K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2017

- Tuyên truyền bảo vệ môi trường trong cuộc sống, nghệ thuật

- Vệ sinh sạch sẽ môi trường

- Trồng cây gây rừng

-Hạn chế sử dụng túi nilon

- Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời

26 tháng 10 2017

câu 1:

a) lợi ích:

- tiêu diệt 1 số sâu bọ gây hại

- dùng làm thuốc để ngâm rượu

b) tác hại

- gây ngứa ngáy cho người và động vật

- hút máu của động vật

câu 3:

- cơ thể gồm 3 phần: phần đầu, ngực, bụng

- phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

1 tháng 5 2019

Câu 1 : Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về : thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học. xuất khẩu... và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trờ lại đây đang có số lượng giảm sút.
Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% đuợc xếp vào cấp độ rất nguy cấp (CR); giảm 50% thì được xếp vào cấp độ nguy cấp (EN) ; giảm sút 20% thì được xếp ờ cấp độ sẽ nguy cấp (VU). Bất ki một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp (LR).
_Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật
_Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật
_Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động vật khác.
-Không phá nơi ở của chúng.
-cần đẩy mạnh việc chăn nuôi
-Trồng cây xanh.
-Ko ăn thịt và ko sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.

Câu 2 :

- Khai thác gỗ

- Lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ.

- Lửa rừng.

- Chăn thả gia súc và sự xâm lấn của các loài ngoại lai.

1 tháng 5 2019

Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta.
– Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…
– Ban hành Sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
– Quy định việc khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.

18 tháng 4 2017

- Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng những đặc điểm đối kháng nhau giữa các loài sinh vật nhằm tạo ra lợi ích cho con người (sử dụng thiên địch) hoặc gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của chúng.

- Các biện pháp đấu tranh sinh học: dùng thiên địch, dùng vi khuẩn gây bệnh cho sinh vật có hại, làm vô sinh để diệt động vật có hại.

- Ví dụ :

+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại ở từng địa phương đều có những thiên địch gần gũi với con người như : mèo diệt chuột, gia cầm (gà vịt, ngan, ngồng) diệt các loài sâu bọ, cua, ốc mang vặt chù trung gian.

+ Sử dụng vi khuân gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại: Năm 1859, người ta nhập 12 đôi thỏ vào Ôxtrâylia. Đến năm 1900 số thó lên tới vài trăm triệu con vả trở thành động vật có hại. Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 nãm chi với 1% số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta đã phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm hoạ về thó mới cơ bàn được giải quyết.
+ Gây vỏ sinh diệt động vật gây hại: Ở miền Nam nước Mĩ. để diệt loài ruổi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sàn ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.

6 tháng 5 2018

đéo bt :)haha

5 tháng 12 2019

- Ăn, ở sạch sẽ, ngăn nắp

- Thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang cây cỏ quanh nhà (từ 50 - 100m).
- Dùng hương xua muỗi, đốt lá cây xông khói, dùng kem xua muỗi vào buổi tối.
- Dùng hóa chất diệt muỗi phun trên tường .
- Ngủ trong màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

30 tháng 10 2020

Các biện pháp phòng bệnh sốt rét:

Để khỏi mắc bệnh sốt rét cần tránh muỗi đốt, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.

- Sử dụng một số biện pháp xua đuổi muỗi như: dung vợt muỗi, nhang đốt muỗi, thoa kem chống muỗi, khi làm việc vào buổi tối cần được trang bị quần áo dài tay để đề phòng muỗi đốt.

- Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv...

- Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.

- Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: Rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

16 tháng 12 2016

Phải phát triển = cách nuôi trồng

1/ Chuẩn bị chuồng nuôi:

Trên thực tế người ta nuôi trùn theo 02 dạng chuồng:

- Luống nuôi trùn:

Luống nuôi trùn có thể xây bằng gạch, trong điều kiện chưa có vốn chúng ta có thể quây mê bồ là có thể nuôi được. Luống nuối trùn rất thích hợp ở nông thôn vì có mặt bằng.

- Thùng nuôi trùn:

Tùy theo qui mô lớn nhỏ và tùy theo điều kiện tận dụng nguyên vật liệu của mỗi nơi, mà thiết kế thùng nuôi có kích thước phù hợp. Thùng nuôi trùn phải đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho trùn và không làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn, nước trong thức ăn khi lắng xuống phải có chổ thoát để phần thức ăn bên dưới không quá ẩm. Đóng thùng nuôi trùn phải đảm bảo kín không cho trùn bò ra ngoài, bỏ trốn khỏi nơi nuôi. Thông thường các thùng nuôi trùn làm bằng gỗ hoặc xây các bể xi măng.

Nuôi trùn trong gia đình với qui mô nhỏ, có thể làm những thùng nuôi vuông 70- 70 cm và cao 45 cm. Với kích thước này có thể nuôi được 10.000 con trùn. Các thùng có thể xếp chồng lên nhau và đặt trong nhà có mái che mưa che nắng.

Trong điều kiện chật hẹp như ở đô thị hoặc nhà cao tầng, người ta sử ta sử dụng hộp nuôi trùn. Hộp nuôi trùn phải có kích thước 50 x 35 x 20 cm. Đáy hộp có khoan nhiều lỗ thóat nước đường kính khỏang 5mm và được lót dưới chất dẽo ngăn không cho trùn bò ra ngòai. Bên trong hộp phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi trường tối. Bốn góc hộp có chân cao khỏang 5 cm để khi chồng lên nhau vẫn cò kẽ hở cho thông không khí. Dưới mỗi chồng hộp đặt một cái chậu để hứng nước từ các hộp trên chảy xuống.

2/ Dụng cụ nuôi trùn:

- Cây chĩa 6 răng: Đây là dụng cụ dùng để xới, thu họach và chăm sóc trùn, không dùng các dụng cụ khác có thể làm trùng bị thương.

- Tấm che phủ: Tấm che phủ thường làm bằng bao tải hoặc bao chiếu. Đặc điểm của trùn là ăn cạn và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ thường để tạo bóng tối cho bề mặt luống trùn để trùn liên tục ở bề mặt ăn thức ăn. Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống trùn.

- Thùng tưới: Nếu không có thùng tưới có thể dùng tay vẫy nước qua sàn rổ.

3/ Chọn giống trùn:

Ở Việt Nam, giống và chủng lọai trùn rất phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống trùn phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, cho năng suất cao còn rất hạn chế.

Do vậy, để có giống trùn, người chăn nuôi hãy tự lựa chọn trên chính mảnh đất của mình bằng cách cho gà vịt ăn nhiều lọai trùn khác nhau. Quan sát để tìm một vài lọai mà gà vịt thích ăn nhất để nuôi thử. Sau đó, tiến hành nuôi thử một vài lòai trên, trong điều kiện giống nhau, rồi chọn lọai nào có tốc độ phát triển nhanh nhất để nuôi gây giống.

- Trùn đất có nhiều lòai, nhưng chúng ta thường nuôi trùn quế. Trùn quế là lọai trùn phân, nghĩa là có phân thì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với từng vùng nhiệt đới.

- Giun quế lại rất mau đẻ. Sau khi giao phối là 7 ngày là giun quế cho 1 lứa đẻ. Giun quế từn 3-4 lứa đẻ đầu tiên, sau đó thì 7 ngày cho 1 lứa đẻ.

- Giun quế là lòai động vật lưỡng tính sốmg tại chỗ, nghĩa là 2 yếu tố đực và cái có trên cùng một cá thể. Cho nên sau khi giao phối thì cả hai cá thể đều đẻ, có thể nói về việc tăng số lượng giun là lòai động vật sinh sản nhanh nhất.

4/ Mật độ:

Mật độ thả quyết định năng suất thu họach. Mật độ thích hợp khoảng 0,8 - 1 kg/m2, nghĩa là vào khoảng 8 ngàn đến 1 vạn cá thể/m2 mới đảm bảo được sau 30 ngày cho 1 lần thu họach với năng súat 12 - 15 kg/m2, tương đương với 120 - 150 tấn giun/ha. Nếu ta có đầy đủ nguồn thức ăn có thể rút ngắn chu kỳ thu họach là 20 ngày. Ngòai ra, giun đất còn cần chất mùn làm nhà ở. Đất mùn có thể làm từ phân động vật và rác độn đem ủ oai, thời gian ủ từ 20 - 30 ngày. Sau khi ủ, phân có màu nâu và hết mùi, lúc đó ta xổ đống phân ra bầm nhỏ và đổ vào luống để làm nền, thường thì lớp chất mùn trên luống giun cao từ 10-15cm.

Ví dụ: Một luống giun có diện tích 2m2 cần 50% phân động vật các các lọai, cùng với 50% rác độn (không dùng những rác thải có chất độc, rác, cay, có tinh dầu).

5/ Thức ăn và cách cho ăn :

- Tất cả các loại phân như phân lợn, phân trâu bò, phân gà, phân thỏ, ... đều có thể làm thức ăn cho trùn đất. Thức ăn sử dụng cho trùn đất ở dưới dạng tươi.

- Cách cho ăn : Khi cho ăn giở tấm phủ và bón thức ăn cho trùn. Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa.

Vào mùa hè từ 3 - 5 ngày cho trùn ăn 01 lần, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm, sau khi bón xong đậy bao tải lại và tưới ẩm. Chúng ta cũng có thể bón thành từng ụ, hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao trùn có khoảng trống chui lên thở.

Đến mùa đông lượng thức ăn bón nhiều hơn, dày khoảng 5 cm và bón phủ đầy luống trùn. Thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè.

6/ Ủ phân làm thức ăn cho trùn:

- 50 kg cỏ khô hay rơm lúa, thân đậu, bã mía, mạt cưa, giấy vụn, ...

- 30 kg phân gia súc (trâu, bò, heo, ...)

- 20 kg thực vật tươi (rau, cỏ, vỏ chuối, ...)

Tổng cộng được 100 kg vật chất thô, ở giữa hố ủ cắm một thanh tre hay khúc gỗ dài từ đáy hố nhô lên khỏi mặt hố. Mỗi ngày tưới nước vừa, khi tưới lắt thanh tre nhằm mục đích cho nước ngấm đều hố ủ. Sau thời gian khoảng 03 tháng thì phân hoai, riêng rơm đã mụt sẳn thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn.

Riêng phân tươi của gia súc ăn cỏ có thể cho ăn trực tiếp.

12 tháng 8 2017

Ngắn gọn mà đúng là:

-Hấp thụ nước, ánh sáng, khí CO2 và thải ra ngoài môi trường khí O2

12 tháng 8 2017

-Quang hợp là một quá trình trao đổi chất ở thực vật. Trong quá trình quang hợp, cây xanh sử dụng nước, khí cacbonic lấy từ môi trường xung quanh và năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo ra thức ăn (đường, tinh bột,...), đồng thời thải ra môi trường khí oxi. Quá trình đó gọi là quang hợp.

-SƠ ĐỒ CHI TIẾT QUÁ TRÌNH QUANG HỢP CỦA CÂY XANH

Hỏi đáp Sinh học

27 tháng 12 2015

bón phân cho cây ; tưới nước cho cây ; bắt sâu cho cây ; tỉa cành hư , cành xấu ; . . .

28 tháng 12 2015

Phun thuốc trừ sâu  
Làm cỏ tưới nước
Chăm sóc và bon phân cho cây trồng 
Tỉa lá cành bị sâu bệnh hại ăn khỏi lây 
Làm cách biện pháp thủ công

23 tháng 10 2017

Câu 1: Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh

- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

- Phần lớn dị dưỡng

- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hay tiêu giảm

- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

2. Các bước xử lí và mổ giun đất

- Xử lí mẫu

+ Rửa sạch đất ở cơ thể giun

+ Làm giun chết trong hơi ete hay cồn loãng

+ Để giun lên khay mổ và quan sát

- Mổ giun: em xem trong SGK trang 57

Câu 3:

Thủy tức Sứa
Cấu tạo ngoài

- Cơ thể hình trụ dài

- Phần dưới là đế, bám vào giá thể

- Phần trên có lỗ miệng có tua miệng tỏa ra, trên tua miệng có tế bào gai để tự vệ và tấn công

- Cơ thể hình dù

- Có miệng nằm ở dưới trên có tua miệng chứa tế bào gai

Di chuyển - Di chuyển nhờ tua miệng theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu - Di chuyển bằng cách co bóp dù

23 tháng 10 2017

Câu 4: Giun tròn có đặc điểm tiến hóa hơn giun dẹp là

- Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức

- Ống tiêu hóa bắt đầu phân hóa thành các bộ phân khác nhau như: miệng, hầu, hậu môn

Câu 5: Trùng roi di chuyển nhờ roi bằng cách xoáy roi vào nước giúp cơ thể di chuyển về phía trước

Câu 6: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh

- Giác bám phát triển: bám chặt được vào nơi kí sinh ở cơ thể vật chủ

- Cơ dọc, cơ vòng phát triển: chun dãn, phồng dẹp chui rúc, luồn lách trong cơ thể kí sinh

- Hầu có cơ khỏe: hút được nhiều chất dinh dưỡng ở nơi kí sinh

- Ruột phân nhiều nhánh nhỏ: hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng

- Đẻ nhiều trứng và trải qua nhiều vật chủ trung gian: phát tán ấu trùng và đảm bảo được số lượng ấu trùng kí sinh trong cơ thể vật chủ

Câu 7:

  Trùng sốt rét Trùng kiết lị
Dinh dưỡng Kí sinh trong hồng cầu, hấp thụ chất dinh dưỡng có trong hồng cầu qua bề mặt cơ thể Nuốt hồng cầu
Di chuyển Ko có cơ quan di chuyển, di chuyển nhờ hồng cầu Di chuyển bằng chân giả
Cấu tạo Kích thước nhỏ, ko có bộ phận di chuyển và các ko bào Giống trùng biến hình, có chân giả ngắn
Sinh sản Vô tính bẳng cách phân đôi Vô tính bằng cách phân đôi
     

Câu 8:

- Tác hại của giun đũa: Kí sinh ở ruột non người, nhất là trẻ em

+ Gây đau bụng

+ Đôi khi tắc ruột và tắc ống mật

- Biện pháp:

+ Ăn chín uống sôi

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Vệ sinh cơ thể, môi trường, nhà cửa ... sạch sẽ

+ Uống thuốc tẩy giun định kì 2 lần / năm

 

22 tháng 12 2016

Biện pháp phòng tránh bệnh do động vật ký sinh gây ra: Giữ vệ sinh nhà ở và cá nhân, uống thuốc tẩy giun theo định kì, ăn chín uống sôi,...

25 tháng 12 2016

-Không đi chân đất , thức ăn phải bảo quản không cho ruồi ,nhặng tiếp xúc.

-Ăn những thức ăn tươi sạch,không bầm dập,ăn chín uống sôi,không ăn những thức ăn ôi thiu ,...

-Giữ gìn nhà ở và cá nhân ,uống thuốc tẩy giun theo định kì ,...