Chọn đúng (Đ) hoặc sai (S) cho các kết luận sau:

a) Axe...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2018

a) Sai. CH≡CH + 2Br2 → CH(Br2)–CH(Br2)

Chú ý: nếu chiết Benzen sang môi trường dung dịch Br2 thì có mất màu mặc dù không có phản ứng xảy ra.

b) Đúng.

Các khí họ CFC là các chất làm mát tốt.

c) Sai

Glucozo có CTPT là: C6H12O6. Mantozo và Saccarozo mới có CTPT C12H22O11.

Cacbohidrat (– Xenlulozo) đều là các chất kết tinh có vị ngọt.

d) Đúng.

Protein và chất béo là sản phẩm trùng ngưng nên đều thủy phân được trong môi trường axit hoặc bazo kiềm.

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI HÓA HỌC Hiện nay thì vòng 1 của cuộc thi hóa học đã chính thức khép lại. Cô cảm ơn vì sự tham gia nhiệt tình của các em. Sau đây cô sẽ có một số nhận xét chung về bài làm của các bạn. 1. Một số lỗi sai khi làm bài thường gặp phải: - Khi viết PTHH thì cần nêu điều kiện phản ứng, kí hiệu cho các chất kết tủa, bay hơi. - Đối với dạng bài tách chất (hoặc...
Đọc tiếp

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI HÓA HỌC

Hiện nay thì vòng 1 của cuộc thi hóa học đã chính thức khép lại. Cô cảm ơn vì sự tham gia nhiệt tình của các em.

Sau đây cô sẽ có một số nhận xét chung về bài làm của các bạn.

1. Một số lỗi sai khi làm bài thường gặp phải:

- Khi viết PTHH thì cần nêu điều kiện phản ứng, kí hiệu cho các chất kết tủa, bay hơi.

- Đối với dạng bài tách chất (hoặc nhận biết) có thể viết bằng lời hoặc biểu diễn bằng sơ đồ. Sau đó cần viết các PTHH của các phản ứng đã diễn ra.

- Đối với dạng toán CO2 tác dụng với kim loại kiềm thì thường xẩy ra 2 trường hợp. Trường hợp tạo 1 muối và trường hợp tạo cả 2 muối.

- Khi giải các bài toán hóa học các em cần để ý xem chất bào phản ứng hết, chất nào còn dư. Đối với các bài 5 và 6 rất nhiều bạn đã không để ý đến việc axit còn dư lại. Vì vậy dẫn đến việc tính toán sai kết quả.

2. Lỗi trình bày:

Lỗi này chỉ xẩy ra với các bạn đăng file ảnh. Đối với các bạn vẫn có dự định viết tay và up ảnh lên thì cô sẽ nhắc nhở các bạn một số điểm như sau

- Ảnh cần phải có độ nét, dễ quan sát.

- Không nên chụp ảnh quá sát bài viết vì khi đăng lên có thể bị mất chữ.

- Xoay ảnh lại đúng chiều trước khi up.

- Sắp xếp thứ tự các ảnh hợp lí.

Mong rằng các bạn sẽ rút kinh nghiệm để tiếp tục tham gia vòng 2 tốt hơn.

Dưới đây là đáp án của vòng 1. Những bạn có cách giải khác với đáp án, nếu đúng vẫn được chấm điểm tối đa. Đối với các bài tính toán %, những bạn nào làm tròn số đều được tính là kết quả đúng. Nếu bạn nào còn thắc mắc thì có thể inbox với cô, cô sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.

ĐÁP ÁN VÒNG 1

1. (1,5đ) Thực hiện dãy chuyển hóa sau, viết PTHH ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

MnO2 → Cl2 → HCl → CuCl­2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu → CuSO4

(1) MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl↑ + 2H2O (ĐK: to)

(2) Cl2 + H2 → 2HCl↑ (ĐK: to)

(3) 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O (ĐK: to)

(4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

(5) Cu(OH)2 → CuO + H2O (ĐK: to)

(6) CuO + CO → Cu + CO2↑ (ĐK: to)

(7) Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2↑ H2O

2. (1,5đ) Trình bày phương pháp tách từng chất ra khỏi hỗn hợp muối sau: NaCl, MgCl2, BaCl2.

- Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp thì MgCl2 phản ứng tạo thành kết tủa Mg(OH)2 tách ra khỏi dung dịch. Lọc thu lấy kết tủa. Cho kết tủa tác dụng với axit HCl thì thu được MgCl2.

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

Mg(OH)­2 + 2HCl MgCl2 + H2O

- Dung dịch sau phản ứng gồm NaCl, BaCl2, NaOH. Cho dung dịch Na2CO3 dư vào hỗn hơp thì thu được kết tủa BaCO3 tách ra khỏi dung dịch. Lọc thu lấy kết tủa. Cho kết tủa tác dụng với HCl thì thu được BaCl2.

BaCl2 + Na2CO3 BaCO3↓ + 2NaCl

BaCO3 + 2HCl BaCl2 + H2O + CO2

- Dung dịch sau phản ứng gồm các chất NaCl, Na2CO3, NaOH. Cho axit HCl vào thì thu được NaCl.

NaOH + HCl NaCl + H2O

Na2CO3 +2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

3.(1đ) Nêu hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Ba(HSO4)2 vào bình đựng dung dịch Na2CO3, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh họa.

- Hiện tượng: Xuất hiện đồng thời kết tủa trắng và bọt khí.

- PTHH: Ba(HSO4)2 + Na2CO3 → BaSO4↓ + Na2SO4 + CO2↑ + H2O

- Giải thích: Do HSO4- phân li tạo thành H+ và SO42-. H+ tác dụng với gốc CO32- thì giải phóng khí CO2; SO42- tác dụng với Ba2+ thì tạo kết tủa trắng BaSO4.

HSO4- → H+ + SO42-

2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O

Ba2+ + SO42- → BaSO4

(Giải thích đơn giản hơn: Do HSO4- là một axit mạnh nên khi tác dụng với muối cacbonat thì giải phóng khí CO2. Do trong dung dịch có gốc sunfat và bari nên sẽ tạo kết tủa BaSO4.)

4.(2đ) Có 12 lít hỗn hợp khí gồm N2 và CO2, dẫn từ từ hỗn hợp trên vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1,5M. Kết thúc phản ứng thu được 20 gam kết tủa. Tính % về thể tích của khí CO2 có trong hỗn hợp khí ban đầu.

nCa(OH)2=0,3 mol.

TH1: Ca(OH)2 dư: muối tạo thành là CaCO3.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,2..........0,2...............0,2

VCO2 = 4,48 lít , VN2=7,52 lít

%VCO2=37,33 %; %VN2=62,67%

TH2: Ca(OH)2 phản ứng hết: muối tạo thành gồm CaCO3 và Ca(HCO3)2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,2..........0,2...............0,2

2CO2 + Ca(OH)2 + H2O → Ca(HCO3)2

0,2.............0,1.............................0,1

nCO2 = 0,4 mol

VCO2 =8,96 lít ; VN2=3,04 lít

%VCO2=74,67%; VN2=25,33%.

5.(2đ) Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp A gồm MgO và Fe2O3 trong 1,2 lít dung dịch HCl 1M (lấy dư 20% so với lượng phản ứng).

a) Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit.

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần dung để kết tủa hết các muối chứa trong dung dịch trên.

a.

Gọi số mol của MgO và Fe2O3 lần lượt là x và y.

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

x.............2x............x

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

y..............6y............2y

Ta có hệ

40x + 160y =24

2x + 6y + 0,2.(2x+6y) =1,2

x = 0,2 mol; y = 0,1 mol

%mMgO = 33,33% ; %mFe2O3 = 66,67%

b.

nHCldư = 0,2mol

HCl + NaOH → NaCl + H2O

0,2.........0,2

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

0,2..............0,4

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

0,2..........0,6

nNaOH = 1,2 mol

VNaOH = 0,6 lít

6.(2đ) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại là Fe và Al (tỉ lệ mol 2:3) bằng lượng axit H2SO4 đặc, nóng (dư 10% so với lượng phản ứng) thì thấy thoát ra V1 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và thu được dung dịch Y. Biết rằng dung dịch Y có thể hòa tan tối đa 9,9 gam Mg.

a) Tính giá trị m, V1.

b) Cho dung dịch Y tác dụng với V2 lít Ba(OH)2 0,1M. Tính giá trị V2 để thu được khối lượng kết tủa là cực đại. Khối lượng kết tủa cực đại bằng bao nhiêu?

a.

nMg = 0,4125 mol

Gọi số mol Al lần lượt là x; mol Fe là y.

2Al + 6H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

x.............3x.............................0,5x..........1,5x

2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

y.............3y.............................0,5y............1,5y

Số mol H2SO4 phản ứng là 3(x+y)

Số mol H2SO4 dư là 10%.3(x+y)=0,3(x+y)

Mg + 2H2SO4 đặc, nóng → MgSO4 + SO2↑ + 2H2O

0,15(x+y)...0,3(x+y)

3Mg + Fe2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Fe↓

1,5y.........0,5y

3Mg + Al2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Al↓

1,5x..........0,5x

Ta có hệ

1,5x + 1,5y + 0,15(x+y)=0,4125

x/y=3/2

x=0,15 mol; y=0,1 mol

m=9,65 gam; V1=8,4 lít

b.

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + H2O

0,075.......0,075............0,075

Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4↓ + 2Al(OH)3

...0,075............0,225.............0,225.............0,15

Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4↓ + 2Fe(OH)3

....0,05...............0,15............ 0,15............... 0,1

nBa(OH)2 = 0,45 mol

V2 = 0,45/0,1=4,5 lít

mkettua = mBaSO4 + mFe(OH)3 + mAl(OH)3 = 0,45.233 + 0,1.107 + 0,15.78

mkettua = 127,25 gam

THE END.

17
26 tháng 7 2017

Em thưa cô. Em nghĩ đề bài bài 6 có vấn đề ạ! Đề hỏi lượng NaOH cần dùng để kết tủa hết lượng muối! Nhưng cô lại giải tính cả H2SO4. Nên em mới làm sai ạ!

26 tháng 7 2017

Đây ạ! Là muối Bài 56. Ôn tập cuối năm

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI HÓA HỌC Vòng 3 của cuộc thi hóa học đã chính thức khép lại. Sau đây thì cô sẽ công bố đáp án của vòng 3. ĐÁP ÁN Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau a. S → SO2 → SO3 → H2SO4 → Na2SO4 → BaSO4 b. MnO2 → Cl2 → HCl → NaCl → NaOH → NaClO a. (1) S + O2...
Đọc tiếp

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI HÓA HỌC

Vòng 3 của cuộc thi hóa học đã chính thức khép lại. Sau đây thì cô sẽ công bố đáp án của vòng 3.

ĐÁP ÁN

Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau

a. S SO2 SO3 H2SO4 Na2SO4 BaSO4

b. MnO2 Cl2 HCl NaCl NaOH NaClO

a. (1) S + O2 \(\underrightarrow{t^o}\)SO2

(2) 2SO2 + O2 \(\underrightarrow{t^o,p,V_2O_5}\) 2SO3

(3) SO3 + H2O → H2SO4

(4) H2SO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O

(5) Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH

b. (1) MnO2 + 4HCl đặc 2\(\underrightarrow{t^o}\)MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O

(2) Cl2 + H2 \(\underrightarrow{t^o}\)2HCl↑

(3) HCl + NaOH → NaCl + H2O

(4) 2NaCl + H2O \(\underrightarrow{đpmn}\)NaOH + H2↑ + Cl2

(5) 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

Câu 2: “Không khí” là một hỗn hợp chứa rất nhiều chất khí với thành phần chủ yếu là khí nitơ, oxi, cacbonic, argon,…Theo kết quả phân tích của NASA thành phần % về thể tích của các khí trong không khí là như sau:

Nitrogen: N2 (MN2=28)

Oxygen: O2 (MO2=32)

Argon: Ar ( MAr=40)

Carbon Dioxide: CO2 (MCO2=44)

Neon: Ne

Helium : He

Methane: CH4

Krypton: Kr

Hydrogen: H2

Dựa vào biểu đồ do NASA nghiên cứu, chúng ta thấy rằng, thành phần chính của không khí chủ yếu là khí nitơ, khí oxi, khí argon và khí cacbonic. Dựa vào các số liệu % về thể tích bốn khí đã cho ở trên, hãy tính gần chính xác giá trị khối lượng mol trung bình của không khí. Giải thích tại sao giá trị khối lượng mol trung bình của không khí thường được sử dụng là 29 (g/mol).

Dựa vào biểu đồ ta có thành phần % về thể tích của các khí nitơ, oxi, argon, cacbonic lần lượt là:

Khí N2 O2 Ar CO2
% 78,082687 20,945648 0,933984 0,034999

Khối lượng mol trung bình chính xác của không khí là

\(\overline{M_{kk}}=\%N_2.28+\%O_2.32+\%Ar.40+\%CO_2.44=28,95475\)

Giá trị khối lượng mol trung bình của không khí thường được sử dụng là 29 (g/mol) vì nó rất gần với giá trị tính toán chính xác.

Câu 3: Chỉ sử dụng thuốc thử là dung dịch phenolphthalein hãy đề xuất cách nhận biết 4 dung dịch mất nhãn sau: NaOH, H2SO4, Na2SO4, BaCl2.

- Trích mẫu thử các dung dịch vào các ống nghiệm, nhỏ một giọt phenolphtalein vào mỗi ống nghiệm.

+ Dung dịch chuyển màu hồng : NaOH.

+ Dung dịch không đổi màu : H2SO4, Na2SO4, BaCl2.

- Trích mẫu thử 3 dung dịch H2SO4, Na2SO4, BaCl2 cho vào 3 ống nghiệm riêng biệt, nhỏ vào mỗi ống nghiệm một giọt phenolphtalein, sau đó cho vào mỗi ống nghiệm một giọt dung dịch NaOH.

+ Dung dịch chuyển màu hồng: Na2SO4, BaCl2.

+ Dung dịch không đổi màu : H2SO4.

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

- Trích mẫu thử 2 dung dịch Na2SO4, BaCl2 vào các ống nghiệm, sau đó cho tác dụng với dung dịch H2SO4.

+ Xuất hiện kết tủa trắng : BaCl2.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

+ Không xẩy ra hiện tượng gì : Na2SO4.

Câu 4: Hòa tan 0,575g kim loại Na vào 200ml dung dịch H2SO4 0,05M thì thu được dung dịch X và V lít khí H2(đktc).

a. Xác định giá trị V và tính nồng độ mol của các chất tan có trong dung dịch X sau phản ứng. Coi như thể tích dung dịch không thay đổi sau phản ứng.

b. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch X. Tính khối lượng kết tủa cực đại thu được sau phản ứng.

a.

\(n_{Na}=0,025mol;n_{H2SO4}=0,02mol.\)

\(\dfrac{n_{Na}}{2}>\dfrac{n_{H2SO4}}{1}\) ⇒ Sau khi phản ứng với axit, Na còn dư. Kim loại Na dư sẽ tiếp tục phản ứng với nước.

PTHH:

2Na + H2SO4 loãng → Na2SO4 + H2

0,02......0,01....................0,01......0,01

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

0,005....0,005.......0,005.....0,0025

\(\Rightarrow V_{H2}=22,4.\left(0,01+0,0025\right)=0,28lit\)

Sau phản ứng, coi như thể tích dung dịch không thay đổi.

\(\Rightarrow C_{M\left(Na2SO4\right)}=\dfrac{0,01}{0,2}=0,05M\)

\(\Rightarrow C_{M\left(NaOH\right)}=\dfrac{0,005}{0,2}0,025M\)

b. Khi nhỏ từ từ dung dịch Ba(HCO3)2 từ từ đến dư vào dung dịch X (gồm Na2SO4 và NaOH) xẩy ra các phản ứng như sau:

Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + H2O

0,0025.............0,005..........0,0025........0,0025

Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + NaHCO3

0,01....................0,01...........0,01..........0,01

Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + NaHCO3

0,0025.............0,0025........0,0025........0,0025

Sau khi phản ứng hoàn toàn, kết tủa thu được gồm BaSO4 và BaCO3.

\(\Rightarrow m_{\downarrow}=m_{BaSO4}+m_{BaCO3}=3,315g\)

Câu 5: Một oxit kim loại có công thức là M­xOy, trong đó M chiếm 72,41% khối lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8g kim loại M. Hòa tan lượng 16,8g kim loại M bằng H2SO4 đặc nóng thu được muối M hóa trị III và 10,08 lít khí SO2(đktc) là sản phẩm khử duy nhất.

a.Viết các phương trình phản ứng đã xẩy ra dưới dạng tổng quát

b.Xác định công thức hóa học của oxit M­xOy.

a. PTHH:

MxOy + yCO \(\underrightarrow{t^o}\) xM + yCO2

2M + 6H2SO4 đặc, nóng → M2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

b.

2M + 6H2SO4 đặc, nóng → M2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

0,3.......0,9...............................0,15...........0,45......0,9

\(\Rightarrow M_M=\dfrac{16,8}{0,3}=56\), suy ra M là Fe.

Công thức oxit là FexOy.

Vì trong oxit kim loại Fe chiếm 72,41% khối lượng nên oxi chiếm 27,59% về khối lượng.

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}56x=72,41\%\left(56x+16y\right)\\16y=27,59\%\left(56x+16y\right)\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=3\\y=4\end{matrix}\right.\)

Vậy oxit là Fe3O4.

HẾT.

(Không bắt buộc các bạn phải làm giống như đáp án, sử dụng cách làm khác vẫn được điểm tối đa)

P/s: Những bạn nào đã đổi tên nick trong quá trình diễn ra cuộc thi thì nhớ cmt "Tên nick cũ-Tên nick mới" để cô còn tổng hợp điểm cho các bạn. Những bạn có tổng điểm cao nhất sẽ được nhận các phần thưởng từ cuộc thi.

3
23 tháng 8 2017

Songoku đổi tên thành Rồng Đỏ Bảo Lửa

23 tháng 8 2017

E biết bạn nào đổi tên nữa thì nhắc bạn luôn nha

30 tháng 10 2016

1. Khối lượng chất tan trong dung dịch 1 = m1C1/100 (g)

Khối lượng chất tan trong dung dịch 2 = m2C2/100 (g).

mà (m3 = m1 + m2)

Khối lượng chất tan trong dung dịch 3 = (m1 + m2)C3/100 (g).

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: C3.(m1 + m2) = C1.m1 + C2.m2

2. Đặt công thức của muối là: MgSO4.nH2O

Khối lượng MgSO4 trong dung dịch ban đầu: 200.35,1/135,1 = 51,961 gam
Ở 20oC:

- 135,1 gam dung dịch có chứa 35,1 gam MgSO4

- (200+2 – m) gam dung dịch có chứa (51,961 + 2 – 3,16) gam MgSO4.

Từ đó tìm được m = 6,47 gam

Khi nung muối ta có:

MgSO4.nH2O → MgSO4 + nH2O (1)

Theo (1) ta được mH2O = 6,47 – 3,16 = 3,31 gam

=> 3,16/120.18n = 3,31 => n = 7

Vậy muối là: MgSO4.7H2O

tham khảo nhé

22 tháng 1 2022

a. PTHH: \(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2\uparrow\)

b. Có \(n_{Mg}=\frac{3,6}{24}=0,15mol\)

\(140ml=0,14l\)

\(n_{H_2SO_4}=0,14.1,2=0,168mol\)

Lập tỉ lệ \(\frac{n_{Mg}}{1}< \frac{n_{H_2SO_4}}{1}\)

Vậy Mg đủ, \(H_2SO_4\) dư

Theo phương trình \(n_{H_2SO_4}=n_{Mg}=0,15mol\)

\(\rightarrow n_{H_2SO_4\left(\text{(dư)}\right)}=0,168-0,15=0,018mol\)

\(\rightarrow m_{H_2SO_4\left(\text{(dư)}\right)}n.M=0,018.98=1,764g\)

c. MgSO\(_4\) là muối

Theo phương trình \(n_{MgSO_4}=n_{Mg}=0,15mol\)

\(\rightarrow m_{\text{muối}}=m_{MgSO_4}=n.M=0,15.120=18g\)

d. \(H_2\) là khí

Theo phương trình \(n_{H_2}=n_{Mg}=0,15mol\)

\(\rightarrow V_{H_2\left(ĐKTC\right)}=n.22,4=0,15.22,4=3,36l\)

30 tháng 10 2016

 

2 Lấy cùng một thể tích dd NaOH cho vào 2 cốc thủy tinh riêng biệt. Giả sử lúc đó mối cốc chứa a mol NaOH.

Sục CO2 dư vào một cốc, phản ứng tạo ra muối axit.

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)

CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3 (2)

Theo pt (1,2) nNaHCO3 = nNaOH = a (mol)

* Lấy cốc đựng muối axit vừa thu được đổ từ từ vào cốc đựng dung dịch NaOH ban đầu. Ta thu được dung dịch Na2CO3 tinh khiết

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

30 tháng 10 2016

1.Kết tủa A là BaSO4, dung dịch B có thể là H2SO4 dư hoặc Ba(OH)2

TH1: Dung dịch B là H2SO4

Dung dịch C là Al2(SO4)3 ; Kết tủa D là Al(OH)3

TH2: Dung dịch B là Ba(OH)2

Dung dịch C là: Ba(AlO2)2 ; Kết tủa D là BaCO3

các pthh

BaO + H2SO4 → BaSO4 + H2O

BaO + H2O → Ba(OH)2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Al2(SO4)3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3CO2 + 3Na2SO4

Ba(OH)2 + 2H2O + 2Al → Ba(AlO2)2 + 3H2

Ba(AlO2)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaAlO2

7 tháng 6 2016

Nhận xét :

- Al có tính khử mạnh hơn Fe, Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ nên Al sẽ tác dụng với Ag+ trước và  phản ứng cứ tiếp tục xảy ra.

- Dung dịch sau phản ứng không thấy màu xanh chứng tỏ Cu2+ hết (Ag+ hết) . Chất rắn sau phản ứng không tác dụng với dung dịch HCl, có nghĩa là trong chất rắn Z chỉ có Ag và Cu sinh ra; Al, Fe tham gia phản ứng hết.

Vậy, các chất đều tham gia phản ứng vừa đủ với nhau. Áp dụng định luật bảo toàn electron, viết các bán  phản ứng, ta sẽ ra được đáp số.

5 tháng 11 2016

+ Cho A tác dụng với dd NaOH dư:

Chất rắn A1: Fe3O4, Fe; dd B1: NaAlO2 và NaOH dư; khí C1: H2

+ Cho khí C1 tác dụng với A1

Fe3O4 + 2H2 ---> 3Fe + 4H2O.

Chất rắn A2: Fe, Al, Al2O3

+ Cho A2 tác dụng H2SO4 đặc nguội.

Al2O3+ 3H2SO4---->Al2(SO4)3+3H2O

Dd B2: Al2(SO4)3

+ Cho B2 tác dụng với dd BaCl2

Al2(SO4)3+ 3BaCl2--->2AlCl3+3BaSO4

B3: BaSO4

Xác định được các chất: A1, A2, B1, B2, B3, C1

5 tháng 11 2016

mik sót mất pthh đầu

2Al+2NaOh+H2O--->2NaAlO2+H2O

Al2O3+NaOh------->2NaAlO2+H2O

25 tháng 1 2022

a. PTHH: \(2SO_2+O_2\rightarrow^{t^o}_{V_2O_5}2SO_3\) (đoạn này Latex OLM đánh nhiều hơi rối nên không hiểu thì hỏi nhé)

\(SO_3+H_2O\rightarrow H_2SO_4\)

\(300ml=0,3l\)

\(\rightarrow n_{H_2SO_4}=1.0,3=0,3mol\)

Theo phương trình \(n_{O_2}=n_{SO_3}=n_{H_2SO_4}=0,3mol\)

\(\rightarrow m_{SO_2}=64.0,3=19,2g\)

b. PTHH: \(Al_2O_3+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2O\)

\(n_{Al_2O_3}=\frac{15,3}{102}=0,15mol\)

Xét tỉ lệ \(n_{Al_2O_3}>\frac{n_{H_2SO_4}}{3}\)

Vậy \(Al_2O_3\) dư

Theo phương trình \(n_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=\frac{1}{3}n_{H_2SO_4}=0,1mol\)

\(\rightarrow C_{M_{Al_2\left(SO_4\right)_3}}=\frac{0,1}{0,3}=0,33M\)