K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2017

Dàn ý:

1. Mở bài : Giới thiệu vấn đề.

2. Thân bài :

- Khái niệm học văn và làm văn.

- Thực trạng việc học văn của học sinh hiện nay : Nhiều học sinh có lối học sai lầm là học đối phó, học tủ,… Hoặc một số người yêu thích nhưng không dám theo đuổi vì ngại khó và tương lai khi học văn.

- Kinh nghiệm học văn hoặc làm văn :

   + Trước tiên hãy cố gắng để cảm nhận được cái hay của câu chữ, của ngôn ngữ tiếng Việt, của các tác phẩm văn học.

   + Nghe giảng trên lớp, chăm chỉ, đọc trước bài mới và thường xuyên ôn lại bài cũ.

   + Có sự tập trung khi học và chịu khó liên tưởng.

   + Đọc nhiều, viết nhiều, nếu có thể thì nên rèn thói quen viết nhật kí.

   + Rèn luyện tính logic, sáng tạo để có thể áp dụng trong việc làm văn.

3. Kết bài : Khuyến khích người đọc hãy thử áp dụng những kinh nghiệm đó vào việc học một cách nghiêm túc.

21 tháng 9 2017

1. Mở bài Giới thiệu vấn đề: Kinh nghiệm học và làm văn

Đối với nhiều học sinh hiện nay, việc học văn bị coi như cực hình vì nhiều bạn không có cách học phù hợp với bộ môn xã hội này. Chúng ta hãy cùng bàn về một vài lưu ý khi học văn!

2. Thân bài

a) Văn học là gì?

b) Thực trạng việc học văn của học sinh hiện nay:

- Nhiều người học đối phó.

- Nhiều người yêu thích nhưng không dám theo đuổi vì ngại khó.

- Chỉ có một bộ phận nhỏ học sinh thật sự yêu thích văn học nhưng đâu có được bao nhiêu người theo đuổi nó.

c) Kinh nghiệm học - làm văn:

- Để học tốt chương trình phổ thông, trước hết bạn phải nắm vững các bài giảng văn ở lớp bằng cách tìm hiểu trước bài học ở lớp.

- Khi học văn, quan trọng là bạn phải tập trung cao độ và có khả năng liên tưởng phong phú.

- Trong khi giáo viên giảng bài, chú ý ghi lại các ý chính hay những chi tiết đáng lưu ý mà thầy cô nêu ra.

- Thường xuyên làm thêm các bài tập ở phần luyện tập sau mỗi phần bài học.

- Đọc nhiều sách báo.

- Rèn luyện tính logic, sáng tạo để có thể áp dụng được trong việc làm văn.

...

3. Kết bài

- Khuyến khích người đọc

- Động lực cố gắng của bản thân

Cho đoạn văn sau: Phải nói rằng, đến một trình độ phát triển nhất định, loài người mới sản xuất ra sản phẩm đặc biệt: đó là sách. Trước khi có chữ viết, con người có thể đã có những sáng tác truyền miệng, nhưng nền văn minh nhân loại chỉ bùng phát từ khi có chữ viết, nhất là từ khi chữ viết được sử dụng để ghi chép lại tất cả những giá trị văn minh. Những giá trị...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

 Phải nói rằng, đến một trình độ phát triển nhất định, loài người mới sản xuất ra sản phẩm đặc biệt: đó là sách. Trước khi có chữ viết, con người có thể đã có những sáng tác truyền miệng, nhưng nền văn minh nhân loại chỉ bùng phát từ khi có chữ viết, nhất là từ khi chữ viết được sử dụng để ghi chép lại tất cả những giá trị văn minh. Những giá trị đó là những kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm ứng xử xã hội, kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. Đó là những sáng tạo khác về mặt văn hóa, văn học, phong tục, tín ngưỡng, ... Và về sau, đó là những phát kiến khoa học- kĩ thuật. Sách giúp cho người đời sau học tập, kế thừa được người đi trước, giúp cho người nước này biết được thành tim của người nước khác để học hỏi, để cùng nhau tiến bộ. Sách chứa đựng nền văn minh, là sản phẩm của nền văn minh.

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.

B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian

C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!

D. Cả ba đáp án trên.

1
7 tháng 3 2018

Chọn đáp án: A

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
– Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam.
– Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam.
Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau:
a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.
b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.
c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

Những điểm cần chú ý khi tham gia lễ hội Festival hoa đà lạt 2019

Festival Hoa Đà Lạt 2019 với nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo dự kiến diễn ra trong 5 ngày từ 20 – 24/12/2019 tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng.

Những lưu ý khi tham gia lễ hội Festival hoa đà lạt 2019

Rượu Song Long – Nếu là một người yêu thích xứ sở ngàn hoa Đà Lạt, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua Festival Hoa Đà Lạt 2019 diễn ra trong 5 ngày từ 20/12 – 24/12 sắp tới. Được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần, năm nay Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII sẽ diễn ra tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh Lâm Đồng.

Dưới đây là thông tin cụ thể lịch trình tổ chức Festival hoa Đà Lạt 2019 sắp tới. Chương trình Festival hoa đà lạt 2019 diễn ra trong 5 ngày diễn ra lễ hội sẽ có 15 chương trình đặc sắc dành cho du khách về Đà Lạt như:

1. Lễ khai mạc Festival Hoa Đà Lạt 2019

Thời gian: 20h ngày 20/12/2019

Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP.Đà Lạt

2. Chương trình nghệ thuật và thời trang “Duyên dáng Việt Nam”

Thời gian: 20h ngày 21/12/2019

Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt

3. Đêm hội văn hóa trà và tơ lụa Bảo Lộc

Thời gian: 20h ngày 21/12/2019

Địa điểm: Quảng trường 28/3 – TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

4. Đêm hội rượu Vang Đà Lạt – Chương trình nghệ thuật “Thương Về Miền Đất Lạnh”

Thời gian: 20h ngày 22/12/2019

Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt

5. Đêm hội giới thiệu, quảng bá thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh từ đất lành”.

Du khách có thể tham quan, thưởng thức rau, củ, quả tươi ngon và các tiết mua ca múa nhạc với chủ đề “Màu hoa phiêu sương”.

Thời gian: 19h ngày 22/12/2019

Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt

6. Tuần lễ thời trang Áo dài làm từ lụa

Thời gian: 20h ngày 24/12/2019

Địa điểm: Sân golf Đà Lạt Palace

7. Không gian trưng bày phố hoa, các tiểu cảnh hoa

Thời gian: diễn ra trong 5 ngày, từ 20/12 – 24/12/2019

Địa điểm: Không gian hoa tại các đường hoa, làng hoa, công viên… và những con đường quanh Hồ Xuân Hương, Lê Đại Hành, công viên Trần Hưng Đạo…

8. Triển lãm, trưng bày cây cảnh quốc tế tại Festival hoa đà lạt

Thời gian: diễn ra trong 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020

Địa điểm: Vườn hoa TP Đà Lạt

9. Chợ rau – hoa Đà Lạt, triển lãm nông nghiệp công nghệ cao Đà Lạt

Thời gian: Diễn ra trong vòng 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020

Địa điểm: Công viên Golf Valley – TP Đà Lạt

10. Triển lãm trưng bày đặc sản Đà Lạt, trà – rượu vang – cà phê

Thời gian: Diễn ra trong 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020

Địa điểm: Công viên Hồ Xuân Hương – TP Đà Lạt

11. Triển lãm “Hương trà – Sắc tơ”

Thời gian: từ ngày 20/12/2019 – 24/12/2019

Địa điểm: Quảng trường 28/3 – TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

12. Hội chợ thương mại – du lịch Festival Hoa Đà Lạt 2019

Thời gian: Diễn ra xuyên suốt trong 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020, khai mạc vào 8h ngày 23/12/2019.

Địa điểm: Công viên Hồ Xuân Hương – TP Đà Lạt

13. Hội thảo quy hoạch và phát triển TP Đà Lạt

Thời gian: 8h ngày 21/12/2019

Địa điểm: Hội trường Tỉnh ủy hoặc khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt

14. Hội thảo đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Lâm Đồng

Thời gian: 8h ngày 26/12/2019

Địa điểm: Hội trường Tỉnh ủy hoặc khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt

15. Các chương trình nghệ thuật bế mạc và tổng kết Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2019

Thời gian: 19h ngày 24/12/2019

Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt

Đặc biệt, nội dung tiểu cảnh hoa tươi, lá trang trí ven hồ Xuân Hương (khu vực đối diện chùa Quan Thế Âm) sẽ trưng bày mô hình biệt thự cổ Đà Lạt bằng hoa tươi và lá trang trí cùng công viên giới thiệu các loại hoa, lá trang trí mới lạ có tính thương mại cao, có tiềm năng phát triển tại Đà Lạt – Lâm Đồng.

Đến với Festival Hoa Đà Lạt 2019, du khách sẽ được thưởng thức rất nhiều chương trình đặc sắc được chuẩn bị kỹ lưỡng, mới mẻ và sáng tạo hơn.

Một số lưu ý khi đến Đà Lạt vào dịp Festival Hoa 2019 về dịch vụ ăn nghỉ và khách sạn

Vào dịp Festival thông thường giá các dịch vụ như khách sạn, vé xe… sẽ tăng cao và tình trạng hết phòng, hết vé xe năm nào cũng diễn ra. Do đó, du khách có nhu cầu tham gia lễ hội nên đặt vé xe, vé phòng sớm trước đó.

Với vấn đề ăn uống của du khách, để tránh tình trạng bị ngộ độc, hay chặt chém khách du lịch; bạn nên chọn dịch vụ ở các nhà hàng uy tín.

5 tháng 3 2023

Đề 4: Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội ở Việt Nam

Dàn ý

     Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử - cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo và gần 30 lễ hội du nhập. Ngoài ra, còn những lễ hội nội bộ như ngành, địa phương, đơn vị, dòng họ... Lễ hội có thể nói chính là một nét đẹp văn hóa dân tộc trong tâm thức người Việt. Hằng năm, nhất là vào những dịp đầu xuân năm mới, người đi trẩy hội rất đông.

(Hình ảnh người tham gia lễ hội ở Việt Nam)

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách “trẩy hội” sao cho “văn minh”, “đúng cách”. Dưới đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội ở Việt Nam:

- Hiểu rõ văn hóa lịch sử lễ hội bạn muốn tham dự

- Lựa chọn trang phục phù hợp

- Tuân thủ các quy tắc tại nơi tổ chức lễ hội

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

Bài viết chi tiết

     Một mùa thu đầy lãng mạn và trữ tình đã trở thành đề tài quen thuộc trong những trang thi ca. Hữu Thỉnh – một cây bút trưởng thành từ quân đội, với những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đã mang đến cho độc giả bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời. Bằng sự sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm trước sự vật, sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh Sang thu thật quen thuộc và cũng thật mới lạ.

     Sang thu với chủ đề về thiên nhiên mùa thu kết hợp cùng cảm hứng chủ đạo là những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa. Bên cạnh đó, là những nét độc đáo trong nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa để làm nổi bật lên chủ thể trữ tình được nói đến trong bài – mùa thu.

     Nếu Xuân Diệu lấy sắc “mơ phai” của lá để báo hiệu thu tới thì Hữu Thỉnh cảm nhận qua “hương ổi”, một mùi hương quen thuộc với miền quê Việt Nam: Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se. Động từ mạnh “phả” mang nghĩa bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. Người nghệ sĩ ấy không tả mà chỉ gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

     Dấu hiệu tiếp theo là hình ảnh sương thu khi Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về. Sương thu đã được nhân hóa qua từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả những bước đi rất thơ, rất chầm chậm để mang mùa thu đến với nước nhà. Chữ “se” hiệp vần với “về” tạo nên những nhịp thơ nhẹ nhàng, thơ mộng, gợi cảm như chính cảm giác mà mùa thu mang đến vậy. Khổ thơ đầu được Hữu Thỉnh cảm nhận ở đa giác quan, thể hiện một cách sáng tạo những đặc trưng, dấu hiệu thu đến nơi quê nhà thanh bình.

     Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu'" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai:

Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây màu hạ

Vắt nửa mình sang thu

     Nước sông màu thu trên miền đất Bắc trong xanh, êm đềm, tràn đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi mãi như đang cố tình chảy chậm lại để được cảm nhận rõ nhất những nét đẹp của thiên nhiên tiết trời khi vào thu. Đối lập với sự “dềnh dàng” ấy là sự “vội vã” của những đàn chim đang bay về phương Nam tránh rét. Những đàn chim ấy khiến ta liên tưởng đến đàn ngỗng trời mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu vịnhMột tiếng trên không ngỗng nước nào? Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Tác giả sử dụng động từ “vắt” để miêu tả cho mây. Đám mây như được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

     Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa. Đồng thời, những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời cũng được gửi gắm qua những câu từ nhẹ nhàng ấy.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

     Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ “vẫn còn, đã vơi dần, bớt bất ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm" và “hàng cây đứng tuổi" là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài " Sang thu”. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh ‘‘hàng cây đứng tuổi'' là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn.

     Sang thu Là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ yêu cầu của một bài viết phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm trữ tình.

- Tìm ý và lập dàn ý chi tiết.

- Tham khảo ngữ liệu.

- Viết bài.

- Sửa lỗi (nếu có).

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

I. Mở bài

     Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

II. Thân bài

1. Nội dung

     Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa

- Dấu hiệu “hương ổi” → mang đậm hương vị miền quê.

- Động từ mạnh “phả” → gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” → gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.

b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu

- Từ láy “dềnh dàng” → dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.

- Nhân hóa “chim vội vã” → đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.

- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.

c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời

- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.

Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.

Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.

III. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của bài thơ.

Bài viết chi tiết

     Một mùa thu đầy lãng mạn và trữ tình đã trở thành đề tài quen thuộc trong những trang thi ca. Hữu Thỉnh – một cây bút trưởng thành từ quân đội, với những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đã mang đến cho độc giả bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời. Bằng sự sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm trước sự vật, sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh Sang thu thật quen thuộc và cũng thật mới lạ.

     Sang thu với chủ đề về thiên nhiên mùa thu kết hợp cùng cảm hứng chủ đạo là những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa. Bên cạnh đó, là những nét độc đáo trong nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa để làm nổi bật lên chủ thể trữ tình được nói đến trong bài – mùa thu.

     Nếu Xuân Diệu lấy sắc “mơ phai” của lá để báo hiệu thu tới thì Hữu Thỉnh cảm nhận qua “hương ổi”, một mùi hương quen thuộc với miền quê Việt Nam: Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se. Động từ mạnh “phả” mang nghĩa bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. Người nghệ sĩ ấy không tả mà chỉ gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

     Dấu hiệu tiếp theo là hình ảnh sương thu khi Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về. Sương thu đã được nhân hóa qua từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả những bước đi rất thơ, rất chầm chậm để mang mùa thu đến với nước nhà. Chữ “se” hiệp vần với “về” tạo nên những nhịp thơ nhẹ nhàng, thơ mộng, gợi cảm như chính cảm giác mà mùa thu mang đến vậy. Khổ thơ đầu được Hữu Thỉnh cảm nhận ở đa giác quan, thể hiện một cách sáng tạo những đặc trưng, dấu hiệu thu đến nơi quê nhà thanh bình.

     Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu'" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai:

Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây màu hạ

Vắt nửa mình sang thu

     Nước sông màu thu trên miền đất Bắc trong xanh, êm đềm, tràn đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi mãi như đang cố tình chảy chậm lại để được cảm nhận rõ nhất những nét đẹp của thiên nhiên tiết trời khi vào thu. Đối lập với sự “dềnh dàng” ấy là sự “vội vã” của những đàn chim đang bay về phương Nam tránh rét. Những đàn chim ấy khiến ta liên tưởng đến đàn ngỗng trời mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu vịnhMột tiếng trên không ngỗng nước nào? Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Tác giả sử dụng động từ “vắt” để miêu tả cho mây. Đám mây như được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

     Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa. Đồng thời, những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời cũng được gửi gắm qua những câu từ nhẹ nhàng ấy.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

     Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ “vẫn còn, đã vơi dần, bớt bất ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm" và “hàng cây đứng tuổi" là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài " Sang thu”. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh ‘‘hàng cây đứng tuổi'' là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn.

     Sang thu Là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Dàn ý tham khảo:

I – Mở bài

- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khuyến và tác phẩm “Thu điếu”

II – Thân bài

1. Đánh giá về nội dung

a. 6 câu đầu: cảnh thu

- Mở đầu bài thơ “Thu điếu” là bức tranh phong cảnh mùa thu lãng mạn, thơ mộng nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị từ cái nhìn cận cảnh:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

  Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

  Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

- Từ không gian cận cảnh, nhà thơ phóng tầm mắt qua cái nhìn viễn cảnh, mở ra một không gian cao và rộng, trong và sâu:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

  Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

b. 2 câu cuối: tình thu

- Kết thúc bài thơ, hình ảnh con người mới xuất hiện thật nhỏ bé. Con người ở đây phải chăng chính là thi sĩ trong tư thế câu cá nhàn nhã, đợi chờ. Đối với nhà thơ, đi câu như một cái cớ để hoà mình với thiên nhiên, đất trời, tận hưởng khí thu. Và đây cũng là cách thi sĩ tránh xa những lo toan, những xô bồ ồn ã, phức tạp của đời sống xã hội.

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

  Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

2. Đánh giá nghệ thuật

- Cách sử dụng ngôn ngữ Nôm

- Cách dùng từ láy

- Cách gieo vần

3. Đánh giá về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

III – Kết bài

- Khái quát vị trí, ý nghĩa của tác phẩm với sự nghiệp văn học của tác giả

- Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Bài mẫu tham khảo

Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam với chất giọng thơ thuần hậu, hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi. Những sáng tác của ông đã để lại giá trị quý báu cho kho tàng văn học Việt Nam. Trong đó, “Thu điếu” là một bài thơ đặc biệt, nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

“Thu điếu” Bài thơ được viết trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn. Vì vậy bài thơ không chỉ đơn giản tái hiện cảnh sắc thiên nhiên mùa thu mà còn chất chứa những tâm sự, suy tư của tác giả. Mở đầu bài thơ “Thu điếu” là bức tranh phong cảnh mùa thu lãng mạn, thơ mộng nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị từ cái nhìn cận cảnh:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

 “Ao” là một không gian nhỏ hẹp, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi của vùng đồng bằng Bắc Bộ.   Mùa thu đến gợi ra cảm giác se se lạnh, cái lạnh ấy như thấm sâu vào từng cá thể của không gian. Lạnh không chỉ lan toả trong không khí mà còn toả ra từ làn nước màu thu. Không gian trong xanh, tĩnh lặng mang đậm chất thu. Ao nước trong tưởng như có thể nhìn thấy đáy. Đây cũng là cái dịu dàng, trong trắng, thanh sơ của mùa thu. Nổi bật trong nền cảnh thu ấy là hình ảnh chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Chiếc thuyền câu mang theo dáng vẻ con người, ung dung, thư thái nhẹ nhàng tận hưởng cảm giác thư giãn khi câu cá. Số từ “một” kết hợp với tính từ “tẻo teo” gợi ra dáng vẻ cô đơn, lẻ bóng của con thuyền hay chính là con người. Dường như nhà thơ đang thu mình vào một thế giới riêng biệt, tách khỏi hiện thực xô bồ để tận hưởng một cuộc sống bình yên.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

  Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

          Trên mặt nước hiền hoà, yên ả, những làn sóng gợi nhẹ lăn tăn, phản chiếc sắc xanh của nền trời thu. Không gian mùa thu trở nên thật khoáng đạt, thuần khiết. Giữa không gian phẳng lặng, yên ả, mọi sự chuyển động đều vô cùng nhẹ nhàng, tinh tế thì hình ảnh “lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” đã trở thành điểm nhấn. Màu xanh biếc của sóng, của trời hài hoà trong màu vàng của lá tạo nên một không gian đậm chất thu. Nghệ thuật đối được sử dụng điêu luyện, “lá vàng” với “sóng biếc”, tốc độ “vèo” của lá bay tương ứng với mức độ “tí” của “sóng gợn”. Hẳn phải có một tài quan sát vô cùng tinh tế, nhạy cảm, thi sĩ mới có thể nhận ra những chuyển động dù là nhỏ nhất của không gian.

Từ không gian cận cảnh, nhà thơ phóng tầm mắt qua cái nhìn viễn cảnh, mở ra một không gian cao và rộng, trong và sâu.

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Mặt nước trong và bầu trời cũng vô cùng trong xanh. Những đám mây trắng nhè nhẹ lững lờ trôi như điểm nhấn của nền trời xanh ngắt.  “Ngõ, ao, vườn cây” là những hình ảnh quen thuộc của làng quê  Bắc Bộ mộc mạc, giản dị. “Ngõ trúc quanh co” gợi ra độ sâu của không gian, những hàng trúc nối đuôi nhau kéo một màu xanh dài bất tận. Có thể nói, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến được bao chùm bởi một sắc xanh biếc: xanh của mặt nước, xanh của bầu trời và xanh của cây lá. Cái xanh ấy không rực rỡ, chói chang như mùa hè cũng không ảm đạm, nhạt nhoà như mùa đông mà vô cùng hiền hoà, thanh khiết. Xuân Diệu có viết: “Cái thú vị của bài Thu điếu là ở cacd điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi....”. Nhận xét trên được đưa ra từ góc nhìn của hội hoạ. Gam màu xanh đã được Nguyễn Khuyến dùng rất đắt khi tái hiện hài hoà sắc chủ đạo của cảnh thu miền nhiệt đới nước ta.

Như vậy, chỉ với sáu câu thơ đầu, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh thu quê thân quen, gần gũi những cũng rất đắc biệt. Trong và tĩnh là đặc điểm nổi bật nhất của cảnh vật được miêu tả trong bài. Mọi sự chuyển động trong không gian đều vô cũng tĩnh lặng, nhẹ nhàng, cảnh sắc trong thơ hài hoà, thanh khiết. Ở đây, trong song hành với tĩnh: càng trong lại càng tĩnh, càng tĩnh lại càng trong. Cái hồn quê dân dã hiện lên một cách sinh động, tự nhiên qua từng dòng thơ, từng con chữ.

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

  Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Kết thúc bài thơ, hình ảnh con người mới xuất hiện thật nhỏ bé. Con người ở đây phải chăng chính là thi sĩ trong tư thế câu cá nhàn nhã, đợi chờ. Đối với nhà thơ, đi câu như một cái cớ để hoà mình với thiên nhiên, đất trời, tận hưởng khí thu. Và đây cũng là cách thi sĩ tránh xa những lo toan, những xô bồ ồn ã, phức tạp của đời sống xã hội. Câu thơ cuối “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” đem lại những cách hiểu độc đáo. Con cá ở đâu đó đớp động hay không có con cá nào đớp động. Nếu hiểu theo cách thứ nhất, thủ pháp lấy động tả tĩnh được Nguyễn Khuyến sử dụng tinh tế nhằm diễn tả sự bình lặng của không gian, đến mức chỉ cần một cái động nhẹ của cá cũng trở thành tâm điểm chú ý. Nếu hiểu theo cách không có con cá nào xuất hiện thì hình ảnh thi nhân dường như không bận tâm đến chuyện câu cá mà đang thực sự hoà mình vào cảnh sắc mùa thu. Tiếng đớp động dưới chân bèo phải chăng là cái động lao xao của lòng người. Con người còn nhiều bộn bè, lo toan, còn nhiều gánh nặng với cuộc đời nhưng đành gác lại tất cả để giữ mình, tránh xa bóng tối xã hội.

Tìm hiểu “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, bạn đọc không chỉ khám phá cảnh sắc mây trời mà hơn hết, đó là cảm nhận lòng người, tình người. Hình ảnh trung tâm của bài thơ không phải con thuyền hay chiếc lá mà là bóng dáng người câu cá lẻ loi, cô độc. Mọi yếu tố cấu thành bài thơ như từ, vần, nhịp, đối xứng, hoà thanh, phối sắc...đều được cấu trúc hoá mộ cách chặt chẽ, làm nên một không khí tinh thần riêng. Với các từ láy “lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng”, ta không chỉ tưởng tượng dáng dấp hay trạng thái của sự vật khách quan mà còn hiểu được nhiều điều về tâm sự người viết. Từ lạnh lẽo không chỉ nói về khí lạnh toát ra từ mặt nước  cùng vẻ hiu hắt của cảnh vật mà còn gợi nghĩ đến nỗi u uẩn trong lòng nhà thơ. Từ “tẻo teo” vừa miêu tả kích thức bé nhỏ của con thuyền, vừa góp phần đưa đến cho độc giả ý niệm: mọi sự vật không chỉ riêng chiếc thuyền như đang cố thu mình lại để không làm ảnh hưởng tới không khí suy tư trầm mặc của nhà thơ. Cùng việc vẽ ra hình ảnh đám mây đọng lại lưng chừng giữa tầng khong, từ “lơ lửng” đã diễn tả trạng thái phân thân hay mơ màng của người ngồi câu giữa ao thu. Nhưng vì sao tác giả lại có tâm trạng đó? Nguyễn Khuyến là ví dụ điển hình cho người nho sĩ thành công trên con đường học vấn và hoạn lộ trong môi trường đào tạo của chế độ phong kiến xưa. Nhưng khi ông đạt tới đỉnh cao danh vọng cũng là khi Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương. Chế độ phong kiến đã trở thành một gánh nặng lịch sử, không đủ khả năng đưa dân tộc đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm và nô dịch. Hệ tư tưởng Nho giáo mà nhà thơ từng tôn thờ giờ đây đã không còn phù hợp. Những người trí thức thời bây giờ trở nên lạc lõng bơ vơ bó tay trước những đòi hỏi của thời cuộc. Nguyễn Khuyến Ý thức được sâu sắc vì tất cả những điều đó. Ông luôn băn khoăn, trăn trở, bức rứt vì mình không làm được gì hơn cho đất nước, không có đủ dũng khí xả thân nơi mũi tên hòn đá như nhiều trí sĩ  khác. Nguyễn Khuyến luôn thấy mình cô độc, lạc lõng giữa những biến động của thời cuộc. Điều duy nhất ông có thể làm là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù dân tộc, lui về quê ở ẩn nhầm giữ tiết tháo, nhân cách và cũng để quên đi những dằn vặt đau đớn. Từ đây có thể thấy, bức tranh thu có lẽ chỉ là một phương tiện để thi nhân gửi gắm tấm lòng yêu nước sâu đậm.

Bằng ngôn ngữ Nôm đậm chất dân tộc, cùng những hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên bức tranh mùa thu trong, thanh và tĩnh, qua đó, gửi gắm những xao động trong tâm hồn mình đối với quê hương, đất nước.

1 tháng 7 2020

Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một trí thức nước Việt.

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau. Bộ truyện “Truyền kì mạn lục” được sáng tác vào khoảng thế kỉ XVI, lúc xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào suy thoái, khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị, nhiều nho sĩ rơi vào tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc cho thời thịnh trị dưới sự cai trị của vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Dữ sáng tác bộ truyện trong khoảng thời gian ông đã cáo quan ở ẩn vừa để phản ánh tình trạng xã hội, vừa để bộc lộ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật này. Minh chứng rõ ràng cho tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của chàng. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lòng tự tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ.

Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn. Mặt khác, bản lĩnh của chàng còn thể hiện qua thái độ biết ơn lời chỉ dẫn của thổ thần nước Việt. Do Tử Văn dũng cảm, trừ hại cho dân nên thần linh mới phù trợ giúp đỡ chàng.

Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.

Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.

Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh thế giới thực của con người, với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút, tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che mắt.

Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.