K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2018

Tôi là một loài thực vật thân gỗ, tán lá rộng thường được trồng để lấy bóng mát, đặc biệt là thường được trồng trong các trường học, nên hình ảnh của chúng tôi vô cùng thân thiết, gần gũi với mọi người cũng như các bạn học sinh. Như vậy các bạn đã đoán ra tôi là loài cây nào chưa? Tôi là một cây bằng non, cũng như bao nhiêu anh em, họ hàng nhà tôi, tôi được mang về trồng để lấy bóng mát ở một ngôi trường cấp hai. Khi mới về tôi là một cây non yếu ớt, khi ấy chúng tôi đặc biệt được quan tâm bởi những người bảo vệ, các cô lao công. Khi đã bắt đầu cứng cáp hơn, cành lá cũng xanh mướt, phát triển dần thì tôi lại vô cùng buồn bã, đau đớn khi bị các bạn nhỏ vin cành, bẻ lá làm chúng tôi vô cùng xơ xác, đau đớn.

Trước khi được mang trồng ở trường học, tôi là một trong số rất nhiều những bạn bàng non được trồng làm giống trong một khu đất rộng, ở đây những người chủ của chúng tôi rất ân cần, quan tâm chăm sóc. Chúng tôi được bón phân, tưới nước hàng ngày nên chúng tôi đều phát triển rất nhanh, từ những cây bàng nhỏ, thấp chỉ bằng gang tay người lớn, chúng tôi đã nhanh chóng cao hơn một mét. Lúc này chúng tôi đã có thể mang đi bán, ngày ngày nhìn các bạn cùng vườn với mình được những người chủ mua và mang về trồng, tôi ngưỡng mộ nhiều lắm, cũng thầm mong ước một ngày nào đó cũng có người đến đón tôi đi, trồng tôi ở một nơi thoáng mát để tôi có thể phát triển xanh tốt, phủ rợp bóng râm, làm cho người chủ của mình hài lòng.

Và ngày ấy cũng tới, hôm ấy có một người đàn ông độ tuổi trung niên đến và mang tôi cùng với năm cây bàng khác nữa về trồng. Nhưng nơi chũng tôi được mang đến không phải khuôn viên của một ngôi nhà, cũng không phải trồng ở các công trình công cộng mà là một khuôn viên rộng và đẹp của một ngôi trường. Tôi cũng như các bạn của mình vui lắm, không chỉ vì chúng tôi chính thức được trồng cố định ở một nơi, ở đó thì chúng tôi có thể thỏa sức phát triển, vươn rộng cành xòe bung những tán lá đón ánh mặt trời, mang lại bóng râm và không gian nghỉ ngơi lí tưởng cho con người, mà còn vì nơi chúng tôi được mang đến, đó là một không gian tuyệt vời.

Ngày ngày chúng tôi có thể cùng các bạn học sinh vui đùa, chứng kiến không gian nghiêm túc mà cũng không kém phần vui vẻ của trường học. Hơn nữa, trong suy nghĩ của tôi thì khi được trồng ở trường học thì chúng tôi có điều kiện phát triển lâu dài hơn ở những nơi khác, chúng tôi không phải lo lắng rằng mình sẽ bị chặt bỏ hay bị thay thế bởi cây trồng nào khác nữa. Mặt khác, ở khuôn viên trường học các bạn học sinh rất dễ thương nên chúng tôi cũng sẽ không bị đối xử bất công. Quả nhiên như vậy, khi mới về trường, chúng tôi được ưu tiên trồng trong những bồn hoa lớn được xây dựng sẵn ở ngay giữa sân trường.

Vì còn non nên lúc ấy chúng tôi khá yếu ớt, nhưng người chủ mua chúng tôi về đặc biệt đối xử với chúng tôi rất tốt. Không chỉ trồng tôi ở một khu đất tơi xốp, màu mỡ, tưới nước bón phân đầy đủ, mà còn đặc biệt làm cho chúng tôi những chiếc nạng chống đỡ xung quanh thân cây. Nhờ có sự chống đỡ này mà dù có gió lớn, hay bão bùng thì cũng không thể làm chúng tôi ngã, đổ, chúng tôi cảm thấy vui và hạnh phúc lắm. Không những thế, hàng ngày chúng tôi còn được tưới nước đầy đủ, một ngày hai lần. Nhờ sự tận tình, chu đáo ấy mà chúng tôi phát triển rất nhanh, những chiếc lá xanh mọc ra xanh tốt.

Nhưng khi đã dần trở nên cứng cáp, những chiếc nạng, chiếc cọc chống đỡ xung quanh được tháo bỏ, chúng tôi có thể tự đứng vững, những tưởng chúng tôi sẽ mãi xanh tốt, phát triển đều đặn như thế. Nhưng không, một biến cố lớn đã đến với tôi, các bạn học sinh đã vô tư chơi đùa, nghịch ngợm đã bứt hết những chiếc lá trên thân cây của tôi, những chiếc lá mà tôi cố gắng lắm mới làm cho nó đâm chồi và phát triển xanh tốt như vậy. Hành động vô tư này của các bạn nhỏ làm cho tôi vô cùng đau đớn, tôi phải nói lời chia li cùng với những chiếc lá vừa mới mọc lên xanh tốt, chịu đựng những vết thương sâu khó lành, vì chúng tôi mới là những cây non, thân thể yếu ớt mà bị bứt lá, nhựa chảy ra đầm đìa trên cành cây.

Lúc bị bứt lá tôi đau đớn lắm, tôi rất muốn nói với các bạn học sinh đừng làm như vậy nhưng tôi không nói được, và các bạn học sinh cũng không thể hiểu được. Tôi buồn và đau đớn lắm, chỉ biết ngước mắt nhìn và chịu đựng những nỗi đau thấu xương ấy. Tôi không chỉ đau bởi nỗi đau thể xác, khi bị các bạn bứt lá mà nỗi đau tinh thần cũng làm tôi cảm thấy khắc khoải, khôn nguôi, bởi tôi luôn tin tưởng các bạn học sinh, tin tưởng rằng các bạn sẽ không làm gì gây hại cho chúng tôi, tin đây là môi trường tốt nhất chúng tôi có thể sinh trưởng mà không chịu bất kì sự đe dọa nào. Giờ đây tôi chỉ biết ôm lấy nỗi thất vọng cho riêng mình và khóc trong đau đớn, nhưng nỗi đau ấy các bạn đâu có biết được.

Chúng tôi ra sức quang hợp, phát triển chỉ mong có một ngày sẽ trưởng thành, rợp bóng mát cho các bạn học sinh có thể thỏa sức chơi đùa, có thể điểm tô cho ngôi trường, mang những niềm hi vọng lớn như vậy nên giờ đây khi mạng sống của chúng tôi bị đe dọa thì nỗi thất vọng càng lớn, tôi sợ mình sẽ không thể chống đỡ nổi nữa, thân thể của tôi ngày càng yếu ớt. Nếu các bạn học sinh không dừng lại hành động phá hoại này thì việc tàn úa và mất đi chỉ là chuyện một sớm, một chiều. Thật may mắn cho chúng tôi, vì các bác bảo vệ đã phát hiện kịp thời, các bạn học sinh không thể làm chúng tôi đau đớn được nữa. Các bạn nhỏ đã bị thầy giám thị phạt viết kiểm điểm, từ đó mà chúng tôi không bị đau đớn bởi những hành động tự nhiên, vô tư ấy nữa.

Tôi biết các bạn học sinh không hề có ý xấu, cũng không hề muốn làm hại chúng tôi mà chỉ do sự hiếu động của lứa tuổi nên mới có những hành động vô tư như thế. Tôi tin chắc rằng chỉ cần lớn hơn một chút, lắng nghe những lời dạy của thầy cô thì các bạn sẽ nhận thức được hành động của mình là chưa đúng. Tôi không còn giận và trách các bạn học sinh nữa, bởi chính sự vô tư, hồn nhiên của các bạn, tôi chỉ hi vọng các bạn có ý thức hơn trong việc bảo vệ chúng tôi, những loài thực vật trồng trong trường cũng như ở bất cứ đâu, để chúng ta có thể trở thành những người bạn thân thiết.

7 tháng 1 2018

ngắn hơn được ko

Ý 1 :

Gợi ý:

Gạt qua nỗi hận thù luôn in đậm trong tim, tôi, đại diện cho khu rừng này, viết thư cho ngài, để mong ngài cùng chúng tôi, tuyên truyền bảo vệ, phát triển rừng, để bảo vệ cuộc sống con người! Là một nhạc sĩ vô cùng nổi tiếng, tôi mong ngài hãy viết một khúc ca để ca ngợi công lao to lớn của chúng tôi, để đưa nhân loại ra khỏi vũng bùn tội lỗi và làm lại từ đầu. Chúng tôi hoàn toàn có thể quên đi quá khứ để giúp đỡ các bạn một lần nữa. Các bạn phải biết rằng; rừng rất tquan trọng; nó cho bạn oxi để thở, điều hoà không khí, nước ; cung cấp gỗ, thực phẩm. Hơn thế, chúng tôi còn là nơi cư trú cho rất nhiều sinh vật, động vật quan trọng. Không có chúng tôi, ai sẽ bảo vệ các bạn trước những thiên tai như lũ lụt, bão, cháy rừng, động đất? Không có chúng tôi, đất đai sẽ bị xói mòn đến đâu? Không có chúng tôi, ai sẽ là nguồn gien vô tận của nhân loại?

Ý 2 :

Tham khảo :

Trong khi đang đi trên con đường lồi lõm, gồ ghề, thiếu bóng cây che. Tôi chợt nghe thấy tiếng gọi của con đường này kêu lên.

Tôi chợt nhìn xuống và hỏi:

- Có chuyện gì vậy???

Con đường gồ ghề đó trả lời :

- Tôi khổ lắm bạn ạ, suốt bao năm qua con người đã đi lên thân mình tôi vậy mà khi tôi bị gồ ghề, lồi lõm, không có chút bóng râm nào của cây, người tôi nóng ran lên như bị thiêu đốt, lại bị người ta xa lánh, không chỉ vậy, họ nhìn vậy mà không cải tạo lại cho tôi mà còn xem như tôi không còn tồn tại nữa chứ ! Theo bạn thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi bị như vậy?

Tôi thấy thế liền bảo:

- Tôi cũng sẽ căm ghét họ như bạn thôi. Con người giờ đây không biết nghĩ cho những sự vật xung quanh mình đã bị đối xử như thế nào mà cứ làm đẹp cho bản thân cứ cho rằng mình luôn đúng và có trách nhiệm như một công dân có ích trong xã hội ! Tôi cũng muốn đặt một dấu chấm hỏi thật to: " Vậy trên trái đất này không thể tồn tại một người lương thiện nữa hay sao??? "

Con đường ấy khóc:

- Huhu... Vậy không có tôi con người làm sao đi lại thuận tiện được? Vậy mà họ còn không có chút tình cảm gì đối với tôi là sao???

Sau cuộc trò chuyện ấy, tôi đã tuyên truyền các chú công nhân để cải tạo lại con đường này nói riêng và những con đường bị trục trặc giống như thế này nói chung. Hãy chung tay làm đất nước thêm tươi đẹp !

2 tháng 8 2019

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.

Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.

Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.

Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.

Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.

Kết quả hình ảnh cho pha rung

HIỆN TƯỢNG PHÁ RỪNG HIỆN NAY

Hiện nay nhiều cánh rừng còn bị phá đi để thực hiện mục đích canh tác, làm nương, làm rẫy… tất cả những hành động đó đều xuất phát từ việc, con người chưa ý thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, những cái nhìn khách quan, thiếu suy nghĩ có thể làm cho con người đưa ra những quyết định chưa đúng đắn, và nó để lại hậu quả vô cùng to lớn, phá rừng là một nhân tố làm cho trái đất ngày càng nóng lên, hiệu ứng nhà kính cũng tăng. Tất cả những điều đó làm suy thoái đi cuộc sống cũng như chất lượng sống của tất cả mọi người.

Mỗi chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm đối với tài nguyên của đất nước, cần gìn giữ và bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta, chỉ có những điều đó mới giúp cho chúng ta sống tốt và chất lượng cuộc sống của mình cũng ngày càng được nâng cao, và tốt hơn.

Nhà nước cũng cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ đối với tài nguyên của dân tộc, phải có nhiều chính sách để bảo vệ nguồn sống của mỗi quốc gia, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà nhà nước cần phải làm để bảo vệ cuộc sống của dân chúng.

Nhưng bên cạnh đó mỗi chúng ta cũng cần phải có những ý thức, và trách nhiệm gìn giữ lá phổi xanh của dân tộc, muốn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, bảo vệ căn cước của dân tộc thì điều tất yếu đó là biết bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu của dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc sống có rất nhiều người luôn luôn ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, họ luôn ra sức tuyên truyền và bảo vệ đến cùng nguồn tài nguyên đó, nhưng bên cạnh đó lại có những người không ý thức được vai trò và tầm ý nghĩa to lớn mà lá phổi xanh đem lại. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa trong việc gìn giữ và phát triển hơn nữa lá phổi xanh của đất nước.

Trước nguy cơ rừng bị tàn phá nghiêm trọng mỗi chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cánh rừng nguyên sinh, bởi nó là một yếu tố quan trọng để duy trì của cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, không khí sẽ bớt đi ô nhiễm bụi bẩn, con người được sống một cuộc sống trong lành và thân thiện nhất.

14 tháng 11 2018

Tham Khảo

Chiều hôm trước , thằng Chiến thất thiểu cắp cặp đi về .Trông dáng nó đến là tội nghiệp . Ánh nắng chiều tà đùa nghịch qua từng kẽ lá xum xuê , kéo cái bóng liêu xiêu của nó xuống. Cả xóm ko ai biết nó đang buồn cái gì .Chả là sáng nay nó đến sớm nhất để trực nhật. thường ngày ai cũng biết cu cậu rất lâu châu nên sợ cậu sẽ làm hỏng tài sản của lớp . Và, điều ai cũng lo sợ ấy đă xảy ra .Thằng Chiến mới nhận được tiền tiêu vặt tháng naỳ nên yêu đời cũng phải thôi. Sáng , thấy nó như thế ai chẳng thấy vui.cậu quyết định sẽ trực nhật lơps thật sạch để được cô giáo khen . cu cậu cầm cái chổi quơ đi quơ lại , mãi mà không quét đc mạng nhện, bực quá ,cậu hất chổi lên. Ai dè trúng cái lọ hoa mới mua của lớp. kể ra cũng tội nghiệp ,mặt lúc thì hồng , lúc thì đỏ ,giờ lai chuyển thành xanh.Đêm , Chiến trằn trọc mãi không ngủ được . Trong cặp đầy mảnh vỡ của lọ hoa. Sáng hôm sau, cậu đợi đến tiết của cô giáo chủ nhiệm rồi lấy hết cam đảm, tiến lên phía trc,vài cặp mawtsnhinf theo cậu.Chiến nói thật to , hật dõng dạc :"em xin lỗi cô vì làm vỡ bình hoa của lớp ạ!"-cậu cầm chiếc túi bóng đựng đầy mảnh vỡ . Cô giáo mỉm cười , xoa đầu Chiến , không quên lời khen :"em thật dũng cảm ". Nụ cười của cô hiện rõ niềm vui vô bờ bến.Có lẽ là vì Chiến đã học được cách nhận lỗi.

1 tháng 1 2019

Trước cửa nhà em có một cây bàng. Mẹ em nói từ khi em sinh ra thì cây bàng này đã có từ lâu lắm rồi. Bởi vậy, cây bàng đã gắn bó với tuổi thơ của em, với những kỉ niệm vui buồn thuở bé.Cây bàng này lớn lắm, tán lá của nó xòe rộng ra như một chiếc ô khổng lồ. Mỗi lần đi học về, chỉ cần nhìn từ xa, thấy mái nhà đỏ có tán lá xanh xanh cao lớn là em đã biết ngay đó là ngôi nhà thân thương của mình. Mỗi mùa hè đến, dưới tán lá xanh mướt ấy là một không gian rộng lớn râm mát. Em rất thích được ngồi dưới tán cây, lắng nghe tiếng chim hót hòa cùng tiếng ve kêu râm ran, hưởng thụ bóng mát từ những chiếc lá trên chiếc ghế mây của mình.Mùa hè qua đi, thu đến, qua những tháng ngày mùa thu với cơn gió heo may, lá bàng dần chuyển sang màu đỏ trong cái giá lạnh của mùa đông. Căn nhà nhỏ của em rực một màu đỏ bắt mắt giữa phố phường rộng lớn. Từng chiếc lá đỏ nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất mỗi khi nàng gió lướt qua. Và rồi, khi xuân đến, những cành cây khẳng khiu được tiếp thêm nhựa sống mà chầm chậm nhú ra những mầm non, chồi lá nhỏ xinh.Thân cây xù xì nhờ có sức sống mãnh liệt tươi trẻ được những chiếc rễ cần mẫn mỗi ngày tìm kiếm mà luôn vững chắc, dẫu nắng, dẫu mưa gió bão bùng ra sao, cây vẫn lặng yên đứng đó, kiên trì và bền bỉ. Những vết hằn của thời gian hiện rõ trên thân cây, như một lời minh chứng cho sự tồn tại lâu năm của nó.Những ngày còn bé, em còn hay dùng gậy chọc lên tán lá, để cùng đám trẻ hàng xóm xung quanh hứng lấy những trái bàng vàng tươi, tranh nhau cắn thử một miếng rồi lại le lưỡi vì chát. Những đồng tiền trái bàng được dùng trong trò chơi đồ hàng, tiếng cười nói vui vẻ vang đi thật xa, thật xa.Phía dưới gốc cây, em đã trồng những cây cỏ cảnh rất đẹp, cả những bông hoa đủ màu sắc, chúng tô điểm cho nhau, tạo nên một bức tranh tự nhiên tươi đẹp thích mắt. Mỗi ngày, em đều chăm chỉ tưới nước cho cây. Em mong cây vẫn sẽ luôn tươi xanh và ngày càng cao lớn hơn nữa.Em rất yêu cây bàng này. Dẫu có đi xa, nó vẫn luôn hiện hữu trong trái tim em, như là một biểu tượng, một dấu hiệu để nhận ra mái ấm thân yêu.

10 tháng 1 2017

Tôi là con sông bé nhỏ ở đất nước Việt Nam xa xôi, sông Mười, thôn Ninh Vũ, xã Liên Khê, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Đoạn sông tôi bắt nguồn từ phía bắc huyện Khoái Châu, chảy từ huyện Văn Giang, qua các xã Bình Minh, Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Kết... rồi thoát nước ra sông Giàn. Trải qua bao tháng năm lịch sử, tôi gắn bó với cuộc sống của người dân quê tôi trong mọi sinh hoạt đời thường. Nhiều áng thơ ca của dân tộc Việt Nam đã viết về tôi và những con sông khác đẹp và thân thiện biết bao:

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”

(Tế Hanh)

Người nước tôi yêu quý và gắn bó với những con sông trong mát ngọt lành, bởi nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Ngàn đời nay, dòng nước nuôi lớn những tâm hồn, xóm làng và xây dựng nên nhiều nền văn minh của thế giới như nền văn minh Lưỡng Hà, Ấn Độ; văn minh sông Nile, Ai Cập… Nước mang đến nụ cười rạng rỡ trên gương mặt bác nông phu khi nhìn cánh đồng khô hạn đang hồi sinh. Nước góp phần làm nên biết bao sản phẩm kì diệu phục vụ cho đời sống. Chúng tôi, những dòng nước đang chảy miệt mài khắp Trái Đất đều ý thức rất rõ về nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của mình. Chúng tôi ngày đêm cần mẫn chở phù sa bồi đắp ruộng đồng, mang nước tưới tiêu cho hoa trái trĩu cành, chúng tôi làm dịu mát những cơn khát trưa hè, làm trôi đi hết những lo âu phiền muộn…

Nhưng…

Nhiều dòng sông trên khắp thế giới đang kêu cứu, trong đó có tôi! Mấy năm gần đây, tôi luôn trong tình trạng ô nhiễm nguồn nước và không khí. Hàng ngày, tôi oằn mình đau đớn và ngạt thở dưới bao nhiêu là rác thải! Nếu như ngày trước, cả người lớn và trẻ nhỏ còn thường ra tắm sông, thì giờ đây, nước sông bị ô nhiễm, cá chết nổi lềnh bềnh, còn ai dám xuống tắm nữa! Người dân sống quanh đây phải chịu đựng mùi rác thải, mùi xác động vật chết bốc lên. Đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, không khí càng khó chịu khiến họ ăn không ngon, ngủ không yên! Còn ngày mưa, tôi không sao ngăn nổi nước bẩn từ sông chảy cả vào nhà dân!

Nếu cứ cái đà này, tôi còn có thể tồn tại được bao lâu, hay sẽ trở thành dòng sông chết? Tôi đang thoi thóp những hơi thở nặng nhọc cuối cùng. Làm sao tôi còn có thể tắm mát ruộng đồng, bồi đắp phù sa? Tôi còn vô cùng đau xót khi biết những người anh em của tôi ở nhiều nơi khác cũng đang gồng mình lên chịu đựng những chất thải công nghiệp xả trực tiếp xuống dòng nước.

Chúng tôi – những con sông dòng suối mang trong mình nguồn tài nguyên nước vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Sự phát triển kinh tế nóng trong hàng trăm năm qua của con người đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng tới nguồn nước - nguồn sống của con người. Điều đáng buồn là không phải ai cũng nhận ra ô nhiễm nguồn nước là thảm họa!

Hiện giờ, ở một vài nơi nào đó trên thế giới vẫn còn tới 2,3 triệu người đang rất khó khăn vì thiếu thốn nước sạch. Thực trạng đó là sự cảnh tỉnh đối với con người trong việc bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên nước bởi nước không vô tận. Bảo vệ nguồn nước cũng chính là bảo vệ cuộc sống của con người.

Sông tôi đang cạn kiệt, dòng chảy vẫn đen ngòm! Chúng tôi đang có nguy cơ trở thành những dòng sông chết! Tôi ước mọi dòng sông lại được êm trôi và hát khúc thanh bình, như ngày xưa…

Liệu tôi có thể tin rằng, ngày mai sẽ không còn con sông nào phải chịu nỗi đau này nữa không?

mình có một số gợi ý sau:
- trước kia, khi còn trong sạch, hàng ngày được chơi đùa cùng các bạn học sinh, tắm mát các bạn. giờ đây mình chỉ còn sự cô đơn.

- rồi không còn sinh vật tồn tại trong thân thể ô nhiễm của mình nữa, mình bốc lên những mùi hôi khó chịu.

- những ngày mưa lũ, mình dâng lên những con đường gây tắc nghẽn giao thông, mình không muốn thế nhưng do cống thoát nước bị nghẽn.

- hàng ngày, những người vô ý thức cứ lùa vào thân thể mình toàn những rác rưởi, có ngày mình sẽ biến mất và thay vào đó là một đống rác khổng lồ. thêm vào đó các sing vật truyền bệnh dịch sẽ xuất hiện càng nhiều, chuột, ruồi, muỗi, gián sẽ sinh sôi nảy nở trong sự hấp hối của mình.

10 tháng 1 2017

Tham khảo nha bạn!

Tôi may mắn là một trong những người con của sông mẹ Thái Bình. Với tên gọi thân thuộc sông Gùa, tôi được người dân ở đây yêu thương hết mực, vì tôi là một người bạn gần gũi thân thiết đem lại những lợi ích vô cùng thiết thực cho người dân Thanh Hà từ bao đời nay. Nhưng hiện nay, tôi đang phải đối mặt với một thực trạng đầy bi ai, phải chịu nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần.

Nhớ ngày nào, ở đây ai cũng yêu quý tôi. Tôi là nơi để mọi người thư giãn, thưởng thức vẻ đẹp trong mát, hiền hòa. Tôi thấy rất tự hào về bản thân bởi từ khi lọt lòng, tôi đã sở hữu một nước da đẹp, xanh trong đầy quyến rũ. Lúc này bên tôi có rất nhiều bạn bè đến tụ họp, nhộn nhịp vô cùng. Sáng sớm, các cô, các bà đã cùng nhau giặt quần áo nói chuyện rôm rả cả một khoảng sông. Rồi cả những chiếc thuyền nhỏ qua sông đưa các bạn học sinh đi học. Thỉnh thoảng có làn gió lướt qua là những nàng tre duyên dáng rủ mái tóc óng mượt xuống say đắm nhìn tôi. Đến trưa cũng nhộn nhịp không kém, đã đến giờ những chiếc thuyền đưa các bạn học sinh đi học về. Họ hỏi nhau bài vở, về lớp, về trường rôm rả. Các bác nông dân dắt những chú trâu béo tròn ra rửa chân tay. Chiều về còn đông vui hơn. Sau khi cho trâu ăn trên đê, các cậu bé mục đồng buộc trâu rồi thi nhau nhảy xuống tắm. Chúng khen tôi mát, tôi vui lắm. Nghĩ lại thấy hạnh phúc biết bao! Nhưng giờ đây mở mắt nhìn lại xung quanh thì đó chỉ còn là quá khứ đã lùi vào dĩ vãng.

Giờ đây, đời sống nâng cao, kinh tế ngày càng phát triển hơn. Vì vậy, chính tôi cũng có sự "thay đổi" lớn. Đầu tiên là tôi phải hứng chịu nước thải tuôn ra "như thác" từ những kênh rạch nhỏ. Chúng mang màu đen ngòm, bẩn thỉu vậy mà lại muốn được ở, lưu lại chỗ tôi. Chúng muốn tôi cũng như chúng sao? Không chỉ là nước thải thôi đâu, hằng ngày có rất nhiều rác thải sinh hoạt và công nghiệp đóng thành bao vứt thẳng vào tôi không chút do dự, thương tiếc. Ngày qua ngày, nước cũng không thể ra gặp biển mà cứ ứ đọng, tắc nghẽn lại, khó lòng trôi chảy. Đúng như đã dự đoán, giờ đây, làn da xanh trong của tôi đã ngả màu xám đục ngàu và người tôi thì nồng nặc mùi hôi thối. Đêm đêm, tôi cứ lặng lẽ nằm suy nghĩ: Có những lúc tôi muốn cất giọng thật lớn gọi mẹ tôi... Những tháng ngày hạnh phúc đâu rồi? Toàn những thứ bẩn thỉu nhất dồn hết, đẩy hết lên người tôi. Chính vì vậy mà người tôi cứ ngứa liên tục, lên hột đỏ tấy khắp người. Cũng vì giờ đây tôi đã khác nhiều không còn vẻ đẹp xanh trong xưa mà mọi người đã bỏ quên tôi, xa lánh tôi. Sông thưa vắng dần, không ai dám bước chân tới gần tôi, họ tỏ ra e ngại kỳ thị tôi. Rồi cả những đứa trẻ chăn trâu thân thiết với tôi như những người bạn giờ cũng đâu rồi. Nếu có vô tình đi qua thì cứ nhăn mặt, che miệng, chạy qua thật nhanh. Và cũng không còn con thuyền độc mộc đánh cá ven sông. Cá, tôm ở bên tôi cũng đã chết cả rồi. Tất cả là do nguồn nước bẩn thỉu, thuốc trừ sâu dư thừa... Giờ tôi buồn lắm, cô đơn lắm, tôi thấy mình vô tích sự quá, chẳng làm được gì có ích cho con người. Tôi chỉ thấy bớt đau khổ khi đón nhận những cơn mưa rào như vừa được tắm rửa sạch sẽ, trôi dội đi hết những thứ bẩn thỉu bám trên mình. Nhưng khi ánh nắng vàng phủ đầy trên người thì những mùi hôi thối lại được thể làm tôi bốc mùi, khó chịu vô cùng.

Trong tôi luôn nhen nhóm niềm hy vọng một ngày nào đó không xa, những đội thanh niên tình nguyện sẽ chú ý đến tôi, giúp tôi được trở về làm tôi của ngày xưa. Mong sao ngày đó đến thật nhanh. Một con sông như tôi đem lại bao lợi ích: bầu không khí trong lành, nguồn thủy sản cá tôm, nguồn nước sạch... Vậy mà chỉ vì lợi ích trước mắt của con người đã khiến tôi ra nông nỗi này, đồng thời chính con người cũng mất đi cảnh quan đẹp, nguồn lợi phong phú. Chẳng phải con người cần xem xét lại thái độ sống của chính mình hay sao?

Mong các bạn hãy nhìn lại bản thân để làm giúp tôi cùng nhiều bạn sông khác được trở lại là chính mình.

Mình là 1 cái hồ ô nhiễm. Nhưng đó là trước đây....
Bây giờ, xung quanh mình có biết bao bạn nhỏ, có những hàng xích đu, những con thú nhún sặc sỡ sắc màu.
Cơ thể mình, là 1 cái hồ ô nhiễm đã được người ta cải tạo. Mình cảm thấy vui vì giờ đây mình là nơi trú chân cho những đàn chim nhỏ-trên những cây cao mọc trên thân mình. Trong lòng mình không còn thấy rác nữa mà thay vào đó là 1 nguồn nước trong sạch. Chung quanh hồ, người ta còn gắn những hàng điện chạy dài để mỗi tối họ mở lên thì trông mình...rất đẹp! Ở bên trên mặt nước người ta còn đặt những chú vịt khổng lồ và đó là đồ giải trí cho con người đấy. Mỗi lần ngồi lên chú vịt ấy, người ta lại đưa tay xuống mà vớt lên từ cơ thể mình 1 dòng nước mát lạnh, thậm chí có người còn té nước và xoa xoa vào mặt của nhau nữa cơ! Điều đó làm mình thích thú và hạnh phúc lắm, khi mà cách đây không lâu...
Vì bản thân mình quá nhỏ hep (do yếu tố cấu thành từ xưa đến giờ) và vì 1 số con người cộng với hành vi thiếu ý thức của mình đã khiến cho mặt hồ này, bờ hồ này phải chịu nhiều đau đớn.... Nguồn nước không được xử lý đã từ các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh tuôn tràn vào lòng mình 1 cách không thương tiếc, đó thực sự là 1 cơn ác mộng mà mình phải oằn mình chịu đựng trong suốt 1 thời gian. Cá tôm của mình là tim, là gan, là các cơ quan nội tạng buộc phải đau đớn nhiễm bệnh mà chết hết. Làn da của mình, là mặt nước lẽ ra phải thông thoáng và trong xanh nhưng giờ đây thay vào đó là 1 màu đen ngòm, 1 mùi hôi hám khó chịu và lềnh bềnh rác rưởi. Họ quăng, họ vứt vào lòng mình đủ mọi thứ: Từ những túi nylong, từ những tấm giấy, cái giày hay đôi dép hỏng hay bất cứ 1 cái gì khác mà họ- hoặc là cô tình và chỉ có thể là...cố ý đã vớ được và đã "mạnh tay" với mình. Họ thật là thiếu ý thức quá, phải chăng họ đâu biêt rằng: cái hồ này và tất cả những cái tốt đẹp ở trong hồ này lẽ ra phải là của họ, là nhu cầu, là sự sống, là sức khỏe của họ? Vậy mà sao họ vô ý thức quá? không chăm sóc, không chau chuốt thì ít ra họ cũng phải để cho mình được tự do với thiên nhiên, với cuộc sống và để cho mình tự tạo ra những lợi ích.
Và đem những lợi ích đó phục vụ họ chứ?

28 tháng 3 2022

thông cảm , mình chịu . đừng kick là dc :)))))

28 tháng 3 2022

BANCOTHEVIETDAUDCCHU

3 tháng 3 2020

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

1 tháng 10 2017

Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. 

1 tháng 10 2017

Bấy giờ ở nước ta đang bình yên thì giặc Minh ở phương Bắc kéo quân sang đô hộ làm nước ta lâm vào cảnh chiến tranh, cuộc sống của nhân dân ta cũng bị giặc xâm chiếm hoành hành. Không một người dân nào có thể sống yên với lũ giặc, chúng luôn muốn giết người và cướp bóc tài sản cũng như lương thực của nhân dân ta. Thời ấy, ở vùng Lam Sơn, có một nghĩa quân đang nổi dậy, nhưng lực lượng còn rất yếu nên quân ta cũng khó lòng đánh thắng. Tuy nhiên, do không thể chịu được cảnh lầm than của nhân dân ta mà nghĩa quân dù thế còn yếu, lực chưa đủ nhưng cũng không hề nản lòng mà vẫn quyết tâm đánh giặc.

Cũng trong thời gian ấy, có một người dân làng chài tên là Lê Thận ở vùng Thanh Hóa đang đêm đi đánh dậm, kéo vó và thả lưới. Khi mới quăng lưới xuống, anh ta thấy kéo được một một casci gì đang động đậy ở dưới mặt nước, tưởng đó là một con cá to. Anh ta chắc mẩm cơ may đang đến với mình nhưng khi khéo lên, anh ta lại thấy một thanh sắt mắc vào lưới. Vì không thể làm gì với thanh sắt đó, Lê Thận bèn vứt xuống sông rồi lại đi nơi khác thả lưới. Ở lần thả này, ah lại thấy lưới nặng trĩu, trong lòng nghĩ: “ Mình đã đi xa như thế rồi nên chắc không phải là thanh sắt kia đâu”. Nhưng khi kéo lên thì vẫn là thanh sắt đó. Lê Thận lại ném xuống sông. Đến lần thứ 3, anh vẫn kéo phải thanh sắt đó, trong lòng anh nghĩ có điều kỳ lạ gì đó ở trong thanh sắt này bèn vớt lên rồi quan sát thật kĩ. Đến lúc này anh mừng rỡ vì phát hiện đó không phải là một thanh sắt bỏ đi mà lại là một thanh kiếm. Sau đó, nghĩa quân đi chiêu mộ người tài cùng nhau hợp sức cứu nước, lúc này Lê Thận bèn gia nhập nghĩa quân.

Trong những trận chiến đối đầu với quân địch, Lê Thận không hề tỏ ra sợ hãi mà ngược lại còn chiến đấu rất dũng cảm, không sợ hiểm nguy. Trong nghĩa quân, Lê Lợi được suy tôn thành chủ tướng, trong những đêm bàn mưu kế để đánh giặc, Lê Lợi và các tướng sĩ thường đến nhà Lê Thận để bàn bạc. Trong khi mọi nơi ở căn nhà đều tối om chỉ có ánh đèn nơi bàn việc thì trong một góc nhỏ, đột nhiên thanh gươm lại sáng rực lên, thấy lạ, Lê Lợi bèn đến gần và cầm gươm lên xem. Ông thấy trên gươm có hai chữ “thuận thiên” nhưng rồi sau đó do không thấy gì lạ nên Lê Lợi bèn đặt gươm về vị trí cũ. Nhưng việc đánh giặc của nghĩa quân không hề đơn giản và thuận việc, những trận chiến, những cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại. Quân sĩ ngày càng tỏ ra chán nản.

Trong một trận chiến, nghĩa quân của ta bị thất trận, Lê Lợi và các tướng sĩ, quân lính đều phải rút chạy vào trong rừng. Trong khi đi sâu vào trong rừng, đột nhiên Lê Lợi thấy chói mắt bởi một thứ ánh sáng kỳ lạ trên một ngọn cây. Khi trèo lên thì ông mới phát hiện đó chính là chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Theo suy tính của Lê Lợi, ông đã nghĩ ngay đến chiếc gươm của nhà Lê Thận, Lê Lợi nhanh chóng về nhà Lê Thận.

Quả đúng như suy tính, khi đem thanh gươm ướm vào chuôi thì vừa như in. Lúc này, Lê Thận bèn lấy gươm rồi dâng đưa cho Lê Lợi. Cũng từ đó, sau khi biết đó là gươm thần, nghĩa quân ta ngày càng một tràn đầy nhuệ khí. Quân ta ra trận nào, thắng trận đấy, bách chiến bách thắng không để một tên giặc nào có thể thoát được. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày càng được vang xa, binh lực của quân ta cũng được tăng lên gấp bội. Ta đánh đâu thắng đấy, chiếm phá được nhiều kho lương thực để phân phát cho người dân và cũng là để nuôi quân cứu nước. Cứ như thế mà quân ta đã nhanh chóng quét sạch quân thù để đất nước trở nên thái bình và những người dân sẽ được hưởng cuộc sống no ấm, hạnh phúc/

Sau khi chiến thắng quân giặc, Lê Lợi lên làm vua. Trong một lần ngự thuyền đi quanh hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai rùa vàng nên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền đang đi ra hồ, Rùa vàng nhô lên và nhà vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên lay động, lúc đó, Rùa vàng bèn nói:

“Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”

Nhà vua bèn hiểu ý bèn trao lại gươm cho Rùa vàng. Rùa ngậm gươm rồi lặn xuống nước, ánh sáng mà chiếc gươm thần vẫn còn le lói dưới dòng nước trong xanh. Từ đó trở đi, hồ Tả Vọng đã mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm.