">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2022

Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

12 tháng 1 2022
Thất ngôn bát cú đường luật
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Em thích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

a. Viết về vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà của vùng Tây Bắc.

b. Tác giả biểu lộ sự tự hào, trân trọng trước sự hùng vĩ của dòng sông cũng như là sự cảm thán trước vẻ đẹp trữ tình nên thơ mà ít người khám phá ra được của nó.

c. Những từ ngữ diễn tả tình cảm, cảm xúc: “không ai nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn nghèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc”; “nhìn dòng sông Đà như một cố nhân”; “Hùng vĩ của Sông Đà”; “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến”;……

d. Chi tiết thú vị: Tác giả tưởng tượng có một anh quay phim có thể vào trong quãng sông ấy để quay lại những thước phim để đời cho người xem thưởng thức.

8 tháng 10 2019

Cách nói mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang khiến ta càng cảm thấy sự nhỏ bé của nữ sĩ trong không gian rộng lớn ấy. Nỗi cô đơn, hiu quạnh như đang xâm chiếm quanh tâm hồn nhà thơ. Thông qua biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập (trời non nước >< mảnh tình riêng) cảnh Đèo Ngang càng trở nên bao la, rộng lớn bao nhiêu thì hình ảnh con người lại càng trở nên nhỏ bé, cô độc bấy nhiêu 

#Châu's ngốc

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

- Mục đích viết của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Làm sáng tỏ một vấn đề về tác phẩm đó.

- Đặc điểm, nội dung chính của văn bản: Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

Như vậy, mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản là mối quan hệ hai chiều. Mục đích viết là cái để cho đặc điểm và nội dung chính của văn bản hướng đến; trong khi đặc điểm và nội dung chính của văn bản sẽ hiện thực hóa mục đích viết.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo:

Bài thơ Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước. Có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện một cách tài tình trong văn bản qua hình thức thơ lục bát - một hình thức thơ đậm chất Việt Nam. Hầu hết, người đọc sẽ nhớ đến bốn câu đầu trong văn bản của Nguyễn Đình Thi: "Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều". Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi tha thiết, một tiếng gọi đầy rung cảm trước vẻ đẹp quê hương. Như vậy, tác giả đã vừa tả cảnh, vừa ngụ tình. Phải thế nào đê một nhà thơ thảng thốt lên như vậy? Hẳn quê hương Việt Nam phải đẹp lắm! Cũng tương tự như cảnh, con người Việt Nam kiên trung, bất khuất nhưng cũng rất hiền lành, nghĩa tình và thơ mông: "Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống bùn đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung", "Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ". Thể thơ lục bát tưởng như quen thuộc, ít sự sáng tạo, nhưng đã thành công trong việc chuyển tải tâm ý của tác giả. Bài thơ xứng đáng để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

31 tháng 10 2016

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

10 tháng 11 2016

Câu 1:Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Đặc điểm của thể thơ:

+Số câu:4 câu,mỗi câu 7 chữ,hiệp vần gieo vần câu 1,2,4,ngắt nhịp 4/3,3/4.....

Câu 2:Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Câu 3:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

10 tháng 11 2016

link: /hoi-dap/question/122955.html

Chúc bn học tốt

6 tháng 11 2016

-Âm thanh:"quốc quốc","gia gia"

-NT:

+Ẩn dụ→ nỗi nhớ khắc khoải triền miên không rứt

+chơi chữ:nước- nhà

+Đối(về luật bằng trắc;từ loại;nghĩa)

=>Bộc lộ thái độ cảm xúc nhớ nước, nhớ nhà da diết