Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chỉ ra hiện tượng đồng âm trong ví dụ sau:
" Thằng Măng là con chú Tre
Nó bắt tôi về làm tội lột da
Thằng Hành cho chí thằng Hoa
Mắm muối cho vào cay hỡi đắng cay."
Bài 1 :
a ) mùa đông, giữa ngày mưa : ko thể lược bỏ vì trạng ngữ ở đây bổ sung ý nghĩa về thời gian cho vế sau
b) hôm qua:câu bổ sung ý nghĩa về thời gian cho vế sau ,và trong câu t2 của ý b là nói cuyện vs người lớn lên cang ko thể lược bỏ
c) chiều chiều,khi mặt trời lặn : bổ sung về thời gian ko thể lược bỏ vì nếu lược bỏ câu trở nên thiếu nghĩa
Khi mùa đông đến (TN chỉ thời gian), những tán cây dần rụng lá. Để không bị nguy hiểm cho những đứa con của mình (TN chỉ mục đích), chim bố mẹ đã chọn những tán cây còn rậm rạp làm tổ. Chúng bảo vệ con rất tốt.
Tác dụng: Nhấn mạnh vào thời gian và mục đích trong câu.
1: Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ nào? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chi ra đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên.
Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu (nguyên văn chữ Hán) được làm theo thể tứ tuyệt (tuyệt cú).
Bài Cảnh khuya có bốn câu, mỗi câu bảy tiếng và có ba vần (ở các câu 1, 2, 4) không có gì khác với mô hình chung của thể tứ tuyật thất ngôn. Bài thơ này cũng có cấu trúc nội dung theo trình tự khai, thừa, chuyển, hợp: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả tâm trạng. So với mô hình chung, bài thơ này chỉ khác ở cách ngắt nhịp câu 1 và 4. Câu 1 ngắt nhịp 3/4, câu 4 ngắt nhịp 2/5 thay vì ngắt nhịp 4/3 như thông lệ.
Bài Nguyên tiêu (Rằm thúng giêng) theo sát với mô hình cấu trúc chung kể cả cách ngắt nhịp. Bản dịch bài thơ này theo sát ý từng câu nhưng khi chuyển sang thơ lục bát lại có thêm những tính từ miêu tả: lồng lộng (câu 1), bát ngát (câu 4) và động từ ngân, (câu 4).
2: Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya.
Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở Việt Bắc. Cảnh trăng trong mỗi bài đều có nét đẹp riêng. Cảnh trăng trong Cảnh khuya là vẻ đẹp của một đêm trăng rừng với tiếng suối xa trong như tiếng hát. Cảnh trăng trong Rằm tháng giêng là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm đầu năm. Hai bài thơ cùng được Hồ Chí Minh sáng tác ờ Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp đều theo thể tứ tuyệt nhưng một bài viết bằng tiếng Việt và một bài viết bằng chữ Hán.
3: Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thề hiện tâm trạng của nhà thơ?
“Tiếng suối trong như tiếng hát xã”. Cái hay của câu thơ là không cần dùng từ khuya vẫn có thể đưa người đọc đến thẳng vào "Cảnh khuya". Bởi lẽ chỉ ở thời điểm này tiếng suối từ xa vẳng tới mới được nghe rõ thanh âm. Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát là cách so sánh đặc sắc. Người xưa hay ví von tiếng suối với tiếng đàn: Côn Sơn có suối nước trong, ta nghe suối chảy như cung đàn cầm (Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi), hay Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền (Tiếng hát bên sông - Thế Lữ). Nay Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát. Cách liên tưởng của Bác rất chân thực, phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt ở Việt Bắc lúc bấy giờ. Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sống động trẻ trung hơn.
Tiếp theo câu 2 đẹp như một bức tranh: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Đúng là “thi trung hữu họa”. Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ tạo nên những mảng tối, đậm, nhạt, đen, trắng... gợi nên cảnh chập chùng của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa. Tất cả làm thành một bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét và hình khối hòa hợp quân quýt và ấm áp thể hiện trong âm hưởng của hai từ lồng, trong một câu thơ vừa lung linh huyền ảo vừa cổ kính trang nghiêm.
4: Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngừ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
Cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả. Câu 3 thể hiện cốt cách nghệ sĩ lớn của nhà lãnh tụ, người đã nhiều phen bối rối với cảnh trong tù mà trăng quá đẹp. Câu cuối là một bất ngờ đầy thứ vị mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ. Thì ra Người chưa ngủ không phải chỉ để ngắm cảnh mà là để “lo nỗi nước nhà”. Từ “chưa ngủ” ở cuối câu 3 được lặp lại ở đầu câu 4 như cái bản lề mở rộng một cánh cửa hướng nội của tâm hồn nhà thơ, một tâm hồn lớn bao la, vĩ đại biết mấy. Hai nét tâm trạng ấy thông nhất trong con người Bác, con người thi sĩ và chiến sĩ.
5: Trong bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong SGK Ngữ văn 7 tập 1?
Bài Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) có nhiều hình ảnh và từ ngữ rất tương đồng với những hình ảnh và từ ngữ trong nhiều câu thơ ở Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường.
- Hai chữ yên ba rất thường gặp trong thơ cổ điển Trung Quốc Việt Nam nói chung, thơ Đường nói riêng, rốt tiếc câu thơ dịch bỏ mất.
- Hai câu cuối từ ngữ âm điệu rất gần gũi với một số câu thơ Đường và thơ cổ điển quen thuộc: chẳng hạn như hai câu cuối của bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế đời Đường:
Cơ Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Dịch thơ:
Thuyền ai đậu bến Cô Tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Hoặc câu cuối bài Ngư nhân của Không Lộ Thiền sư đời Lí:
Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền.
Dịch thơ:
Quá trưa tỉnh dậy, tuyết che dầy thuyền.
Ngoài ra ý thơ “nước liền trời" ở câu 2 khiến người đọc liên tưởng cảnh quan gác Đằng Vương của Vương Bột:
Lạc hà dữ cô lộ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.
(Ráng trời cùng bay với cò lẻ
Nước thu một màu với trời cao.)
Điều này cho thây màu sắc cổ điển đậm nét trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.
6: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
Câu 1: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên (Đêm nay rằm tháng giêng, trăng vừa tròn) mở ra hình ảnh một vầng trăng xuân “lồng lộng” giữa một bầu trời xuân trong trẻo cao rộng.
Câu 2: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên. (Sông xuân nước xuân liền với trời xuân) mở ra một không gian xa rộng tưởng như không có giới hạn. Trong bảy chữ của câu thơ đã có hết ba chữ xuân làm cho một sắc xuân tràn đầy khắp cả câu thơ. Xuân giang xuân thủy trải ra bề rộng, động từ tiếp tíong tiếp xuân thiên dựng lên cả một chiều cao.
Cách miêu tả không gian ở đây theo cách miêu tả truyền thông của thơ cổ phương Đông, chú ý đến đại thể, đến toàn cảnh, sự hài hòa thông nhất các bộ phận trong cái toàn thể chớ không đi sâu miêu tả tỉ mỉ chi tiết các đường nét.
7: Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mồi bài có nét đẹp riêng như thế nào?
Hai bài thờ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được Hồ Chí Minh làm trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài Cảnh khuya Bác viết năm 1947 vận nước đang rất khó khăn. Bài Rằm tháng giêng Bác viết đầu năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc. Phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh sáng tác chúng ta mới thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan ở vị lãnh tụ kính yêu. Phong thái ấy bộc lộ từ những rung động nhạy cảm, tinh tế dồi dào trước cái đẹp của thiên nhiên đất nước: một đêm trăng rừng, một tiếng suối trong hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng vằng vặc. Phong thái ung dung lạc quan còn toát ra từ hình ảnh lướt đi phơi phới của một con thuyền chở đầy ánh trăng trên đó những người chèo lái cuộc kháng chiến vừa gặt về một mùa ánh sáng rực rỡ trên cánh đồng tương lai cùa đất nước (theo ý nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh trong Trần mà như thể kém gì tiên).
ĐỌC THÊM
NGẮM TRĂNG
Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh)
TIN THẮNG TRẬN
Trăng vào của sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về.
(Hồ Chí Minh)
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-baicanh-khuya-ram-thang-gieng-nguyen-tieu-trang-140-sgk-ngu-van-7-c34a22914.html#ixzz51zwHtwDc
Đáp án : A đúng
giải thích :
Quê hương là vòng tay ấm
→ So sánh quê hương với vòng tay ấmSo sánh quê hương với vòng tay ấm
-từ so sánh : là
Quê hương hương là đêm trăng tỏa
→ So sánh quê hương với đêm trăng (tỏa)So sánh quê hương với đêm trăng (tỏa)
-từ dùng để so sánh: là
Tác dụng phép so sánh trên là: Nhằm tái hiện quê hương là nơi bình dị ,gần gũi ,thân thuộc nhất
---------------------------------------------------------------------------------------------
Chú thích thêm:
-Định nghĩa phép so sánh : là biện pháp tu từ dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng .... với nhau
Các sự vật hiện tương dù có khác nhau về tính chất nhưng nếu chúng mang nét tương đồng thì đều so sánh được với nhau
-Các từ thường dùng để so sánh: như ,giống như, là, hơn,......
Câu 2 (5 điểm):
Tìm các trạng ngữ trong các câu sau ( bằng cách gạch chân ) và cho biết tác dụng các các trạng ngữ đó
a. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.
b. Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, chúng tôi lại ùa ra sân bóng chơi.
c. Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả.
Câu 1: Tìm phép liệt kê có trong các đoạn văn, câu văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu liệt kê gì?
a. Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được nữa.
...............................................................................................
...............................................................................................
b. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt.
...............................................................................................
...............................................................................................
c. Tồi tệ đến thế là cùng. Đối đáp bốp chát, ăn miếng trả miếng,chửi vỡ mặt nhau, đanh đá hàng tôm hàng cá, thơn thớt dựng chuyện vô khống đê tiện một cách nanh ác, trơ táo như thế này thì thật không còn gì để đáng nói nữa.
...............................................................................................
...............................................................................................
d. Lý thuyết cách mạng, văn học cách mạng có hiệu lực giác ngộ; động viên, tổ chức quần chúng nhân dân, đưa quần chúng lên hàng ngũ cách mạng, cho quần chúng một tinh thần, một tư tưởng, kêu gọi quần chúng đứng dậy làm cách mạng, đánh đổ bọn áp bức, bóc lột, phá bỏ quan hệ sản xuất của chúng, giải phóng sức sản xuất của chúng, giải phóng sức sản xuất và lập nên xã hội mới, thích hợp với quyền lợi và nguyện vọng của mình.
...............................................................................................
...............................................................................................
e. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
...............................................................................................
...............................................................................................
f. Cái cò, cái vạc, cái nông
Cùng ăn một đồng, nói chuyện giăng ca. (Ca dao)
...............................................................................................
...............................................................................................
g. Nước ở biển hồ lúc nào cũng xanh trong, mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được.
...............................................................................................
...............................................................................................
h. Làng nào cũng có nhiều cánh, mỗi cánh kết bè kết đảng lại xung quanh một người: cánh cụ Bá Kiến, cánh ông đội Tảo, cánh ông Tư Đạm, cánh ông Bát Tùng.
...............................................................................................
...............................................................................................
Câu a : là Câu chủ động
Câu b : là câu bị động
Chúc bạn học tốt Jeon Jungkook