Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
Ngay sau khi “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” diễn ra thì ở Hà Nội, 20h ngày 19-12-1946 cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đã bắt đầu. Nhân dân đã khiêng bàn ghết, giường tủ, kiện hàng, hạ cây cối,….làm thành chướng ngại vật hoặc chiến lũy ngay trên đường phố. Trung đoàn thủ đô được thành lập tiến đánh những trận quyết liệt như Bắc Bộ phủ, Chợ Đồng Xuân,..
=> Hà Nội là nơi đầu tiên hưởng ứng ““Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
a) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19/12/1946 vì :
- Sau Hiệp kí Hiệp đinh Sơ bộ ( 6/3/1946) và Tạm ước ( 14/9/1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích.
+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta.
+ Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tháng 11/1946, Pháp khiêu khích ở Hải Phòng, Lạng Sơn..Từ đầu tháng 12/1946, quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và tự vệ của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ tài chính và một số cơ quan khác của ta.
+ Trắng trợn hơn, ngày 18 và 19/12/1946, chúng gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Nếu không thì chậm nhất là vào sáng 20/12/1946, quân Pháp sẽ chuyển sang hành động.
- Trước những hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ có một con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do .. Ngày 18 và 19/12/1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Ngay trong đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
b) Nội dung cơ bản "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"
- Chỉ rõ vì sao ta phải đứng dậy kháng chiến : " Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa"
- Nêu cao quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta : " Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!"
- Kêu gọi mọi người dân Việt Nam đứng lên kháng chiến (Chỉ rõ tính chất toàn dân của cuộc kháng chiến) : "Bất kì đàn ông đàn bà, bất kỳ người già, người tre...hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc.."
- Chỉ rõ tiền đồ tất thắng của cuộc kháng chiến : " Dù phải gian khổ kháng chiến nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định thuộc về ta"
=> Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tich Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là mệnh lệnh cách mạng tiến công , giục giã và soi đường chỉ lối cho mọi người Việt nam đứng dậy cứu nước"
Đáp án C
- Ngay sau khi kí với ta Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân Pháp vẫn tiến hành các hoạt động để chuẩn bị xâm lược nước ta 1 lần nữa. Đỉnh điểm là việc chúng gửi tối hậu thư đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô và giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu. => Nếu lúc này ta tiếp tục nhân nhượng thì ta sẽ mất nước.
- Trong “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946), Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”. Nội dung câu nói trên đã lí giải nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ ngày 19/12/1946
*Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2/9/1945 đến 19/12/1946:
- Xây dựng và củng cố Nhà nước cách mạng: tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, xây dựng và thông qua Hiến pháp, xác lập cơ sở pháp lý và những nguyên tắc dân chủ của chính quyền nhân dân; chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ, ký hơn 200 Sắc lệnh về tổ chức bộ máy Nhà nước, các bộ và Uỷ ban hành chính các cấp, về tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân...
- Xây dựng và mở rộng khối đoàn kết toàn dân; thi hành chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc: tranh thủ các nhân sĩ, trí thức, quan lại cũ (kể cả Bảo Đại và hoàng tộc) để họ tin tưởng và hợp tác với chính quyền mới; chủ tọa Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số ở miền Bắc, thăm Nhà thờ Phát Diệm, thăm Chùa Bà Đá, viết thư thăm hỏi nhiều chức sắc tôn giáo... với mục đích đoàn kết Lương - Giáo, xây dựng thành công khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp chuẩn bị bước vào kháng chiến.
- Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt để ứng phó với từng loại kẻ thù nhằm giữ vững độc lập và chủ quyền dân tộc như: tạm thời hoà hoãn với quân đội Tưởng Giới Thạch, thoả mãn một phần đòi hỏi của họ để rảnh tay đối phó với kẻ thù chính là bọn thực dân Pháp xâm lược, rồi lại tạm thời hoà hoãn với Pháp để quân Tưởng rút về nước.
Nổi bật trong những hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ này là việc ký kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 giữa Chính phủ Việt Nam với đại diện Pháp ở Hà Nội và chuyến đi thăm chính thức nước Pháp nhân dịp Hội nghị Phôngtennơblô nhóm họp, nhằm giương cao ngọn cờ độc lập và thiện chí hoà bình của nước Việt Nam mới. Để có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, Người đã ký với Pháp bảnTạm ước 14-9-1946.
- Vừa chỉ đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ vừa chỉ đạo việc chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc lâu dài: phát triển lực lượng vũ trang; xây dựng căn cứ địa Việt Bắc; công bố một số bài viết về chiến lược, chiến thuật quân sự dưới bút danh Q.Th. nhằm xác định tư tưởng, phương hướng của cuộc kháng chiến; cải tổ Chính phủ, lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến; viết bản chỉ thị "Công việc khẩn cấp bây giờ", đặt cơ sở cho việc hoạch định đường lối kháng chiến kiến quốc sau đó.
Đáp án D
- Các đáp án A, B, C là những hoạt động khiêu khích của Pháp nhưng ta có thể nhân nhượng để bảo vệ chính quyền non trẻ và tranh thủ thời gian để chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc kháng chiến chống Pháp không thể tránh khỏi về sau.
- Việc Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở thủ đô => lúc này nếu ta không đáp ứng yêu cầu của chúng thì chiến tranh sẽ nổ ra, nhưng nếu ta nhân nhượng thì ta sẽ mất nước. Do đó, ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
Đáp án: D