K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2017

Chu trình nhân lên của virut bao gồm 5 giai đoạn:

1. Sự hấp phụ.                4. Lắp ráp.

2. Xâm nhập.                 5. Phóng thích.

3. Sinh tổng hợp.

Đáp án C

22 tháng 4 2017

Năm giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:
- Giai đoạn hấp thụ: Nhờ glicôprôtêin đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào, nếu không thì virut không bám được vào.
- Giai đoạn xâm nhập: Đối với phagơ enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất. Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
- Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
- Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài. Khi
virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.

22 tháng 4 2017

* Miễn dịch thể dịch:

- Khái niệm: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể nằm trong thể dịch như máu, sữa, dịch bạch huyết.

- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể, khớp với nhau như ổ khóa – chìa khóa.

- Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành.

* Miễn dịch tế bào:

- Khái niệm: Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc có nguồn gốc từ tuyến ức.

- Quá trình: Khi tế bào T phát hiện tế bào khác bị nhiễm thì nó sẽ tiết ra prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không thể nhân lên.

- Miễn dịch tế bào có vai trò quan trọng đối với những bệnh do virut gây ra.

22 tháng 4 2017

Câu 3.
• Miễn dịch thể dịch là miễn dịch do tế bào B tiết ra kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên. Vì kháng thể nằm trong thể dịch nên gọi là miễn dịch thể dịch.
- Kháng nguyên là chất lạ thường là prôtêin có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.
- Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể khớp với nhau như khóa với chìa.
• Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (có nguồn gốc từ tuyến ức). Tế bào nào khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra prôtêin độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. Trong bệnh virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.

1 tháng 6 2016
Các ý đúng là 1, 3, 4, 6.
2 sai, 5BU là tác nhân đột biến làm thay thế cặp nu A-T thành G-X, mạch ban đầu không có AT nên sử dụng 5BU là không có tác dụng trong trường hợp này.
5 sai, hợp tử 2n xử lý bằng conxisin cho đột biến tứ bội (4n).
Đáp án đúng: D
19 tháng 4 2017

Quá trình hô hấp tế bào từ một phân tử glucôzơ được chia thành ba đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp.
Đường phân diễn ra trong tế bào chất. Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể. Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể.

19 tháng 4 2017

Quá trình hô hấp tế bào từ một phân tử glucôzơ được chia thành ba đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp.
Đường phân diễn ra trong tế bào chất. Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể. Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể.

8 tháng 6 2016

 

Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’

15 tháng 11 2017

D

25 tháng 1 2022

Câu 1 : Bộ phân nào dưới đây không xuất hiện trong tế bào nhân sơ ?

A. Vùng nhân

B. Ribôxôm

C. Màng sinh chất

D. Bộ máy Gôngi

Câu 2 : Khi có vết thương xuất hiện, bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn để tiêu hoá chúng là phương thức nào ?

A. Vận chuyển thụ động

B. Vận chuyển chủ động

C. Sự thực bào

D. Sự ẩm bào

25 tháng 1 2022

Câu 1 : Đâu không phải là tính chất của lipid ?

A. Tan nhiều trong nước

B. Rất kị nước

C. Không cấu tạo đa phân

D. Là ester của glyxerol và axit béo

Câu 2 : Tế bào nào có nhiều ti thể nhất ?

A. Tế bào biểu bì

B. Tế bào cơ tim

C. Tế bào não

D. Tế bào da

1 tháng 6 2016
Đột biến gen xảy ra ở vị trí vùng khởi động làm cho quá trình phiên mã không được diễn ra \(\Rightarrow\) không xảy ra quá trình dịch mã \(\Rightarrow\) 1 đúng.  
Đột biến gen vẫn có thể xảy ra dù không có tác nhân gây đột biến do hiện tượng các nucleotit dạng hiếm bắt nhầm cặp \(\Rightarrow\) 2 đúng.  
Đột biến gen có thể có lợi có hại hoặc trung tính tùy thuộc vào tổ hợp gen và môi trường \(\Rightarrow\) 3 đúng. 
Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa \(\Rightarrow\) 4 đúng.  
Các kết luận đúng: 1, 2, 3, 4.
Đáp án đúng: A
22 tháng 4 2017

Đặc điểm cơ bản của virut:

- Kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử.

- Cấu tạo rất đơn giản, chỉ chứa một loại axit nuclêic là ADN hay ARN.

- Kí sinh nội bào bắt buộc.

22 tháng 4 2017

Virut gồm 3 tính chất cơ bản sau:
- Virut có cấu tạo đơn giản gồm axit nuclêic bao quanh bởi vỏ prôtêin, chỉ chứa một loại axit nucleic ADN hoặc ARN.
- Có kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử.
- Kí sinh nội bào bắt buộc.

19 tháng 4 2017

Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân.
Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.
Trong giai đoạn này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Giai đoạn nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể được gọi là giai đoạn S. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc thể (crômatit). Kết thúc giai đoạn s, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể.

19 tháng 4 2017

Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.

Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.

Trong giai đoạn này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Giai đoạn nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể được gọi là giai đoạn S. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc thể (crômatit). Kết thúc giai đoạn S, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.

Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào như con người , sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể. Vì vậy, sự phân chia tế bào cũng phải được điều hòa một cách chặt chẽ nếu không sẽ gay ra những hậu quả khôn lường.