K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2018

Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.

Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

1 tháng 11 2018

Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.

Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

26 tháng 12 2020

NỘI DUNG CƠ BẢN

Cuối năm 867 đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ toàn diện – Cuộc Duy tân Minh Trị với nội dung cơ bản:

- Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống.

- Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.

 Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

27 tháng 12 2020

Từ cuộc Duy Tân Minh Trị rút ra bài học là:

Giải quyết mọi  bất đồng, xung đột giữa các quốc gia, dân tộc bằng phương pháp đối thoại, hòa bình, chống chiến tranh... ành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Âu, càng tạo điều kiện cho khối phát xít mạnh tay hành động.

1/ theo em, cách mạng tân hợi còn những gì hạn chế?2/ Vì sao cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, các nước khu vực đông nam á lần lượt bị biến thành thuộc địa tư bản phương tây. Em biết gì về đất nước việt nam lúc này3/Vì sao phong trào đấu tranh nhân dân các nước đông nam á cuối 19 đầu 20 lần lượt bị thất bại? Theo em, trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là cơ bản. giải...
Đọc tiếp

1/ theo em, cách mạng tân hợi còn những gì hạn chế?

2/ Vì sao cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, các nước khu vực đông nam á lần lượt bị biến thành thuộc địa tư bản phương tây. Em biết gì về đất nước việt nam lúc này

3/Vì sao phong trào đấu tranh nhân dân các nước đông nam á cuối 19 đầu 20 lần lượt bị thất bại? Theo em, trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là cơ bản. giải thích

4/Qua cuộc duy tân minh trị ở nhật bản, em hãy liên hệ 1 số chính sách của đảng và nhà nước ta hiện nay?

5/ So sánh cuộc duy tân minh trị với cách mạng pháp

6/So sánh giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa tư bản của nhật bản với các nước phương tây

Bạn nào làm được câu nào thì trả lời dưới cho mk nha. Không cần phải trả lời hết tất cả đâu.Mk sẽ tick cho.Mk cảm ơn nhiều

1
26 tháng 11 2016

1.Hạn chế:
+Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.

Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất

22 tháng 4 2020

Nội dung, ý ngĩa của cải cách Duy Tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản.

* Nội dung cải cách Minh Trị:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu.

- Về chính trị :

+ Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

+ Ban hành Hiến pháp 1889.

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

- Về quân sự:

+ Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.

+ Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

+ Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

+ Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy…

+ Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây ...

* Tính chất – ý nghĩa:

- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

-Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

VN học tập đc j trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay từ Duy Tân Minh Trị

Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện của đất nước

22 tháng 4 2020

30-10-2019 rồi bạn ơi

21 tháng 10 2018

Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
Tính chất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Đây được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để và thời kì Minh Trị được xem là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.
Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.
Nói cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì đã làm được những điều sau:
- Về kinh tế xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
- Về chính trị: Chính phủ được tổ chức theo kiểu châu Âu. Tòa án cũng được thành lập theo kiểu tư sản.
Như vậy, cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triết để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Bài học kinh nghiệm đầu tiên và cũng là bài học kinh nghiệm quan trọng nhất đó là một khi đã tiến hành công cuộc cải cách thì phải thực hiện một cách đồng bộ và phải tiến hành đến cùng. Kinh nghiệm từ sự thất bại của phong trào Duy tân Mậu tuất 1898 ở Trung Quốc và sự nửa vời trong việc thực hiện cải cách của Việt Nam thời Nguyễn đã làm cho Trung Quốc rơi vào tình cảnh phụ thuộc và Việt Nam trở thành nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây là minh chứng rõ nét nhất của sự phiến diện và cải cách không triệt để của Trung Quốc và Việt Nam thời cận đại. Sự lúng túng của nhà vua Quang Tự và sự thiếu quyết đoán của nhà vua Tự Đức đã làm cho Trung Quôc và Việt Nam tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực. Vì vậy, để đưa đất nước phát triển, chúng ta cần phải tiến hành một cách đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực để cho guồng máy được vận hành thông suốt và hiệu quả. Bài học kinh nghiệm thứ hai là trong quá trình tiến hành cải cách đất nước không áp dụng rập khuôn theo bất kỳ mô hình nào từ bên ngoài mà phải chọn lọc những gì tinh hoa nhất từ các nước phát triển trên cở sở phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Hay nói cách khác là phải có sự kết hợp hài hòa giữa khoa học kỹ thuật phương Tây với truyền thống văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, một điều cần nhận thấy là trong khi vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam thì một mặt là tránh áp dụng một cách máy móc và bê “nguyên xi” những gì từ nước ngoài mà không có sự gạn lọc khơi trong nhưng đồng thời một mặt khác là phải mạnh dạn xóa bỏ những chướng ngại vật cản trở công cuộc cách tân đổi mới đất nước. Bài học thứ ba là bài học về giáo dục, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy vai trò hết sức to lớn của nhà vua Minh Trị đối với sự thành công của các cuộc cải cách. Hơn ai hết, Minh Trị là người đã nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới đất nước và đã lôi cuốn được các lực lượng xã hội tham gia, ủng hộ phong trào cũng như đã tập hợp được xung quanh mình một đội ngũ các nhà quản lý tài năng.Trong thời kỳ trị vì của mình, Minh Trị đặc biệt coi trọng vấn đề đào tạo và sử dụng nhân tài phục vụ cho công cuộc canh tân và đổi mới đất nước. Chính phủ Minh Trị đã sử dụng những người được đào tạo từ nước ngoài về cùng với đội ngũ chuyên gia, cố vấn nước ngoài trong việc thực thi cải cách cũng như gửi sinh viên ra nước ngoài học tập. Nhật Bản hoàn toàn chủ động trong vấn đề mời chuyên gia nước ngoài bằng cách chọn lựa những chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực của từng nước để giúp Nhật Bản đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước. Trong vấn đề thuê chuyên gia, cố vấn nước ngoài, chính phủ Minh Trị tính toán rất kỹ lưỡng nên thuê chuyên gia nước nào và trong lĩnh vực nào để giúp Nhật Bản đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước. Và để tận dụng tốt nhất chất xám từ các chuyên gia, cố vấn phương Tây, Nhật Bản đã thực hiện chính sách ưu đãi thông qua việc trả lương cao và tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại và cư trú cho các chuyên gia, cố vấn nước ngoài. Với cách làm đó, Nhật Bản không những tiếp thu những thành tựu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật phương Tây mà còn tiếp thu nếp sống và cách sinh hoạt của họ giúp cho Nhật Bản thoát khỏi tư tưởng bài ngoại một cách mù quáng cũng như”sử dụng được kiến thức của ngoại quốc để chống lại ngoại quốc”[3].

21 tháng 10 2018

Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
Tính chất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Đây được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để và thời kì Minh Trị được xem là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.
Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.
Nói cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì đã làm được những điều sau:
- Về kinh tế xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
- Về chính trị: Chính phủ được tổ chức theo kiểu châu Âu. Tòa án cũng được thành lập theo kiểu tư sản.
Như vậy, cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triết để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

5 tháng 12 2016
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai liên quan đến 72 nước với 1,7 tỷ người tham gia, 110 triệu quân tham chiến. Diễn biến của cuộc Chiến trải qua bốn giai đoạn, diễn ra trên nhiều mặt trận: mặt trận Tây Âu; mặt trận Xô - Đức; mặt trận Bắc Phi; mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và mặt trận trong lòng địch của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, trong đó mặt trận chủ yếu, quyết định toàn bộ cuộc Chiến là mặt trận Xô - Đức. Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan mở đầu chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đến tháng 6/1941, sau khi chiếm đóng 16 nước châu Âu, phát xít Đức tiến công xâm lược Liên Xô nhằm tiêu diệt quốc gia xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới; nhân dân và Hồng quân Liên Xô đã tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, trở thành lực lượng nòng cốt đánh bại chủ nghĩa phát xít cứu loài người khỏi thảm họa diệt vong. Phong trào kháng chiến chống phát xít ở các nước bị chiếm đóng phát triển mạnh, tháng 1-1942, Đồng minh chống phát xít chính thức được thành lập, nòng cốt là Liên Xô, Mỹ và Anh. Từ năm 1943, Liên Xô chuyển sang phản công và đến giữa năm 1944 mở một loạt chiến dịch tiến công quy mô lớn giải phóng toàn bộ lãnh thổ khỏi ách thống trị của phát xít Đức, đánh chiếm Béclin, sào huyệt cuối cùng của Hít-le. Ngày 9/5/1945, phát xít Đức phải ký đầu hàng, lò lửa chiến tranh ở châu Âu bị dập tắt. Đến ngày 9/8/1945, quân đội Liên Xô tiến công đập tan đạo quân Quan Đông của Nhật, góp phần quyết định buộc Nhật đầu hàng không điều kiện. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng công bố đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
 
Đây là cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, đã làm gần 55 triệu người chết, hơn 20 triệu người tàn phế, thiệt hại vật chất tới 316 tỷ USD (Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr236). Sự sụp đổ của phe phát xít là thắng lợi vĩ đại của nhân loại tiến bộ, dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình cách mạng thế giới. Các dân tộc của khối liên minh chống phát xít, đặc biệt là Liên Xô, đã phải trả giá đắt cho chiến thắng. Nhưng việc đánh tan chủ nghĩa phát xít đã góp phần làm thay đổi thế giới, bắt đầu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cuộc đấu tranh của các dân tộc đứng lên giành độc lập, tự do.
 
Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước đồng minh chống chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai có ý nghĩa lịch sử và thời đại vô cùng sâu sắc, đó là: (1) Từ thảm họa của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, loài người nhất là những người yêu chuộng hòa bình càng có trách nhiệm to lớn đối với việc gìn giữ nền hòa bình thế giới; việc phản đối chiến tranh, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm bảo vệ hòa bình càng trở nên cấp bách đối với tất cả các quốc gia, dân tộc. (2) Nền dân chủ, nhân quyền thế giới được bảo vệ và phát huy, đồng thời thúc đẩy thế giới chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. (3) Làm thay đổi căn bản mối quan hệ quốc tế, không còn sự thống trị của châu Âu, Liên Xô và Mỹ đã phát triển nhanh chóng, trở thành hai cường quốc trên thế giới. (4) Sự ra đời của một loạt nước XHCN, hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới, mở ra con đường đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức; hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị lung lay, từng bước sụp đổ. (5) Liên Xô không những đã cứu loài người thoát khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát xít mà còn phát triển nhanh chóng, trở thành thành trì vững chắc của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa; tạo thành một mặt trận chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình to lớn trên thế giới.
 
Đối với Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng, nắm vững thời cơ, khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật bị đánh bại, kịp thời phát động và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, giành chính quyền từ tay quân phiệt Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam; đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, đi lên chủ nghĩa xã hội.
 
Ngày nay cho dù phương Tây và các thế lực thù địch vẫn cố tình xuyên tạc, hạ thấp vai trò, thậm chí còn ra sức đổ lỗi cho Liên Xô về sự bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hòng tìm mọi cách che giấu và làm sai lệch nhận thức của nhân dân về Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay. Nhưng họ vẫn không thể phủ nhận được sự thật lịch sử là trong lúc Liên xô đang tìm mọi cách ngăn chặn để không xảy ra cuộc chiến tranh thì chính phương Tây mà trước hết là Anh, Pháp và Ba Lan lại khuyến khích Hitler gây chiến chống Liên Xô nhằm tiêu diệt chế độ cộng sản. Không ngờ chính họ đã tự biến mình thành nạn nhân của quân xâm lược phát xít. Đó chính là lý do đầu tiên dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đến khi Liên Xô bị phát xít Đức xâm lược năm 1941, trực tiếp là nạn nhân, đã buộc phải tham gia vào cuộc chiến tranh, bởi không còn cách nào khác. Việc Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, khối đồng minh được thành lập đã làm cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chuyển thành chiến tranh chống phát xít, giải phóng các dân tộc trước họa diệt chủng. Vai trò của Liên Xô và Hồng quân Xô Viết và sức mạnh đoàn kết của các lực lượng tiến bộ là yếu tố quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thắng lợi vĩ đại của Liên Xô là thắng lợi của chế độ xã hội chủ nghĩa, của tinh thần quốc tế vô sản cao cả và ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân, quân đội Xô viết.
 
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã lùi xa 70 năm, nhưng nhân loại rút ra được nhiều bài học quí báu; trong đó, bài học đầu tiên là muốn tránh chiến tranh trước hết bản thân mình phải có tư tưởng hòa bình; biết nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau, không xúi giục gây chiến với bất kỳ ai, tránh để xảy ra tình trạng “gậy ông lại đập lưng ông”, hoặc kẻ “gieo gió thì gặt bão”.
 
Bài học tiếp theo là lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng các thế lực xâm lược bao giờ cũng đưa những điều tốt đẹp, cao quí, hô hào khẩu hiệu bảo vệ quyền tự do, dân chủ, nhân quyền…để biện minh, che đậy cho mưu đồ xấu xa, hành động đen tối của chúng. Vì vậy, các nước, các dân tộc trên thế giới cần tỉnh táo, bình tĩnh, sáng suốt, cảnh giác trước các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc để không mắc mưu kẻ thù. Đồng thời cũng chỉ ra những thế lực hiếu chiến, liều lĩnh phát động chiến tranh xâm lược chống lại loài người thì nhất định sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
 
Và bài học về đoàn kết các lực lượng tiến bộ của loài người trong mặt trận đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình trên thế giới vẫn còn nguyên giá trị.
 
Ngày nay, mặc dù hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là xu thế của thời đại, nhưng thế giới vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định như: trật tự chính trị, kinh tế thế giới không công bằng; khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và chậm phát triển ngày càng lớn; xung đột cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn liên tiếp xảy ra; các thế lực ly khai và khủng bố quốc tế ngày càng tăng… nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh vẫn còn rất lớn. Do đó, việc tăng cường đoàn kết, hợp tác, hình thành mặt trận rộng lớn đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; ngăn chặn, chống lại sự áp đặt, can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và bản sắc văn hóa dân tộc phải được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia dân tộc. Những bài học của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhất là bài học về sự nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau để bảo vệ hòa bình, ổn định, đảm bảo sự phát triển toàn diện và yên ổn cho mỗi quốc gia, dân tộc càng có ý nghĩa thời sự cấp thiết hơn bao giờ hết.
6 tháng 12 2016

cám ơn bạn nhưng dài quá