K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước cách mang tháng 8 qua hình tượng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn"(Ngô Tất Tố) và lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

hướng dẫn làm bài:

A. Mở bài:

Gới thiệu nhân vật chị Dậu với tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố và nhân vật lão Hạc với tác phẩm lão Hạc của Nam Cao

B. Thân bài:

- phân tích số phận của chị Dậu và lão Hạc để thấy được nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần của họ (nêu dẫn chứng)

- phân tích những phẩm chất làm nên vẻ đẹp của người nông dân: lão Hạc đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con. Chị Dậu thông minh, đảm đang, tháo vát, yêu thương chồng con,...(nêu dẫn chứng)

- khái quát: về chị dậu và lão Hạc chính là hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng tám, họ bị xã hội phong kiến bần cùng hóa, đau đớn về thể xác lẫn tinh thần... nhưng tâm hồn họ vẫn trong sáng, thủy chung, giàu lòng tự trọng,....Đoa là nét đẹp ngàn đời của người nông dân Việt Nam...

C. Kết bài:

- suy nghĩ về ssoa phận người nông dân trước cách mạng tháng 8.

-liên hệ hình ảnh người nông dân ngày nay

 

 

 

 

 

 

0
3 tháng 11 2016

1.

Trước cánh mạng tháng tám nhân dân ta sống trong cảnh lầm than bần cùng thế nhưng những con người ấy vẫn hiện với những phẩm chất tốt đẹp cao cả. Cái đói kia ,lũ thực dân kia không thể làm mất đi vẻ đẹp tâm hồn trong con người họ. Và cú như thế họ bước vào trang văn với vẻ đẹp tâm hồn mình. Nêú Ngô Tất Tố đã thành công khi khắc họa cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nghèo qua tác phẩm chị Dậu thì Nam Cao cũng góp phần giới thiệu thêm những mảnh đời nông dân khổ cực khác qua tác phẩm Lão Hạc. Đó là một ông lão gầy gò ,ốm yếu ngày đêm cố giữ lấy mảnh vườn để đợi con trai về.

Có thể nói hình ảnh người nông dân nghèo đói lầm than sống nơi bùn lầy nước đọng ,sống quay quắt cho qua ngày hay chính là đang cố gượng sống đã trở đi trở lại rất nhiều trong sáng tác của Nam Cao. Hình ảnh Lão Hạc là một trong số những tác phẩm ấy. Lão hiện lên chân thật đẹp đẽ với những tính cách của một người nông dân hiền lành chất phác. Nhưng thật trớ trêu khi xã hộ thực dân thối nát ấy đã nhẫn tâm cướp đi một con người như vậy. Đoạn trích Lão Hạc được trích trong truyện ngắn cùng tên nhưng có thể thấy đây là đoạn hay nhất. Đặc biệt nó thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn của Lão Hạc.

phan tich ve dep lao hac trong truyen ngan cung ten cua nam cao

Trước tiên Lão Hạc hiện lên với vẻ đẹp của môt người nông dân hiền lanh chất phác- một bản chất thật thà đáng quý và tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam. Vợ lão mất sớm còn con trai của lão thì đi vào Nam làm phu một đồn điền cao su. Lão hằng ngày mong ngóng con trai mà chăng có tin tức gì. Dù nghèo khổ nhưng lão vẫn nhất quyết giữ lại mảnh vườn cho con trai của mình. Hằng ngày lão phải ăn dáy ,ăn củ chuối ,và cả sung muối để tích góp tiền đợi con trai lão trở về. Ông chỉ có mỗi con chó là cậu vàng để bầu bạn. Tuy nghèo nhưng lão vẫn không bao giờ làm hại ai ,không có kiểu bần quá hóa liều. Lão vẫn giữ phẩm chất thật thà của một người nông dân. Lão thà ăn những thứ tồi tệ nhất còn hơn làm điều trái với lương tâm.

Không chỉ thế Lão Hạc còn hiện lên với vẻ đẹp của một người sống tình nghĩa và giàu lòng tự trọng. Ở làng ông tin tưởng ông giáo nhất ,chuyện gì cũng kể cho ông giáo để xin ý kiến. Môi khi ông giáo ngỏ ý giúp đỡ thì lão đều không chấp nhận ,kể cả đến khi ông chết đi ông cũng không vay của ai một đồng nào. Điều đó cho thấy lòng tự trọng của lão rất lớn. Hơn thế lão cũng biết nhà ông giáo cũng chẳng có gì hơn lão cả ,ông giáo còn con còn vợ thì phải lo nhiều không thể để ông ấy bận tâm đến mình mà khổ vợ con ông ấy được.

Trong suốt quãng đời của lão nếu không có cậu vàng bên cạnh thì lão buồn chết mất. Ngày qua ngày lão chỉ làm bạn với nó mà thôi. Ông không đủ ăn nhưng cũng cố gắng gượng nuôi nó ,có những lúc không còn cái ăn lão khẽ thì thầm với nó và dường như nó cũng hiểu cho nỗi khổ của ông lão. nhưng rồi đên một ngày kia khi lão không đủ sức nuôi nó nữa ông quyết định bán nó đi. Quyết định thật không dễ dàng đối với ông chút nào. Làm sao ông có thể nhẹ nhàng thanh thản khi bán đi một người bạn suốt ngày bên cạnh lão. nhưng khổ thay lão không còn cách nào khác nữa. Hơn thế cậu vàng là kỉ niệm duy nhất về đứa con trai của ông. Ông bán đi cậu vàng rồi tủi thân sang nhà ông giáo để kể giãi bày. Nhìn bộ dạng lão đáng thương lắm “ cười mà như mếu ,đôi mắt ầng ậc nước ,mặt lão đột nhiên có rúm lại ,những nếp nhăn xô lại với nhau ,ép cho nước mắt chảy ra ,cái đẫu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít ,lão hu hu khóc”. Đây quả là một đoạn văn hay miêu tả tột bậc sự đau khổ khi mất đi con vàng ,khi mà chính bản thân ông đã không giữ lời hứa với một con chó. Một tâm trạng tự trách mình bao trùm đầy dằn vặt trong tâm can ông lão.

Lão Hạc là một người giàu tình yêu thương cao cả và đức hi sinh. Nếu bán đi mảnh vườn ấy có lẽ lão sẽ không phải lo gì đến cuối đời nữa nhưng ông không làm thế. Tất cả những gì ông phải chịu cốt là để đợi con trai của mình trở về tận tay giao cho nó mảnh vườn và ngôi nhà cũ kĩ ấy. lão giữ để lấy vợ cho con trai mình. Dù cho con trai lão có bạt vô âm tín không biết còn sống hay đã chết nhưng lão vẫn hy vọng vẫn mong ,và vẫn giữ mảnh vườn cho đến hơi thở cuối cùng. Ngay cả khi ông chết đi ,ong cũng gửi ông giáo ba mươi đồng bạc phỏng khi ông chết và số còn lại là để khi con trai ông về thì nhờ ông giáo gửi giúp. Quả thật đức hy sinh cao cả ấy thật làm xúc động lòng người ,thật đáng trân trọng. Một tình cha cao “ như núi Thái Sơn” của một vị người cha già suốt một đời nghèo nàn nhưng không bao giờ chịu ung sướng mà quên đi con tai mình.

Lão Hạc chết đi trong đau đớn nhưng cái chết của lão mang một vẻ đẹp khó quên trong lòng người đọc. Phải chăng đó là cái chết bất tử với thời gian vì khi nhắc đến tên ông thì ông ai là người không biết cả. Ông đã tìm đêns bả chó ,tìm đến cái chết chấm dứt cuộc sống đau khổ này ,chấm dứt những dằn vặt mà ông đã gây ra cho cậu vàng và hơn thế nữa để không động đến số tiền mà ông đã dành dụm cho con trai mình. Ông chết di nhưng chính cái chết ấy là sự chứng minh ,là sự tổng kết vẻ đẹp trong con người nông dân nghèo ấy. Thật đáng thương cho cái chết thương tâm của lão. nhà văn Nam Cao đã miêu tả cái chết của lão như sau: “ tôi xồng xộc chạy vào ,lão Hạc đang vật vã ở trên giường ,đầu tóc rũ rượi ,quần áo xộc xệch ,hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo ,bọt mép sùi ra ,khắp người lại chốc chốc lại giật lên một cái ,nảy lên”. Tại sao lão lại chọn cái chết đâu đớn đến như vậy ,phải chăng lão đang tự trừng phạt mình? Lão trừng phạt mình vì đã bán đi cậu vàng ,trừng phạt mình đã để con trai bỏ đi mà không có cách nào ngăn cản. Nhưng qua cái chết hay sự trừng phạt bản thân của Lão Hạc ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn lão quả thật đáng quý biết bao ,người nông dân nghèo ấy ra đi để lại biết bao sự thương xót.

Có thể nói nhà văn Nam Cao đã đem đến cho chúng ta một bức chân dung của người nông dân già nua khắc khổ nhưng giàu tình thương mến. Lão không chỉ giàu tình nghĩa với người mà còn giàu tình nghĩa với con vật như cậu vàng. Vì cậu vàng giống như một người bạn của lão chứ không phải là con vật nuôi nữa. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình cùng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc Nam Cao khắc họa lên vể đẹp của Lão Hạc ,một vẻ đẹp chất phác thật thà ,đôn hậu và giàu lòng tự trọng.

21 tháng 10 2016

1/ Mở bài :)Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.
2/ Thân bài :
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của ng¬ời nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng .
* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng)
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trớc cách mạng :
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.
* Lão Hạc : Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm:
- Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người.
- Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất…
3/ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề.

21 tháng 10 2016

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng .
* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng)
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trớc cách mạng :
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.
* Lão Hạc : Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm:
- Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người.
- Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất…
3/ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề.

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 4 2020

Tham khảo!
Dàn ý:

1. MB:

- Người nông dân là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam trước cách mạng, nói về người nông dân có ý kiến cho rằng: "Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng".

- Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là nhân vật hội tụ đầy đủ những đặc điểm trên

2. TB:

- Người nông dân nghèo khổ, lam lũ ít học:

+ Lão Hạc là một lão nông bần hàn, gia đình lão chẳng có của cải gì nhiều nên không thể cưới vợ cho con trai khiến con lão phải bỏ đi làm đồn điền cao su

+ Lão Hạc là một người lam lũ: dù sức khỏe già yếu nhưng ông vẫn đi làm thuê cho người khác để kiếm ăn. Khi không đủ sức khỏe đi làm thuê thì lão lại tiếp tục tìm những đồ ăn có sẵn bên ngoài như sung, rau dại,... để sống qua ngày

- Tuy vậy nhưng lại là một người không ít tấm lòng:

+ Lòng yêu thương con vô bờ: khi con trai bỏ đi đồn điền cao su, lão lúc nào cũng lo lắng cho con và trông mong tin con mà chẳng thấy. Lão buồn và tự trách vì mình không có tiền nên con mới phải tha hương cầu thực. Dù lão không có tiền nhưng nhất quyết không bán đi mảnh vườn bởi đó là mảnh đất lão dành cho con để cưới vợ

+ Là một người yêu thương động vật: Vơi lão Hạc, cậu Vàng không chỉ là vật nuôi trong nhà mà còn là một người bạn thân thiết. Lão ăn gì thì cậu Vàng được ăn đấy, lão chửi yêu cậu Vàng nhưng rồi lại xoa đầu âu yếm. Đặc biệt khi bán đi cậu Vàng, lão đau khổ dằn vặt, tự trách. Lão trách bản thân mình độc ác già đầu rồi còn đi lừa một con chó, lão khóc hu hu như một đứa con nít

+ Bên cạnh đó lão Hạc còn là một người giàu lòng tự trọng: Khi không có gì để ăn nhưng lão Hjac nhất quyết không nhận sự giúp đỡ của ông Giáo mà tự mình đi tìm nhừn rau củ dại ăn sống qua ngày. Khi biết mình không thể tiếp tục sống được nữa, lão Hạc mang tiền sang gửi ông Giáo để lo ma chay cho mình. Khi cùng đường không còn kiếm được cái gì để ăn cũng không thể làm thuê được nữa, lão đã ăn bả chó tự tử để kết liễu cuộc đời mình.

3. KB:

- Như vậy qua tác phẩm "Lão hạc" của Nam Cao ta thấy hiện lên hình ảnh người ông dân tuy nghèo khổ lam lũ, thất học nhưng tràn đầy tình thương.

22 tháng 4 2020

Bài làm tham khảo!
Có nhà văn nào đó từng nói rằng: văn chương chân chính dù nói về cái xấu, cái ác vẫn phải hướng về cái đẹp, cái thiện, đó là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ. Vâng, phải chăng cái xấu cái ác hay cũng chính là cái khổ đau, bất hạnh và cái đẹp cái thiện chính là niềm tin tưởng của nhà văn hướng nguời đọc tin vào vẻ đẹp của nhân vật, để giúp người đọc một bải học về nhân cách. Và, Qua Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, chứng minh rằng: Mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng 8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người. bởi vậy nên, vấn đề chung về con người đã là mẫu số chung, là mảnh đất muôn thuở của thi nhân muôn đời. Nhưng, qua mỗi trang văn nhà văn chân chính phải mang đến một phát minh về hình thức, một khám phá mới về nội dung. Đó là đòi hỏi của nghệ thuật, không chấp nhận sự lặp lại người khác và lặp lại chính mình. Đó là cách duy nhất để anh tồn tại trong sân chơi nghệ thuật. cũng chính vì hiểu được điều ấy mà đến với đề tài người nông dân, một đề tài quen thuộc mà thi nhân muôn đời đã đi mòn đứt cỏ thì cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều có những khám phá riêng của mình, chính vì vậy số phận người nông dân đã được khắc họa sinh động, đa chiều và sâu sắc. Nếu như trong trang văn của Ngô Tất Tố, người nông dân phải chịu nỗi khổ về sưu cao, thuế nặng, hà hiếp áp bức, ngay cả người chết rồi mà vẫn phải nộp sưu thuế. Thật là vô lí. Thì trong trang văn của Nam Cao người nông dân được nhìn trong bi kịch bị tha hóa về nhân cách, phải chịu đựng sự giằng xé dữ dội về cái đói và miếng ăn. Hoặc là chấp nhận sống nhưng bị tha hóa vì miếng ăn, hoặc là chết để bảo toàn nhân phẩm, lão Hạc là một ví dụ điển hình. Song chính việc soi chiếu và nhìn nhận riêng của mỗi nhà văn như thế đã giúp người đọc nhìn nhận được bản chất và vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam. Nhưng dù là Lão Hạc hay chị Dậu thì ở cả hai nhân vật ấy, nhà văn đều cho chúng ta thấy được rằng dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn nhân phẩm của mình. Chị Dậu của Ngô Tất Tố, một người phụ nữ mộc mạc, lương thiện, hết mực yêu thương chồng và con, hi sinh không quản vì sự sống của chồng mình. Có lúc vì túng quẫn quá mà chị phải bán chó, bán con nhưng tuyệt đối đó không phải là hành động vô nhân tính mà là hành động của một người phụ nữ sắc sảo, bản lĩnh và mạnh mẽ đến kiệt cùng, dù đớn đau đến cắt từng khúc ruột khi phải bán con vẫn một mực chịu đựng vì nghĩ về sự sống của chồng. ngay cả khi bán chó, gia đình cái con sinh vật Nghị Quế chồng, Nghị Quế vợ có ăn bớt, làm điêu thì cũng chỉ hạ một câu: lão Nghĩ giàu đến thế mà còn...Không một chút phản kháng, cũng không nói bất kì một lời lẽ tục tĩu nào. Ngay cả khi lên huyện. Sống trong môi trường khác chị vẫn một mực nghĩ về chồng, về con, không bị lây nhiễm thói xấu. Khi thấy cai lệ hành hạ chồng, chị đã vùng lên mạnh mẽ, chị đã bước ra khỏi nỗi sợ của bản thân để chiến đấu, đánh bật hai tên cai lệ lực lưỡng. Chị không chịu khuất phục, Và chính với điều này, Ngô Tất Tố như đã xui người nông dân nổi loạn. Đó chính là phẩm chất cao đẹp mà Ngô Tất Tố đã luôn tin tưởng vào người nông dân trước cách mạng. Với Nam Cao, ông luôn nhìn đời bằng con mắt tình thương. Chính vì quan niệm ấy mà những trang văn của Nam Cao luôn đặt nhân vật của mình trong tình thế cheo leo giữa nhân tính và thú tính, giữa say và tỉnh, giữa sự sống và cái chết. Nhưng đến cuối cùng Nam Cao vẫn cho thấy sự tin tưởng của mình vào phẩm chất lương thiện của người nông dân. Với lão Hạc, một người cha giàu lòng yêu thương con, có lòng tự trọng cao và đặc biệt là một người ân nghĩa, lão nghĩa tình với cả con vật của mình. Khi đã tuổi già sức yếu, không làm gì để kiếm ăn được, lão chẳng dám đụng vào số tiền bán vườn của con, chỉ dám ăn sung luộc. Để rồi lão có thể chọn sống bằng cách bán mảnh vườn đi, nhưng không lão đã tìm đến cái chết, một cái chết đau đớn, tức tưởi thậm chí nhục nhã bằng bả chó. Nhưng chính cái chết ấy khẳng định được nhân cách thanh cao của lão, khẳng định được tính người trong con người của lão Hạc-một người nông dân bần cùng nhưng không bần nghĩa bần tình. Cái chết của Lão đã cho thấy niềm tin của Nam Cao vào vẻ đẹp của người nông dân lương thiện, dù đau đớn, bất hạnh nhưng vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình. Vậy là chỉ qua hai tác phẩm ngắn, nhưng Nam Cao và Ngô Tất Tố đã cho thấy vẻ đẹp của người nông dân trong những trang viết của mình. Đó chính là tinh thần nhân đạo của các nhà văn hiện thực, song ở thời điểm bấy giờ, vì chưa có ánh sáng của cách mạng vậy nên họ vẫn rơi vào bi kịch,bế tắc, đó cũng là một hạn chế mà ta cần xem xét. 

26 tháng 8 2016

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

  • Chị Dậu: Là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kỳ trước cách mạng:
    • Là một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con (dẫn chứng)
    • Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng. (dẫn chứng).
  • Lão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân:
    • Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu. (dẫn chứng)
    • Là một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự trọng, có tình yêu thương con sâu sắc. (dẫn chứng)

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

  • Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh...
  • Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi đồn điền cao su, lão sống thui thủi một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng.

-> Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu Vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử- một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.

c. Bức chân dung của chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:

Thể hiện cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người.

3- Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

26 tháng 8 2016

- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

- Thân bài:

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ

nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng:

- Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng).

- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).

* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:

- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).

- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng).

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh…

* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng.

- Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử – một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.

c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:

- Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người….

- Kết bài: Khẳng định vấn đề.

20 tháng 9 2016

  Chị Dậu là một người phụ nữ nghèo khổ, đau khổ. Một gia đình hai vợ chồng và 3 đứa con thơ. Cày thuê, cuốc mướng " đầu tắt mặt tối" quanh năm mà vẫn " cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc". Mấy gian nhà gianh như một túp lều trống không. Sau hai cái tang mẹ chồng và đứa em chồng, gia đình chị Dậu trở nên thành "hạng cùng đinh". Tai họa dồn dập. Giữa ngày mà mà trong nhà không có một hạt gạo, mấy đứa con thơ chỉ biết ăn khoai, nhá rễ khoai. Hai suất sưu của chồng và đứa em chồng đã chết, cái "món nợ nhà nước" ấy là tai họa khủng khiếp nhất giáng xuống đầu gia đình chị Dậu, bản thân chị Dậu. Vì cái tội thiếu sưu, " chết cũng không trốn được món nợ nhà nước", mà anh Dậu bị lí trưởng làng Đông Xá " bắt trói như chói chó làm thịt". Chị Dậu là một tội đồ đáng thương, xin nới lỏng dây trói cho chồng, chị liền bị tên cai lệ " đánh đấm túi bụi". Xin khất sưu cho chồng thì bị tên cai lệ " tát đánh bôm bốp" vào mặt và " bịch mấy bịch vào ngực". Lúc thì bị bọn cường hào bắt trói giải huyện. Lúc thì bị vợ chồng Nghị Quế bắt bí, mua rẻ đứa con và ổ chó. Xin cái triện đóng vào văn tự bán con mà chị Dậu phải cấy không công cho cụ lí một mẫu ruộng, Đau khổ nhát của chị Dậu là phải đứt ruột bán đứa con gái đầu lòng lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế với giá một đồng bạc để nộp sưu cho chồng. Nhục nhã nhất, chị đã bị tri phủ Tư Ân và cụ cố Thượng xâm phậm đến phẩm giá, nhân phẩm. Có điều kì lạ là người đàn bà nhà quê này, tuy phải đổ nhiều nước mắt, nhiều tiếng thở dài... nhưng đã đứng vững trước bao thử thách, tai họa. Ngô Tất Tố bằng tấm lòng nhân đạo đã dành cho nhân vật chị Dậu bao tình thương xót và cảm thông chứa chan.

        Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ đảm đang, đôn hậu. Mấy lần chị nhẫn nhục cất tiếng van xin cụ lí, tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng nới dây lỏng dây trói cho chồng, xin khất sưu cho chồng vì muốn chồng bớt đau bớt khổ. Mấy lần chị Dậu mồ hôi và nước mắt thánh thót xin vợ chồng Nghị Quế " gión tay làm phúc" mua đứa con và ổ chó... Tất cả vì lòng thương chồng và thương con " Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột" là một cảnh tượng cảm động của người vợ hiền thảo trong cái gia đình Việt Nam xưa nay "Tay bưng chén muối địa gừng - Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau"

        Trước cảnh chồng bị bắt giam, bị trói đánh thập tử nhất sinh, chị Dậu chạy ngược chạy xuôi đi vay mượn, bòn mót bán gánh khoai, bán con, bán chó. Bán con dù đau đớn như "đứt ruột", nhưng đó là một giải pháp tình thế để cứu chồng qua tai họa trước mắt. Tình thương chồng của chị Dậu gắn liền với tình thương con không thể nào kể xiết. Một củ khoai chị cũng nhịn nhường lại cho con. Trước khi dẫn cái Tí sang nhà " cụ Nghị", lòng chị Dâu tan nát buồn " rũ rượi", nghe các con kêu khóc mà chị " thổn thức". Như một linh hồn đau khổ, tội lỗi, chị Dậu " chùi nước mắt" tự nói với lòng mình : "Thôi, phải tội với trời, mẹ chịu ! Cảnh nhà đã thế, mẹ đành dứt tình với con!". Chị Dậu vừa khóc vừa van xin đứa con gái ngây thơ bị mẹ bán đi... Mỗi tiếng kêu là một nhát dao cắt vào lòng ! Mỗi tiếng kêu là một giọt lệ. Nghe thật não lòng ai oái : "U van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì cón cứ đi với u, đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm...". Nỗi thương con, nỗi lo cho tính mạng của chồng là tâm trạng của chị Dậu, vì trong tai họa, chị tự biết hành động bán con của người mẹ là " phải tội với trời", nhưng đó là con đường cùng, vì không có tiền nộp sưu cho chồng chị, bố của đàn con thơ " sẽ chết ở đình chứ không sống được". Qua đó, ta càng thấy rõ, trong bị kích gia đình, trái tim đôn hậu và đức hy sinh của chị Dậu, của người vợ, người mẹ đã bừng sáng lên.

       Chị Dậu là một phụ nữ nông dân cứng cỏi, dám đấu tranh chống áp bức, lức nào chị cũng cố " bươm ra, vùng vẫy" để thoát khỏi tai họa. Chị rất nhẫn nhục trong xưng hô với bọn cường hào. Chị tự xưng là "cháu", "nhà cháu". Gọi bọn cai lệ là "ông", "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !". Khi bị "tát đánh bốp", bị "bịch" vào ngực, khi tên cai lệ " giật phắt cái dây thừng" trong tay tên hầu cận lí trưởng "chạy sầm sập" đến trói anh Dậu, khi anh còn "ốm rề rề", thái độ chị Dậu trở nên quyết liệt. Chị Dậu "xám mặt", "nghiến hau hàm răng" cự lại : "Chồng tôi đau ốm, không được phép hành hạ". Lũ thú dữ lồng lên, chị căm giận thách thức : "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho xem!". "Cháu" đã trở thành " bà"; "ông" đã biến thành "mày". Uy thế bọn cường hào đã bị hạ bệ. Tay thước, roi song, dây thừng của lũ đầu trâu mặt ngựa trở nên vô nghĩa với chị. Chị Dậu đã dũng cảm đánh ngã nhào tên cai lệ và tên hầu cận lí trưởng. Chị đã dạy cho bọn chúng một bài học đích đáng. Chị dậu đã phủ nhận tất cả. Hình ảnh chị Dậu sừng sững hiên ngang. "Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được."

      Có người cho rằng hành động chị Dậu đánh lại bọn cai lệ là hành động phản kháng mang tính chất tự phát. Nhà văn Nguyễn Tuân đã bình luận thật hay : " trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu". Chương "Tức nước vỡ bờ" thật hay. Giọng văn của Ngô Tất Tố tràn đầy niềm vui hả hê. Thái độ yêu ghét của Ngô Tất Tố rất rõ ràng. Ông lên án chính sách sưu thuế dã man, ông khinh bỉ bọn quan lại thì dâm ô, bọn cường hào thì tham lam, bê tha, độc ác. Ông đã dành cho vợ chồng chị Dậu và đàn con thơ, nhất là cái Tí bao tình thương và lòng trắc ẩn.

      Chị Dậu, chồng con chị cũng như hàng triệu nông dân là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. Sưu cao thuế nặng, ách áp bức của bọn cường hào địa chủ đã tước đoạt quyền sống làm người của họ. Nhân vật chị Dậu là hiện thân cho bao phẩm chất tốt đẹp của người nữ nông dân như đảm đang, đôn hậu, giàu tình thương chồng , thương con, dũng cảm chống áp bức.

       Bức chân dung chị Dậu đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo trong tiểu thuyết "Tắt đèn". Ta càng cảm thấy " Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra", như Nguyễn Tuân đã nhận xét.

20 tháng 9 2016

bạn tự lm hả???

7 tháng 10 2017

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

7 tháng 10 2017

đúng nhưng hơi ngắn bạn à

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nông dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm "Tắt đèn" với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất công ấy. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam.

Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.

Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại mà quý xuống van xin cai lệ: "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm cho đám cường hao có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.

Yêu chồng, thương con, chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Người đọc có thể thấy rằng chị Dậu là người mẹ tàn nhẫn, vì "hỗ dữ không ăn thịt con" vậy mà ở đây chị Dậu lại nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.

Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu, chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!

Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội.

Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".

Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói, luôn sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".

Tức nước thì vỡ bỡ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ không có tính định hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn không thể nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thông qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.

15 tháng 9 2021

cảm ơn nha