Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
a,
Những hình ảnh và kỉ niệm của tuổi thơ
Hình ảnh đàn gà: Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng hiện lên rất đẹp rất sinh động.
Tiếng bà mắng cháu: Tiếng mắng đầy yêu thương khi một lần người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, kỉ niệm về tuổi thơ nơi làng quê bình dị.
Hình ảnh người bà: chắt chiu, tảo tần, lo lắng từng quả trứng con gà để mua cho cháu quần áo mới.
Qua đó, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, những kí ức bên bà vẫn luôn được lưu giữ trong tâm hồn người cháu.
Vì mỗi câu thơ thể hiện cho 1 kỉ niệm của tác giả về bà đc gợi lên sự yên bình của làng quê Việt Nam. Mảng kí ức ấy gắn liền với người bà tần tảo, bình dị mà thiêng liêng, tạo nên điểm nhấn về cảm xúc, tạo sự liền mạch khiến hình ảnh thơ luôn da diết và nồng nàn.
b,Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân xa khi dừng chân bên thôn xóm bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc người chiến sĩ lại nhớ về kí ức và tuổi thơ đẹp đẽ bên người bà thân yêu. Tiếng gà trưa gợi lại bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu sống tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, hình ảnh bà lo lắng khi trời rét lo cho đàn gà, gà mái mơ, ổ rơm hồng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng của bà, những hình ảnh trên đã sống lại trong người chiến sĩ về hình ảnh người bà thân yêu và hết mực yêu thương người cháu của mình.Người bà luôn chăm lo đàn gà, vất vả tần tảo sớm hôm để nuôi cháu trưởng thành như ngày hôm nay, trong lòng người cháu bỗng tuôn trào cảm xúc và sự biết ơn những hi sinh cao cả từ người bà thân yêu. Tiếng gà trưa và hình ảnh người bà đã thôi thúc và trở thành động lực để người cháu chiến đấu vì lòng yêu đất nước, vì xóm làng thân thuộc, vì người bà và vì những kỉ niệm tuổi thờ đã từng gắn bó. Tiếng gà trưa lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, kể lại những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng, xúc động trong tâm hồn người đọc. Bài thơ cũng chính là tình yêu của người cháu đối với người bà, đồng thời là tình yêu làng xóm yêu quê hương đất nước của người cháu.
Tham khảo!
- Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần trong bài thơ.
- “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh: ổ rơm, trứng hồng, gà mái mơ, gà mái vàng, hình ảnh bà soi trứng và kỉ niệm: bà bán trứng và mua cho quần áo mới: quần chéo go ống rộng, cái áo trúc bâu.
- Em ấn tượng nhất với hình ảnh con gà mái mơ/ khắp mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng/ lông óng như màu nắng bởi vì đó là hình ảnh đẹp, gần gũi với em, và gợi cho em về tuổi thơ vui chơi bên bạn bè quanh xóm nhỏ.
Qua bài “Tiếng gà trưa”, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của người bà. Âm thanh của tiếng gà đã gợi nhắc người cháu nhớ lại kỉ niệm về tuổi thơ sống bên bà. Những ngày tháng tuy khó khăn, nhưng lại hạnh phúc biết bao. Trong kí ức của cháu, người bà hiện lên thật giản dị, mà giàu tình yêu thương. Lời mắng yêu của bà khi cháu xem trộm gà đẻ. Đôi tay của bà vất vả chăm cho đàn gà, để cuối năm bán lấy tiền mua quần áo cho cháu. Hình ảnh bà hiện lên thật giản dị với “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc” giống như biết bao người phụ nữ Việt Nam xưa. Họ là những con người vĩ đại, và thật đáng ngưỡng mộ biết bao. Hình ảnh người bà hiện lên qua trang thơ của Xuân Quỳnh thật bình dị mà đẹp đẽ.
Bài làm
Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ.
Qua đây ta thấy được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ nhất là tình cảm quý trọng yêu thương đối với bà của đứa cháu.
# Chúc bạn học tốt #
Qua những kỉ niệm đó giúp em cảm nhận về hình ảnh người bà:
Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo: Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu
- Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu: dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới.
- Bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.
⟹ Qua những kỉ niệm về bà, tác giả đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu; cháu thương yêu, kính trọng và biết ơn bà.
1.Tiếng gà vọng vào tâm trí tác giả trong thời điểm: buổi trưa, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân.
2. Vì:
+ buổi trưa ở làng quê là thời điểm rất yên tĩnh, do đó tiếng gà có thể khua động cả không gian.
+ tiếng gà đem lạ niềm vui cho con người, giúp con người vơi đi nỗi vất vả cực nhọc.
+ tiếng gà gợi về những kỉ niệm tốt lành thưở ấu thơ: " những quả trứng hồng, bộ quần áo mới và tình bà cháu thân thương, ...."
3. Chi tiết bà mắng cháu gợi lên:
+ lời mắng yêu, vì bà muốn cháu mình sau này được xinh đẹp, có hạnh phúc.
+ thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu bà dành cho cháu.
+ cháu nhớ kỉ niệm này vì cháu cảm nhận được tình yêu thương ấy của bà dành cho cháu.
4. trong kỉ niệm tuổi thơ của cháu, hình ảnh bà hiện lên với những đức tính cao quý là :
+ nghèo nhưng hiền thảo
+ hết lòng thương yêu con cháu
+ kiên trì, tần tảo, nhẫn nại, chắt chiu trong hoàn cảnh nghèo
+ hi sinh, chịu đựng
5. sau khi học xong bài tiếng gà trưa thì ở văn bản này tình cảm sâu sắc được bộc lộ là:
+ tình yêu loài vật, yêu bà
+ tình yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước
Câu 1.
-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.
-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.
Câu 2.
a.Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :
-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.
b.Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.
Câu 3.
-Hình ảnh người bà :
+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.
+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ
+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.
=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.
Câu 4.
-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).
-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.
-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :
+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.
+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.
"Tiếng gà trưa" là bài thơ đặc sắc của nữ sĩ Xuân Quỳnh đã cho ta thấy những kỉ niệm sâu sắc của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ xa nhà. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động và nhớ nhà. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về miền kí ức với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về. Những lần bị bà la, những lời mắng chân thật, giản dị mà chan chứa tình thương của bà và trên đường hanh quân, cháu nhớ lại với tất cả niềm vui, lòng biết ơn vô bờ bến. Cháu chiến đấu hôm nay không chỉ là chiến đấu cho tổ quốc, mà còn là vì bà, vì tiếng gà, vì ổ trứng hồng tuổi thơ. Tiếng gà trưa là một âm thanh giản dị mà lại gần gũi, quen thuộc, nó làm âm vang kỉ niệm, gợi nhớ những kỉ niệm đẹp. Bài thơ làm sống dậy trong lòng mỗi người những yêu thương dịu ngọt không thể nào quên....
Câu 1:
-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.
-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.
Câu 2.
- Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :
-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.
- Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.
Câu 3:
-Hình ảnh người bà :
+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.
+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ
+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.
=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.
Câu 4:
-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).
-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.
-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :
+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.
+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.
Bạn tham khảo nhé!
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.
Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.
2 .
- Hình ảnh người bà:
Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.
Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.
Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.
=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.
5.
a. Kỉ niệm về tuổi thơ
-Tiếng gà, ổ trứng, gà mái mơ, gà mái vàng
-Tiếng bà mắng, cái quần chéo go, áo trúc bâu, xóm làng
b)Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm gắn liền với hình ảnh người bà thầm lặng, từng ngày từng giờ nhen nhóm ngọn lửa để sưởi ấm trái tim người cháu yêu thương. Người bà hiện lên với hình ảnh chắt chiu, cẩn thận tích góp từng hơi ấm lúc đất nước đang trong cảnh đói kém, loạn lạc. Bà vẫn âm thầm với khói bếp hun nhèm mắt cháu mà đem tấm lòng già cả của mình, nuôi dưỡng cháu hay cũng chính là mầm non tương lai của đất nước để mong phát triển dân tộc. Đến những khổ thơ tiếp theo, người bà hiện lên qua lời kể của đứa cháu về những kỉ niệm một thời khi cháu còn nhỏ. Bà giống như người mẹ hiền đã nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo ban cháu từng ngày. Có lẽ nỗi nhớ mong da diết và sự thiếu thốn tình cảm của bố mẹ khi xa nhà đã vơi bớt phần nào khi có sự đùm bọc, yêu thương che chở của người bà.