Di tích thành nhà Mạc (Cao Bằng, Lạng Sơn), Lũy Thầy (Quảng Bình)....">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

- Di tích thành nhà Mạc (Cao Bằng, Lạng Sơn) ngợi cho em nhớ đến cuộc xung đột Nam - Bắc triều.

- Di tích Lũy Thầy (Quảng Bình) ngợi cho em nhớ đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.

- Hệ quả của các cuộc xung đột đó:

+ Hệ quả tiêu cực: sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm nghiêm trọng; hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn); kinh tế đất nước bị tàn phá; hàng vạn dân thường bị xô đẩy vào vòng khói lửa.

+ Hệ quả tích cực: lãnh thổ đất nước được mở rộng dần về phía Nam. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự ra đời của nhà Mạc:

+ Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái, khủng hoảng.

+ Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc (sử gọi là Bắc triều).

- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Nam - Bắc triều:

+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, đối đầu với nhà Mạc (sử gọi là Nam triều)

+ Từ 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An.

- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

+ Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, hai con trai của ông (là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng) còn nhỏ tuổi, nên vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt.

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Kể từ đó, họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.

+ Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

=> Đến năm 1627, xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

- Hệ quả:

+ Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm.

+ Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa”

+ Kinh tế đất nước bị tàn phá, đời sống nhân dân khổ cực

+ Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự ra đời của nhà Mạc:

+ Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái, khủng hoảng.

 

+ Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.

 

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc (sử gọi là Bắc triều).

- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Nam - Bắc triều:

+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, đối đầu với nhà Mạc (sử gọi là Nam triều)

+ Từ 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An.

- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

+ Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, hai con trai của ông (là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng) còn nhỏ tuổi, nên vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt.

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Kể từ đó, họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.

 

+ Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

=> Đến năm 1627, xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

 

- Hệ quả:

+ Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm.

+ Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa”

+ Kinh tế đất nước bị tàn phá, đời sống nhân dân khổ cực

+ Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam.

 

 

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

Lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn:

Hai cuộc xung đột này mang tính chất của cuộc chiến tranh phi nghĩa, khiến đất nước bị chia cắt, người dân phải sống trong cảnh khốn cùng, kinh tế đất nước bị đình trệ, gây ra những thiệt hại lớn về người và của.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự thành lập vương triều Mạc: đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ khủng hoảng, suy yếu. Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, lập ra triều Mạc.

- Chiến tranh Nam - Bắc triều:

+ Các cựu thần nhà Lê không chấp nhận vị trí chính thống của nhà Mạc nên đã tập hợp lực lượng chống lại nhằm khôi phục vương triều Lê.

+ Cuộc chiến xung đột Nam - Bắc triều diễn ra trong những năm 1533 - 592 đã gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho hai bên; ở nhiều nơi, mùa màng bị tàn phá, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc tiêu điều.

- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

+ Sự lớn mạnh của họ Nguyễn ở vùng đất phía nam khiến cho mâu thuẫn giữa chính quyền Lê - Trịnh và họ Nguyễn gia tăng.

+ Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn đã gây ra tình trạng chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài; làm suy yếu quốc gia Đại Việt. Tuy vậy, cuộc xung đột này cũng dẫn tới một số hệ quả tích cực, như: giao thương phát triển mạnh mẽ; lãnh thổ đát nước được mở rộng về phía nam.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

Năm 1545, giữa lúc cuộc chiến Nam - Bắc triều đang diễn ra quyết liệt, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê đã trao lại toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt. Năm 1558, Nguyễn Hoàng (người con thứ của Nguyễn Kim) được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam. Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao tranh, trải qua 7 lần giao chiến không phân thắng bại, năm 1672, hai bên tạm giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới phân chia đất nước. Đàng Trong (vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam, hay còn gọi là Nam Hà) do con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn” và Đàng Ngoài (vùng đất từ sông Gianh trở ra Bắc, hay còn gọi là Bắc Hà) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.

Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

Nội dung

Xung đột Nam – Bắc triều

Xung đột Trịnh – Nguyễn

Người đứng đầu

Bắc triều: Mạc Đăng DungNam triều: Nguyễn KimĐàng trong: Nguyễn HoàngĐàng ngoài: Trịnh Kiểm (chúa Trịnh)

Nguyên nhân

Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.Lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Thời gian

1533 – 1592

1627 – 1672

Hệ quả

Đất nước bị chia cắt.Gây tổn thất lớn về người và của: làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng, nhiều gia đình phải li tán.Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.Chia cắt đất nước, gây đau thương tổn hại cho dân tộc.Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hoá làm suy giả
14 tháng 9 2023

- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....

+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Thông tin về Hô-xê Ri-xan (1861 - 1896, Phi-líp-pin)

- Hô-xê Ri-xan là đại diện tiêu biểu cho xu hướng ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin vào cuối thế kỉ XIX.

- Năm 1892, Hô-xê Ri-xan thành lập ‘Liên minh Phi-líp-pin”, với sự tham gia của nhiều trí thức, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin.

- Năm 1896, Hô-xê Ri-xan bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử.

- Ngày nay, ở thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin, tại nơi Hô-xê Ri-xan bị xử tử, người ra đã xây dựng một quảng trường để tri ân công lao của ông đối với dân tộc.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....

+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Nhận xét về những đóng góp của vua Quang Trung

- Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân Tây Sơn, cùng với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các tướng lĩnh tài ba khác đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giành được nhiều thắng lợi quan trọng, đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc.

- Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn trong việc đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.

- Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng và cải cách đất nước. Ông đã cho triển khai nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… theo hướng: khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định trật tự xã hội, đề cao và phát triển nền văn hóa dân tộc... Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân Tây Sơn, cùng với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các tướng lĩnh tài ba khác đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giành được nhiều thắng lợi quan trọng, đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc.

- Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn trong việc đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.

 

- Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng và cải cách đất nước. Ông đã cho triển khai nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… theo hướng: khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định trật tự xã hội, đề cao và phát triển nền văn hóa dân tộc... Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.