“Chí Phèo” là tác phẩm của nhà văn nào sau đây?

A. Ngô...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mở SGK 11 tập 2 trang 109. Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây. Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học     MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN I. KỊCH 1. Khái lược về kịch - Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:…………. -...
Đọc tiếp

Mở SGK 11 tập 2 trang 109.

Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây.

Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học

 

 

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

I. KỊCH

1. Khái lược về kịch

- Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:………….

- Đặc trưng của kịch:

+ Đối tượng phản ánh:………………

+ Hành động kịch:………………

+ Nhân vật kịch:………………..

+ Cốt truyện kịch: ………………….

+ Ngôn ngữ kịch:…………..

- Phân loại kịch:

+ Theo nội dung, ý nghĩa:…………

+ Theo hình thức ngôn ngữ diễn đạt:………….

3. Yêu cầu đọc kịch bản văn học

(Tóm tắt ngắn gọn các yêu cầu vào vở )

II. Văn nghị luận

1. Khái lược về văn nghị luậ.

- Khái niệm: Nghị luận là………………. Ví dụ:

- Phân loại:

+ Theo thời gian:…………………..

+ Theo đối tượng và vấn đề nghị luận:…………………….

2. Yêu cầu đọc văn nghị luận: (Tóm tắt ngắn gọn vào vở)

III. Luyện tập

Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích Romeo và Juliet- Sechxpia) bằng việc trả lời câu hỏi sau:

- Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị ngăn trở bởi điều gì?

- Tìm những biểu hiện cho thấy cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho tình yêu của mình trước những thử thách không dễ vượt qua.

- Những suy nghĩ của các nhân vật đã thôi thúc họ hành động như thế nào? - Những suy nghĩ và hành động của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?

 

13
2 tháng 3 2022

loading...  loading...  

2 tháng 3 2022

loading...  loading...  

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:             Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó.

            Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có cả dinh thự lộng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng. Không chịu được sự “bất công” đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai…

            Chính lòng đố kị đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại.

            Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

(Trích Về những câu chuyện ngụ ngôn, nguồn Internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. (0.5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả ngụ ngôn lại cho rằng: mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó. (0.5 điểm)

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục? (1.0 điểm)

Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì tâm đắc nhất từ đoạn ngữ liệu trên? Vì sao? (1.0 điểm)

8
20 tháng 5 2021

hhj

 

30 tháng 1 2024

Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.

Thời đại:

Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực

Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.

Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.

Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta...
Đọc tiếp

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đông ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả''.( đoạn 1)

Tác giả nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẵn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.(đoạn 2)

Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê.Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò ...''(đoạn 3)

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi :

1) cho biết nội dung chính của đoạn văn trên

2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã cho biết những lí do nào mà hình ảnh con cò gắn bó nhiều với ca dao dân ca Việt Nam

3) Ở đoạn (1), tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng gì?

4) Ở đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác lập luận gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?

5)chép 4 bài ca dao có hình ảnh con cò

 ai có lòng tốt giúp mình đi

 
5
26 tháng 9 2016

Nội dung chính: Đoạn 1: Nói về hình ảnh thông qua con cò, và các loài chim để thể hiện phẩm chất con người.

Đoạn 2: Nói về con trâu hình ảnh thân thuộc với con người Việt

Đoạn 3: Lời ru của người mẹ, hình ảnh quê mẹ

Tất cả 3 đoạn đề hướng tới 1 ý chính đó là hình ảnh thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ thông qua hình ảnh đó ta thấy được nét đẹp bên trong từng câu nói.

 

 

26 tháng 9 2016

khocroi

 

 

30 tháng 1 2020

Nhà văn Nam Cao là một nhà văn tên tuổi có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Việc xây dựng nhân vật vô cùng đặc sắc điển hình tạo nên sự thành công trong sự nghiệp của Nam Cao đó chính là nhân vật Chí Phèo.

    Với tác phẩm "Chí Phèo" tác giả Nam Cao xứng đáng với tên tuổi nổi bật của mình trong nền văn học nước nhà. Bởi nói tới nỗi khổ của người nông dân thì nhiều nhà văn đã thành công với nhiều tác phẩm nổi tiếng như tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.

    Chí Phèo là một thanh niên bản tính hiền lành, lương thiện, nhưng chính xã hội phong kiến, tầng lớp bóc lột của xã hội cũ đã chà đạp, xô đẩy cuộc đời Chí Phèo tới chân tường, không lối thoát, đánh mất giá trị con người mình, mất đi tính lương thiện vốn có của người nông dân hiền lành chất phác.

    Nhân vật Chí Phèo khổ từ khi mới sinh ra, bởi anh là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ. Rồi may mắn được bác phó cối nhặt về nuôi dưỡng thương yêu như con của mình. Nhưng chỉ được vài năm thì bác phó cối chết đi, Chí Phèo lang thang đi ở đợ cho hết nhà này tới nhà khác kiếm miếng ăn.

    Năm mười mấy tuổi Chí Phèo đi làm canh điền cho gia đình giàu có quyền lực nhất làng Vũ Đại chính là nhà Bá Kiến. Chí Phèo được tiếng là hiền lành chăm chỉ như cục đất suốt ngày chỉ biết làm việc mà thôi. Dù không được học hành nhiều nhưng Chí Phèo hiểu thế nào là đúng sai, phải trái. Trong nhà Bá Kiến có bà Ba thường xuyên bắt Chí Phèo lên hầu hạ bóp chân, đấm lưng, bà ba còn trẻ nên có nhiều mong muốn trong vấn đề tình cảm, nhưng lão Bá Kiến thì già rồi nên không thể chiều bà thường xuyên được. Bà ba vợ lão Bá Kiến để mắt tới Chí Phèo, Chí Phèo biết và lão Bá Kiến biết.

    Những lúc như vậy, Chí Phèo cảm thấy nhục chứ chẳng vui vẻ gì. Lão Bá Kiến thì sinh ghen tuông vô cớ với Chí Phèo rồi lão âm mưu vu vạ, cho Chí Phèo tội ăn cắp đẩy anh vào tù chừng bảy, tám năm gì đó tưởng đâu Chí Phèo đã chết mất mạng trong tù rồi chẳng ai còn nhớ tới anh nữa.

    Chính những thời gian bị ngồi tù oan đã biến Chí Phèo từ con người hiền lành lương thiện trở một kẻ bị lưu manh hóa, đánh mất tính lương thiện trong mình. Khi mãn hạn tù trở về làng Vũ Đại, Chí Phèo đã biến thành một người hoàn toàn khác với trước kia, một tên giang hồ thật sự, răng cạo trắng ởn, đầu trọc lốc, ai nhìn thấy hắn cũng lảng tránh. Hắn đã trở thành tay sai cho Bá Kiến trong những việc đánh đấm đòi nợ thuê. Cuộc đời Chí Phèo từ khi ra tù về hắn triền miên trong những cơn say rượu, hết rượu, hết tiền hắn cướp để có tiền tiếp tục mua rượu uống. Hắn thật sự đã biến chất trở thành nỗi khiếp sợ của những người dân hiền lành lương thiện.

    Khi xây dựng nhân vật Chí Phèo có lẽ Nam Cao đã phản ánh vô cùng sống động, chân thực cuộc sống của xã hội cũ, những người nông dân bị bần cùng, hủy hoại về tâm hồn vì sự nghèo khổ áp bức, tới cùng quẫn. Nhân vật Chí Phèo bị sa lầy trong vũng bùn của sự xuống cấp đạo đức, tha hóa lòng nhân hậu sự lương thiện. Nhưng chính Bá Kiến và xã hội lúc đó là nguyên nhân xô đẩy Chí Phèo tới bước đường đó. Sự tha hóa của Chí Phèo đã tố cáo tội ác dã man của xã hội phong kiến đã chà đạp lên nhân cách số phận của người nông dân, khiến cho người nông dân đánh mất nhân cách, tính thiện lương trong con người mình.

    Càng đi sâu vào những bi kịch của người nông dân trước khi cách mạng tháng Tám xảy ra Nam Cao càng nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong vẻ ngoài xù xì gai góc của họ. Mỗi người nông dân đều có nội tâm phong phú sâu sắc. Chí Phèo là một con người lương thiện, bản chất hiền lành nhưng chính xã hội đó đã tước đi quyền làm người lương thiện của Chí Phèo.

    Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở là một cuộc gặp gỡ định mệnh, chính bát cháo hành của Thị Nở khi Chí Phèo ốm đã cứu vớt linh hồn con người của anh. Chí Phèo cảm thấy một cảm giác khó tả anh mong ước mơ hồ nhớ về nguyện vọng ước mơ của mình ngày xưa. Khi muốn có một mái ấm gia đình, vợ làm việc vợ, chồng làm việc chồng cùng nhau sum vầy sớm tối bên nhau.

    Lần đầu tiên sau nhiều năm Chí Phèo tỉnh rượu hắn mơ hồ nhận thấy sự cô đơn của cuộc đời mình. Chí Phèo muốn có gia đình nhưng cánh cửa trở về làm người lương thiện đang mở ra bỗng đóng sầm trước mắt Chí Phèo. Khi bà cô ruột của Thị Nở không cho Thị Nở qua lại với anh, chê anh là thằng không cha không mẹ, thằng chuyên làm nghề rạch mặt ăn vạ…

    Chí Phèo hận lắm, anh cảm thấy mình chẳng còn gì để mất cả anh muốn trả thù. Anh sẽ tìm tới bà cô Thị Nở cho bà ta một bài học, nhưng bàn chân của Chí Phèo lại đưa anh tới nhà lão Bá Kiến bởi trong tiềm thức Chí Phèo hiểu rằng mình trở nên mất lương thiện, mất tính người đi tới bước đường này đều do lão Bá Kiến gây ra. Câu hỏi Chí Phèo hỏi lão Bá Kiến khiến người đọc vô cùng xúc động "Ai cho tao lương thiện?" đó là câu hỏi thấm thía sâu sắc thể hiện sự đồng cảm của tác giả Nam Cao với đứa con tinh thần của mình.

    Câu chuyện khép lại để lại trong lòng bạn đọc nhiều ám ảnh day dứt trong lòng người đọc về cuộc đời số phận của nhân vật Chí Phèo một con người đáng thương hơn đáng giận, một số phận bị bần cùng lưu manh hóa nhưng thực chất trong con người anh ta sự lương thiện vẫn luôn tồn tại, chỉ có điều nó bị xã hội phong kiến chà đạp lên mà thôi.

    Truyện ngắn "Chí Phèo" với cốt truyện độc đáo, thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của Nam Cao khi đi sâu khai thác nội tâm bên trong con người lao động thể hiện một cây bút lão luyện thiên tài của nền văn học hiện thực. Chí Phèo thật sự là một tác phẩm kinh điển của nền văn học hiện thực nước ta cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ độc đáo hơn.



Yeahhhh, viết xong rồi , học tốt nhé !!

30 tháng 1 2020

Nhà văn Nam Cao là một nhà văn tên tuổi có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Việc xây dựng nhân vật vô cùng đặc sắc điển hình tạo nên sự thành công trong sự nghiệp của Nam Cao đó chính là nhân vật Chí Phèo.

    Với tác phẩm "Chí Phèo" tác giả Nam Cao xứng đáng với tên tuổi nổi bật của mình trong nền văn học nước nhà. Bởi nói tới nỗi khổ của người nông dân thì nhiều nhà văn đã thành công với nhiều tác phẩm nổi tiếng như tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.

    Chí Phèo là một thanh niên bản tính hiền lành, lương thiện, nhưng chính xã hội phong kiến, tầng lớp bóc lột của xã hội cũ đã chà đạp, xô đẩy cuộc đời Chí Phèo tới chân tường, không lối thoát, đánh mất giá trị con người mình, mất đi tính lương thiện vốn có của người nông dân hiền lành chất phác.

    Nhân vật Chí Phèo khổ từ khi mới sinh ra, bởi anh là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ. Rồi may mắn được bác phó cối nhặt về nuôi dưỡng thương yêu như con của mình. Nhưng chỉ được vài năm thì bác phó cối chết đi, Chí Phèo lang thang đi ở đợ cho hết nhà này tới nhà khác kiếm miếng ăn.

    Năm mười mấy tuổi Chí Phèo đi làm canh điền cho gia đình giàu có quyền lực nhất làng Vũ Đại chính là nhà Bá Kiến. Chí Phèo được tiếng là hiền lành chăm chỉ như cục đất suốt ngày chỉ biết làm việc mà thôi. Dù không được học hành nhiều nhưng Chí Phèo hiểu thế nào là đúng sai, phải trái. Trong nhà Bá Kiến có bà Ba thường xuyên bắt Chí Phèo lên hầu hạ bóp chân, đấm lưng, bà ba còn trẻ nên có nhiều mong muốn trong vấn đề tình cảm, nhưng lão Bá Kiến thì già rồi nên không thể chiều bà thường xuyên được. Bà ba vợ lão Bá Kiến để mắt tới Chí Phèo, Chí Phèo biết và lão Bá Kiến biết.

    Những lúc như vậy, Chí Phèo cảm thấy nhục chứ chẳng vui vẻ gì. Lão Bá Kiến thì sinh ghen tuông vô cớ với Chí Phèo rồi lão âm mưu vu vạ, cho Chí Phèo tội ăn cắp đẩy anh vào tù chừng bảy, tám năm gì đó tưởng đâu Chí Phèo đã chết mất mạng trong tù rồi chẳng ai còn nhớ tới anh nữa.

    Chính những thời gian bị ngồi tù oan đã biến Chí Phèo từ con người hiền lành lương thiện trở một kẻ bị lưu manh hóa, đánh mất tính lương thiện trong mình. Khi mãn hạn tù trở về làng Vũ Đại, Chí Phèo đã biến thành một người hoàn toàn khác với trước kia, một tên giang hồ thật sự, răng cạo trắng ởn, đầu trọc lốc, ai nhìn thấy hắn cũng lảng tránh. Hắn đã trở thành tay sai cho Bá Kiến trong những việc đánh đấm đòi nợ thuê. Cuộc đời Chí Phèo từ khi ra tù về hắn triền miên trong những cơn say rượu, hết rượu, hết tiền hắn cướp để có tiền tiếp tục mua rượu uống. Hắn thật sự đã biến chất trở thành nỗi khiếp sợ của những người dân hiền lành lương thiện.

    Khi xây dựng nhân vật Chí Phèo có lẽ Nam Cao đã phản ánh vô cùng sống động, chân thực cuộc sống của xã hội cũ, những người nông dân bị bần cùng, hủy hoại về tâm hồn vì sự nghèo khổ áp bức, tới cùng quẫn. Nhân vật Chí Phèo bị sa lầy trong vũng bùn của sự xuống cấp đạo đức, tha hóa lòng nhân hậu sự lương thiện. Nhưng chính Bá Kiến và xã hội lúc đó là nguyên nhân xô đẩy Chí Phèo tới bước đường đó. Sự tha hóa của Chí Phèo đã tố cáo tội ác dã man của xã hội phong kiến đã chà đạp lên nhân cách số phận của người nông dân, khiến cho người nông dân đánh mất nhân cách, tính thiện lương trong con người mình.

    Càng đi sâu vào những bi kịch của người nông dân trước khi cách mạng tháng Tám xảy ra Nam Cao càng nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong vẻ ngoài xù xì gai góc của họ. Mỗi người nông dân đều có nội tâm phong phú sâu sắc. Chí Phèo là một con người lương thiện, bản chất hiền lành nhưng chính xã hội đó đã tước đi quyền làm người lương thiện của Chí Phèo.

    Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở là một cuộc gặp gỡ định mệnh, chính bát cháo hành của Thị Nở khi Chí Phèo ốm đã cứu vớt linh hồn con người của anh. Chí Phèo cảm thấy một cảm giác khó tả anh mong ước mơ hồ nhớ về nguyện vọng ước mơ của mình ngày xưa. Khi muốn có một mái ấm gia đình, vợ làm việc vợ, chồng làm việc chồng cùng nhau sum vầy sớm tối bên nhau.

    Lần đầu tiên sau nhiều năm Chí Phèo tỉnh rượu hắn mơ hồ nhận thấy sự cô đơn của cuộc đời mình. Chí Phèo muốn có gia đình nhưng cánh cửa trở về làm người lương thiện đang mở ra bỗng đóng sầm trước mắt Chí Phèo. Khi bà cô ruột của Thị Nở không cho Thị Nở qua lại với anh, chê anh là thằng không cha không mẹ, thằng chuyên làm nghề rạch mặt ăn vạ…

    Chí Phèo hận lắm, anh cảm thấy mình chẳng còn gì để mất cả anh muốn trả thù. Anh sẽ tìm tới bà cô Thị Nở cho bà ta một bài học, nhưng bàn chân của Chí Phèo lại đưa anh tới nhà lão Bá Kiến bởi trong tiềm thức Chí Phèo hiểu rằng mình trở nên mất lương thiện, mất tính người đi tới bước đường này đều do lão Bá Kiến gây ra. Câu hỏi Chí Phèo hỏi lão Bá Kiến khiến người đọc vô cùng xúc động "Ai cho tao lương thiện?" đó là câu hỏi thấm thía sâu sắc thể hiện sự đồng cảm của tác giả Nam Cao với đứa con tinh thần của mình.

    Câu chuyện khép lại để lại trong lòng bạn đọc nhiều ám ảnh day dứt trong lòng người đọc về cuộc đời số phận của nhân vật Chí Phèo một con người đáng thương hơn đáng giận, một số phận bị bần cùng lưu manh hóa nhưng thực chất trong con người anh ta sự lương thiện vẫn luôn tồn tại, chỉ có điều nó bị xã hội phong kiến chà đạp lên mà thôi.

    Truyện ngắn "Chí Phèo" với cốt truyện độc đáo, thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của Nam Cao khi đi sâu khai thác nội tâm bên trong con người lao động thể hiện một cây bút lão luyện thiên tài của nền văn học hiện thực. Chí Phèo thật sự là một tác phẩm kinh điển của nền văn học hiện thực nước ta cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ độc đáo hơn.


nguồn : https://doctailieu.com/cam-nhan-ve-nhan-vat-chi-pheo