K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2017

D hehe

29 tháng 4 2017

D

1 tháng 11 2020

Lớp 7ạ

1 tháng 1 2020

- Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.

  • Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 – 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới l00 mm/năm.
  • Miền đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11000 mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183 mm/năm).
  • Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
22 tháng 7 2019

-Những năm 1990 - 1996, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực. Ngoài ra các nước còn phải trồng các loại cây hương liệu, cây công nghiệp và phát triển công nghiệp khai khoáng để cung cấp nguyên liệu cho các nước đế quốc

-Những năm 1997 - 1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước, mức tăng trưởng âm, sản xuất bị đình trệ, nhiều nhà máy phải đóng cửa, công nhân thất nghiệp.


-Ngày nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á. Do có nguồn nhân công dồi dào, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú, lại tranh thủ được vốn và công nghệ của nước ngoài, các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.



-Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ ; nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp.


9 tháng 3 2019

Miền Nam có nhiệt đọ cao đều trong năm nhất là ở Nam Bộ.Đây cũng là khu vực có phân biệt sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô. Khu vực Trường Sơn Đông có mưa vào Thu Đông còn Nam Bộ, Tây Nguyên Lị mưa vào mùa Hạ.Vì thế tùy địa phương mà mùa khô kéo dài từ 4->6 tháng.

6 tháng 5 2018

1. Nguyên nhân nào đã tạo cho Việt Nam giàu có về khoáng sản?

- Lãnh thổ Việt Nam nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.

=> Nguyên nhân đó là do vị trí địa lí trên Trái Đất đã tạo cho Việt Nam giàu có về khoáng sản.

2. Chứng minh biển Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú?

– Tài nguyên khoáng sản:
+ Nguồn muối vô tận.
+ Nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp (ôxit titan, cát trắng).
+ Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa).

– Nguồn lợi sinh vật biển:
+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản (đồi mồi, vích, hải sâm…).
+ Nhiều tổ yến (đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ)

Tham khảo nha bạn! Chúc bạn học tốt! =)))

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm) 1) Điểm thất thường của khí hậu Việt Nam a. Chế độ nắng và chế độ mưa b. Năm rét sớm năm rét muộn, năm mưa lớn năm khô hạn, năm ít bão năm nhiều bão c. Câu a đúng, câu b sai d. Cả a, b đúng 2) Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta a. Mưa nhiều, nắng nhiều nên...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm)

1) Điểm thất thường của khí hậu Việt Nam

a. Chế độ nắng và chế độ mưa

b. Năm rét sớm năm rét muộn, năm mưa lớn năm khô hạn, năm ít bão năm nhiều bão

c. Câu a đúng, câu b sai

d. Cả a, b đúng

2) Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta

a. Mưa nhiều, nắng nhiều nên có thể tăng vụ , thâm canh, xen canh, đa canh thuận lợi

b. Sâu bệnh phát triển dễ dàng quanh năm có hại cho cây trồng

c. Câu a đúng, b sai

d. Câu a, b đúng

3) Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau

a. Rừng trồng thuần chủng theo nhu cầu người trồng

b. Rừng tự nhiên nhiều chủng loại sống xen kẻ

c. Rừng trồng thu lợi nhuận nhiều hơn rừng tự nhiên

d. Cả a, b đúng

4) Thiên nhiên Việt Nam có 4 tính chất nổi bật, trong đó tính chất chủ yếu là:

a. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

b. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo

c. Tính chất đồi núi

d. Tính đa dạng và phức tạp

5) Vị trí và phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

a. Khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

b. Khu đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải

c. Thuộc hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

d. Thuộc đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

6) Hãy cho biết nhóm đất nào chiếm diện tích nhiều nhất của Việt Nam :

a. Đất mùn núi cao

b. Đất feralit đồi núi thấp

c. Đất chua mặn, đất phèn

d. Đất phù sa.

7) Vùng đồi núi Đông Bắc nước ta có những đặc điểm:

a. Có nhiều dãy núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song

b. Vùng đồi núi thấp, nổi bật với những cánh cung lớn, địa hình cacxtơ tạo nên cảnh quan đẹp

c. Vùng cao nguyên rộng lớn, đất đỏ badan, xếp thành từng tầng

d. Vùng núi thấp, hai sườn núi không cân xứng, có nhiều nhánh núi nằm ngang

8) Phần đất liền nước ta nằm giữa các vĩ tuyến

a. 8 ° 23' B - 23 ° 23' B

b. 8 ° 34' B - 23 ° 23' B

c. 8 ° 34' N - 23 ° 30' B

d. 8 ° 23' B - 23 ° 23' N

9) Đặc điểm nào của vị trí địa lý tự nhiên tạo nên sự đa dạng sinh học ở nước ta.

a. Vị trí nội chí tuyến và vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á.

b. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển.

c. Vị trí cầu nối giữa đất liền - biển và vị trí giao lưu của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

d. Vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á.

10) Vì sao các sông ngòi nước ta lại ngắn và dốc?

a. Địa hình nước ta ¾ là đồi núi

b. Đất nước ta hẹp ngang lại nằm sát biển

c. Các dãy núi chạy dài ra đến biển

d. Tất cả các lí do trên đúng

11) Sông có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống và sản xuất của nhiều quốc gia Đông Nam Á là :

a. Sông Mê-Kông

b. Sông Mê-Nam

c. Sông Hồng

d. Cả 3 sông trên

12) Nước ta có bao nhiêu hệ thống sông lớn?

a. 9

b. 2360

c. 3260

d. 4300

0
5 tháng 5 2022

D