K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 7 2019

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi là nỗi nhớ chênh chao, vừa bao chùm cả không gian, thời gian lại vừa bao chùm cả miền kí ức.

Còn nỗi nhớ về Dăm túp lều chơi vơi thì là nỗi nhớ về một đối tượng cụ thể.

=> Cách diễn đạt của Quang Dũng về nỗi nhớ không gian rừng núi kết hợp với từ "chơi vơi" khiến cho nỗi nhớ mênh mang lan tỏa hơn.

16 tháng 6 2019

Nghệ thuật:

- Điệp từ “nhớ”

- Từ láy “chơi vơi” (2 thanh bằng, nhẹ, lan tỏa), gợi cảm giác nỗi nhớ vô hình, vô lượng, không thể đo đếm, nhớ mơ hồ, đầy ám ảnh, nỗi nhớ luôn lơ lửng, ăm ắp khôn nguôi

- Điệp âm “ơi”

=> Tạo tính nhạc, hình tượng hóa nỗi nhớ. Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ.

Đáp án cần chọn là: D

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi.Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời!...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

(Tây Tiến, Quang Dũng)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ của văn bản trên. (1,0 điểm)

Câu 2: Chỉ ra các từ láy, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong bài thơ trên (1,0 điểm)

Câu 3: Xác định phép tu từ có trong 2 câu thơ sau và nêu tác dụng? (1,0 điểm)

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi..”

Câu 4: Hãy khái quát nội dung bài thơ trên bằng một câu văn. (1,0 điểm)

0
2: Cho đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơiSài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơiDốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây,súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơiAnh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời!Chiều chiều oai linh thác...
Đọc tiếp

2: Cho đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây,súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

2.1: Nỗi nhớ của cái tôi trữ tình Quang Dũng hiện ra như thế nào?

2.2: Từ câu 5 đến câu 12, miêu tả lại con đường hành quân của người lính Tây Tiến hiện lên ra sao trong cảm nhận của anh chị? Nghệ thuật miêu tả?

2.3:  Trên con đường hành quân ấy, anh chị thử hình dung về sự gian khổ của người lính Tây tiến? Từ sự gian khổ ấy anh chị cảm nhận gì về người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân?

2.4: Đoạn thơ trên giàu tính nhạc không? Vì sao?

0
17 tháng 2 2019

Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình:

- Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” là hoa thiên nhiên hay con người? Chỉ biết rằng nó gợi cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, đầy lùi nỗi nhọc nhằn của người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân.

- Hình ảnh mưa rừng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

- Hình ảnh “cơm lên khói”, “mùa em thêm nếp xôi”

“Mùa em”: mùa lúa chín; liên tưởng xao xuyến nồng nàn trước nụ cười rạng rỡ, ánh mắt sóng sánh từ tình người miền Tây.

4 tháng 9 2017

Đoạn thơ gợi ra khung cảnh vùng rừng núi hiểm trở, khúc khuỷu trên đường hành quân vất vả, gian lao của những người lính

- Nhịp điệu 4-3 ở ba câu thơ đầu

- Sự phối hợp các thanh T và B ở ba câu thơ đầu, câu thơ đầu thiên về vần T, câu 4 toàn vần B

→ Gợi không gian hiểm trở làm nổi bật hình ảnh những người lính Tây Tiến dũng mãnh, quả cảm

- Cuối khổ thơ toàn vần B gợi tả không khí thoáng đãng, rộng lớn trải trước mặt khi vượt qua con đường gian lao

- Các từ láy gợi hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.

- Sử dụng phép đối từ: Dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm; ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống

Phép lặp từ ngữ: dốc, ngàn thước

Phép nhân hóa: súng ngửi trời

→ Khung cảnh núi rừng hiểm trở, tính khốc liệt của cuộc hành quân

31 tháng 10 2021

Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thơ ca hiện đại nước nhà, một cây bút trữ tình chính trị nổi bật với những bài thơ lưu lại trong trái tim người đọc nhiều dấu ấn, cảm xúc. “Việt Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu trên chặng đường thơ ông, góp phần khẳng định tên tuổi, tâm hồn và tài năng của hồn thơ này. Trong tác phẩm, đoạn thơ thứ năm đã thực sự để lại nhiều nghĩ suy trong tâm hồn mỗi bạn đọc, góp vào sự sâu sắc và độc đáo của bài thơ.

Nhà thơ Tố Hữu là người con đất Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế, cái nôi của văn học dân gian Việt Nam. Có lẽ những nét đẹp của mảnh đất ấy đã bồi tụ nên một hồn thơ dạt dào cảm xúc, sáng tác nên những vần thơ, trang thơ đượm sâu tình cảm, cảm xúc. Nói đến Tố Hữu và sự nghiệp văn học của ông, nhiều người nói chặng đường thơ ông gần như song hành với những giai đoạn lịch sử quan trọng, đáng nhớ của dân tộc. Những tác phẩm ở mỗi thời kỳ của nhà thơ đều có những nét đẹp riêng lưu lại nhiều ấn tượng. Việt Bắc, cái nôi của Cách mạng Việt Nam, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền đất ấy, con người ấy đã chắp cánh cho hồn thơ người nghệ sĩ, người cán bộ cách mạng Tố Hữu viết nên bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ thứ năm trong tác phẩm được đánh giá là một đoạn thơ đặc sắc với nhiều giá trị nội dung, nghệ thuật ý nghĩa.

Nghĩ về người con Việt Bắc, những đồng bào thân thương một thời gắn bó thủy chung, nghĩa tình, một nỗi nhớ da diết, đậm sâu bỗng trào dâng trong trái tim, tâm hồn người cán bộ cách mạng, hay có lẽ cũng chính là tiếng lòng Tố Hữu. Nhà thơ gợi ra hình ảnh người mẹ của nhân dân, người mẹ nuôi bộ đội với hình ảnh gần gũi và rất đỗi thiêng liêng:

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”

Một người mẹ chịu thương chịu khó. Một người mẹ tảo tần vì con, vì bộ đội, vì đất nước, nhân dân. Đó là người mẹ Việt Bắc từng ngày lao động miệt mài đóng góp cho cuộc kháng chiến, từng ngày nuôi giấu cán bộ cách mạng. Viết về người mẹ ấy, nhà thơ Tố Hữu có hình ảnh “nắng cháy lưng”. Không tả rõ nét dáng hình người mẹ Việt Bắc, chỉ ba chữ đó thôi cũng đã đủ tái hiện lên chân thực, trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp lao động của người mẹ Việt Nam thời chiến. Gần gũi, bình dị nhưng vô cùng mạnh mẽ, trang thơ Tố Hữu cho ta thấy mẹ là một phần của những trang sử hào hùng, là hậu phương đắp bồi yêu thương, sức mạnh cho những người lính chắc tay súng ra chiến trường giành lại tự do cho dân tộc, đất nước.

Tiếp nối trong dòng chảy ký ức dạt dào, thiết tha ấy, nhà thơ Tố Hữu gợi ra một bức tranh Việt Bắc với khung cảnh, với nhịp sống, âm thanh quen thuộc:

"Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan”

Bên cạnh cái khốc liệt của khói lửa chiến tranh, cái tang thương của mất mát, hy sinh, vẫn còn rộn rã ở đó một cuộc sống ngập tràn âm thanh nơi miền cao Việt Bắc. Bên cạnh những giờ tập luyện mệt nhoài chuẩn bị cho cuộc chiến, những giây phút căng thẳng khi đối mặt địch, các cán bộ cách mạng của ta cũng hòa mình vào cuộc sống nơi núi rừng Việt Bắc, cùng đồng bào, cùng nhân dân xây dựng cuộc sống. Những người cán bộ đến gieo hy vọng về ngày độc lập. Họ gieo con chữ, họ thắp niềm tin, những lớp Nha bình dân học vụ để xóa mù chữ cho đồng bào vì thế mà được mở ra ở khắp mọi nơi. Hồ hởi, phấn chấn và ngập tràn hy vọng, không khí đó dường như ắp đầy khắp các bản làng Việt Bắc, ngập tràn trong hình dung tưởng tượng của mỗi người đọc khi đến với trang thơ giàu hình ảnh, cảm xúc của Tố Hữu.

“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”

Với vốn ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh của mình, nhà thơ Tố Hữu đã giúp người đọc hình dung ra không gian, không khí rộn ràng niềm vui của quân dân Việt Bắc sau những giờ phút chiến đấu ác liệt. Văng vẳng trong không gian thanh bình ấy là tiếng “mõ rừng chiều” gọi trâu về của người lao động. Âm thanh tiếng giã gạo đêm khuya, tiếng chày tiếng cối hòa cùng tiếng suối xa càng đậm tô thêm bức tranh sinh hoạt thân thương, gần gũi, tràn đầy sức sống nơi núi rừng Việt Bắc. Những âm thanh ấy cùng hòa quyện lại, một cách rất riêng, tạo nên một khúc nhạc ấn tượng mà chỉ riêng núi rừng Việt Bắc có, do những con người Việt Bắc cùng cán bộ cách mạng thời kỳ kháng chiến xây đắp nên.

Bài thơ “Việt Bắc” đã gieo vào trái tim người đọc bao thế hệ rất nhiều cảm xúc, nghĩ suy khác nhau. Ở mỗi đoạn thơ, mỗi hình ảnh, nhịp điệu thơ đều chứa chan tâm tư người chiến sĩ hay cũng chính là nhà thơ. Khổ thơ thứ năm đã góp phần đem đến sự thành công cho tác phẩm, những giá trị nội dung, nghệ thuật của “Việt Bắc” đã góp phần làm tăng sự giàu có, đa dạng trong chùm thơ kháng chiến đồng thời khẳng định tài năng, sự tinh tế trong hồn thơ Tố Hữu.

31 tháng 10 2021

Dàn ý mà cậu