Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảm xúc mùa thu không chỉ vẽ nên một bức tranh thu giàu chất gợi hình mà còn gợi lên trong ta một nỗi niềm sâu kín. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình, đó là nỗi lo âu thế sự, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi cô đơn, lạnh lẽo của tác giả. Tác giả như đang khắc họa bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc, bất an, chao đảo. Nỗi buồn lạc lõng giữa thiên nhiên phải chăng cũng là nỗi chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc. Nỗi nhớ quê hương tha thiết, dồn nén không thể giải tỏa được, đồng thời vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống quê nhà khắc sâu tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
- Mục đích viết của tác giả là viết về những nét nổi bật trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
- Mục đích viết được thể hiện rõ trong đoạn thứ nhất của văn bản, câu văn “Như ta thấy về sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, biết biểu lộ về phương diện nghệ thuật một thị hiếu chắc chắn và không phải là không sâu sắc.”
+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.
Tham khảo:
- Đối chiếu những thông tin về nghệ thuật Việt Nam được trình bày trong văn bản với công trình kiến trúc chùa Keo ở Thái Bình.
+ Toàn bộ công trình của chùa Keo đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2m, rộng 2,6m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt.
+ Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.
+ Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.
- Nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình chùa Keo:
+ Trong tác phẩm, học giả Nguyễn Văn Huyên có nhắc đến sự bảo lưu và đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống của người Việt, những n các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật tuy đã có sự đổi mới nhưng nó vẫn giữ được những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam.
+ Chùa Keo là một công trình kiến trúc văn hóa lâu đời của Việt Nam, trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Điều này cho thấy tinh thần truyền thống của Người Việt tuy có sự đổi mới nhưng vẫn giữ được sự bảo lưu đến ngày nay.
– Thiên hướng: là khuynh hướng thiên về những điều có tính chất tự nhiên. Thiên hướng của người nghệ sĩ: là khuynh hướng chủ đạo của người cầm bút.
– ánh sáng: gợi ra vẻ đẹp lung linh, kì diệu và có khả năng soi rọi, chiếu tỏ; đó là khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người.
– Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người: Nghĩa là người nghệ sĩ thông qua tác phẩm nghệ thuật được viết nên từ cái tài cái tâm của mình, đem đến cho bạn đọc những hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp người đọc nhận thức sâu sắc về bản chất cuộc sống và con người, nhận ra những bài học quí giá về lẽ sống, thắp sáng trong trái tim con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ nhân văn giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn.
à Ý kiến đã đề cập đến thiên chức cao cả, sứ mệnh vinh quang nhất của nhà văn đó là nâng niu, trân trọng và hướng con người tới những điều tốt đẹp, đó cũng chính là chức năng của văn học đối với cuộc đời, con người.
2,0
– Ý nghĩa tồn tại của văn chương thực chất là hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Ánh sáng văn chương chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn chuyển hóa vào tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu, soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, giúp con người hiểu hơn về cuộc sống và con người, từ đó soi chiếu nhận thức về chính mình. Ánh sáng văn chương có tác dụng khơi dậy, bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn con người, giúp con người sống đẹp đẽ, nhân văn hơn.
– Việc sáng tạo của nhà văn có khuynh hướng tư tưởng, luôn xuất phát từ nhu cầu giãi bày, thể hiện tâm tư, tình cảm vì thế nên nâng đỡ cho cái tốt không chỉ là thiên chức, là trách nhiệm mà còn là mong mỏi, nhu cầu của người cầm bút. Bằng cái tâm, tầm tư tưởng bén nhạy, người nghệ sĩ thấy được bản chất cuộc sống, khái quát thành những quy luật tâm lí, từ đó chuyển tải đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và con người. Để đưa ánh sáng vào trái tim con người, người nghệ sĩ còn ý thức phát huy cái tài trong cách sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, xây dựng hình tượng, tạo kết cấu tác phẩm … với sức truyền cảm cao nhất của hình thức nghệ thuật. Ánh sáng được đưa vào trái tim con người từ tác phẩm văn học chính là sự hòa quyện của cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhiều vui sướng mà cũng lắm khổ đau.
– Giá trị của một tác phẩm, sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng người đọc chính là ở ánh sáng mà người nghệ sĩ đưa vào trái tim con người. Chính vì vậy, người nghệ sĩ cần phải sống sâu với cuộc đời, có được tình cảm chân thành, mãnh liệt, nắm bắt và phản ánh được những vấn đề cuộc sống và con người, có tài năng và bền bỉ nghiêm túc luyện rèn ngòi bút để có thể đưa ánh sáng vào trái tim con người hiệu quả nhất. Người đọc khi đến với tác phẩm vì thế cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biết khám phá, đón nhận thứ ánh sáng đặc biệt từ tác phẩm, lĩnh hội được những ý tình sâu sắc mà nhà vân gửi gắm để hiểu cuộc sống, hiểu con người, hiểu chính mình hơn, từ đó sống đẹp, sống nhân vân hơn.
3,0
(Thí sinh dựa trên những hiểu biết về của Đọc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du để chứng minh cho ý kiến trong đề bài. Có thể có nhiều cách làm nhưng cần làm rõ ánh sáng mà tác giả đưa vào trái tim người đọc ở hai phương diện, nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật tác phẩm)
– Đọc Tiểu Thanh Kí là kết tinh những cảm xúc, suy tư của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người. Ánh sáng mà Nguyễn Du muốn đưa vào trái tim con người trong Đọc Tiểu Thanh Kí là niềm xúc động, trân trọng và sẻ chia đối với vẻ đẹp nhan sắc, tài năng cùng nỗi bất hạnh của Tiểu Thanh cùng bao thân phận giai nhân tài tử trong cuộc đời. Từ câu chuyện cuộc đời Tiểu Thanh được thể hiện qua niềm xúc động, cảm thương chân thành ở Nguyễn Du, người đọc nhận ra nỗi niềm tiếc thương mà trân trọng, xót xa cho cái Đẹp bị vùi dập, đọa đày, sự thấu hiểu tận cùng nỗi đau, nỗi hận vì cái Tài bị vùi dập, chà đạp, bị chối bỏ phũ phàng. Ánh sáng mà Nguyễn Du đưa vào trái tim người đọc qua Đọc Tiểu Thanh Kí không chỉ là tiếng khóc người, nỗi thương người mà còn là tiếng khóc mình, nỗi thương mình; là mối tự hận, tự thương; là niềm khát khao tri kỷ của Nguyễn Du, niềm khát khao kiếm tìm tri âm muôn thưở của con người.
– Nguyễn Du đã đưa ánh sáng vào trái tim con người bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tạo kết cấu…
– Ý kiến của George Sand đã khẳng định yếu tố cốt tử để người nghệ sĩ viết nên những tác phẩm giá trị, hoàn thành sứ mệnh cao cả của ngòi bút và khẳng định vị trí trên văn đàn, đó là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Đây cũng là lời khẳng định ý nghĩa về chức năng, giá trị của văn học đối với con người.
– Ý kiến của George Sand là một định hướng cho người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo: hướng bạn đọc đến các giá trị Chân – Thiện – Mĩ. Phải nâng đỡ cái tốt, nhà văn mới mong góp phần mà bồi đắp tâm hồn người đọc mới vươn về, hướng tới níu giữ tình người cho con người.Và người đọc cũng nhờ ý kiến này mà có căn cứ để tiếp nhận và đánh giá chính xác hơn về giá trị của một tác phẩm văn chương. Để nhận ra thứ ánh sáng riêng từ tác phẩm, người đọc cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biến quá trình nhận thức thành quá trình tự nhận thức và hoàn thiện bản thân.
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
A. Mở bài
- Giới thiệu nhận định
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Giải thích
- Thiên hướng: là khuynh hướng thiên về những điều có tính chất tự nhiên. Thiên hướng của người nghệ sĩ: là khuynh hướng chủ đạo của người cầm bút.
- ánh sáng: gợi ra vẻ đẹp lung linh, kì diệu và có khả năng soi rọi, chiếu tỏ; đó là khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người.
- Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người: Nghĩa là người nghệ sĩ thông qua tác phẩm nghệ thuật được viết nên từ cái tài cái tâm của mình, đem đến cho bạn đọc những hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp người đọc nhận thức sâu sắc về bản chất cuộc sống và con người, nhận ra những bài học quí giá về lẽ sống, thắp sáng trong trái tim con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ nhân văn giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn.
- Ý kiến đã đề cập đến thiên chức cao cả, sứ mệnh vinh quang nhất của nhà văn đó là nâng niu, trân trọng và hướng con người tới những điều tốt đẹp, đó cũng chính là chức năng của văn học đối với cuộc đời, con người.
2. Bàn luận
- Ý nghĩa tồn tại của văn chương thực chất là hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Ánh sáng văn chương chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn chuyển hóa vào tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu, soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, giúp con người hiểu hơn về cuộc sống và con người, từ đó soi chiếu nhận thức về chính mình. Ánh sáng văn chương có tác dụng khơi dậy, bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn con người, giúp con người sống đẹp đẽ, nhân văn hơn.
- Việc sáng tạo của nhà văn có khuynh hướng tư tưởng, luôn xuất phát từ nhu cầu giãi bày, thể hiện tâm tư, tình cảm vì thế nên nâng đỡ cho cái tốt không chỉ là thiên chức, là trách nhiệm mà còn là mong mỏi, nhu cầu của người cầm bút. Bằng cái tâm, tầm tư tưởng bén nhạy, người nghệ sĩ thấy được bản chất cuộc sống, khái quát thành những quy luật tâm lí, từ đó chuyển tải đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và con người. Để đưa ánh sáng vào trái tim con người, người nghệ sĩ còn ý thức phát huy cái tài trong cách sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, xây dựng hình tượng, tạo kết cấu tác phẩm … với sức truyền cảm cao nhất của hình thức nghệ thuật. Ánh sáng được đưa vào trái tim con người từ tác phẩm văn học chính là sự hòa quyện của cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhiều vui sướng mà cũng lắm khổ đau.
- Giá trị của một tác phẩm, sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng người đọc chính là ở ánh sáng mà người nghệ sĩ đưa vào trái tim con người. Chính vì vậy, người nghệ sĩ cần phải sống sâu với cuộc đời, có được tình cảm chân thành, mãnh liệt, nắm bắt và phản ánh được những vấn đề cuộc sống và con người, có tài năng và bền bỉ nghiêm túc luyện rèn ngòi bút để có thể đưa ánh sáng vào trái tim con người hiệu quả nhất. Người đọc khi đến với tác phẩm vì thế cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biết khám phá, đón nhận thứ ánh sáng đặc biệt từ tác phẩm, lĩnh hội được những ý tình sâu sắc mà nhà vân gửi gắm để hiểu cuộc sống, hiểu con người, hiểu chính mình hơn, từ đó sống đẹp, sống nhân vân hơn.
3. Phân tích
- ''Truyện Kiều'' là kết tinh những cảm xúc, suy tư của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người.
- Ánh sáng mà Nguyễn Du muốn đưa vào trái tim con người trong " Truyện Kiều" là niềm xúc động, trân trọng những người con gái hồng nhan bạc phận
- Nguyễn Du đã đưa ánh sáng vào trái tim con người bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tạo kết cấu…
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Nêu cảm nghĩ