K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2018
Sự Nóng chảy Sự đông đặc
Là chuyển thể từ thể rắn sang thể lơngLà chuyển thể từ thể lỏng sáng thể rắn
Nhiệt độ nóng chảy của môi chất khác đều nhauNhiệt độ đông đặc của mỗi chất đều khác nhau 
Trong suốt quá trình , nhiệt độ của chất không thay đổiTrong suốt quá trình , nhiệt độ của chất không thay đổi
Nóng chảy ở một nhiệt độ xác địnhĐông đặc ở một nhiệt độ xác định
11 tháng 5 2018

- sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc

- sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy

- trong suốt quá trình nóng chảy,đông đặc thì nhiệt độ nóng chảy,đông đặc của vật ko thay đổi

nha

21 tháng 12 2017

Bài thơ được mở đầu bằng khúc hát hào hứng, phấn chấn của người dân chài tiến ra khơi khi hoàng hôn tới.
"mặt trời xuống biển như hòn lửa
.........
câu hát căng buồn cùng gió khơi"
biển hoàng hôn, hình ảnh mặt trời lặn đc so sánh với hòn lửa bị nhúng vào nc--- cảnh biển rực rỡ của những tia nắng cuối cùng xuống dát đỏ cả mặt biển, cùng n~ con sóng bạc đầu tạo ra lấp lánh. 
Hoàng hôn mà vũ trụ ko gợi cảm giác tàn lụi mà lại là chuyển động khỏe khoắn và đẹp
- Câu thơ thứ 2 dùng biện pháp nhân hoá: sóng cài then, cài chặt then nhốt ánh sáng bằng 1 động tác "sập cửa" mau lẹ ---- thiên nhiên vũ trụ huyền bí, mênh mang trong màn đêm nhưng cũng gần gũi, thân thuộc như chính ngôi nhà của mỗi con nguời.
- khi thiên nhiên ngưng nghĩ cũng chính là lúc con nguời ngư dân hào hứng ra khơi --- người lao động ko e sợ màm đêm và biển cả.
----nguời lao động hăng say, chủ động ko ngại khó, ngại khổ
+, cụm từ "lại ra khơi " cho thấy đánh cá ban đêm ngoài biển khơi là một công việc quen thuộc, và thường ngày của người ngư dân=== Nhưng dù quen thuộc vậy mà họ ko chán nản mà lại hào hứng và say mê. Đi liền với côg việc là tiếng hát "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi_ câu hát căng buồn cùng gió khơi
== ngay từ khổ thơ đầu, h ả nguời lao động đã song hành cùng tiếng hát

khổ thơ cuối điệp lại cấu trúc của đoạn mở đầu bài thơ nhưng cảm xúc mạnh hơn. Nghĩa là nó giống như là điệp khúc của 1 khúc ca khải hoàn ngập tràn niềm vui chiến thắng giữa con người vơi thiên nhiên
đoạn thơ như dựng lên 1 cuộc đua tốc độ giữa con thuyền và mặt trời. Hai đối thủ này cách xa nhau bởi nó đc nhắc đến ở đầu mút của bài thơ ---- kết qủa: con người chiến thắng nhờ vào tiếng hát tâm hồn lao động hăng say, phơi phới, con người lạc quan làm chủ thiên nhiên, làm chủ số phận
Điiểm nhìn của tg ở khổ cuối là điểm nhìn linh hoạt, chính điiểm nhìn này giúp tg hoàn thiện bức tranh hoành tráng về lao động.
== Hai câu trên "câu hát.. mặt trời" cái nhìn của tg là cái nhìn của 1 trọng tài đang nhìn đoàn thuyền, hướng về đoàn thuyền thấy đoàn thuyền luớt tới hối hả, căg tràn nhựa sống bởi tiếng hát ngập tràn .

--- thêm vào thành công của bài thơ là nhịp thơ thất ngôn cổ điển cân đối và sang trọng, toát ra 1 âm hưởng lãng mạn và hùng tráng --- đoạn thơ sảng khoái và tràn ngập tình yêu với cảm hứng ngợi ca --- sự ngợi ca Thiên nhiên giàu đẹp sức sống và bàn tay lao động kì diệu của con người.

21 tháng 12 2017

Bài thơ được mở đầu bằng khúc hát hào hứng, phấn chấn của người dân chài tiến ra khơi khi hoàng hôn tới.
"mặt trời xuống biển như hòn lửa
.........
câu hát căng buồn cùng gió khơi"
biển hoàng hôn, hình ảnh mặt trời lặn đc so sánh với hòn lửa bị nhúng vào nc--- cảnh biển rực rỡ của những tia nắng cuối cùng xuống dát đỏ cả mặt biển, cùng n~ con sóng bạc đầu tạo ra lấp lánh. 
Hoàng hôn mà vũ trụ ko gợi cảm giác tàn lụi mà lại là chuyển động khỏe khoắn và đẹp
- Câu thơ thứ 2 dùng biện pháp nhân hoá: sóng cài then, cài chặt then nhốt ánh sáng bằng 1 động tác "sập cửa" mau lẹ ---- thiên nhiên vũ trụ huyền bí, mênh mang trong màn đêm nhưng cũng gần gũi, thân thuộc như chính ngôi nhà của mỗi con nguời.
- khi thiên nhiên ngưng nghĩ cũng chính là lúc con nguời ngư dân hào hứng ra khơi --- người lao động ko e sợ màm đêm và biển cả.
----nguời lao động hăng say, chủ động ko ngại khó, ngại khổ
+, cụm từ "lại ra khơi " cho thấy đánh cá ban đêm ngoài biển khơi là một công việc quen thuộc, và thường ngày của người ngư dân=== Nhưng dù quen thuộc vậy mà họ ko chán nản mà lại hào hứng và say mê. Đi liền với côg việc là tiếng hát "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi_ câu hát căng buồn cùng gió khơi
== ngay từ khổ thơ đầu, h ả nguời lao động đã song hành cùng tiếng hát

khổ thơ cuối điệp lại cấu trúc của đoạn mở đầu bài thơ nhưng cảm xúc mạnh hơn. Nghĩa là nó giống như là điệp khúc của 1 khúc ca khải hoàn ngập tràn niềm vui chiến thắng giữa con người vơi thiên nhiên
đoạn thơ như dựng lên 1 cuộc đua tốc độ giữa con thuyền và mặt trời. Hai đối thủ này cách xa nhau bởi nó đc nhắc đến ở đầu mút của bài thơ ---- kết qủa: con người chiến thắng nhờ vào tiếng hát tâm hồn lao động hăng say, phơi phới, con người lạc quan làm chủ thiên nhiên, làm chủ số phận
Điiểm nhìn của tg ở khổ cuối là điểm nhìn linh hoạt, chính điiểm nhìn này giúp tg hoàn thiện bức tranh hoành tráng về lao động.
== Hai câu trên "câu hát.. mặt trời" cái nhìn của tg là cái nhìn của 1 trọng tài đang nhìn đoàn thuyền, hướng về đoàn thuyền thấy đoàn thuyền luớt tới hối hả, căg tràn nhựa sống bởi tiếng hát ngập tràn .

--- thêm vào thành công của bài thơ là nhịp thơ thất ngôn cổ điển cân đối và sang trọng, toát ra 1 âm hưởng lãng mạn và hùng tráng --- đoạn thơ sảng khoái và tràn ngập tình yêu với cảm hứng ngợi ca --- sự ngợi ca Thiên nhiên giàu đẹp sức sống và bàn tay lao động kì diệu của con người.

28 tháng 10 2020

Giống nhau: Phong trào giải phóng dân tộc đều phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), châu Phi “Lục địa mới mới trỗi dậy”, còn Mĩ Latinh “Đại lục núi lửa” / " Lục địa bùng cháy" .Hầu hết đều giành được độc lập. + Khác nhau :

Tiêu chí so sánhChâu PhiKhu vực Mĩ Latinh
Giai cấp lãnh đạoTư sản dân tộcVô sản và tư sản dân tộc
Nhiệm vụ cách mạngChống chủ nghĩa thực dân cũChống thực dân kiểu mới
Hình thức đấu tranhĐấu tranh chính trị hợp pháp và thương lượngNhiều hình thức đấu tranh phong phú (bãi công, nổi dậy, đấu tranh vũ trang).
Sự phát triển kinh tế sau chiến tranhHầu hết các nước đều đứng trước vấn đề khó khăn, nan giải…Bộ mặt đất nước thay đổi khác trước. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NIC)
25 tháng 1 2019

Giống nhau giữa xào và rán :

- Đều chế biến món ăn bằng phương pháp sử dụng nhiệt

- Đều chế biến món ăn trong môi trường chất béo

Sự khác nhau giữa xào và rán:
- Xào: Là đảo thực phẩm trong chảo với lượng dầu và mỡ vừa phải. Thực phẩm được kết hợp giữa thực vật và động vật đun lửa to trong thời gian ngắn.
- Rán: Là làm chín thực phẩm trong thời gian vừa đủ làm chín thực phẩm, vừa lửa, nhiều dầu hoặc mỡ.

14 tháng 5 2021

Không thể thấu hiểu được câu hỏi cao siêu này.

                                                                         Van Le                                                                                                          xem lại câu hỏi

19 tháng 9 2018

PHẦN I

Điều 1.

Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn.

Điều 2.

1. Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó.

2. Các Quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ trước mọi hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vì các lý do địa vị, hoạt động, những ý kiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha mẹ, người giám hộ pháp lý hoặc những thành viên khác trong gia đình của trẻ em.

Điều 3.

1. Trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu.

2. Các Quốc gia thành viên cam kết bảo đảm dành cho trẻ em sự bảo vệ và chăm sóc cần thiết cho hạnh phúc của các em, có tính đến những quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hay những cá nhân khác có trách nhiệm pháp lý đối với trẻ em và nhằm mục đích đó, sẽ tiến hành mọi biện pháp lập pháp và hành pháp thích hợp.

3. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng những tổ chức, cơ quan và cơ sở chịu trách nhiệm chăm sóc hoặc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ những tiêu chuẩn do các nhà chức trách có thẩm quyền quy định, đặc biệt trong các lĩnh vực an toàn, sức khỏe, về số lượng và tính phù hợp của đội ngũ nhân viên các cơ quan đó, cũng như về sự giám sát trình độ chuyên môn.

Điều 4.

Các Quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp lập pháp, hành pháp thích hợp và các biện pháp khác để thực hiện những quyền của trẻ em được thừa nhận trong Công ước này. Về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các Quốc gia thành viên phải thi hành những biện pháp như vậy ở mức độ tối đa theo khả năng sẵn có của mình, và khi cần thiết, trong khuôn khổ hợp tác quốc tế.

Điều 5.

Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ các bậc cha mẹ, hoặc trong trường hợp thích hợp, của các thành viên trong gia đình mở rộng hay của cộng đồng theo phong tục địa phương quy định, của những người giám hộ pháp lý hay những người khác chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với đứa trẻ, trong việc chỉ bảo và hướng dẫn thích hợp cho trẻ em thực hiện những quyền được thừa nhận trong Công ước này, theo cách thức phù hợp với mức độ phát triển về năng lực của đứa trẻ.

Điều 6.

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền vốn có là được sống.

2. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em.

Điều 7.

1. Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc.

2. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm việc thực hiện những quyền đó phù hợp với pháp luật quốc gia, với những nghĩa vụ của họ theo các văn kiện quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này, đặc biệt trong trường hợp mà nếu không làm như thế thì đứa trẻ sẽ không có quốc tịch.

Điều 8.

1. Các Quốc gia thành viên cam kết tôn trọng quyền của trẻ em được giữ gìn bản sắc của mình, kể cả quốc tịch, họ tên và các quan hệ gia đình được pháp luật thừa nhận, mà không có sự can thiệp bất hợp pháp nào.

2. Khi trẻ em bị tước đoạt một cách bất hợp pháp một số hoặc tất cả những yếu tố thuộc về bản sắc của các em, thì các Quốc gia thành viên phải cung cấp sự trợ giúp và bảo vệ thích hợp, nhằm mục đích nhanh chóng khôi phục lại bản sắc cho các em đó.

Điều 9.

1. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng trẻ em không bị tách khỏi cha, mẹ trái với ý muốn của họ, trừ trường hợp do các cơ quan có thẩm quyền quyết định với sự thẩm định của tòa án rằng theo pháp luật và các thủ tục áp dụng thì việc tách khỏi cha, mẹ như vậy là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em. Quyết định này có thể là cần thiết trong những trường hợp đặc biệt như trẻ em bị cha mẹ lạm dụng hay bỏ mặc, hoặc khi cha mẹ sống ly thân và cần có một quyết định về nơi cư trú của trẻ em.

2. Trong mọi quá trình tố tụng theo như khoản 1, mọi bên liên quan phải được có cơ hội tham gia và bày tỏ quan điểm của mình.

3. Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền của đứa trẻ phải sống cách ly khỏi cha, mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ, được duy trì những quan hệ riêng tư và được tiếp xúc trực tiếp với cả cha và mẹ một cách đều đặn, trừ khi việc này trái với lợi ích tốt nhất của đứa trẻ.

3. Khi việc tách khỏi cha, mẹ như vậy là kết quả của bất kỳ hành động nào của một Quốc gia thành viên như giam giữ, bỏ tù, trục xuất khỏi đất nước, đày đi xa hay chết (gồm cả những cái chết xảy ra do bất kỳ nguyên nhân nào khi người đó đang bị nhà nước giam giữ), của cha hay mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ của đứa trẻ, hay của bản thân đứa trẻ, thì Quốc gia thành viên đó phải cung cấp theo yêu cầu cho cha mẹ, cho đứa trẻ, hoặc nếu thích hợp, cho một thành viên khác của gia đình, những thông tin thiết yếu về địa chỉ của một hay nhiều thành viên vắng mặt của gia đình, trừ khi việc cung cấp thông tin như thế sẽ phương hại đến phúc lợi của đứa trẻ. Các Quốc gia thành viên còn phải bảo đảm rằng việc đề ra yêu cầu như vậy sẽ không tự nó gây nên những hậu quả có hại cho người (hoặc những người) liên quan.

Điều 10.

1. Phù hợp với nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên theo Điều 9, khoản 1, các đơn của đứa trẻ hoặc của cha mẹ đứa trẻ yêu cầu được nhập cảnh vào hay xuất cảnh khỏi một Quốc gia thành viên vì mục đích đoàn tụ gia đình phải được các Quốc gia thành viên xử lý một cách tích cực, nhân đạo và nhanh chóng. Hơn nữa, các Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng việc đưa một yêu cầu như thế sẽ không gây ra những hậu quả có hại cho những người đứng đơn yêu cầu và cho các thành viên gia đình họ.

2. Trẻ em có cha mẹ mà mỗi người cư trú ở các quốc gia khác nhau phải có quyền được duy trì đều đặn, trừ khi gặp hoàn cảnh đặc biệt, các quan hệ cá nhân và tiếp xúc trực tiếp với cả cha và mẹ. Nhằm mục đích đó và phù hợp với nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên theo Điều 9, khoản 2, các Quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền của đứa trẻ và của cha mẹ em được rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả chính quốc gia của họ và quyền trở về quốc gia của họ. Quyền được rời khỏi bất kỳ quốc gia nào sẽ chỉ lệ thuộc vào những điều hạn chế được ghi trong pháp luật và cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, y tế, đạo đức hoặc các quyền và sự tự do của những người khác, và phù hợp với các quyền khác được thừa nhận trong Công ước này.

Điều 11.

1. Các Quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp để chống việc mang trẻ em ra nước ngoài bất hợp pháp và việc không đưa trẻ em trở về từ nước ngoài.

2. Để đạt được mục đích này, các Quốc gia thành viên sẽ thúc đẩy việc ký kết những hiệp định song phương hoặc đa phương có liên quan, hay tham gia các hiệp định hiện có.

Điều 12.

1. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em.

2. Vì mục đích đó, trẻ em phải được đặc biệt trao cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có liên quan đến trẻ, trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện hay một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy tắc thủ tục trong pháp luật quốc gia.

Điều 13.

1. Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng ở mọi lĩnh vực, bằng lời nói, văn bản viết tay hoặc bản in, hay dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn.

2. Việc thực hiện quyền này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, nhưng những hạn chế này phải được quy định bằng pháp luật và là cần thiết:

a. Để tôn trọng các quyền và danh dự của người khác; hoặc

b. Để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức và sức khỏe của cộng đồng.

Điều 14.

1. Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo của trẻ em.

2. Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền, nghĩa vụ của các bậc cha mẹ, và trong trường hợp thích hợp, của những người giám hộ pháp lý, trong việc hướng dẫn trẻ em thực hiện quyền này một cách phù hợp với mức độ phát triển của các em.

3. Quyền tự do thực hành tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể chịu những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết để bảo vệ an ninh công cộng, trật tự xã hội, y tế hay đạo đức của cộng đồng hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.

Điều 15.

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận các quyền của trẻ em được tự do kết giao và hội họp hòa bình.

2. Các Quốc gia thành viên không được đặt ra bất kỳ một hạn chế nào với việc thực hiện các quyền này, ngoài những điều mà đề ra phù hợp với pháp luật và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích của an ninh quốc gia, an ninh công cộng, trật tự xã hội, y tế, đạo đức của cộng đồng, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.

Điều 16.

1. Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em.

2. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy.

Điều 17.

Các Quốc gia thành viên thừa nhận chức năng quan trọng của các phương tiện truyền thông đại chúng và phải bảo đảm rằng trẻ em được thu nhận thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ở phạm vi quốc gia và quốc tế, đặc biệt là những thông tin, tư liệu nhằm mục đích cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức cũng như sức khỏe về thể chất và tinh thần của trẻ em.

Nhằm mục đích này, các Quốc gia thành viên sẽ:

1. Khuyến khích các cơ quan truyền thông đại chúng phổ biến những thông tin và tư liệu có lợi về xã hội và văn hóa cho trẻ em và phù hợp với tinh thần của Điều 29;

2. Khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong việc sản xuất, trao đổi và phổ biến những thông tin và tư liệu như thế từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau ở quốc gia và quốc tế;

3. Khuyến khích việc sản xuất và phổ biến sách dành cho trẻ em;

4. Khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng đặc biệt lưu ý đến những nhu cầu về ngôn ngữ của trẻ em thuộc các nhóm thiểu số hay bản địa;

5. Khuyến khích phát triển những hướng dẫn thích hợp cho việc bảo vệ trẻ em chống lại những thông tin và tư liệu có hại cho lợi ích của các em, có lưu ý đến những quy định được nêu trong các Điều 13 và 18.

Điều 18.

1. Các Quốc gia thành viên phải có những cố gắng cao nhất để bảo đảm việc thừa nhận nguyên tắc là cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của con cái. Cha mẹ, và tùy trường hợp có thể là người giám hộ hợp pháp, có trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của trẻ em. Những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là điều quan tâm cơ bản của họ.

2. Vì mục đích bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện các quyền được quy định trong Công ước này, các Quốc gia thành viên phải dành sự giúp đỡ thích đáng cho các bậc cha mẹ và những người giám hộ hợp pháp trong việc thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ em, và phải bảo đảm phát triển những thể chế, phương tiện và dịch vụ cho việc chăm sóc trẻ em.

3. Các Quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho con cái của những cha mẹ đang làm việc có quyền được hưởng các dịch vụ và phương tiện chăm sóc trẻ em mà họ có đủ tư cách được hưởng.

Điều 19.

1. Các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp về lập pháp, hành pháp, xã hội và giáo dục để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị đánh đập hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả sự xâm phạm tình dục, trong khi trẻ em vẫn nằm trong vòng chăm sóc của cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, của một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em.

2. Những biện pháp bảo vệ như vậy, trong chừng mực thích hợp, cần bao gồm các thủ tục hữu hiệu để thành lập các chương trình xã hội nhằm dành sự hỗ trợ cần thiết cho trẻ em và những người chăm sóc trẻ em, cũng như các hình thức phòng ngừa khác và cho việc xác định, báo cáo, chuyển cấp, điều tra, xử lý và tiến hành những bước tiếp theo trong các trường hợp ngược đãi trẻ em như đã mô tả trên đây, và, nếu thích hợp, cho sự can thiệp về mặt tư pháp.

Điều 20.

1. Một trẻ em, tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình của mình, hoặc vì những lợi ích tốt nhất của chính bản thân mình mà không được phép tiếp tục ở trong môi trường gia đình, có quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của Nhà nước.

2. Các Quốc gia thành viên phải cho các trẻ em như thế được hưởng sự chăm sóc thay thế tương ứng, phù hợp với pháp luật quốc gia.

3. Sự chăm sóc như thế có thể bao gồm nhiều hình thức, chẳng hạn như gửi nuôi, hình thức Kafala theo luật Hồi giáo, việc nhận làm con nuôi, hoặc nếu cần thiết, gửi vào những cơ sở chăm sóc trẻ em thích hợp. Khi cân nhắc các giải pháp, phải quan tâm thích đáng đến mong muốn nuôi dạy trẻ em lâu dài cũng như đến nền tảng dân tộc, tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ của đứa trẻ.

Điều 21.

Các Quốc gia thành viên mà thừa nhận hoặc cho phép việc nhận làm con nuôi phải bảo đảm rằng những lợi ích tốt nhất của trẻ em là mối quan tâm cao nhất trong vấn đề này, và phải:

1. Bảo đảm rằng, việc nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được tiến hành với sự cho phép của những cơ quan có thẩm quyền mà, phù hợp với pháp luật và các thủ tục, và trên cơ sở các thông tin thích hợp và đáng tin cậy, quyết định rằng việc nhận trẻ em làm con nuôi là có thể chấp nhận được khi xét đến thân phận của trẻ em về cha, mẹ, họ hàng, người giám hộ hợp pháp và rằng, nếu được yêu cầu, những người có liên quan đó đồng ý một cách có hiểu biết việc nhận con nuôi trên cơ sở tham khảo ý kiến khi cần thiết;

2. Thừa nhận rằng, việc cho trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi có thể coi như một biện pháp thay thế để chăm sóc trẻ em, nếu như đứa trẻ đó không thể gửi gắm được cho một gia đình chăm nom hay được một gia đình nhận nuôi, hoặc không thể nhận được sự chăm sóc bằng bất cứ cách thức thích hợp nào khác tại nước nguyên quán của em;

3. Bảo đảm rằng trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi cũng được hưởng những sự bảo vệ và điều kiện tương đương theo các quy định hiện hành của việc làm con nuôi trong nước;

4. Thi hành tất cả các biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng, trong trường hợp nhận con nuôi ở nước ngoài, việc nhận con nuôi không dẫn đến sự trục lợi không chính đáng về tài chính của những người liên quan trong việc nhận con nuôi;

5. Khi thích hợp, thúc đẩy những mục tiêu của điều này bằng cách ký kết những dàn xếp hoặc thỏa thuận song phương hay đa phương và cố gắng trong khuôn khổ đó, bảo đảm rằng việc đưa trẻ em sang nước khác làm con nuôi do những cơ quan hay bộ phận có thẩm quyền tiến hành.

Điều 22.

1. Các Quốc gia thành viên phải thực hiện những biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng những trẻ em xin quy chế tị nạn hoặc được xem là người tị nạn theo pháp luật và thủ tục quốc gia hay quốc tế có liên quan, dù có cha mẹ hay bất kỳ một người nào khác đi cùng hay không đi cùng, sẽ nhận được sự bảo vệ và giúp đỡ nhân đạo thích đáng trong việc hưởng các quyền thích hợp nêu ra trong Công ước này, và trong những văn kiện quốc tế khác về quyền con người hay nhân đạo mà những quốc gia có liên quan là thành viên.

2. Nhằm mục đích đó, các Quốc gia thành viên, nếu xét thấy thích hợp, cần hợp tác trong mọi cố gắng của Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức liên chính phủ hay phi chính phủ có thẩm quyền đang hợp tác với Liên Hợp Quốc, để bảo vệ, giúp đỡ những trẻ em như thế, và để tìm kiếm cha mẹ hoặc những thành viên khác trong gia đình của bất kỳ trẻ em tị nạn nào, nhằm có được những thông tin cần thiết để đưa trẻ em đó đoàn tụ gia đình. Trong trường hợp không thể tìm ra cha mẹ hay các thành viên khác của gia đình em thì đứa trẻ đó phải được hưởng sự bảo vệ giống như bất kỳ trẻ em nào mà vĩnh viễn hay tạm thời bị mất môi trường gia đình vì bất kỳ lý do gì, như đã được nêu trong Công ước này.

Điều 23.

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận rằng trẻ em khuyết tật về tinh thần hay thể chất cần được hưởng một cuộc sống đầy đủ và tươm tất trong những điều kiện bảo đảm phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo cơ sở cho trẻ em tham gia tích cực vào cộng đồng.

2. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em khuyết tật được chăm sóc đặc biệt và tùy theo các nguồn lực sẵn có, phải khuyến khích và bảo đảm dành cho trẻ em khuyết tật và cho những người có trách nhiệm chăm sóc sự giúp đỡ mà họ yêu cầu mà thích hợp với điều kiện của trẻ em đó và với hoàn cảnh của cha mẹ hay những người khác chăm sóc trẻ em đó.

3. Trên cơ sở thừa nhận các nhu cầu đặc biệt của trẻ em khuyết tật, sự giúp đỡ dành cho trẻ em khuyết tật theo khoản 2 của điều này phải được cung cấp miễn phí, bất kỳ khi nào có thể, có tính đến khả năng tài chính của cha mẹ hay những người khác chăm sóc trẻ em khuyết tật và sự giúp đỡ đó sẽ được sắp xếp để bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật được tiếp cận một cách hiệu quả và được nhận sự giáo dục, đào tạo, các dịch vụ y tế và dịch vụ phục hồi chức năng, chuẩn bị công ăn việc làm và các cơ hội vui chơi, giải trí theo cách thức có lợi cho việc trẻ em có thể hòa nhập tối đa vào xã hội và phát triển các năng lực cá nhân, kể cả sự phát triển văn hóa và tinh thần của những trẻ em đó.

4. Trên tinh thần hợp tác quốc tế, các Quốc gia thành viên phải thúc đẩy việc trao đổi thông tin thích hợp trên lĩnh vực phòng bệnh và về lĩnh vực chữa trị y tế, tâm lý và chức năng cho trẻ em khuyết tật, kể cả việc phổ biến và tiếp cận các thông tin liên quan đến phương pháp giáo dục, phục hồi chức năng và đào tạo nghề với mục tiêu giúp cho các Quốc gia thành viên nâng cao khả năng và trình độ của họ để mở rộng kinh nghiệm của họ trong những lĩnh vực này. Về mặt này, cần đặc biệt chú ý đến nhu cầu của các nước đang phát triển.

Điều 24.

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe ở mức cao nhất có thể được và được tiếp cận các cơ sở chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Các Quốc gia thành viên phải cố gắng bảo đảm không một trẻ em nào bị tước đoạt quyền được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe như vậy.

2. Các Quốc gia thành viên phải theo đuổi việc thực hiện đầy đủ quyền này, và đặc biệt, phải thực hiện những biện pháp thích hợp để:

a. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em;

b. Bảo đảm dành sự giúp đỡ y tế và chăm sóc sức khỏe cần thiết cho mọi trẻ em, trong đó chú trọng phát triển công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;

c. Chống bệnh tật và nạn suy dinh dưỡng, kể cả trong khuôn khổ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẳng hạn qua việc áp dụng các công nghệ sẵn có và qua việc cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và nước uống sạch, có tính đến những nguy cơ ô nhiễm môi trường;

d. Bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe thích hợp cho người mẹ trước và sau khi sinh;

e. Bảo đảm rằng mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là những bậc cha mẹ và trẻ em, được thông tin, tiếp thu giáo dục và được hỗ trợ trong việc sử dụng các kiến thức cơ bản về sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em, về những ưu điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ, về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và phòng ngừa các tai biến;

f. Phát triển công tác phòng bệnh, hướng dẫn cha mẹ, cũng như các hoạt động giáo dục và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

3. Các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp và hiệu quả nhằm xóa bỏ những tập tục có hại cho sức khỏe của trẻ em.

4. Các Quốc gia thành viên cam kết thúc đẩy và khuyến khích sự hợp tác quốc tế nhằm dần dần đạt đến sự thực hiện đầy đủ các quyền được thừa nhận trong điều này. Về vấn đề này, phải đặc biệt tính đến nhu cầu của các quốc gia đang phát triển.

Điều 25.

Các Quốc gia thành viên thừa nhận rằng những trẻ em được các nhà chức trách có thẩm quyền bố trí chăm sóc, bảo vệ, hoặc điều trị sức khỏe về thể chất hay tinh thần có quyền được hưởng sự xem xét lại theo định kỳ chế độ điều trị và mọi điều kiện khác liên quan đến sự bố trí nói trên.

Điều 26.

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận mọi trẻ em đều có quyền hưởng an sinh xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội, và phải thi hành những biện pháp cần thiết để thực hiện đầy đủ quyền này phù hợp với pháp luật nước mình.

2. Khi thích hợp, các quyền lợi này cần được cung cấp trên cơ sở có tính đến các nguồn lực, hoàn cảnh của trẻ em và của những người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ em, cũng như yếu tố khác có liên quan đến việc xin được hưởng những quyền lợi đó do trẻ em hay người đại diện cho trẻ em thực hiện.

Điều 27.

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của mọi trẻ em được có mức sống thích đáng để phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội.

2. Cha mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ hay những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em có trách nhiệm đầu tiên trong việc bảo đảm các điều kiện sống cần thiết cho sự phát triển của trẻ em theo năng lực và khả năng tài chính của mình.

3. Các Quốc gia thành viên, phù hợp với điều kiện của nước mình và trong phạm vi các phương tiện sẵn có của mình, phải thi hành các biện pháp thích hợp để giúp đỡ các bậc cha mẹ và những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em thực hiện quyền này, và trong trường hợp cần thiết, phải thực hiện những chương trình hỗ trợ và giúp đỡ vật chất, đặc biệt là về dinh dưỡng, quần áo và nhà ở.

4. Các Quốc gia thành viên phải tiến hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm phục hồi việc nuôi dưỡng trẻ em từ cha mẹ hay những người khác có trách nhiệm về tài chính đối với trẻ em tại Quốc gia thành viên đó cũng như ở nước ngoài. Cụ thể, nếu người có trách nhiệm về tài chính đối với trẻ em sống ở một quốc gia khác thì các Quốc gia thành viên phải thúc đẩy việc gia nhập các thỏa thuận quốc tế hay ký kết những thỏa thuận như vậy, cũng như đặt ra những cơ chế thích hợp khác.

Điều 28.

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được học hành, và để từng bước thực hiện quyền này trên cơ sở bình đẳng về cơ hội, phải:

a. Thực hiện chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người;

b. Khuyến khích phát triển nhiều hình thức giáo dục trung học khác nhau, kể cả giáo dục phổ thông và dạy nghề, làm cho những hình thức giáo dục này sẵn có và mọi trẻ em đều có thể tiếp cận, và thi hành các biện pháp thích hợp như đưa ra loại hình giáo dục miễn phí và cung cấp hỗ trợ tài chính trong trường hợp cần thiết;

c. Dùng mọi phương tiện thích hợp để giúp cho tất cả mọi người, trên cơ sở khả năng của mình, đều có thể tiếp cận với giáo dục đại học;

d. Làm cho những hướng dẫn và thông tin về giáo dục và dạy nghề sẵn có và mọi trẻ em đều có thể tiếp cận được;

e. Có biện pháp khuyến khích việc đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ học.

2. Các Quốc gia thành viên phải thi hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng kỷ luật nhà trường được thực hiện phù hợp với nhân phẩm của trẻ em và theo đúng Công ước này.

3. Các Quốc gia thành viên phải thúc đẩy và khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong những vấn đề liên quan đến giáo dục, đặc biệt nhằm đóng góp vào việc xóa bỏ nạn dốt nát và mù chữ trên toàn thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các kiến thức khoa học, kỹ thuật và các phương pháp giảng dạy hiện đại. Về mặt này, nhu cầu của các quốc gia đang phát triển phải được đặc biệt chú ý.

Điều 29.

1. Các Quốc gia thành viên nhất trí rằng, việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới:

a. Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em;

b. Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc;

c. Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và các giá trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ em đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác với nền văn minh của nơi mà trẻ em sinh ra;

d. Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hòa bình, khoan dung, bình đẳng giữa nam và nữ và tình hữu nghị giữa các dân tộc, các nhóm chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và những người gốc bản địa;

e. Phát triển sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên.

2. Không một quy định nào trong điều này hay trong Điều 28 sẽ được giải thích theo hướng làm tổn hại đến quyền tự do của các cá nhân và tập thể được thành lập và điều hành những tổ chức giáo dục, với điều kiện phải luôn tuân thủ nguyên tắc được nêu trong khoản 1 của điều này và phù hợp các yêu cầu là giáo dục do các tổ chức đó cung cấp phải tuân theo các tiêu chuẩn tối thiểu mà Nhà nước đặt ra.

Điều 30.

Tại những quốc gia có các nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo hay ngôn ngữ hoặc những người bản địa, trẻ em thuộc một nhóm thiểu số đó hoặc trẻ em bản địa sẽ không bị khước từ quyền được hưởng nền văn hóa của mình, được bày tỏ, thực hành tôn giáo của mình và sử dụng ngôn ngữ của mình khi sinh hoạt trong cộng đồng với các thành viên khác của nhóm.

Điều 31.

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và thư giãn, được tham gia vui chơi và những hoạt động giải trí và được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi.

2. Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng và thúc đẩy quyền của trẻ em được tham gia đầy đủ vào sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật, và sẽ khuyến khích việc dành cho trẻ em những cơ hội bình đẳng, thích hợp trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí và thư giãn.

Điều 32.

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và không phải làm bất kỳ Công việc gì nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ em, hoặc có hại đối với sức khỏe hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ em.

2. Các Quốc gia thành viên phải thi hành những biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục để bảo đảm thực hiện điều này. Để đạt mục tiêu này, và tính đến những điều khoản thích hợp của những văn kiện quốc tế khác, các Quốc gia thành viên phải:

a. Quy định một hay nhiều mức tuổi tối thiểu được phép thu nhận vào làm công;

b. Có các quy định thích hợp về giờ giấc và điều kiện lao động của người làm công;

c. Có các hình thức phạt tiền hay các hình thức phạt thích hợp khác để bảo đảm thực hiện điều này.

Điều 33.

Các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp, bao gồm những biện pháp lập pháp, hành pháp, xã hội và giáo dục để bảo vệ trẻ em khỏi bị lôi kéo vào việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma túy và kích thích thần kinh như đã được quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan, và để ngăn ngừa việc sử dụng trẻ em vào việc sản xuất, buôn bán bất hợp pháp các chất đó.

Điều 34.

Các Quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em trước mọi hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục. Vì mục đích này, các Quốc gia thành viên phải đặc biệt thực hiện mọi biện pháp thích hợp ở cấp quốc gia, song phương và đa phương để ngăn ngừa;

1. Việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kỳ hoạt động tình dục trái pháp luật nào;

2. Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong hoạt động mại dâm hay các hoạt động tình dục trái pháp luật khác;

3. Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong các cuộc biểu diễn hay trong các tài liệu khiêu dâm.

Điều 35.

Các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp song phương và đa phương thích hợp để ngăn ngừa việc bắt cóc, buôn bán trẻ em vì bất kỳ mục đích gì, dưới bất kỳ hình thức nào.

Điều 36.

Các Quốc gia thành viên phải bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bóc lột khác làm phương hại về bất kỳ phương diện nào đến phúc lợi của trẻ em.

Điều 37.

Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng:

1. Không trẻ em nào bị tra tấn hay bị đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm. Những người dưới 18 tuổi nếu gây ra những hành động phạm pháp sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân mà không có khả năng được phóng thích;

2. Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất;

3. Mọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng phẩm giá vốn có của con người, theo cách thức có tính đến các nhu cầu của những người ở lứa tuổi các em. Đặc biệt, mọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được cách ly với người lớn, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ mà không nên làm như vậy, và các em phải có quyền duy trì sự tiếp xúc với gia đình qua thư từ và các cuộc viếng thăm, trừ những trường hợp ngoại lệ;

4. Mọi trẻ em bị tước tự do có quyền được nhanh chóng tiếp cận sự trợ giúp pháp lý và những trợ giúp thích hợp khác, cũng như quyền được chất vấn tính chất hợp pháp của việc tước tự do đó trước một tòa án hay cơ quan có thẩm quyền, độc lập, vô tư khác và có quyền đòi hỏi một quyết định nhanh chóng liên quan đến bất kỳ hành động nào như vậy.

Điều 38.

1. Các Quốc gia thành viên cam kết tôn trọng và bảo đảm tôn trọng những quy tắc về luật nhân đạo quốc tế trong các cuộc xung đột vũ trang có liên quan đến trẻ em mà có hiệu lực với nước mình.

2. Các Quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp khả thi có thể thực hiện được nhằm bảo đảm rằng những người chưa đến tuổi 15 không phải trực tiếp tham gia chiến sự.

3. Các Quốc gia thành viên phải tránh tuyển mộ bất kỳ người nào chưa đến 15 tuổi vào lực lượng vũ trang của mình; khi tuyển mộ trong số những người đã đến 15 tuổi nhưng chưa đến 18 tuổi, các Quốc gia thành viên phải cố gắng ưu tiên tuyển mộ những người nhiều tuổi nhất trong số đó.

4. Phù hợp với nghĩa vụ của mình theo luật nhân đạo quốc tế là bảo vệ dân thường trong các cuộc xung đột vũ trang, các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp có thể thực hiện được nhằm bảo đảm sự bảo vệ và chăm sóc những trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.

Điều 39.

Các Quốc gia thành viên phải tiến hành mọi biện pháp thích hợp để thúc đẩy sự phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hòa nhập xã hội của trẻ em là nạn nhân của bất kỳ hình thức bỏ mặc, bóc lột hay lạm dụng nào; tra tấn hay bất kỳ hình thức đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ thấp nhân phẩm nào khác; hoặc của các cuộc xung đột vũ trang. Sự phục hồi và tái hòa nhập đó phải diễn ra trong môi trường giúp cho sức khỏe, lòng tự trọng và phẩm giá của trẻ em được phát triển.

Điều 40.

1. Các Quốc gia thành viên Công nhận quyền của mọi trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị xác nhận là đã vi phạm luật hình sự được đối xử theo cách thức phù hợp với việc thúc đẩy nhận thức của trẻ em về nhân cách và phẩm giá vốn có, một cách thức tăng cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền và tự do cơ bản của người khác và có tính đến độ tuổi của trẻ em cũng như mong muốn thúc đẩy sự tái hòa nhập của trẻ và giúp trẻ em đảm đương một vai trò có tính chất xây dựng trong xã hội.

2. Nhằm mục đích đó và xét đến những điều khoản thích hợp trong các văn kiện quốc tế, cụ thể, các Quốc gia thành viên sẽ bảo đảm rằng:

a. Không một trẻ em nào bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị xác nhận là đã vi phạm luật hình sự vì những hành động hay không hành động mà luật quốc gia và quốc tế không cấm vào thời điểm xảy ra;

b. Mọi trẻ em bị tình nghi hay bị cáo buộc là đã vi phạm luật hình sự được có ít nhất những điều bảo đảm sau đây:

i. Được coi là vô tội cho tới khi bị chứng minh rằng đã phạm tội theo pháp luật;

ii. Được thông báo nhanh chóng và trực tiếp về lời buộc tội và nếu thích hợp, được thông báo qua cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của mình, được trợ giúp về mặt pháp lý hoặc những trợ giúp thích hợp khác để chuẩn bị và trình bày lời bào chữa của mình;

iii. Được một nhà chức trách, hoặc cơ quan tư pháp có thẩm quyền, độc lập và vô tư xem xét vụ việc một cách khẩn trương tại một phiên tòa công bằng theo pháp luật, có sự trợ giúp về mặt pháp lý hay trợ giúp thích hợp khác, trừ trường hợp không nên làm như vậy vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, đặc biệt xét đến độ tuổi và tình trạng của trẻ em, của cha mẹ hay những người giám hộ hợp pháp;

iv. Không bị ép buộc phải đưa ra lời khai hoặc nhận tội; được thẩm vấn hoặc yêu cầu thẩm vấn những người làm chứng chống lại mình; được tham gia và thẩm vấn những người làm chứng cho mình theo những điều kiện bình đẳng;

v. Nếu bị coi là đã vi phạm luật hình sự, thì có quyền yêu cầu một nhà chức trách hoặc cơ quan tư pháp có thẩm quyền cao hơn, độc lập và vô tư xem xét lại quyết định và những biện pháp thi hành theo quyết định đó theo pháp luật;

vi. Được trợ giúp phiên dịch miễn phí nếu trẻ em không hiểu hay không nói được ngôn ngữ sử dụng trong quá trình tố tụng;

vii. Mọi điều riêng tư của trẻ em phải được hoàn toàn tôn trọng trong mọi giai đoạn tố tụng.

3. Các Quốc gia thành viên phải tìm cách thúc đẩy việc thiết lập những đạo luật, thủ tục, các cơ quan và thể chế áp dụng riêng cho những trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị xác nhận là đã vi phạm luật hình sự, và cụ thể là:

c. Xác định độ tuổi tối thiểu mà dưới độ tuổi đó trẻ em sẽ được coi là không có khả năng vi phạm luật hình sự;

d. Bất kỳ khi nào thấy thích hợp và cần thiết cần đề ra các biện pháp xử lý những trẻ em vi phạm pháp luật hình sự mà không phải sử dụng đến thủ tục tư pháp, miễn là các quyền con người và những bảo vệ pháp lý được tôn trọng đầy đủ.

4. Đưa ra nhiều biện pháp khác nhau như ra lệnh chăm sóc, hướng dẫn và giám sát; tư vấn; thử thách; chăm nuôi; các chương trình giáo dục và dạy nghề và những biện pháp thay thế khác cho việc quản lý tại cơ sở nhằm bảo đảm cho trẻ em được đối xử phù hợp với phúc lợi của trẻ và tương xứng với hoàn cảnh cũng như hành vi phạm tội của trẻ.

Điều 41.

Không một quy định nào trong Công ước này làm ảnh hưởng tới bất kỳ quy định nào khác mà tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc thực hiện quyền trẻ em, mà có thể được nêu trong:

1. Pháp luật của một Quốc gia thành viên; hay,

2. Pháp luật quốc tế có hiệu lực với quốc gia đó.

PHẦN II

Điều 42.

Các Quốc gia thành viên cam kết phổ biến rộng rãi những nguyên tắc và quy định của Công ước này tới người lớn cũng như trẻ em, bằng các phương tiện thích hợp và tích cực.

Điều 43.

1. Nhằm mục đích xem xét sự tiến bộ mà các Quốc gia thành viên đạt được trong việc thực hiện những nghĩa vụ họ đã cam kết trong Công ước này, một Ủy ban về quyền trẻ em được thành lập để thực hiện các chức năng quy định dưới đây:

2. Ủy ban này bao gồm 18 chuyên gia có đạo đức tốt và có năng lực được thừa nhận trong lĩnh vực mà Công ước đề cập[1]. Các thành viên của Ủy ban sẽ do những Quốc gia thành viên bầu ra trong số công dân của mình và họ sẽ làm việc với tư cách cá nhân, có tính đến sự phân bố công bằng về địa lý cũng như các hệ thống pháp luật chính.

3. Các thành viên của Ủy ban được bầu bằng cách bỏ phiếu kín từ danh sách những người do các Quốc gia thành viên đề cử. Mỗi Quốc gia thành viên có thể đề cử một công dân của nước mình.

4. Cuộc bầu cử đầu tiên sẽ được tiến hành không muộn hơn 6 tháng kể từ ngày Công ước có hiệu lực và sau đó cứ 2 năm tiến hành một lần[HTC1]. Ít nhất 4 tháng trước mỗi cuộc bầu cử, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi thư tới các Quốc gia thành viên mời họ đề cử trong vòng 2 tháng. Sau đó, Tổng Thư ký sẽ chuẩn bị một danh sách theo thứ tự trong bảng chữ cái những người đã được đề cử, trong đó nêu rõ Quốc gia thành viên đề cử họ, và sẽ gửi danh sách đó cho các Quốc gia thành viên của Công ước này.

5. Các cuộc bầu cử được tổ chức trong phiên họp của các Quốc gia thành viên do Tổng Thư ký triệu tập tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Các phiên họp này phải có ít nhất hai phần ba số các Quốc gia thành viên tham dự, những người được bầu vào Ủy ban là những người nhận được số phiếu cao nhất và chiếm đa số tuyệt đối trong tổng số phiếu của đại diện các Quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu.

6. Các thành viên của Ủy ban được bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Họ có quyền tái cử nếu như được đề cử lại. Nhiệm kỳ của 5 trong số những thành viên được bầu trong lần bầu cử đầu tiên sẽ kết thúc sau 2 năm. Ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên, tên của 5 thành viên này sẽ được Chủ tịch phiên họp chọn bằng rút thăm.

7. Nếu một thành viên của Ủy ban chết hoặc từ chức hay tuyên bố rằng vì bất kỳ một lý do nào khác không thể đảm nhiệm công việc trong Ủy ban, Quốc gia thành viên đã đề cử thành viên đó sẽ có quyền bổ nhiệm một chuyên gia khác là công dân nước mình làm việc trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, với sự chấp thuận của Ủy ban.

8. Ủy ban sẽ đề ra các quy tắc thủ tục riêng của mình.

9. Ủy ban sẽ bầu ra các quan chức của mình theo nhiệm kỳ 2 năm.

10. Thông thường, các phiên họp của Ủy ban được tổ chức tại trụ sở của Liên Hợp Quốc hay bất kỳ nơi thuận tiện nào khác do Ủy ban quyết định. Thông thường Ủy ban họp hàng năm. Thời gian các phiên họp của Ủy ban sẽ được quyết định và xem xét lại, nếu cần thiết, bằng một phiên họp của các Quốc gia thành viên Công ước này, với sự thông qua của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

11. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ cung cấp nhân sự và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện có hiệu quả các chức năng của Ủy ban theo Công ước này.

12. Với sự thông qua của Đại Hội đồng, các thành viên của Ủy ban được thành lập theo Công ước này được nhận thù lao của Liên Hợp Quốc theo những quy định và điều kiện mà Đại Hội đồng quy định.

Điều 44.

1. Các Quốc gia thành viên cam kết trình lên Ủy ban, thông qua Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, các báo cáo về những biện pháp mà họ đã đề ra nhằm thực hiện các quyền được thừa nhận trong Công ước này, và về những tiến bộ mà họ đã đạt được trong việc thực hiện các quyền này:

a. Trong vòng 2 năm kể từ khi Công ước có hiệu lực đối với Quốc gia thành viên liên quan;

b. Sau đó cứ 5 năm một lần.

2. Các báo cáo được đệ trình theo điều này phải nêu ra những nhân tố và các khó khăn, nếu có, mà ảnh hưởng đến việc thực hiện những nghĩa vụ nêu ra trong Công ước này. Các báo cáo cũng phải cung cấp đầy đủ thông tin để Ủy ban có thể hiểu biết toàn diện về tình hình thực hiện Công ước ở nước có liên quan.

3. Một Quốc gia thành viên đã trình báo cáo tổng thể đầu tiên với Ủy ban không cần nhắc lại trong các báo cáo tiếp theo được gửi theo khoản 1 (b) những thông tin cơ bản đã cung cấp trước đó.

4. Ủy ban có thể yêu cầu các Quốc gia thành viên cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến việc thực hiện Công ước.

5. Ủy ban sẽ trình báo cáo về hoạt động của mình cho Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hai năm một lần, thông qua Hội đồng Kinh tế và Xã hội.

6. Các Quốc gia thành viên phải Công bố rộng rãi những báo cáo quốc gia về việc thực hiện Công ước cho công chúng nước mình.

Điều 45.

Để thúc đẩy sự thực hiện có hiệu quả Công ước và khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực mà Công ước này đã đề cập:

1. Các tổ chức chuyên môn, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc và những cơ quan khác của Liên Hợp Quốc có quyền có đại diện trong khi xem xét việc thực hiện những quy định của Công ước này thuộc phạm vi trách nhiệm của các cơ quan đó. Ủy ban có thể mời các tổ chức chuyên môn, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc và những cơ quan có thẩm quyền khác mà Ủy ban coi là thích hợp để cung cấp các ý kiến tư vấn chuyên môn về việc thực hiện Công ước trong các lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm của những cơ quan này. Ủy ban có thể đề nghị các tổ chức chuyên môn, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc và những cơ quan khác của Liên Hợp Quốc cung cấp các báo cáo về việc thực hiện Công ước trong những lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của họ;

2. Nếu xét thấy thích hợp, Ủy ban sẽ chuyển tới các tổ chức chuyên môn, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc và những cơ quan có thẩm quyền khác bất kỳ báo cáo của các Quốc gia thành viên mà đưa ra đề nghị hoặc nêu nhu cầu tư vấn hay trợ giúp kỹ thuật, cùng với những nhận xét và gợi ý của Ủy ban, nếu có, về những đề nghị hay nhu cầu đó;

3. Ủy ban có thể khuyến nghị Đại Hội đồng yêu cầu Tổng Thư ký thay mặt mình tiến hành các nghiên cứu về những vấn đề cụ thể liên quan tới quyền trẻ em;

4. Ủy ban có thể nêu những gợi ý và khuyến nghị chung dựa trên các thông tin nhận được theo Điều 44 và 45 của Công ước này. Những gợi ý và khuyến nghị chung này sẽ được chuyển tới bất kỳ Quốc gia thành viên nào có liên quan và sẽ được báo cáo với Đại Hội đồng, cùng với các bình luận, nếu có, của những Quốc gia thành viên.

PHẦN III

Điều 46.

Công ước này để ngỏ cho mọi quốc gia ký.

Điều 47.

Công ước này phải được phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

Điều 48.

Công ước này được để ngỏ cho bất kỳ quốc gia nào gia nhập. Các văn kiện gia nhập sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

Điều 49.

1. Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 kể từ ngày văn kiện phê chuẩn thứ 20 được nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

2. Đối với mỗi quốc gia phê chuẩn hay gia nhập Công ước sau khi văn kiện phê chuẩn hay gia nhập thứ 20 được nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 kể từ ngày văn kiện phê chuẩn hay gia nhập của quốc gia đó được nộp lưu chiểu.

Điều 50.

1. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào đều có quyền đề xuất sửa đổi và đệ trình đề xuất này cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Ngay sau đó, Tổng Thư ký sẽ thông báo những đề xuất sửa đổi cho các Quốc gia thành viên, đồng thời đề nghị các Quốc gia thành viên cho biết có tán thành hay không tán thành việc triệu tập một hội nghị các Quốc gia thành viên để xem xét và biểu quyết về các đề xuất đó. Nếu trong vòng 4 tháng kể từ ngày thông báo, có ít nhất một phần ba số Quốc gia thành viên tán thành triệu tập một hội nghị như vậy, thì Tổng Thư ký triệu tập hội nghị này dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Bất kỳ sửa đổi nào được chấp nhận bởi đa số các Quốc gia thành viên có mặt và biểu quyết tại hội nghị sẽ được đệ trình cho Đại Hội đồng để thông qua.

2. Mọi sửa đổi bổ sung được thông qua theo khoản 1 của điều này sẽ có hiệu lực khi được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và được đa số 2/3 các Quốc gia thành viên chấp nhận.

3. Khi một sửa đổi có hiệu lực, sửa đổi đó sẽ có hiệu lực ràng buộc với những Quốc gia thành viên đã chấp nhận nó, các Quốc gia thành viên khác vẫn bị ràng buộc bởi những quy định của Công ước này và mọi sửa đổi trước đó mà họ đã chấp nhận.

Điều 51.

1. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ nhận và gửi tới mọi Quốc gia thành viên văn bản bảo lưu của các quốc gia khi phê chuẩn hay gia nhập Công ước.

2. Mọi bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của Công ước này sẽ không được chấp nhận.

3. Có thể rút những điều bảo lưu vào bất cứ lúc nào bằng gửi một thông báo tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, sau đó Tổng Thư ký phải thông báo cho mọi Quốc gia thành viên. Thông báo rút lui bảo lưu này sẽ có hiệu lực từ ngày Tổng Thư ký nhận được.

Điều 52.

Mọi Quốc gia thành viên đều có thể tuyên bố rút khỏi Công ước này bằng một thông báo bằng văn bản gửi đến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Tuyên bố rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ khi Tổng Thư ký nhận được thông báo.

Điều 53.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc được chỉ định làm người lưu chiểu Công ước này.

Điều 54.

Công ước này được làm bằng tiếng Ả-rập, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, và tiếng Tây Ban Nha, các văn bản đều có giá trị như nhau, sẽ được lưu chiểu tại Cơ quan lưu trữ của Liên Hợp Quốc.

Để làm bằng, các đại diện có đủ thẩm quyền ký tên dưới đây được ủy quyền hợp lệ bởi Chính phủ nước mình, đã ký vào văn bản Công ước này.

19 tháng 9 2018

Đổi k ko minasan

11 tháng 3 2018

Sự giống nhau: sự khoáng đạt, mênh mông, bao la đi đến tận cùng mọi nơi

Sự khác nhau: trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con

- Ý nghĩa:

   + Trí tưởng tượng thông minh của em bé trong trò chơi sáng tạo

   + Ước muốn được hòa nhập với thiên nhiên vĩnh hằng con người

   + Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp