuôi.

ĐỀ 2
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU
(5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh
phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi
trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên,
đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu
bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng
đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
( Ngữ văn 6- Tập 1)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó
thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU
(6,0 đ). Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu cho bên dưới vào
giấy kiểm tra.

“…Bi-nô mở ra cho tôi những kích thước mới của cuộc sống bằng bản liệt kê dài dằng dặc
của nó về những cái thú ở đời.

Nhìn thấy nắng sau những ngày mưa là một điều thú vị. Nhưng ngay cả trong những ngày
mưa, nếu ta chịu mở ra mọi giác quan như một ngôi nhà mở tung các cửa sổ, ta cũng sẽ đón
nhận được những cảm xúc tuyệt vời! Bi-nô bảo tôi thế và nó dẫn tôi đến dưới mái tôn che dọc
hành lang chạy xuống bếp, chui vào dưới chạn thức ăn nằm nghe mưa rơi.
Mưa đối với tôi không phải là cái gì đó xa lạ.
Nhưng tôi chưa bao giờ nghe mưa dưới mái tôn.
Những hạt mưa gõ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói.

Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm.
Nghe như có hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu. Nghe như ông trời đứng rải đá từ trên
cao. Nghe như ai đó đang thét gào giận dữ. Cuối cùng là nghe như mái nhà sắp sập xuống đè
bẹp chúng tôi.
Tai ù như xay lúa, tôi rúm người lại, run bần bật, đuôi cụp vào giữa hai chân.
Bi-nô gãi mõm vào tai tôi:
Mày sao thế? Sợ à?
Ừ - Tôi lắp bắp.
Sợ nhưng mà thích chứ?
Bi-nô lại hỏi. Câu hỏi thật kì cục, nhưng tôi gật đầu ngay:
- Thích.

Được sợ hãi, đúng là một cái thú. Hèn gì chị Ni thích nghe chuyện ma và thằng Bi-nô ngày
nào cũng trèo lên căn gác gỗ.
Khi nỗi sợ đi qua, tôi sung sướng bắt gặp mình nằm dán vào bộ lông dày và ấm của Bi-nô.
Hai đứa thò đầu ra khỏi gầm chạn, lặng lẽ ngắm mưa rơi.”
(Trích,
Những người bạn trong “Tôi là Bê-tô”- Nguyễn Nhật Ánh; SGK/T36, Ngữ
văn 6 KNTT)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 2 (0,5 điểm). “Tôi” được Bi-nô dẫn đi trải nghiệm một điều thú vị, đó là điều gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Ghi lại câu văn miêu tả hành động, tâm trạng sợ hãi của “tôi” khi nghe mưa
dưới mái tôn. Gạch chân từ láy và biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn ấy.

Câu 4 (1,0 điểm). Tác giả chọn người kể chuyện, cách miêu tả các nhân vật trong đoạn trích phù
hợp với đặc điểm hình thức của thể loại nào mà em đã học?

Câu 5 (1,0 điểm). Nhờ đâu để “tôi” vượt qua nỗi sợ hãi khi ngắm mưa dưới mái tôn? Từ hành
động, tâm trạng, cảm xúc của “tôi”, em cảm nhận “tôi” là con vật như thế nào?

Câu 6 (1,0 điểm). Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 7 (1,0 điểm). Bài học em rút ra từ trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích là gì?
II. VIẾT (4đ).
Câu 8 (4,0 điểm). Viết bài văn kể lại một trải nghiệm thành công hay thất bại của em
 

0
Giup minh voiCâu 1. Đọc bài thơ sau rồi trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu bên dưới:‘’Dưới vỏ một cành bàngCòn một vài lá đỏMột mầm non nho nhỏCòn nằm nép lặng imMầm non mắt lim dimCố nhìn qua kẽ láThấy mây bay hối hảThấy lất phất mưa phùnRào rào trận lá tuônRải vàng đầy mặt đấtRừng cây trông thưa thớtThấy chỉ cội với cành…Một chú thỏ phóng nhanhChạy nấp vào...
Đọc tiếp

Giup minh voi

Câu 1. Đọc bài thơ sau rồi trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

‘’Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im

Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Thấy chỉ cội với cành…
Một chú thỏ phóng nhanh
Chạy nấp vào bụi vắng
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ làn rêu...
Chợt một tiếng chim kêu:
- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc...’’

(trích ‘’Mầm non’’ – Võ Quảng)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ trên.
b. Hãy chỉ ra các từ láy có trong bài thơ.
c. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ in đậm và cho biết tác dụng của nó.
d. Viết đoạn văn khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ “Mầm non’’ – Võ Quảng.

Câu 2. Đọc bài thơ sau rồi trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm
cơn bão về gần sáng
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự
ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.
Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú
Không còn nghe tiếng cánh chim về
tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.
Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt
Một con mèo hàng xóm lại tha đi
Nó để lại trong tổ những quả trứng
Những con chim non
mãi mãi chẳng ra đời.
Archimedes school|Rise above oneself grasp the world
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.’’
(trích “Tiếng vọng” – Nguyễn Quang Thiều)

a. Xác định ngôi kể được sử dụng và cho biết tác dụng của ngôi kể ấy với việc thể hiện nội dung
của bài thơ.

b. Phân loại các từ in đậm vào các nhóm từ phù hợp:

Từ ghép phân loại Từ ghép tổng hợp Từ láy

c. Giải nghĩa từ “trong vắt” và cho biết em đã dùng cách nào để giải nghĩa từ.
d. Viết đoạn văn khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ ‘’Tiếng vọng’’ của tác giả
Nguyễn Quang Thiều

 

2
18 tháng 9 2021

mình không biết , soory

18 tháng 4 2023

KHONG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      

26 tháng 7 2016

Quê hương là một trong những bài thơ hay nhất mà Tế Hanh sáng tác về đề tài quê hương. Trong bài thơ, ông đã viết hai câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền một cách rất sinh động:

                                                           "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

                                                            Nghe chất muối thấm dần trên thớ vỏ"

                                                                                                               (Quê hương - Tế Hanh)

Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân.  Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.

26 tháng 7 2016

 

Bài làm :
Trong hai câu thơ trên , tác giả Tế Hanh đã miêu tả con thuyền bằng nghệ thuật nhân hóa ( im , trở về , nằm , nghe ).Tâm hồn nhà thơ thật tinh tế , nhạt cảm khi lắng " nghe" được sự gian lao , mệt mỏi của con thuyền sau chuyến ra khơi . Chiếc thuyền được nhân hóa trở nên thân thương , gần gũi biết bao nhiêu . Nhưng tài tình nhất là Tế Hanh " nghe " thấy cả chất muối thấm dần qua thớ vỏ của những con thuyền khi đang nghỉ ngơi trên bãi . Một sự chuyển đổi cảm giác thầy thi vị ! Chắc chỉ Tế Hanh mới có cảm giác này.Đâu có phải Tế Hanh chỉ nhân hóa mỗi con thuyền . Tế Hanh còn nhân hóa cả bến đỗ khi mong "mỏi" và lo lắng cho con thuyền sao mãi chưa về . Bởi bến quê , cuộc sống lao động , vật lộn với sóng cả để mưu sinh  của con người nơi đây đã trở thành một mảnh tâm hồn của người con li hương. Vần thơ giản dị mà giàu cảm xúc , mang tính triết lí về lao động trong thanh bình. Các câu thơ trên cho thấy tác giả thường hóa thân vào các sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức đang thì thầm" . Chỉ bằng một vài chi tiết chọn lọc , qua kí ức của nhà thơ , hình ảnh về làng chài với chiếc thuyền , cánh buồn , người dân khỏe khoắn đã được tái hiện một cách sinh động và nồng ấm bởi cái vị mặn mòi của biển ,cái nồng nàn trong trái tim và giúp ta hiểu được tình yêu quê hương sâu sắc của Tế Hanh.
 
 
 
 
6 tháng 10 2016

câu văn trên trích trong văn bản vượt thác của tác giả võ quảng đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh.Dượng hương thư là một người có ngoại hình khỏe mạnh,cường tráng."Các bắp thịt cuồn cuộn,hàm răng cắn chặt quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa",các chi tiết này thể hiện dượng hương thư đang dồn hết sức lực vào cuộc vượt thác đầy cam go.Hình ảnh so sánh dượng hương thư như một pho tượng đồng đúc cho thấy dượng vững chãi như một bức tượng hoàn chỉnh,ko dễ gục ngã và vô cùng cường tráng,mạnh mẽ.Ngoài ra,phép so sánh dượng với chàng hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ là một hình ảnh đẹp,thể hiện sự oai phong,lẫm liệt,dũng mãnh của con người trước thiên nhiên.

6 tháng 10 2016

a.So sánh
b. Tác dụng :khắc hoạ nổi bật vẻ hùng dũng, sức mạnh phi thường của con người trong lao động (pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào,...);

Câu 1 : Đọc các ví dụ sauVD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không ngheVD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấyVD3 : Da cô ấy rất ăn nắnga) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốcCâu 2: Gạch chân những từ được dùng chưa phù hợp và hãy sửa lại cho đúnga) Cảnh ngày mùa ở Mễ Trề đẹp...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc các ví dụ sau

VD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không nghe

VD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấy

VD3 : Da cô ấy rất ăn nắng

a) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc

b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốc

Câu 2: Gạch chân những từ được dùng chưa phù hợp và hãy sửa lại cho đúng

a) Cảnh ngày mùa ở Mễ Trề đẹp như một bức tranh quê

b) Đôi mắt bà tròn se và long lanh trông thật hiền dịu

Câu 3: Đọc đoạn trích sau

Chốc chốc , ngước mặt khỏi trang giấy , tôi thấy thầy Ha- men đưng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy … Bạn nghĩ mà xem ! Từ bốn mươi năm nay , thầy vẫn ngồi ở chỗ đó , vóc khoảnh sân trước mặt và lớp học y nguyên .

a) Gạch những danh từ có trong đoạn trích

b) Nhặt ra những danh từ chỉ đơn vị tự nhiên

Câu 4: Viết một đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 dòng ) với chủ đề người thân yêu nhất của em . Trong đó có sử dụng cụm danh từ , gạch dưới cụm danh từ đó.

1
24 tháng 11 2016

Câu 1 : Đọc các ví dụ sau

VD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không nghe

VD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấy

VD3 : Da cô ấy rất ăn nắng

a) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc

Từ ăn ở ví dụ 1 là nghĩa gốc

b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốc.

Nó đang ăn cơm với gia đình.

Bạn lưu ý nhé, nếu đăng bài chỉ nên đăng riêng câu hỏi và khj viết câu hỏi bạn viết zùm mình không in đậm nhé! CHứ nhìn vậy mình ko hiểu gì hết ( các bạn khác )

BT3. Trong bài thơ “Lượm”, Tố Hữu viết:                      Ngày Huế đổ máu …Câu 1. Chép những dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện ba khổ thơ đầu của bài thơ.Câu 2. Nêu các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.Câu 3. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung đoạn thơ?Câu 4. Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân...
Đọc tiếp

BT3. Trong bài thơ “Lượm”, Tố Hữu viết:

                      Ngày Huế đổ máu

Câu 1. Chép những dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện ba khổ thơ đầu của bài thơ.

Câu 2. Nêu các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

Câu 3. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung đoạn thơ?

Câu 4. Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân vật.

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về chú bé Lượm trong đoạn thơ trên.

 

BT4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

   Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
   Cho nên mẹ sinh ra
      Để bế bồng chăm sóc
       Mẹ mang về tiếng hát
      Từ cái bống cái bang
    Từ cái hoa rất thơm
    Từ cánh cò rất trắng
    Từ vị gừng rất đắng
      Từ vết lấm chưa khô
          Từ đầu nguồn cơn mưa
         Từ bãi sông cát vắng...
                                         (Trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

Câu 2. Trong lời ru của mẹ dành cho trẻ, những hình ảnh nào được gợi ra?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên?

Câu 4. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về tình yêu và lời ru của mẹ dành cho trẻ qua đoạn thơ trên.

0
24 tháng 3 2016

a) còi may, bến tàu hầm nhỏ, hòn gai, đất đỏ, ao nâu, áo xanh,nông thôn, thành thị

b)còi máy gọi những người lao động dưới hầm mở

đất đỏ là chỉ người chiến sĩ nhân dân

áo nâu chỉ người nông dân

áo xanh chỉ người thành thị

nông thôn chỉ những người lao động

thành thị chỉ những người công nhân

c)Tác dụng làm hình ảnh con người trong đoạn thơ giàu hình ảnh cảm xúc cao quý cao cả của con người lao động cực nhọc trong kháng chiến chống pháp, mỹ 

24 tháng 3 2016

bài nào vậy bạn

13 tháng 11 2016

(*) Khái niệm về đoạn văn :
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- Về hình thức: Được bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
- Về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
(*)Cách xây dựng đoạn văn:
Trước khi đi vào vấn đề chính , mình xin nêu khái niệm về câu chủ đề trước để các bạn hiểu những phần sau mình viết .
* Khái niệm về câu chủ đề :
Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Tìm hiểu về các đoạn văn :
- Khái niệm đoạn văn song hành :
Các câu bình đẳng nhau về mặt ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề.
- Khái niệm đoạn văn diễn dịch :

Có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn . Các câu sau tập trung làm sáng rõ cho câu chủ đề.
Câu chủ đề ~~~~> Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ... luận điểm n

- Khái niệm đoạn văn quy nạp :
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn các câu đặt trước có nhiệm vụ triển khai theo câu chủ đề đó
Có thể hiểu rõ hon theo sơ đồ sau
Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ....luận điểm n -------------> Câu chủ đề

- Khái niệm về đoạn văn tổng- phân- hợp:
Đoạn tổng- phân- hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.
- Khái niệm đoạn văn móc xích :
Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết đoạn.

Chúc bn hok tốt ok!

13 tháng 11 2016

cái này dễ thui màkhiuhiu

3 tháng 5 2016

Gây họa vào thân.Gây liên lụy đến người khác.

 

4 tháng 5 2016

đoạn văn mà