Nét nổi bật của tình hình xã hội Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.Giai cấp nông dân ngày càng bần...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

 

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tại Việt Nam?

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

C. Nông dân, địa chủ phong kiến. 

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

3
13 tháng 2 2018

Đáp án B

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.

- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới

17 tháng 11 2021
Em học lớp 5ạ
2 tháng 2 2016

– Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hoá. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai.
– Giai cấp nông dân bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai ngày càng gay gắt. Nông dân trở thành lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
– Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt là học sinh, sinh viên, trí thức hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
– Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu. Tư sản phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
– Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, tăng nhanh về số lượng, bị giới tư sản, nhất là đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

BÀI TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KÌ 1919-1930 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những sự kiện nào của lịch sử ảnh hưởng đến Việt Nam? 2. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương được thực hiện nhằm mục đích gì? Thời gian diễn ra trong bao lâu? Chủ yếu ở nước nào? 3. Nêu đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở...
Đọc tiếp

BÀI TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KÌ 1919-1930

1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những sự kiện nào của lịch sử ảnh hưởng đến Việt Nam?

2. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương được thực hiện nhằm mục đích gì? Thời gian diễn ra trong bao lâu? Chủ yếu ở nước nào?

3. Nêu đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương?

4. Thực dân Pháp đã đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nào? Loại khoáng sản nào được thực dân Pháp khai thác nhiều nhất?

5. Vì sao Pháp kìm hãm ngành công nghiệp nặng?

6. Yếu tố kinh tế nào của Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

7. Tình trạng phổ biến của nền kinh tế nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

8. Nguyên nhân chủ yếu của những chuyển biến mới về giai cấp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

9. Bộ phận nào của giai cấp địa chủ phong kiến tham gia phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

10. Nguyên nhân chủ yếu đẩy nông dân Việt Nam vào tình trạng bần cùng hóa, không có lối thoátsau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

11. Giai cấp nông dân có thái độ như thế nào với thực dân Pháp và vai trò gì trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

12. Bộ phận nào của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

13. Những giai cấp nào ra đời ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

14. Thực dân Pháp có hành động như thế nào đối với tư sản Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

15. Vì sao tư sản Việt |Nam không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

16. Bộ phận nào của tư sản Việt Nam có khuynh hướng dân tộc và dân chủ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

17. Công nhân Việt Nam ra đời vào thời gian nào? Nêu đặc điểm của công nhân Việt Nam?

18. Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

19. Kể tên các giai cấp bóc lột trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

20. Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc - xai đòi những quyền gì cho dân tộc Việt Nam?

21. Nhận định nào được rút ra sau khi Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách tới Hội nghị Véc xai?

22. Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc tài liệu nào của Lê nin? Tài liệu đó có ý nghĩa gì đối với Nguyễn Ái Quốc?

23. Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc gia nhập tổ chức quốc tế nào?

24. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản?

25. Vì sao Nguyễn Ái Quốc tham gia quốc tế cộng sản?

26. Tại sao khẳng định năm 1920 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?

27. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập tổ chức nào? Nhằm mục đích gì?

28. Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa là gì?

29. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm nào?

30. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đến nước nào? Nêu những hoạt động của Người tại Liê Xô những năm 1923-1924.

31. Từ năm 1921 đến năm 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nào? Người có những cống hiến gì đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này?

32. Sự kiện nào kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc? Người đã chọn con đường cách mạng nào cho dân tộc Việt Nam? Vì sao?

33. Nêu đóng góp của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1924.

34. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng có gì giống và khác nhau? Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản và vô sản ở Việt Nam có gì tương đồng và khác biệt?

35. Quá trình chuyển biến trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc diễn ra như thế nào?

36. Trong thời kì từ 1919 đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam có những hạn chế gì?

37. Tình trạng khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1919-1930?

38. Tính chất của nền kinh tế Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 là gì?

39. Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp kinh tế Việt Nam có chuyển biến trên những lĩnh vực nào?

40. Trong chương trình khai thức thuộc địa lần thứ hai cua thực dân Pháp, phương thức nào được du nhập vào Việt Nam, phương thức  nào được duy ?

41. Sự chuyển biến nào là nguyên nhân quyết định sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

42. Những lực lượng xã hội mới nào tham gia phong trào dân tộc ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

43. Cơ sở vật chất để tiếp thu những tư tưởng mởi ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

44. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt |Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là do những điều kiện nào chi phổi?

45. Vì sao các giai cấp khác nhau có thái độ chính trị khác nhau ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

46. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hệ tư tưởng nào tiếp tục được truyền bá vào Việt Nam? Hệ tư tưởng nào bắt đầu được truyền bá?

47. Giai cấp nào là đối tượng bị bóc lột chủ yếu của thực dân Pháp ở nước ta? Nguyện vọng số 1 của họ ở thời kì thuộc Pháp là gì?

48. Giai cấp nào là đại biểu cho quyền lợi dân tộc, đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ?

49. Hình thức đấu tranh phổ biến của công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

50. Những thanh niên Việt Nam hoạt động ở Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn thiếu yếu tố nào?

51. Sự chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về tổ chức của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng là gì?

52. Giai cấp nào ở Việt Nam là giai cấp bóc lột nhưng lại là giai cấp bị trị?  

53. Giai cấp nào ở Việt Nam là lực lượng và là giai cấp lãnh đạo cách mạng?

54. Vì sao Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước?

55. Điều kiện  nào dân tới sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929?

56. Vào những năm 1928 -1929, cuộc đấu tranh nào đã diễn ra trong khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam?

57. Sự kiện nào là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng?

 






72.             Sau khi đến Quảng Châu Trung Quốc Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp huấn luyện nhằm mục đích gì?

73.             Thành phần chính tham gia lớp huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu là lực lượng nào?

74.             Học viên học tập những gì tại lớp huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc?

75.             Sau khi học xong tại Quảng Châu, phần lớn học viên về nước truyền bá lí luận nào trong nhân dân?

76.             Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức nào?

77.             Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức nào? Nhiệm vụ của tổ chức đó là gì?

78.             Tổ chức cách mạng được Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6/1925 theo khuynh hướng cách mạng nào? Cơ quan lãnh đạo cao nhất và cơ quan ngôn luận của tổ chức này là gì? Nêu Vai trò của tổ chức đó.

79.             Đầu năm 1927, Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm nào? Tác dụng của tác phẩm đó là gì?

80.             Tháng 7/1925, tổ chức nào được Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập? Tôn chỉ của tổ chức đó là gì?

81.             Cuối năm 1928, tổ chức nào đưa ra chủ trương vô sản hóa? Mục đích của chủ trương này là gì?

82.             Chủ trương vô sản hóa có tác dụng gì đối với phong trào công nhân Việt Nam?

83.             Điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1926 -1929 là gì?

84.             Những nguyên nhân nào thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1926-1929?

85.             Tháng 12/1927, tổ chức nào được thành lập ở Việt Nam? Cơ sở hạt nhân đầu tiên và mục đích, chương trình hành động, phương pháp cách mạng, lực lượng chủ lực của tổ chức đó là gì?

86.             Tháng 2/1930, ở Việt Nam nổ ra cuộc khởi nghĩa nào? Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó là gì? Vì sao cuộc khởi nghĩa này bị thất bại?

87.             Nhận xét mặt tích cực và hạn chế của Việt Nam Quốc dân Đảng.

88.             Chi bộ cộng sản được thành lập tháng 3/1929 đã có hành động gì? Vì sao ở Bắc Kì lại ra đời chi bộ cộng sản đầu tiên?

89.             Tháng 6/1929 tổ chức cộng sản nào được thành lập, cơ quan ngôn luận của tổ chức này là gì?

90.             Tháng 8/1929 tổ chức cộng sản nào được thành lập, cơ quan ngôn luận của tổ chức này là gì?

91.             Tháng 9/1929 tổ chức cộng sản nào được thành lập?

92.             Các tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 có tác động gì đối với cách mạng Việt Nam?

93.             Đoàn đại biểu Bắc kì có phản ứng như thế nào khi đề nghị thành lập Đảng Cộng sản của họ không được Đại hội của tổ chức Thanh niên chấp nhận?

94.             Yêu cầu bức thiết để đưa khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam phát triển vào cuối năm 1929 là gì?

95.             Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng với cương vị gì? Vào thời gian nào? Ở đâu? Thành phần tham dự Hội nghị gồm những tổ chức nào?

96.             Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua những quyết định nào?

97.             Cương lĩnh chính trị được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì? Gồm những nhiệm vụ nào? Giai cấp nào lãnh đạo? Lực lượng tham gia cách mạng gồm những bộ phận nào?

98.             Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị là gì? Nội dung của cách mạng Tư sản dân quyền trong Cương lĩnh là gì?

99.             Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm sự kết hợp của những nhân tố nào? Tại sao khẳng định Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam?

100.        Sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho sự phát triển của cách mạng nước ta là gì?

101.        Vì sao hội nghị thành lập Đảng thành công?

102.        Nguyễn Ái Quốc có vai trò gì đối vợi sự thành lập Đảng?

103.        Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thể hiện tính đúng đắn trên những nội dung nào?

104.        Đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam 1919-1930 là gì?

105.        Vì sao khuynh hướng tư sản thất bại?

106.        Vì sao khuynh hướng vô sản thắng lợi?

107.        Điều kiện quyết định sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 là gì?

108.        Nguyễn Ái Quốc có công lao gì đối với cách mạng Việt Nam trong thời kì 1919 -1930?

109.        Sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân hoàn toàn đấu tranh tự giác?

110.        Vì sao Đảng vừa ra đời đã giành được quyền lãnh đạo cách mạng?

111.        Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng tư sản và vô sản kết thúc khi nào?

112.        Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1929 - 1933 có điểm gì nổi bật?

 

0
4 tháng 11 2019

ĐÁP ÁN D

25 tháng 1 2016

1. Đặc điểm, khả năng cách mạng của các giai cấp :

- Giai cấp địa chủ :

           + Là chỗ dựa chủ yếu của  thực dân Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân.....

           + Tuy nhiên họ là người Việt NAm, nên cũng có một bộ phân nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện.

- Giai cấp nông dân :

          + Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mấu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt.

          + Do hạn chế về đặc điểm giai cấp, nên giai cấp nông dân không thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng, song, họ là một lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng.

- Giai cấp tư sản : Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất và là "con đẻ" của chế độ thuộc địa. Do quyền lợi về kinh tế và thái độ chính trị nên g iai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận :

          + Bộ phân tư sản mại bản : Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.

          + Bộ phận tư sản dân tộc : Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập, bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tốc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp.

- Giai cấp tiểu tư sản thành thị :

          + Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

          + Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng háo đấu tranh vì độc lâpk tự do của dân tộc.

- Giai cấp công nhân :

          + Ra đời trong đợt khai thách thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai ( trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có 22 vạn)

          + Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ thuật cao, tinh thần cách mạng triệt để.... giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng :

                    * Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.

                    * Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân

                    *  Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.

                    * Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mac - Lê Nin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga

                 ->  Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

* Tóm lại : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu xắc, trong đó chủ yếu là mâu thuận giữa nhân dan ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức.

2. Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam :

- Giai cấp địa chủ phong kiến phản động và tầng lớp tư sản phản cách mạng thì phải đánh đổ.

- Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông.....để kéo họ về phe vô sản.

- Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập.

- Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đảng phải có trách nhiệm thu phục được đại đa số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp của mình lãnh đạo được quần chúng.

-> Từ những phân tích thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trên, Đảng đã đoàn kết họ lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, phản động.

2 tháng 6 2022

tham khảo

1. Đặc điểm, khả năng cách mạng của các giai cấp :

- Giai cấp địa chủ :

           + Là chỗ dựa chủ yếu của  thực dân Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân.....

           + Tuy nhiên họ là người Việt NAm, nên cũng có một bộ phân nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện.

- Giai cấp nông dân :

          + Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mấu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt.

          + Do hạn chế về đặc điểm giai cấp, nên giai cấp nông dân không thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng, song, họ là một lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng.

- Giai cấp tư sản : Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất và là "con đẻ" của chế độ thuộc địa. Do quyền lợi về kinh tế và thái độ chính trị nên g iai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận :

          + Bộ phân tư sản mại bản : Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.

          + Bộ phận tư sản dân tộc : Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập, bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tốc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp.

- Giai cấp tiểu tư sản thành thị :

          + Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

          + Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng háo đấu tranh vì độc lâpk tự do của dân tộc.

- Giai cấp công nhân :

          + Ra đời trong đợt khai thách thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai ( trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có 22 vạn)

          + Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ thuật cao, tinh thần cách mạng triệt để.... giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng :

                    * Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.

                    * Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân

                    *  Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.

                    * Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mac - Lê Nin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga

                 ->  Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

* Tóm lại : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu xắc, trong đó chủ yếu là mâu thuận giữa nhân dan ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức.

2. Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam :

- Giai cấp địa chủ phong kiến phản động và tầng lớp tư sản phản cách mạng thì phải đánh đổ.

- Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông.....để kéo họ về phe vô sản.

- Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập.

- Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đảng phải có trách nhiệm thu phục được đại đa số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp của mình lãnh đạo được quần chúng.

-> Từ những phân tích thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trên, Đảng đã đoàn kết họ lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, phản động.

12 tháng 5 2018

Đáp án: D

25 tháng 1 2016

Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

-Các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam đều do tính chất đó chi phối.

-Mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam là mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến không mất đi, vẫn tiếp tục tồn tại (mâu thuẫn giai cấp).

-Bên cạnh mâu thuẫn này, xuất hiện một mâu thuẫn mới, bao trùm lên tất cả, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược (mâu thuẫn dân tộc).

-Hai mâu thuẫn giai cấp và dân tộc vừa là nguồn gốc, vừa là động lực làm nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nước chống Pháp và phong kiến ở nước ta.

-Mâu thuẫn dân tộc ngày càng mở rộng, gay gắt thêm.

-Mâu thuẫn dân tộc vừa là mâu thuẫn cơ bản đồng thời là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam – một xã hội thuộc địa của Pháp.

-Nông dân, công nhân, tiểu tư sản, tư sản và cả một bộ phận trong giai cấp địa chủ mâu thuẫn sâu sắc với bọn Pháp cướp nước.

Có những mâu thuẫn đó là vì:

-Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Việt Nam bị Pháp kiềm hãm nặng nề.

-Do phương thức bóc lột phong kiến vẫn còn được duy trì nên nền kinh tế Việt Nam mang tính tư sản thực dân và phong kiến.

 

25 tháng 1 2016

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản :

           * Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt nam với thực dân Pháp -> Đây là mâu thuẫn chủ yếu nhất.

           * Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

- Để giải quyết các mâu thuẫn đó, cách mạng Việt Nam phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản :

 + Đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

 + Đánh đổ địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho nông dân.

Hai mẫu thuận ấy vừa là nguồn gốc, vừa là động lực nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nước chống thực dân, phong kiến nước ta.

-  Nguyên nhân có những mâu thuẫn đó :  Do thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác  thuộc địa, xã hội ta phân hóa ngày càng sâu sắc. Những giai cấp cũ như giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân vẫn còn, giờ xuất hiện thêm những giai cấp mới, những tầng lớp mới ( tiểu tư sản, tư sản, công nhân) - họ có hệ tư tưởng riêng, tiến hành cuộc đấu tranh cứu nước theo con đường riêng của mình. Đó chính là những điều kiện mới bên trong, rất thuận lợi cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất mà xu hướng tất yếu đưa tới thuận lợi là con đường cách mạng vô sản.

5 tháng 2 2018

ĐÁP ÁN C