Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 8: (Nhận biết)
Loại khoáng sản chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. sét, cao lanh.
B. bôxit, dầu khí.
C. đá vôi, than bùn.
D. oxit titan, cát trắng
- Các loại đất chính của ĐBSCL là: Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và các loại đất khác.
- Ý nghĩa và các biện pháp cải tạo đất phèn và đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long:
+ Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích rất lớn (hơn 2,5 triệu ha, gấp hơn 2 lần diện tích đấy phù sa ngọt). Nếu được cải tạo thì diện tích đất nông nghiệp sẽ được tăng thêm.
+ Biện pháp cải tạo:
. Thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch thoát nước vào mùa mưa lũ, giữ nước ngọt vào mưa cạn.
. Lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp đất phèn, mặn, vừa có hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi trường.
- ĐBSCL có tài nguyên sinh vật và khoáng sản đa dạng:
+ Thảm thực vật gồm: rừng ngập mặn, rừng tràm, động vật có: Cá, chim, ong mật; biển có nhiều ngư trường; thềm lục địa Biển Đông có dầu khí.
+ Than bùn là khoáng sản chủ yếu; ngoài ra còn có đá vôi.
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:
- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.
- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.
- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.
Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.
Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích rừng nào chiếm diện tích lớn nhất Rừng ngập mặn
Loại rừng chiếm diện tích chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long là rừng ngập mặn. Đây là loại rừng mọc trong môi trường nước ngọt và mặn, ở vùng đầm lầy ven biển và các cửa sông. Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở khu vực ven biển các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang,...
Rừng ngập mặn có mật độ cây rất cao, chủ yếu là loài bồ kết và keo đỏ. Các loài động vật sống trong rừng ngập mặn cũng phong phú, đa dạng, bao gồm cả các loài động vật thủy sinh như cá, tôm, cua, ếch....
Tuy nhiên, hiện nay, các khu rừng ngập mặn đang bị đe dọa và suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân: lũ lụt, thủy triều cao, khai thác rừng trái phép, và sự gia tăng về số lượng các khu công nghiệp, khu đô thị ở ven biển. Việc suy thoái rừng ngập mặn có thể ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phương, cũng như góp phần đẩy nhanh tình trạng biến đổi khí hậu.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước là nhờ:
- Vị trí địa lý thuận lợi; diện tích rộng, địa hình bằng phẳng, diện tích ,đất phù sa ngọt là: 1,2 triệu ha.
- Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm, mưa nhiều, nguồn nước phong phú.
- Người dân cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trồng lúa và sản xuất hàng hoá.
- Có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước: 3834,8 nghìn ha (cả nước 7504,3 nghìn ha), chiếm 51,10%. Có sản lượng lúa lớn nhất cả nước 17,7 triệu tấn/ 34,4 triệu tấn (chiếm 51,45%).
* Những yếu tố thiên nhiên để đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành nông nghiệp là:
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.
- Đa dạng sinh học.
- Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích tương đối rộng.
- Nguồn nước sông Mê Kông dồi dào.
* Vấn đề hiện nay ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện là:
- Quy hoạch cư trú nông thôn để chủ động sống chung với lũ.
- Khai thác lợi thế của lũ sông Mê Kông, tìm các biện pháp thoát lũ về biển Tây.
- Cải tạo đất phèn, đất mặn.
là đá vôi,than bùn nha bạn :3
đá vôi, than bùn nhé