Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chu kỳ tế bào, hay chu kỳ phân bào, là một vòng tuần hoàn các sự kiện xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp, trong đó bộ máy di truyền và các thành phần của tế bào được nhân đôi và sau đó tế bào phân chia làm hai tế bào con.
- Chu kỳ tế bào gồm:
+ Kỳ trung gian.
+ Nguyên phân gồm : Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
Bạn trả lời câu thứ hai giúp mình luôn được không
* Giống nhau:
- đều là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào (ADN, NST).
- đều phát sinh từ các tác động của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể,
- đều di truyền cho thế hệ sau.
- phần đa gây hại cho sinh vật.
- một số được ứng dụng trong trồng trọt.
* Khác nhau:
+ ĐB gene:
- làm biến đổi cấu trúc của gene.
- có các dạng: mất cặp, thêm cặp, thay thế cặp nuclotit.
- có thể gặp ở người và các sinh vật khác.
+ ĐB cấu trúc NST:
- làm biến đổi cấu trúc hoặc số lượng của NST trong tế bào.
- gồm các dạng: đột biến cấu trúc (mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn và đảo đoạn), đột biến số lượng (đa bội, dị bội).
- đột biến có thể gặp ở người, động vật và thực vật (dị bội, đột biến cấu trúc). Không gặp ở người và động vật (đột biến đa bội)
Kì giữa số lượng và trạng thái NST là 2n NST kép => Chọn C
Giai đoạn của nguyên phân khi các NST nằm ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào được gọi là Kì Giữa, giai đoạn khi NST kép bắt đầu phân tách được gọi là Kì sau
đáp án: A. Kì giữa; kì sau.
Giai đoạn của nguyên phân khi các NST nằm ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào được gọi là .............., giai đoạn khi NST kép bắt đầu phân tách được gọi là .........
A. Kì giữa; kì sau.
B. Kì giữa; kì cuối.
C. Kì đầu; kì giữa.
D. Kì sau; kì cuối.
Trong Nguyên Phân NST được hình thành trong giai đoạn A. Kì trung gian khi ADN được tháo xoắn, duỗi thẳng để nhân đôi từ đó để nhân đôi NST trở thành NST bước vào Nguyên Phân
Trước khi vào quá trình nguyên phân NST tồn tại ở trạng thái kép. Vì ở pha S cuả kì trung gian NST tiến hành nhân đôi từ trạng thái đơn thành trạng thái kép.
NST kép:
- Là NST được tạo từ sự nhân đôi NST, gồm 2 cromatit giống nhau và dính nhau ở tâm động.
- Mang tính chất một nguồn gốc: hoặc có từ bố hoặc có từ mẹ.
- Hai cromatit hoạt động như một thể thống nhất.
NST tương đồng:
- Là NST được tạo ra từ cơ chế tổ hợp, gồm 2 NST độc lập với nhau về hình dạng và kích thước.
- Mang tính chất 2 nguồn góc (1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ)
- Hai NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập với nhau.