Mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học: pro...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cấu tạo

- Protein được cấu tạo từ các đơn phân là amino acid.

- Các amino acid đều được cấu tạo từ:

+ Một nguyên tử carbon trung tâm.

+ Một nhóm amino \(\left(-NH_2\right).\)

+ Một nhóm carboxyl \(\left(-COOH\right).\)Một nguyên tử \(H.\)

+ Một chuỗi bên (nhóm \(R\)).

- Hai amino acid liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị, được gọi là liên kết peptide nhờ phản ứng loại đi một phân tử nước.

- Nhiều amino acid liên kết với nhau tạo nên một chuỗi các amino acid được gọi là chuỗi polypeptide.

- Protein có 4 bậc cấu trúc:

+ Cấu trúc bậc 1: Trình tự các amino acid trong một chuỗi polypeptid.

+ Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polypeptid cuộn xoắn lại hoặc gấp nếp.

+ Cấu trúc bậc 3: Chuỗi polypepetid cuộn xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng do có sự tương tác đặc thù giữa các nhóm chức R của các amino acid trong chuỗi polypeptid.

+ Cấu trúc bậc 4: Hai hay nhiều chuỗi polypeptid liên kết với nhau tạo nên cấu trúc bậc 4.

Chức năng

- Cấu trúc: Nhiều loại protein tham gia cấu trúc nên các bào quan, bộ khung tế bào.

- Xúc tác: Protein cấu tạo nên các enzyme xúc tác cho các phản ứng hoá học trong tế bào.

- Bảo vệ: Các kháng thể có bản chất là protein giữ chức năng chống lại các phân tử kháng nguyên từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể.

- Vận động: Protein giúp tế bào thay đổi hình dạng cũng như di chuyển.

- Tiếp nhận thông tin: Protein cấu tạo nên thụ thể của tế bào, giúp tiếp nhận thông tin từ bên trong cũng như bên ngoài tế bào.

- Điều hoà: Nhiều hormone có bản chất là protein đóng vai trò điều hoà hoạt động của gene trong tế bào, điều hoà các chức năng sinh lí của cơ thể.

Câu hỏi đúng sai: Em hãy xác định khẳng định nào sau đây là đúng (Đ)? Khẳng định nào là sai (S)? Câu 1. Đơn vị tổ chức cơ sở của thế giới sống là: Cơ thể............... Câu 2. Vì thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc đã tạo nên 1 thế giới sinh vật đa dạng như ngày nay..................... Câu 3. Vi khuẩn Ecoli thuộc vào giới nguyên sinh.............. Câu 4. Động vật...
Đọc tiếp

Câu hỏi đúng sai: Em hãy xác định khẳng định nào sau đây là đúng (Đ)? Khẳng định nào là sai (S)?

Câu 1. Đơn vị tổ chức cơ sở của thế giới sống là: Cơ thể...............

Câu 2. Vì thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc đã tạo nên 1 thế giới sinh vật đa dạng như ngày nay.....................

Câu 3. Vi khuẩn Ecoli thuộc vào giới nguyên sinh..............

Câu 4. Động vật nguyên sinh thuộc vào giới động vật...................

Câu 5. Cây nhãn là cơ thể đa bào, sinh vật nhân thực, tự dưỡng.............

Câu 6. Glucozo là đường đơn..............

Câu 7.  1 trong những vai trò quan trọng của cacbohidrat là dự trữ năng lượng...........

Câu 8. Xenlulozo là đường đa....................

Câu 9. Lipit có tính phân cực.....................

Câu 10. Nấm men là sinh vật nhân sơ.................

 

1
5 tháng 10 2021

Câu 1. S 

Câu 2. S

Câu 3. S

Câu 4. S

Câu 5. Đ

Câu 6. Đ

Câu 7. Đ

Câu 8. Đ

Câu 9. S

Câu 10. S

2 tháng 10 2017

Các axit nucleic sắp xếp lại với nhau tạo nên trình tự gen (ADN)

- ADN sao mã \(\overrightarrow{ }\) mARN dịch mã \(\overrightarrow{ }\) phân tử protein

20 tháng 1 2023

- Các nguyên tố cấu tạo nên phân tử nucleic acid là: carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, phosphorus.

- Đơn phân:

+ DNA: Đường deoxyribose, 4 loại nucleotide (adenine, thymine, guanine, cytosin).

+ RNA: Đường ribose, 4 loại nucleotide (adenine, uracil, guanine, cytosine).

Carbon tham gia cấu tạo hợp chất  trong các hợp chất sau đây: 

- Carbohydrate

- Protein 

- Lipid

- Nucleic acid

5 tháng 1 2024

Đáp án:

Màng sinh chất là một thành phần quan trọng trong các hệ thống sinh học và có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tương tác giữa các thành phần trong hệ thống sống. Cấu tạo của màng sinh chất được thiết kế để đáp ứng các chức năng cụ thể của nó. Màng sinh chất thường được cấu thành từ các phân tử lipid, protein và các phân tử khác như carbohydrate. Cấu trúc phân tử lipid của màng sinh chất tạo thành một lớp hai lớp màng kép, với các đầu hydrophilic (thân thiện với nước) hướng ra ngoài và các đuôi hydrophobic (không thân thiện với nước) hướng vào trong. Điều này tạo ra một môi trường phân cực, với phần ngoài màng sinh chất làm việc với nước và phần trong màng sinh chất làm việc với các phân tử không thân thiện với nước. Cấu trúc này cho phép màng sinh chất có khả năng chọn lọc và điều chỉnh sự di chuyển của các phân tử và ion qua màng. Màng sinh chất có khả năng chặn hoặc cho phép sự di chuyển của các chất lỏng, chất rắn và ion dựa trên kích thước, tính phân cực và tính chất hóa học của chúng. Điều này cho phép màng sinh chất kiểm soát quá trình trao đổi chất và tương tác giữa các thành phần trong hệ thống sống. Ngoài ra, màng sinh chất cũng có vai trò trong việc tạo ra các khu vực riêng biệt và cô lập các phần khác nhau của hệ thống sống. Màng sinh chất có thể tạo ra các ngăn cách giữa các phân vùng trong hệ thống, tạo ra các môi trường khác nhau và điều chỉnh sự tương tác giữa chúng. Điều này cho phép màng sinh chất tạo ra các điều kiện tối ưu cho các quá trình sinh học cụ thể và đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của hệ thống sống. Tóm lại, cấu tạo của màng sinh chất được thiết kế để đáp ứng các chức năng quan trọng như chọn lọc, điều chỉnh và cô lập trong quá trình trao đổi chất và tương tác giữa các thành phần trong hệ thống sống.bạn có thể giúp tôi được khôngTất nhiên, tôi sẽ cố gắng giúp bạn. Bạn cần giúp đỡ về vấn đề gì?Xin chào! Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của màng sinh chất là một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực sinh học và y học. Màng sinh chất là một thành phần quan trọng của tế bào và các cấu trúc sinh học khác, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sự hoạt động của tế bào. Cấu tạo của màng sinh chất bao gồm các phân tử lipid, protein và các thành phần khác. Cấu trúc này tạo nên một lớp màng linh hoạt và có tính chọn lọc, cho phép điều chỉnh sự di chuyển của các chất và tương tác giữa các tế bào. Màng sinh chất cũng có khả năng tạo ra các kênh và cơ chế giao tiếp giữa các tế bào, cho phép truyền tải thông tin và tín hiệu quan trọng. Chức năng của màng sinh chất bao gồm: 1. Bảo vệ: Màng sinh chất tạo ra một rào cản vật lý để bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân bên ngoài có thể gây hại, như vi khuẩn, virus và các chất độc hại. 2. Điều chỉnh chuyển hóa: Màng sinh chất có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự di chuyển của các chất và tương tác giữa các tế bào, đảm bảo sự cân bằng chất lượng và năng lượng trong tế bào. 3. Giao tiếp tế bào: Màng sinh chất tạo ra các kênh và cơ chế giao tiếp giữa các tế bào, cho phép truyền tải thông tin và tín hiệu quan trọng, như tín hiệu dẫn truyền thần kinh và tín hiệu hormone. 4. Vận chuyển chất: Màng sinh chất có khả năng vận chuyển các chất qua màng, đảm bảo sự cung cấp chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải cho tế bào. Tóm lại, cấu tạo của màng sinh chất đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng bảo vệ, điều chỉnh chuyển hóa, giao tiếp và vận chuyển chất trong tế bào. Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của màng sinh chất là một khía cạnh quan trọng để hiểu về sự hoạt động và sự tồn tại của các hệ thống sinh học.

Giải thích các bước giải:

tick cho tui nha

22 tháng 12 2023

.

 

6 tháng 2 2023

- Phân tử hemoglobin có cấu trúc 4 bậc:

+ Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp của các amino acid trong chuỗi polypeptide bằng liên kết peptide, dạng mạch thẳng.

+ Cấu trúc bậc 2: là dạng xoắn lò xò nhờ các liên kết hydrogen giữa các nguyên tử H và O của các liên kết peptide.

+ Cấu trúc bậc 3: là dạng cuộn lại trong không gian của toàn chuỗi polypeptide nhờ liên kết disulfile (S-S) giữa hai gốc cysteine ở xa nhau trong chuỗi và các liên kết yếu như tương tác kị nước, liên kết hydrogen, liên kết ion giữa các gốc R.

+ Cấu trúc bậc 4: là hai hay nhiều chuỗi polypeptide có cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng, tương tác với nhau tạo thành cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng. 

4 tháng 9 2023

Cấu trúc các bậc của phân tử hemoglobin:

+ Bậc 1: là trình tự sắp xếp các amino acid trong chuỗi polypeptide và liên kết bằng liên kết peptide, cấu trúc mạch thẳng

+ Bậc 2: Dạng xoắn hoặc gấp nếp cục bộ trong không gian của chuỗi polypeptide nhờ các liên kết hydrogen giữa các nguyên tử H và N của các liên kết peptide.

+ Bậc 3: dạng cuộn xoắn lại trong không gian toàn chuỗi polypeptide nhờ liên kết disulfile giữa hai gốc cysteine ở xa nhau trong chuỗi và các liên kết yếu như tương tác kị nước, liên kết hydrogen, liên kết ion giữa các gốc R

+ Bậc 4: Cấu trúc không gian ba chiều, các chuỗi polypeptide tương tác với nhau.

Cấu trúc bậc 2 đóng vai trò quyết định các bậc cấu trúc còn lại.